1. LIST CGS.CHS.TQC & DH HOIAN CANADA
Thầy Đỗ Kiệm
Thay Do Kiem, Giao Su Vẽ, tu khi truong moi thanh lap.
Nam nay thay da 86 tuoi roi, nhung trong con rat trang kien (xin xem hinh dinh kem). Thay rat vui khi ke lai tin tuc nhung ban cu va cac sinh hoat cua anh em cuu hoc sinh Tran Quy Cap Nam Cali va cung nho qua cac hoat dong nay ma toi da co co may gap lai thay sau hon nua the ky (1962-2013). Nghe noi den dai hoi CHS TQC 2014, thay rat vui mung va co gang de tham du. Khi ra ve toi cung da khong quen de lai nhung chi tiet can thiet trong truong hop khan cap thi con cai cua thay co the goi toi den ngay de giup do thay duoc viec gi hay viec do. Vai giong tin cac ban ro. Vu Duc Phung.
Nam nay thay da 86 tuoi roi, nhung trong con rat trang kien (xin xem hinh dinh kem). Thay rat vui khi ke lai tin tuc nhung ban cu va cac sinh hoat cua anh em cuu hoc sinh Tran Quy Cap Nam Cali va cung nho qua cac hoat dong nay ma toi da co co may gap lai thay sau hon nua the ky (1962-2013). Nghe noi den dai hoi CHS TQC 2014, thay rat vui mung va co gang de tham du. Khi ra ve toi cung da khong quen de lai nhung chi tiet can thiet trong truong hop khan cap thi con cai cua thay co the goi toi den ngay de giup do thay duoc viec gi hay viec do. Vai giong tin cac ban ro. Vu Duc Phung.
A/C vu duc phung
Vũ Đức Phụng :
-CHS.TQC :1956-1962
-Cao Học K.8 (Tài Chánh), Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Việt Nam Cộng Hoà.
-Cựu Trung Úy Hải Quân (CB)/Sỹ Quan Phân Tách/Phòng Phân Tách Hệ Thống & Quản Trị Chương Trình/ BTL Hải Quân/QLVNCH
Email:vudphung@gmail.com
-CHS.TQC :1956-1962
-Cao Học K.8 (Tài Chánh), Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Việt Nam Cộng Hoà.
-Cựu Trung Úy Hải Quân (CB)/Sỹ Quan Phân Tách/Phòng Phân Tách Hệ Thống & Quản Trị Chương Trình/ BTL Hải Quân/QLVNCH
Email:vudphung@gmail.com
Nguyễn V Bán
Nguyễn V Bán:
CHS.TQC Niên Khóa 1957-1964 (Em Anh Nguyễn Xân, con Ông khắc con dấu gỗ trong Chùa Văn Chỉ, đường Phan Chu Trinh, cách nhà Thầy HT Hoàng Trung 150m. Hiện cư ngụ tại Canada.
Trương Thị Diệu :
-CHS.TQC Niên Khóa 1963-1964
-CHS.PCT ĐN- Niên Khóa 1965-1970
-Sư Phạm Quy Nhơn : Khóa 9- 1970-1972
-Day hoc Lộc Xuân, Đại Lộc : 1972-1973
-Day hoc Đa Thiện , Đà Lạt : 1973-1975
-Dạy học Trung Hoc Hội An : 1975-2002
-Định Cư Canada : 17-01-2003
Email: banvnguyen1943@yahoo.com
CHS.TQC Niên Khóa 1957-1964 (Em Anh Nguyễn Xân, con Ông khắc con dấu gỗ trong Chùa Văn Chỉ, đường Phan Chu Trinh, cách nhà Thầy HT Hoàng Trung 150m. Hiện cư ngụ tại Canada.
Trương Thị Diệu :
-CHS.TQC Niên Khóa 1963-1964
-CHS.PCT ĐN- Niên Khóa 1965-1970
-Sư Phạm Quy Nhơn : Khóa 9- 1970-1972
-Day hoc Lộc Xuân, Đại Lộc : 1972-1973
-Day hoc Đa Thiện , Đà Lạt : 1973-1975
-Dạy học Trung Hoc Hội An : 1975-2002
-Định Cư Canada : 17-01-2003
Email: banvnguyen1943@yahoo.com
Nguyễn Ngọc Lang
Vào TQC 1955(đệ thất) đến đệ nhị(1961)
và đi Quốc Học Huế để học đệ nhất sau khi đổ tú tài I
vì TQC chưa có đệ nhất
sau đó hoc Khoa học mấy năm
(vì đi du học bị trục trặc )rối vào Ykhoa Huế,
sau khi ra trường dạy trường Y và hành nghề Y
nhưng không ở Huế mà ở Đanang để hưóng dẩn cho
các bác sỉ sắp ra trường(nội trú ) thực tâp ở bệnh viện Đanang,
Trong thời gian ở Đanang mình và các CHS TQC ở Đanang,
đã lập hội aí hửu CHC TQC trong đó có
ThầyThái Lộc(phó thị trưởng),
Hoàng Qui(trưởng đài phát thanh),
Hồ Minh(Thẩm phán phó Ủy Viên chính phủ toà án quân sự vùng I)
Thái Tú Hạp,Luân Hoán...vv.
Ngoài mục đích tuơng thân còn gây qủy để cho học bổng cho các học sinh TQC,và các sinh hoạt xả hội vvv.cho đến 1975,đi Mỹ rồi Canada,
Trở lại nghề Y ở Canada từ 1977 và hiện vẫn còn hành nghề Y tại Montreal ,Quebec, Canada,
Lập ban bảo trợ ty nạn, gây quỷ để lảnh đồng bào tỵ nạn và tranh đấu cho thuyền nhânvào thập niên 80
Hiện có vợ và 03 con.
Anh Phụng,
Tôi đưa vài hình ảnh để gợi ý. Anh bổ túc thêm chi tiết và làm dài danh sách. Cám ơn bạn hợp tác.
Tranvancan.
Tôi đưa vài hình ảnh để gợi ý. Anh bổ túc thêm chi tiết và làm dài danh sách. Cám ơn bạn hợp tác.
Tranvancan.
Các Bạn cho thêm thông tin từng CHS để đưa vào danh sách CHS.TQC tại CANADA
A/C Đoàn-Đức, A/C Trâm-Anh & Trương-Thọ, Nguyễn-van-Bán,BS Nguyen-Ngoc-Hiền (VN qua), Lê-trọng-Huế(Texas), Lê-van-Nguyên..,.-
+Trương-thị-Diệu (Vợ Anh Bán) cũng là CHS.TQC
************************************
2. SINH HOẠT
**************************************
---- Forwarded Message -----
From: Phung Vu <vudphung@gmail.com>
To: Can Tran <tranvancan@sbcglobal.net>
Cc: "vanngoc@sympatico.ca" <vanngoc@sympatico.ca>; BAN NGUYEN <banvnguyen1943@yahoo.com>
Sent: Wednesday, April 20, 2016 2:40 PM
Subject: Hình ảnh một vài sinh họat của nhóm CHS TQC tái Montreal
Cung ban Can:
Mua Xuan tren danh nghia da den cung gan mot thang roi, tuy nhien troi Montreal cung con lanh lam va con nguoi noi chung ve mat tam ly van con song trong noi am anh cua mot mua Dong dai ma nhiet minus 25 degree Celcius da tro nen chuyen binh thuong.
Để breaking cái mentality sống thụ động và chờ đợi đó, Đức Phụng và Ngoc Lang cùng hai bà xã Ngọc Mỹ và Mai Trinh đã bỏ ra rất nhiều thời giờ đẻ host một party với cái tên gọi đượm chút ấn tượng "Tình Xuân" được tổ chức tại mốt restaurant tại Montreal với sự tham dự của gần 200 khách mời.
