8. Đổi Cả Thiên Thu Tiếng Mẹ Cười
7. Đêm Ngồi Nghe Tiếng Chim Trên Biển
6. Chuyện Đời Mẹ
5. Chiều Cuối Năm Nhớ Bạn
4. Muà Xuân, Em , Quê Hương Và Hy Vọng
Chúng ta là những kẻ chưa quen
Đời trăm ngả chưa một lần ghé lại
Thời lưu lạc nên thường xa cách mãi
Nợ gia đình cơm áo vẫn ngược xuôi.
Thơ em làm như mật đọng trên môi
Con bướm nhỏ vô tư
Trong vườn xuân xinh xắn
Thơ anh viết sao còn đầy cay đắng
Nước non buồn anh chẳng thể nào quên.
Có gì mang anh để đến gần em
Như đến với một vì sao
Lẽ loi. Xa tít
Em ở đấy vùng trời mây che kín
Nhớ quay về khi gió trở heo may.
Anh sẽ bắt cầu
Để được nắm đôi tay
Để nghe máu trôi theo từng nhịp thở
Tiếng đập của con tim
Hay tiếng của quê hương
Dang chào mùa xuân tự do rực rở
Về nghe em, én đã báo sang mùa.
Ta sẽ đứng trên đồi
Nghe tiếng sáo vi vu
Tiếng suối chảy hay tiếng lòng tha thiết
Em thấy đó trời quê hương xanh biếc
Gió quê hương vẫn mát tự bao giờ
Nắng dịu dàng soi suối tóc em mơ
Mai nở rộ trên đường quen lối cũ
Anh ra đi đã bao lần tự nhủ
Sẽ một ngày về lại bến sông xưa.
Thu Bồn ơi thương nhớ mấy cho vừa
Có lạnh lắm vì tôi thường trể hẹn
Ta đến viếng đầu năm
Những chùa hoang miếu lạnh
Nghe anh linh từ cỏi chết vọng về
Nén hương lòng tạ tội với tổ tiên
Những kẻ đã nằm yên trong lòng đất
Còn ai nữa chưa một lần vuốt mắt
Những oan hồn vất vưỡng lạc nơi đâu
Đã chết đi cho nước chẳng thay màu
Cho sông núi đất trời muôn năm đứng
Em thấy đó một Trường Sơn sừng sững
Bốn nghìn năm như cứ muốn dài hơn.
Ta sẽ lau đi những vết tủi hờn
Trên trán Mẹ. Trên lưng Cha
Mừời sáu mùa xuân quằn quại
Ta sẽ đếm bao nhiêu người còn lại
Những họ tên ký ức chẳng phai nhòa
Mai sẽ vàng thêm
Trên những lối em qua
Duyên sẽ thắm
Trên tuổi đời người con gái
Đêm tối sẽ qua đi
Ngày mai rồi sẽ tới
Dù gian nan xin cố gắng vươn mình.
Anh dắt em về thăm lại quê anh
Nơi mộ mẹ mười năm hương khói lạnh
Đừng trách mẹ ơi
Đưá con đầu hư hỏng
Đã về đây như nước trở về nguồn
Con trở về như ngựa trở về truông
Như con én mang mùa xuân...đến trể.
Ta sẽ đi khắp hang cùng ngỏ hẽm
Gom góp anh em còn lang bạt trăm đường
Cúi nhặt từng ngọn cỏ cọng rơm
Hôn đôi mắt em thơ - Trên từng vỉa hè, góc chợ
Thế hệ của các em - Những cành mai đang nở
Ráng quên đi một quá khứ đau buồn
Xây lại nhà từ trên những tang thương
Từ ngăn cách đã chia bờ đất nước
Hát đi em bài tình ca năm trước
Đã lâu rồi dấu kín tận trong tim.
Chẳng ai còn ngăn tiếng hát của em
Tiếng hát tự do
Giữa núi rừng đang chuyển động
Ôi mùa xuân, em, quê hương và hy vọng
Anh mơ hoài một tổ quốc hôm nay.
Đêm giao thừa tiếng pháo nổ đâu đây
Anh khai bút bài thơ tình thứ nhất./.
Trần Trung Đạo
Chúng ta là những kẻ chưa quen
Đời trăm ngả chưa một lần ghé lại
Thời lưu lạc nên thường xa cách mãi
Nợ gia đình cơm áo vẫn ngược xuôi.
Thơ em làm như mật đọng trên môi
Con bướm nhỏ vô tư
Trong vườn xuân xinh xắn
Thơ anh viết sao còn đầy cay đắng
Nước non buồn anh chẳng thể nào quên.
Có gì mang anh để đến gần em
Như đến với một vì sao
Lẽ loi. Xa tít
Em ở đấy vùng trời mây che kín
Nhớ quay về khi gió trở heo may.
Anh sẽ bắt cầu
Để được nắm đôi tay
Để nghe máu trôi theo từng nhịp thở
Tiếng đập của con tim
Hay tiếng của quê hương
Dang chào mùa xuân tự do rực rở
Về nghe em, én đã báo sang mùa.
Ta sẽ đứng trên đồi
Nghe tiếng sáo vi vu
Tiếng suối chảy hay tiếng lòng tha thiết
Em thấy đó trời quê hương xanh biếc
Gió quê hương vẫn mát tự bao giờ
Nắng dịu dàng soi suối tóc em mơ
Mai nở rộ trên đường quen lối cũ
Anh ra đi đã bao lần tự nhủ
Sẽ một ngày về lại bến sông xưa.
Thu Bồn ơi thương nhớ mấy cho vừa
Có lạnh lắm vì tôi thường trể hẹn
Ta đến viếng đầu năm
Những chùa hoang miếu lạnh
Nghe