Chương trinh gồm dạ tiệc và dạ vũ liên tục từ 7:00PM đến nửa khuya. Buỗi dạ tiệc dạ vũ đã kết thúc thành công, mọi người ra về vui vẻ.
Gở bạn Căn vài snap shot của Phụng, Mỹ, Lang và Trinh trong đêm party. Văn Bán mới vừa xuất viện nên không thể tham dự được. Bán trở bệnh nằm nhà thương một tuần lễ, nay đã khoỉ và đang tịnh dưỡng taị nhà.
Thân
Phung
From: Phung Vu <vudphung@gmail.com>
To: Can Tran <tranvancan@sbcglobal.net>
Cc: "vanngoc@sympatico.ca" <vanngoc@sympatico.ca>; BAN NGUYEN <banvnguyen1943@yahoo.com>
Sent: Wednesday, April 20, 2016 2:40 PM
Subject: Hình ảnh một vài sinh họat của nhóm CHS TQC tái Montreal
Cung ban Can:
Mua Xuan tren danh nghia da den cung gan mot thang roi, tuy nhien troi Montreal cung con lanh lam va con nguoi noi chung ve mat tam ly van con song trong noi am anh cua mot mua Dong dai ma nhiet minus 25 degree Celcius da tro nen chuyen binh thuong.
Để breaking cái mentality sống thụ động và chờ đợi đó, Đức Phụng và Ngoc Lang cùng hai bà xã Ngọc Mỹ và Mai Trinh đã bỏ ra rất nhiều thời giờ đẻ host một party với cái tên gọi đượm chút ấn tượng "Tình Xuân" được tổ chức tại mốt restaurant tại Montreal với sự tham dự của gần 200 khách mời.
Chương trinh gồm dạ tiệc và dạ vũ liên tục từ 7:00PM đến nửa khuya. Buỗi dạ tiệc dạ vũ đã kết thúc thành công, mọi người ra về vui vẻ.
Gở bạn Căn vài snap shot của Phụng, Mỹ, Lang và Trinh trong đêm party. Văn Bán mới vừa xuất viện nên không thể tham dự được. Bán trở bệnh nằm nhà thương một tuần lễ, nay đã khoỉ và đang tịnh dưỡng taị nhà.
Thân
Phung
2. SINH HOAT:
Vai snapshots trong ngay sinh nhat chi Mai Trinh.
Goi them 2 tam nua. Tat ca 4 tam hinh Mai Trinh-Ngoc Lang, Ngoc My va Vu duc Phung.
Goi them 2 tam nua. Tat ca 4 tam hinh Mai Trinh-Ngoc Lang, Ngoc My va Vu duc Phung.
Goi Can snapshots buoi gap go cuoi tuan vo chong Nguyen Ngoc Lang (CHS 55-61) va Mai Trinh.
Hinh so 1: Vu duc Phung (CHS TQC 1956-62) & Ngoc My , Nguyen Ngoc Lang CHS TQC 1955-1962 &Mai Trinh
Hinh so 2: Vu duc Phung va Nguyen Ngoc Lang
Hinh so 1: Vu duc Phung (CHS TQC 1956-62) & Ngoc My , Nguyen Ngoc Lang CHS TQC 1955-1962 &Mai Trinh
Hinh so 2: Vu duc Phung va Nguyen Ngoc Lang
Gặp Gỡ Thầy Đỗ Kiệm
Cùng bạn Căn và các ̣đồng môn:
Hôm nay chiều Chúa Nhật (Sept 7, 2014) Niên Trưỡng Nguyễn Ngọc Lang (CHS TQC 1955-1961) điện thoại cho biết đã liên lạc được với thầy Kiệm và sẽ qua đón thầy về nhà ngay chiều hôm nay. Niên trưỡng còn thông báo CHS Trương thị Diệu và ông xã Nguyễn Văn Bán (CHS TQC 1957-1962) hiện cũng đang chờ sẵn thầy tại nhà.
Nhận lời anh Lang tôi liền thu xếp và sang ngay nhà anh chị Lang/Trinh để gặp thầy. Lần cuối vợ chồng tôi đế́n gặp thầy vào năm 2012 thì nay cũng đã trên 2 năm rồi. Lân này tôi chỉ đến một mình vì nhà tôi phải ở nhà để lo đón tiếp các cháu ngoại về thăm mỗi chièu Chúa Nhật.
Sau nửa giờ lái xe thì tôi đã đến ngay tư gia anh chị Lang/Trinh và thấy hai chị Diệu và Trinh đang bận rộn sửa soạn các món đặc sản Hội An để thết đãi thầy, nào là bánh bột lọc nhưn trần, bánh bột lọc gói lá chuối, chả cá và món cháo đồ biển. Tôi cũng mang theo mấy gói TRÉ mà dân xứ Quảng mình gọi là TRƯỠI một món ít khi thiếu trong những ngày Tết tại quê nhà. Đây cũng là một món đặc biêt do tôi và nhà tôi tự làm lấy. Lúc này thì Lang và Bán đi đón thầy chưa về tới nhà.
Ít phút sau thì Lang và Bán đã đưa thầy về nhà. Lang và Bán mỗi người một bên dìu đưa thầy lên các bậc tam cấp vào nhà.
Thầy lúc này ốm hơn so với 2 năm trước, đi đứng có chậm hơn nhưng giọng nói vẫn còn mạ̣ch lạc và rõ ràng. Anh em chúng tôi 5 người gồm Lang, Trinh, Diệu, Bán và tôi quây quần bên chiếc bàn patio đặt ngoài sân sau, có hồ bơi trong mát, cây cỗ thụ, giàn bầu sây trái và vô số các loại ớt ... không khí cũng làm thầy nhớ lại một thời của quê hương ngày ấy.
Thầy nói chuyện nhiều hơn trước, chỉ có điều la thầy có vẻ không nhớ nhiều những sự việc hiện tại đang xảy ra quanh mình. Traí lạị những chuyện xa xưa thầy đều nhớ rất rõ.
Thầy kể lại rất rõ về những kỹ niệm xưa, thời còn học lớp 3, lụ́c thầy bị ở lai lớp vì số chỗ lớp Nhì có hạn mà con các quan to thời Pháp đã chiếm hết rồi cho nên thầy bị ép buộc "ở laị lớp" nhường chỗ cho con những người khác.
Thầy còn kể năm lên lớp Nhì, thì đúng là bị "ở laị lớp" thật, nên thầy phaỉ mất gần 8 năm mới xong bậc Tiểu học.
Nhân có dip̣ hỏi ý kiến thầy về ba giai đoạn lic̣h sử mà thầy đã trải qua trong cuộc đời: Thời Pháp Thuộc, thời VNCH (kể cả thời kỳ chính quyền Quốc Gia) và sau nầy là Việt Minh và thừa kế là chińh quyền Cộng Sản ngày nay, thì giai đoạn nào thầy thấy đời sống dễ chịu nhất và thầy thích nhất trong cuộc đời mình. Thầy trả lời một cách không do dự : Thời Việt Nam Cộng Hòa của mình. Bạn Nguyễn văn Bán còn thêm vào: Thời sau 1954 đến 1960 sao mà huy hoàng quá, cuộc sống bình yên và hạnh phúc quá. Và riêng cá nhân tôi cũng không thể phủ nhận chân lý đó.
Chuyện xưa chuyện cũ vẫn như thế tiếp tục mãi đến gần 7 giờ tối, trơì se lạnh khiến chị Trinh phải vào nhà mặc thêm chiếc jacket cho ấm người và đến đây chúng tôi quyết định đã đến lúc đưa thầy trỡ về lạị cư xá để thầy nghỉ ngơi.
Sau đây xin gởi đến các bạn vài snap shot buỗi gặp gỡ thầy Đổ Kiệm taị Montreal he 2014.
Thân
Hôm nay chiều Chúa Nhật (Sept 7, 2014) Niên Trưỡng Nguyễn Ngọc Lang (CHS TQC 1955-1961) điện thoại cho biết đã liên lạc được với thầy Kiệm và sẽ qua đón thầy về nhà ngay chiều hôm nay. Niên trưỡng còn thông báo CHS Trương thị Diệu và ông xã Nguyễn Văn Bán (CHS TQC 1957-1962) hiện cũng đang chờ sẵn thầy tại nhà.
Nhận lời anh Lang tôi liền thu xếp và sang ngay nhà anh chị Lang/Trinh để gặp thầy. Lần cuối vợ chồng tôi đế́n gặp thầy vào năm 2012 thì nay cũng đã trên 2 năm rồi. Lân này tôi chỉ đến một mình vì nhà tôi phải ở nhà để lo đón tiếp các cháu ngoại về thăm mỗi chièu Chúa Nhật.
Sau nửa giờ lái xe thì tôi đã đến ngay tư gia anh chị Lang/Trinh và thấy hai chị Diệu và Trinh đang bận rộn sửa soạn các món đặc sản Hội An để thết đãi thầy, nào là bánh bột lọc nhưn trần, bánh bột lọc gói lá chuối, chả cá và món cháo đồ biển. Tôi cũng mang theo mấy gói TRÉ mà dân xứ Quảng mình gọi là TRƯỠI một món ít khi thiếu trong những ngày Tết tại quê nhà. Đây cũng là một món đặc biêt do tôi và nhà tôi tự làm lấy. Lúc này thì Lang và Bán đi đón thầy chưa về tới nhà.
Ít phút sau thì Lang và Bán đã đưa thầy về nhà. Lang và Bán mỗi người một bên dìu đưa thầy lên các bậc tam cấp vào nhà.
Thầy lúc này ốm hơn so với 2 năm trước, đi đứng có chậm hơn nhưng giọng nói vẫn còn mạ̣ch lạc và rõ ràng. Anh em chúng tôi 5 người gồm Lang, Trinh, Diệu, Bán và tôi quây quần bên chiếc bàn patio đặt ngoài sân sau, có hồ bơi trong mát, cây cỗ thụ, giàn bầu sây trái và vô số các loại ớt ... không khí cũng làm thầy nhớ lại một thời của quê hương ngày ấy.
Thầy nói chuyện nhiều hơn trước, chỉ có điều la thầy có vẻ không nhớ nhiều những sự việc hiện tại đang xảy ra quanh mình. Traí lạị những chuyện xa xưa thầy đều nhớ rất rõ.
Thầy kể lại rất rõ về những kỹ niệm xưa, thời còn học lớp 3, lụ́c thầy bị ở lai lớp vì số chỗ lớp Nhì có hạn mà con các quan to thời Pháp đã chiếm hết rồi cho nên thầy bị ép buộc "ở laị lớp" nhường chỗ cho con những người khác.
Thầy còn kể năm lên lớp Nhì, thì đúng là bị "ở laị lớp" thật, nên thầy phaỉ mất gần 8 năm mới xong bậc Tiểu học.
Nhân có dip̣ hỏi ý kiến thầy về ba giai đoạn lic̣h sử mà thầy đã trải qua trong cuộc đời: Thời Pháp Thuộc, thời VNCH (kể cả thời kỳ chính quyền Quốc Gia) và sau nầy là Việt Minh và thừa kế là chińh quyền Cộng Sản ngày nay, thì giai đoạn nào thầy thấy đời sống dễ chịu nhất và thầy thích nhất trong cuộc đời mình. Thầy trả lời một cách không do dự : Thời Việt Nam Cộng Hòa của mình. Bạn Nguyễn văn Bán còn thêm vào: Thời sau 1954 đến 1960 sao mà huy hoàng quá, cuộc sống bình yên và hạnh phúc quá. Và riêng cá nhân tôi cũng không thể phủ nhận chân lý đó.
Chuyện xưa chuyện cũ vẫn như thế tiếp tục mãi đến gần 7 giờ tối, trơì se lạnh khiến chị Trinh phải vào nhà mặc thêm chiếc jacket cho ấm người và đến đây chúng tôi quyết định đã đến lúc đưa thầy trỡ về lạị cư xá để thầy nghỉ ngơi.
Sau đây xin gởi đến các bạn vài snap shot buỗi gặp gỡ thầy Đổ Kiệm taị Montreal he 2014.
Thân
Kỷ Niệm 25 Năm Ngày Cưới
& Tạ Ơn Mai Trinh Bình Phục
Cám ơn Quý thân hửu xa gần đã có lời thăm hỏi và cầu nguyện cho Mai Trinh trong lúc lâm bịnh nay đã hoàn toàn bình phục.
Thân mến
Ngọc Lang & Mai Trinh
& Tạ Ơn Mai Trinh Bình Phục
Cám ơn Quý thân hửu xa gần đã có lời thăm hỏi và cầu nguyện cho Mai Trinh trong lúc lâm bịnh nay đã hoàn toàn bình phục.
Thân mến
Ngọc Lang & Mai Trinh
SLIDE PARTY KỶ NIỆM NGÀY CƯỚI & TẠ ƠN.
NGỌC LANG & MAI TRINH
NGỌC LANG & MAI TRINH
3. TIN TUC & THONG BAO
4. CHIA VUI & PHAN UU
5. TRANG ANH
video clip directed by Tom Brockaw about Canada.
Phung Vu.
Phung Vu.
6. DIỄN ĐÀN
Kính gởi Quí Vị bốn bài thơ tứ tuyệt để đọc cho vui:
1-
Phần tư thế kỷ lấy chi lâu
Trẻ quá tưởng chừng mới bắt đầu
Mừng chúc ngày vui thêm lắm mộng
Ăn đời ỏ kiếp nặng tình sâu.
ĐNN Kính tặng anh chị LT nhân ngày "Kỷ Niệm 25 năm ngày cưới
2- Họa thơ chúc bạn
Hai lăm năm chẵn chẳng bao lâu
Hạnh phúc sao cho đến bạc đầu
Tứ đợi đồng đường bên gia phúc
Đời đời lưu mãi nghĩa tình sâu
NĐT
(tôi không có ID của anh Nguyễn đình Tri)
Anh chị LT có thông báo ngày Kỷ Niệm, nhưng nhằm ngày vợ tôi đi làm, chúng tôi không tham gia được, thật rất tiếc, nên khi thấy bạn ĐNN làm thơ tặng, tôi bắt chước cũng "chế" thơ tặng:
Thế kỷ chia tư có thấm chi
Trẻ dường như thế tợ song nhi
Nhân ngày "Kỷ Niệm Xe Tơ" chúc
Nhị Vị bên nhau trọn kiếp ni
NVB
4/- Anh L họa:
Yêu nhau chẳng ngại khó khăn chi
Còn trẻ nhờ vui tựa thiếu nhi
Bè bạn xa gần thương gởi chúc
Luôn luôn giữ mãi mối tình ni
NNL
1-
Phần tư thế kỷ lấy chi lâu
Trẻ quá tưởng chừng mới bắt đầu
Mừng chúc ngày vui thêm lắm mộng
Ăn đời ỏ kiếp nặng tình sâu.
ĐNN Kính tặng anh chị LT nhân ngày "Kỷ Niệm 25 năm ngày cưới
2- Họa thơ chúc bạn
Hai lăm năm chẵn chẳng bao lâu
Hạnh phúc sao cho đến bạc đầu
Tứ đợi đồng đường bên gia phúc
Đời đời lưu mãi nghĩa tình sâu
NĐT
(tôi không có ID của anh Nguyễn đình Tri)
Anh chị LT có thông báo ngày Kỷ Niệm, nhưng nhằm ngày vợ tôi đi làm, chúng tôi không tham gia được, thật rất tiếc, nên khi thấy bạn ĐNN làm thơ tặng, tôi bắt chước cũng "chế" thơ tặng:
Thế kỷ chia tư có thấm chi
Trẻ dường như thế tợ song nhi
Nhân ngày "Kỷ Niệm Xe Tơ" chúc
Nhị Vị bên nhau trọn kiếp ni
NVB
4/- Anh L họa:
Yêu nhau chẳng ngại khó khăn chi
Còn trẻ nhờ vui tựa thiếu nhi
Bè bạn xa gần thương gởi chúc
Luôn luôn giữ mãi mối tình ni
NNL
Tình bên lề
Nhớ quá năm xưa cũng độ này
Một chiều êm nhẹ gió heo may
Cùng ai dạo khắp thôn Thành Ngọc *
Bắt bướm trao hoa nắm chặt tay
Đùa giỡn bên nhau mình ước hẹn
Ngày sau kết tóc nhớ hôm nay
Bây chừ lối cũ mình ta bước
Hởi cố nhân ơi thương lắm thay
(Thành Ngọc=Ngoc Thành -Tên một thôn của phố Hội An)
Nguyễn văn Bán
Chè Bà Chỉ (Hội An)
Nghe quen đâu nói giọng càm ràm
Thôi chắc đây rồi bậu Quảng Nam
Thuở nhỏ thèm chè đen thật ngọt
Nay già nhớ lúc khó mà ham
Thương ai đãi bạn chè bà Chỉ
Quen “họ” chửi mình “người” nữ nam
Dòng máu mình ăn mặn uống đậm
Ngậm ngùi hình bóng cũ yên nằm
Thái Huy Long
( Cảm tác từ bài Ai Ăn Chè Bà Chỉ theo Mạc Đại, Quảng Nam online,
do bạn Trương Thọ gửi email từ Montréal )
Trích từ email:
Ai ăn chè bà Chỉ?
Thứ Bảy, 08/02/2014 23:06
Tháng 5 năm 1963, cuối năm học đệ tứ, tôi được trường Trung học Trần Quý Cáp cấp cho một học bổng toàn phần 240 đồng và tặng một phần thưởng học sinh xuất sắc toàn trường. Trong lễ phát thưởng, thầy chủ lễ gọi đó là phần thưởng đặc biệt của ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục gửi tặng. Đây là lần đầu tiên, thằng học trò nghèo mạt rệp có được một số tiền lớn. Hắn nghĩ đến chuyện phải mời bạn bè ăn một cái chi đó. Cái chi đó là… chè bà Chỉ.
Bà Chỉ là một người “danh tiếng” trong thành phố Hội An mà bá tánh trường Trung học Trần Quý Cáp đều có nhiệm vụ phải biết. Đó là một người phụ nữ lớn tuổi, quanh năm chỉ mặc một bộ đồ đen, ăn ở dơ hầy, mắt luôn luôn… toét ghèn. Thậm chí, một nguồn tin thông thạo cho biết bà Chỉ mỗi tháng chỉ tắm một lần vào đúng giờ Ngọ! Có đứa còn đoan chắc rằng trong suốt ba tháng mùa đông, bà dứt khoát… không tắm! Với bà, nước và xà-bông chỉ là những xa xỉ phẩm vô ích trên đời và động từ “tắm rửa” chỉ là từ ngữ có trong từ điển tiếng Việt. Tất nhiên, bà không thèm biết “từ điển” là cái giống gì. Bà tích cực chống lại sự tắm rửa như chúng ta tích cực chống vi trùng.
Người phụ nữ ấy chỉ bán mỗi một món chè đậu đen nấu với đường bát - cái món ăn dễ ợt mà tất cả dân Quảng Nam đều nấu được. Ấy vậy mà dân nghèo thành thị đang học trường Trần Quý Cáp đều mê chè bà Chỉ. Mê vì bà nấu đậu đen rất mềm, nước đậm và rất ngọt. Và trên hết, chúng tôi mê vì… giá rẻ.
Bà Chỉ luôn luôn tự hào về thương hiệu của mình. Bà ngồi bên lề đường Nguyễn Duy Hiệu, đối diện với nhà máy đèn do người Pháp để lại. Tài sản của bà chỉ gồm hai chiếc bàn và tám chiếc ghế nhỏ cực thấp. Bà “ra hàng” đúng 10 giờ sáng, “dọn hàng” đúng 5 giờ chiều. Đứa nào đến ăn trễ ráng chịu, bà không thèm bán, còn dư lại trong nồi cũng không bán. Nói chung, bà là một phụ nữ bình dân rất hách… xì dầu.
Bà Chỉ bán duy nhất một món chè đậu đen nóng, đứa nào ưng ăn chè lạnh cứ tự nhiên đi… chỗ khác mà ăn. Mỗi chén chè của bà giá một đồng, trên là nước, dưới có khoảng vài chục hạt đậu đen nấu nhừ. Đậu nhừ đến nỗi chưa vào tới miệng đã tan ra thành bột. Nó ngọt một cách ma quái và phù hợp tỳ vị của học sinh nghèo Trần Quý Cáp một cách kịch liệt.
Cái gì của bà Chỉ xem ra cũng tạm được trừ… hai bàn tay. Hai bàn tay bà cứ y như mới rút từ trong đống than ra; mười đầu móng tay đen xỉn. Mùa đông, bà vừa cầm chén múc chè; vừa ho hen. Thỉnh thoảng, bà khịt mũi một cái rồi quẹt nhanh bàn tay mặt của mình vào ống quần. May mắn cho khách ăn là bà cầm chén chè bằng tay trái, múc chè bằng tay mặt. Cái đó là bằng chứng hùng hồn nói lên rằng bà Chỉ cũng có ý thức giữ gìn vệ sinh và tôn trọng khách ăn chè. Có lẽ vi trùng không thể lây lan qua cán vá. Nói tóm lại, bà có nhã ý bảo vệ an toàn thực phẩm nhưng nhận thức có hạn chế nên hay khịt mũi mà thôi. Cũng may cho bà, thời ấy chưa có thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm nên không ai đến khám xét hàng chè của bà. Do vậy, hàng chè đó “thọ” rất lâu!
Bà Chỉ ít nói, có lẽ là một phụ nữ tiết kiệm lời lẽ bậc nhất của tỉnh Quảng Nam. Khi tự xưng về mình, bà Chỉ xưng là “họ”. Chữ “họ” của bà tương đương với chữ “trẫm” trong các tuồng hát bội mà tôi thường được nghe. Khi gọi khách hàng, bà Chỉ gọi “mấy người”, dù rằng chỉ có một người ngồi ăn. “Mấy người đưa năm đồng, làm răng họ có bốn đồng thối lại đây?” – bà Chỉ càm ràm.
Cuộc sống tiến lên văn minh hiện đại nhưng tôi tìm đâu ra được một bà Chỉ quý hiếm vừa bán chè, vừa quệt nước mũi vào quần, vừa chửi chúng tôi như bằm mắm? Lũ bạn ăn chè ngày đó đã thành ông nội bà nội, ông ngoại bà ngoại, phiêu dạt bốn phương...
Khách ăn chè bà Chỉ toàn là con dân nghèo trường Trần Quý Cáp. Đám con nhà giàu, nhà sang có ăn chè thì lên quán chè bà Sỏ, có ghiền phở thì tới phở đình Ông Voi trên đường Lê Lợi. Dân giàu sang chê quán bà Chỉ dơ; bà Chỉ cũng chê dân giàu sang không biết ăn chè.
“Cái đồ yêu nớ mà biết ăn chè chi? Mà chè răng lại bán tới hai đồng? Họ bán có một đồng đây mà còn trậm trầy trậm trật, đừng nói hai đồng” –
bà bình luận. Bà Chỉ chuyên bán cho con nhà nghèo, lạc cha xa mẹ, khố rách áo ôm, ba năm mới được mấy đồng rủng rỉnh trong túi cỡ như… tui.
Đứa nào vác mặt tới ăn chè, xin cứ lặng lẽ ngồi xuống cái ghế thấp chũn. Hoặc nếu chê ghế, khách cứ… ngồi bệt xuống đất, ăn đứng hoặc nằm lăn bên vệ đường mà ăn cũng không sao. Bà Chỉ không buồn hỏi, lặng lẽ múc một chén chè. Ăn xong, con nhà nghèo móc tiền trả rồi cứ việc ra đi, chẳng ai nói với ai một lời vàng đá nào, dù phép lịch sự của người Quảng Nam là phải chào nhau trước khi ra đi. Bà Chỉ ghét nhất là câu: “Một đồng hả bà?”. Đứa nào ngu ngốc (hoặc nhà quê) hỏi bà như vậy, bà cự ngay: “Một đồng chớ mấy? Hỏi chi hỏi hoài, điếc lỗ tai”. Thật là một “thương hiệu” cực kỳ văn minh thương nghiệp và rất kiệm lời.
Tôi đãi đám bạn ăn chè vào một ngày cuối tháng 5.1963. Trai có, gái có, cùng học một lớp nên ồn ào như… cái chợ nhỏ. Bà Chỉ lặng lẽ bán chè, múc chưa kịp mười chén thì đã có đứa háu ăn đưa chén vào đề nghị bà… bán tiếp chén thứ hai. Bà Chỉ cự: “Làm cái chi mà ăn mau rứa? Để họ múc cho kịp chớ. Mấy người đòi ăn nữa, họ không bán đâu”. Nghe bà cự, thằng háu ăn ồn ào ngớ ra, không dám thò chén tới. Chỉ tới khi bà chịu bán qua tua thứ hai thì con ma đói này mới dám đưa chén, cười cầu tài. Thiệt quê hết chỗ nói!
Tóm lại, mỗi đứa tụi tui ăn hai chén chè đậu đen nóng, mồ hôi mồ kê vã ra cũng kha khá. Ấy gọi là ăn mừng rửa học bổng. Ăn xong, cả bọn qua câu lạc bộ âm nhạc nghe thầy Lê Chấn Quang chơi piano moderne. Trời ạ, thầy chơi bài Come back to Sorrento (Trở lại Sorrento) sao mà bay bướm, huê dạng và tuyệt vời quá rứa. Rồi ai về “dinh” nấy, ăn cơm chiều, học bài để đầu tháng 6 thi lấy bằng diplôme.
Bây giờ, bà Chỉ đã ra người thiên cổ. Cuộc sống tiến lên văn minh hiện đại nhưng tôi tìm đâu ra được một bà Chỉ quý hiếm vừa bán chè, vừa quệt nước mũi vào quần, vừa chửi chúng tôi như bằm mắm? Lũ bạn ăn chè ngày đó đã thành ông nội bà nội, ông ngoại bà ngoại, phiêu dạt bốn phương. Từ những chiếc ghế thấp chũn đó, đã có những nhân vật lớn và to con đi vào đời.
Mùa xuân năm nào cũng vậy, tôi trở lại Hội An, đi bộ qua đường Nguyễn Duy Hiệu, lòng thầm nhớ quán chè bà Chỉ. Bây giờ thì tôi giàu sang quá cỡ rồi, có cả vài triệu đồng trong túi. Nếu có chè bà Chỉ, tôi phải ăn vài chục chén cho bõ ghét. Tôi sẽ ăn nhanh như xáng cạp, cho bà Chỉ múc lia lịa, vừa múc vừa cự “Làm cái chi mà ăn mau rứa?”. Nhưng than ôi, tìm đâu ra giữa Hội An hiền triết và thơ mộng này một bà Chỉ hồn nhiên bán chè trên lề đường năm xưa?
Theo MẠC ĐẠI (Quảng Nam Online)
Nghe quen đâu nói giọng càm ràm
Thôi chắc đây rồi bậu Quảng Nam
Thuở nhỏ thèm chè đen thật ngọt
Nay già nhớ lúc khó mà ham
Thương ai đãi bạn chè bà Chỉ
Quen “họ” chửi mình “người” nữ nam
Dòng máu mình ăn mặn uống đậm
Ngậm ngùi hình bóng cũ yên nằm
Thái Huy Long
( Cảm tác từ bài Ai Ăn Chè Bà Chỉ theo Mạc Đại, Quảng Nam online,
do bạn Trương Thọ gửi email từ Montréal )
Trích từ email:
Ai ăn chè bà Chỉ?
Thứ Bảy, 08/02/2014 23:06
Tháng 5 năm 1963, cuối năm học đệ tứ, tôi được trường Trung học Trần Quý Cáp cấp cho một học bổng toàn phần 240 đồng và tặng một phần thưởng học sinh xuất sắc toàn trường. Trong lễ phát thưởng, thầy chủ lễ gọi đó là phần thưởng đặc biệt của ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục gửi tặng. Đây là lần đầu tiên, thằng học trò nghèo mạt rệp có được một số tiền lớn. Hắn nghĩ đến chuyện phải mời bạn bè ăn một cái chi đó. Cái chi đó là… chè bà Chỉ.
Bà Chỉ là một người “danh tiếng” trong thành phố Hội An mà bá tánh trường Trung học Trần Quý Cáp đều có nhiệm vụ phải biết. Đó là một người phụ nữ lớn tuổi, quanh năm chỉ mặc một bộ đồ đen, ăn ở dơ hầy, mắt luôn luôn… toét ghèn. Thậm chí, một nguồn tin thông thạo cho biết bà Chỉ mỗi tháng chỉ tắm một lần vào đúng giờ Ngọ! Có đứa còn đoan chắc rằng trong suốt ba tháng mùa đông, bà dứt khoát… không tắm! Với bà, nước và xà-bông chỉ là những xa xỉ phẩm vô ích trên đời và động từ “tắm rửa” chỉ là từ ngữ có trong từ điển tiếng Việt. Tất nhiên, bà không thèm biết “từ điển” là cái giống gì. Bà tích cực chống lại sự tắm rửa như chúng ta tích cực chống vi trùng.
Người phụ nữ ấy chỉ bán mỗi một món chè đậu đen nấu với đường bát - cái món ăn dễ ợt mà tất cả dân Quảng Nam đều nấu được. Ấy vậy mà dân nghèo thành thị đang học trường Trần Quý Cáp đều mê chè bà Chỉ. Mê vì bà nấu đậu đen rất mềm, nước đậm và rất ngọt. Và trên hết, chúng tôi mê vì… giá rẻ.
Bà Chỉ luôn luôn tự hào về thương hiệu của mình. Bà ngồi bên lề đường Nguyễn Duy Hiệu, đối diện với nhà máy đèn do người Pháp để lại. Tài sản của bà chỉ gồm hai chiếc bàn và tám chiếc ghế nhỏ cực thấp. Bà “ra hàng” đúng 10 giờ sáng, “dọn hàng” đúng 5 giờ chiều. Đứa nào đến ăn trễ ráng chịu, bà không thèm bán, còn dư lại trong nồi cũng không bán. Nói chung, bà là một phụ nữ bình dân rất hách… xì dầu.
Bà Chỉ bán duy nhất một món chè đậu đen nóng, đứa nào ưng ăn chè lạnh cứ tự nhiên đi… chỗ khác mà ăn. Mỗi chén chè của bà giá một đồng, trên là nước, dưới có khoảng vài chục hạt đậu đen nấu nhừ. Đậu nhừ đến nỗi chưa vào tới miệng đã tan ra thành bột. Nó ngọt một cách ma quái và phù hợp tỳ vị của học sinh nghèo Trần Quý Cáp một cách kịch liệt.
Cái gì của bà Chỉ xem ra cũng tạm được trừ… hai bàn tay. Hai bàn tay bà cứ y như mới rút từ trong đống than ra; mười đầu móng tay đen xỉn. Mùa đông, bà vừa cầm chén múc chè; vừa ho hen. Thỉnh thoảng, bà khịt mũi một cái rồi quẹt nhanh bàn tay mặt của mình vào ống quần. May mắn cho khách ăn là bà cầm chén chè bằng tay trái, múc chè bằng tay mặt. Cái đó là bằng chứng hùng hồn nói lên rằng bà Chỉ cũng có ý thức giữ gìn vệ sinh và tôn trọng khách ăn chè. Có lẽ vi trùng không thể lây lan qua cán vá. Nói tóm lại, bà có nhã ý bảo vệ an toàn thực phẩm nhưng nhận thức có hạn chế nên hay khịt mũi mà thôi. Cũng may cho bà, thời ấy chưa có thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm nên không ai đến khám xét hàng chè của bà. Do vậy, hàng chè đó “thọ” rất lâu!
Bà Chỉ ít nói, có lẽ là một phụ nữ tiết kiệm lời lẽ bậc nhất của tỉnh Quảng Nam. Khi tự xưng về mình, bà Chỉ xưng là “họ”. Chữ “họ” của bà tương đương với chữ “trẫm” trong các tuồng hát bội mà tôi thường được nghe. Khi gọi khách hàng, bà Chỉ gọi “mấy người”, dù rằng chỉ có một người ngồi ăn. “Mấy người đưa năm đồng, làm răng họ có bốn đồng thối lại đây?” – bà Chỉ càm ràm.
Cuộc sống tiến lên văn minh hiện đại nhưng tôi tìm đâu ra được một bà Chỉ quý hiếm vừa bán chè, vừa quệt nước mũi vào quần, vừa chửi chúng tôi như bằm mắm? Lũ bạn ăn chè ngày đó đã thành ông nội bà nội, ông ngoại bà ngoại, phiêu dạt bốn phương...
Khách ăn chè bà Chỉ toàn là con dân nghèo trường Trần Quý Cáp. Đám con nhà giàu, nhà sang có ăn chè thì lên quán chè bà Sỏ, có ghiền phở thì tới phở đình Ông Voi trên đường Lê Lợi. Dân giàu sang chê quán bà Chỉ dơ; bà Chỉ cũng chê dân giàu sang không biết ăn chè.
“Cái đồ yêu nớ mà biết ăn chè chi? Mà chè răng lại bán tới hai đồng? Họ bán có một đồng đây mà còn trậm trầy trậm trật, đừng nói hai đồng” –
bà bình luận. Bà Chỉ chuyên bán cho con nhà nghèo, lạc cha xa mẹ, khố rách áo ôm, ba năm mới được mấy đồng rủng rỉnh trong túi cỡ như… tui.
Đứa nào vác mặt tới ăn chè, xin cứ lặng lẽ ngồi xuống cái ghế thấp chũn. Hoặc nếu chê ghế, khách cứ… ngồi bệt xuống đất, ăn đứng hoặc nằm lăn bên vệ đường mà ăn cũng không sao. Bà Chỉ không buồn hỏi, lặng lẽ múc một chén chè. Ăn xong, con nhà nghèo móc tiền trả rồi cứ việc ra đi, chẳng ai nói với ai một lời vàng đá nào, dù phép lịch sự của người Quảng Nam là phải chào nhau trước khi ra đi. Bà Chỉ ghét nhất là câu: “Một đồng hả bà?”. Đứa nào ngu ngốc (hoặc nhà quê) hỏi bà như vậy, bà cự ngay: “Một đồng chớ mấy? Hỏi chi hỏi hoài, điếc lỗ tai”. Thật là một “thương hiệu” cực kỳ văn minh thương nghiệp và rất kiệm lời.
Tôi đãi đám bạn ăn chè vào một ngày cuối tháng 5.1963. Trai có, gái có, cùng học một lớp nên ồn ào như… cái chợ nhỏ. Bà Chỉ lặng lẽ bán chè, múc chưa kịp mười chén thì đã có đứa háu ăn đưa chén vào đề nghị bà… bán tiếp chén thứ hai. Bà Chỉ cự: “Làm cái chi mà ăn mau rứa? Để họ múc cho kịp chớ. Mấy người đòi ăn nữa, họ không bán đâu”. Nghe bà cự, thằng háu ăn ồn ào ngớ ra, không dám thò chén tới. Chỉ tới khi bà chịu bán qua tua thứ hai thì con ma đói này mới dám đưa chén, cười cầu tài. Thiệt quê hết chỗ nói!
Tóm lại, mỗi đứa tụi tui ăn hai chén chè đậu đen nóng, mồ hôi mồ kê vã ra cũng kha khá. Ấy gọi là ăn mừng rửa học bổng. Ăn xong, cả bọn qua câu lạc bộ âm nhạc nghe thầy Lê Chấn Quang chơi piano moderne. Trời ạ, thầy chơi bài Come back to Sorrento (Trở lại Sorrento) sao mà bay bướm, huê dạng và tuyệt vời quá rứa. Rồi ai về “dinh” nấy, ăn cơm chiều, học bài để đầu tháng 6 thi lấy bằng diplôme.
Bây giờ, bà Chỉ đã ra người thiên cổ. Cuộc sống tiến lên văn minh hiện đại nhưng tôi tìm đâu ra được một bà Chỉ quý hiếm vừa bán chè, vừa quệt nước mũi vào quần, vừa chửi chúng tôi như bằm mắm? Lũ bạn ăn chè ngày đó đã thành ông nội bà nội, ông ngoại bà ngoại, phiêu dạt bốn phương. Từ những chiếc ghế thấp chũn đó, đã có những nhân vật lớn và to con đi vào đời.
Mùa xuân năm nào cũng vậy, tôi trở lại Hội An, đi bộ qua đường Nguyễn Duy Hiệu, lòng thầm nhớ quán chè bà Chỉ. Bây giờ thì tôi giàu sang quá cỡ rồi, có cả vài triệu đồng trong túi. Nếu có chè bà Chỉ, tôi phải ăn vài chục chén cho bõ ghét. Tôi sẽ ăn nhanh như xáng cạp, cho bà Chỉ múc lia lịa, vừa múc vừa cự “Làm cái chi mà ăn mau rứa?”. Nhưng than ôi, tìm đâu ra giữa Hội An hiền triết và thơ mộng này một bà Chỉ hồn nhiên bán chè trên lề đường năm xưa?
Theo MẠC ĐẠI (Quảng Nam Online)
Về Bạn Quá Cố Trần Bảng.
Khi hay tin bạn Trần Bảng qua đời, tôi có gởi lời phân ưu đến chị Xuân Mai cùng Gia Đình và đã nhận được lời phúc đáp cám ơn. Tôi không học cùng lớp với bạn Bảng mà là bạn chơi hồi còn nhỏ. Nhà bạn ở trên đường Cường Để, cùng đường với Chùa Bà, chùa nầy còn có tên là chùa Ngủ Bang. Người Hoa dùng nơi đây làm trường học lấy tên là Trường Lễ Nghĩa. Từ Chùa Bà đi lên qua sáu bảy ngôi nhà, nhìn qua bên kia đường là nhà bạn Bảng, lúc xưa. Nhà tôi ở đường Phan châuTrinh, cửa sau sân bóng rỗ của chùa Bà. Bảng, tôi và nhiều bạn khác ở quanh khu vực chùa Bà, thường gọi là xóm Chùa Bà, buổi tối thường hay tập trung trước chùa Bà để cùng chơi: đánh giặc giã, chơi đạp mạng, u mọi… Phạm vi chơi rất rộng, khắp các đường phố, ngõ kiệt, lắm khi kẻ đi trốn về nhà ngủ rồi, mà người đi tìm cứ đi tìm mãi, còn kêu la làm ồn cả khu phố. Ban ngày chúng tôi hay ra sân bóng rỗ sau chùa đá banh. Mỗi lần đến sân, chúng tôi chia hai phe, còn như số bạn tham dự nhiều hơn hai đội, thì thêm đội thứ ba dự bị, đội nào thua một quả thì ra sân để đội hờ vào thay thế. Một hôm chúng tôi tập dợt để ngày mai đấu với xóm Lò Heo, Bảng bên nhóm ở trần, tôi bên mặc áo, tôi thường xin đổi qua bên mặc áo, vì vóc ốm mà ở trần khoe bộ xương cách trí thì ghê lắm. Vào trận đấu, Bảng bên đội kia dẩn banh lên lừa qua tôi hai lần, lần thứ ba Bảng không kéo banh sát đất mà hất bỗng lên, tôi đưa chân lên cản, chân không trúng banh, mà hai ống quyển đụng vào nhau kêu: “cạch”. Hai đứa cùng la "áy", đau quá! Bảng cũng như tôi cùng ngồi bệt xuống đất, rồi đứng dậy cãi cho ra lý, vừa cãi lại vừa cười, cười mà ra nước mắt mới ác chứ! Trận banh dừng, Bảng và tôi, cò cò lên khán đài, ngồi nghỉ mệt cho qua cơn đau. Khán đài là một nền xi măng xây sẵn dài ngang chừng 10mét, 5 mét, cao hơn mặt đất ước chừng 1 mét, chung quanh có bao lơn thấp và khan giả chỉ là mấy cu tí, em của mấy bạn dẩn theo để vừa giữ vừa chơi cho tiện. Thấy hai đứa như thế, cả bọn xúm lại, thằng Đường bắc nói: - Để tau leo lên cây khế hái mấy lá xuống nhai đắp cho hai đứa bay, à để coi. Nam thất nữ cửu, mà hai người thì phải thập tứ, vậy chi là mười bốn lá. Bảng buột miệng nói: - Cẩn-thận cây khế đó linh lắm, coi chừng té xuống là á khẩu nghe Đường. Khanh nói tiếp: - Ừ lá khế nhai rồi thấm với nước tiểu đắp lên chỗ sưng tím ấy hay lăm đó! Lúc ấy anh Hùng từ trong chùa đi ra hỏi chi đó? Quý trả lời: - Hai thằng khắc ống quyễn chơi nhau đó! Anh Hùng đưa gói tép mỡ cho Quý và nói: - Mi lấy nửa cho mấy cu tí, còn nửa chia cho bọn lớn bay. Rồi anh Hùng ngồi xuống xoa bóp chân cho Bảng và tôi. Khi đã bớt đau, chúng tôi tiếp tục trận đấu.Banh đá cũng có khi bị mất, do đá quá trớn, banh văng qua tường làm bể chén bát, cửa gương, mấy nhà chung quanh sân chùa, banh trúng gánh chè, gánh đậu hũ. Mỗi lần banh vượt tường, nghe tiếng trái banh dồng bình bịch trên đường thì ra lượm vô tiếp tục đá, còn khi nghe tiếng cửa gương bễ, chén bát bễ, trúng gánh chè hay gánh đậu hũ, thì lập tức tản hàng, cả đám bỏ của chạy lấy người, bằng cửa trước cửa sau, leo trường, phút chốc sân banh vắng tanh.Chúng tôi đá banh từ khi trời nắng, đến lúc mây đen kéo về bao phủ, tới hồi mưa đổ ào xuống, áo quần từ khô đến thấm mồ hôi, cuối cùng ướt dầm nước. Cả đám cứ thế đá banh trên sân ngập nước, thế mà sáng hôm sau vẫn tĩnh bơ đi học, đi chơi bình thường, không đứa nào đau ốm chi cả. Tuổi trẻ chúng tôi vậy đó, rồi thời gian qua, chúng tôi lớn dần, vắng dần, rồi lưu lạc tứ xứ, kẻ còn người mất, không tin-tức... Đến lúc gần đây, nhân anh Hội Trưởng thiết lập ra Trang web: cuuhocsinhtranquycaphoian.com , tôi vào mạng, mới thấy được bạn TrầnBảng, thấy Xuân Mai ôm Trần Bảng, tôi vội gọi vợ tôi lại chỉ cho xem cảnh Mai ôm Bảng và nói:_ Kỳ nầy qua Mỹ, anh sẽ nhắc lai chuyện "khỏ ống quyễn" ngày xưa cho anh Bảng nghe chơi. Nhưng buồn thay, ngày họp mặt còn xa mà tin xấu về bạn Bảng dồn dập tới: Bảng đau, nhập viện, giải phẩu. Bảng xuất viện, rồi cuối cùng Bảng từ trần…Thấy tin bạn Trần Bảng từ trần tôi sủng sốt, ngậm ngùi, thương tiếc... Hồi chơi với nhau chẳng kể lớn nhỏ cứ ngang ngang nhau là mi tau, chứ chả biết tuổi tác bạn mình là bao nhiêu, giờ mới hay năm nay Bảng 73 tuổi, cùng tuổi với tôi. Tuổi 73 là sinh năm Tân Tỵ, tuổi Con Rắn, mạng Bạch Lạp Kim, bạch lạp thì mềm, kim thì cứng. Tính của Bảng không hung dữ quá, không hiền hậu quá! phải không bạn Xuân-Mai? Vĩnh biệt bạn hiền.
Ghi chú:
- Anh Hùng là Hồ Hùng, con Ông Cảnh có tiệm cao lầu ngon nhất Hội-An. Anh Hùng hay đem tếp mỡ (thứ nầy bỏ chừng một muỗng canh lên tô cao làu, ăn dòn dòn ngon lắm, anh Hùng đã mất trước 75 mấy năm.
-Đường là Nguyễn Ngọc Đường, Bắc 54, dân TQC, cùng lớp với tôi, Đường đã mất sau 75, Đường hồi đi học có lần bị Thầy Huy đá, Đường dám bắt ngựa Thầy đó.
- Khanh là Trần Khanh, dân Diên Hồng, đã mất cách đây chừng 10 năm. Anh nầy có nghề. Hồi tôi và Khanh từ trong phố ra nhà Ông Thầy Mỹ , ngoài nhà Thờ Đạo, học a-b-c, chúng tôi hay bị người tên là Tâm bắt nạt, một hôm bị bạn Khanh nầy đánh cho một trận nên thân, từ đó về sau không dám dọa bọn tôi nữa.
- Quý là Hứa văn Quý, ở bên Mỹ, anh nầy khá lắm, đánh một cú mà làm cho một anh dân Sài Gòn, nhân viên Ty Công Chánh rớt xuống sông Bạch Đằng, chỗ trước rạp Hòa Bình.
Nguyễn Văn Bán
Khi hay tin bạn Trần Bảng qua đời, tôi có gởi lời phân ưu đến chị Xuân Mai cùng Gia Đình và đã nhận được lời phúc đáp cám ơn. Tôi không học cùng lớp với bạn Bảng mà là bạn chơi hồi còn nhỏ. Nhà bạn ở trên đường Cường Để, cùng đường với Chùa Bà, chùa nầy còn có tên là chùa Ngủ Bang. Người Hoa dùng nơi đây làm trường học lấy tên là Trường Lễ Nghĩa. Từ Chùa Bà đi lên qua sáu bảy ngôi nhà, nhìn qua bên kia đường là nhà bạn Bảng, lúc xưa. Nhà tôi ở đường Phan châuTrinh, cửa sau sân bóng rỗ của chùa Bà. Bảng, tôi và nhiều bạn khác ở quanh khu vực chùa Bà, thường gọi là xóm Chùa Bà, buổi tối thường hay tập trung trước chùa Bà để cùng chơi: đánh giặc giã, chơi đạp mạng, u mọi… Phạm vi chơi rất rộng, khắp các đường phố, ngõ kiệt, lắm khi kẻ đi trốn về nhà ngủ rồi, mà người đi tìm cứ đi tìm mãi, còn kêu la làm ồn cả khu phố. Ban ngày chúng tôi hay ra sân bóng rỗ sau chùa đá banh. Mỗi lần đến sân, chúng tôi chia hai phe, còn như số bạn tham dự nhiều hơn hai đội, thì thêm đội thứ ba dự bị, đội nào thua một quả thì ra sân để đội hờ vào thay thế. Một hôm chúng tôi tập dợt để ngày mai đấu với xóm Lò Heo, Bảng bên nhóm ở trần, tôi bên mặc áo, tôi thường xin đổi qua bên mặc áo, vì vóc ốm mà ở trần khoe bộ xương cách trí thì ghê lắm. Vào trận đấu, Bảng bên đội kia dẩn banh lên lừa qua tôi hai lần, lần thứ ba Bảng không kéo banh sát đất mà hất bỗng lên, tôi đưa chân lên cản, chân không trúng banh, mà hai ống quyển đụng vào nhau kêu: “cạch”. Hai đứa cùng la "áy", đau quá! Bảng cũng như tôi cùng ngồi bệt xuống đất, rồi đứng dậy cãi cho ra lý, vừa cãi lại vừa cười, cười mà ra nước mắt mới ác chứ! Trận banh dừng, Bảng và tôi, cò cò lên khán đài, ngồi nghỉ mệt cho qua cơn đau. Khán đài là một nền xi măng xây sẵn dài ngang chừng 10mét, 5 mét, cao hơn mặt đất ước chừng 1 mét, chung quanh có bao lơn thấp và khan giả chỉ là mấy cu tí, em của mấy bạn dẩn theo để vừa giữ vừa chơi cho tiện. Thấy hai đứa như thế, cả bọn xúm lại, thằng Đường bắc nói: - Để tau leo lên cây khế hái mấy lá xuống nhai đắp cho hai đứa bay, à để coi. Nam thất nữ cửu, mà hai người thì phải thập tứ, vậy chi là mười bốn lá. Bảng buột miệng nói: - Cẩn-thận cây khế đó linh lắm, coi chừng té xuống là á khẩu nghe Đường. Khanh nói tiếp: - Ừ lá khế nhai rồi thấm với nước tiểu đắp lên chỗ sưng tím ấy hay lăm đó! Lúc ấy anh Hùng từ trong chùa đi ra hỏi chi đó? Quý trả lời: - Hai thằng khắc ống quyễn chơi nhau đó! Anh Hùng đưa gói tép mỡ cho Quý và nói: - Mi lấy nửa cho mấy cu tí, còn nửa chia cho bọn lớn bay. Rồi anh Hùng ngồi xuống xoa bóp chân cho Bảng và tôi. Khi đã bớt đau, chúng tôi tiếp tục trận đấu.Banh đá cũng có khi bị mất, do đá quá trớn, banh văng qua tường làm bể chén bát, cửa gương, mấy nhà chung quanh sân chùa, banh trúng gánh chè, gánh đậu hũ. Mỗi lần banh vượt tường, nghe tiếng trái banh dồng bình bịch trên đường thì ra lượm vô tiếp tục đá, còn khi nghe tiếng cửa gương bễ, chén bát bễ, trúng gánh chè hay gánh đậu hũ, thì lập tức tản hàng, cả đám bỏ của chạy lấy người, bằng cửa trước cửa sau, leo trường, phút chốc sân banh vắng tanh.Chúng tôi đá banh từ khi trời nắng, đến lúc mây đen kéo về bao phủ, tới hồi mưa đổ ào xuống, áo quần từ khô đến thấm mồ hôi, cuối cùng ướt dầm nước. Cả đám cứ thế đá banh trên sân ngập nước, thế mà sáng hôm sau vẫn tĩnh bơ đi học, đi chơi bình thường, không đứa nào đau ốm chi cả. Tuổi trẻ chúng tôi vậy đó, rồi thời gian qua, chúng tôi lớn dần, vắng dần, rồi lưu lạc tứ xứ, kẻ còn người mất, không tin-tức... Đến lúc gần đây, nhân anh Hội Trưởng thiết lập ra Trang web: cuuhocsinhtranquycaphoian.com , tôi vào mạng, mới thấy được bạn TrầnBảng, thấy Xuân Mai ôm Trần Bảng, tôi vội gọi vợ tôi lại chỉ cho xem cảnh Mai ôm Bảng và nói:_ Kỳ nầy qua Mỹ, anh sẽ nhắc lai chuyện "khỏ ống quyễn" ngày xưa cho anh Bảng nghe chơi. Nhưng buồn thay, ngày họp mặt còn xa mà tin xấu về bạn Bảng dồn dập tới: Bảng đau, nhập viện, giải phẩu. Bảng xuất viện, rồi cuối cùng Bảng từ trần…Thấy tin bạn Trần Bảng từ trần tôi sủng sốt, ngậm ngùi, thương tiếc... Hồi chơi với nhau chẳng kể lớn nhỏ cứ ngang ngang nhau là mi tau, chứ chả biết tuổi tác bạn mình là bao nhiêu, giờ mới hay năm nay Bảng 73 tuổi, cùng tuổi với tôi. Tuổi 73 là sinh năm Tân Tỵ, tuổi Con Rắn, mạng Bạch Lạp Kim, bạch lạp thì mềm, kim thì cứng. Tính của Bảng không hung dữ quá, không hiền hậu quá! phải không bạn Xuân-Mai? Vĩnh biệt bạn hiền.
Ghi chú:
- Anh Hùng là Hồ Hùng, con Ông Cảnh có tiệm cao lầu ngon nhất Hội-An. Anh Hùng hay đem tếp mỡ (thứ nầy bỏ chừng một muỗng canh lên tô cao làu, ăn dòn dòn ngon lắm, anh Hùng đã mất trước 75 mấy năm.
-Đường là Nguyễn Ngọc Đường, Bắc 54, dân TQC, cùng lớp với tôi, Đường đã mất sau 75, Đường hồi đi học có lần bị Thầy Huy đá, Đường dám bắt ngựa Thầy đó.
- Khanh là Trần Khanh, dân Diên Hồng, đã mất cách đây chừng 10 năm. Anh nầy có nghề. Hồi tôi và Khanh từ trong phố ra nhà Ông Thầy Mỹ , ngoài nhà Thờ Đạo, học a-b-c, chúng tôi hay bị người tên là Tâm bắt nạt, một hôm bị bạn Khanh nầy đánh cho một trận nên thân, từ đó về sau không dám dọa bọn tôi nữa.
- Quý là Hứa văn Quý, ở bên Mỹ, anh nầy khá lắm, đánh một cú mà làm cho một anh dân Sài Gòn, nhân viên Ty Công Chánh rớt xuống sông Bạch Đằng, chỗ trước rạp Hòa Bình.
Nguyễn Văn Bán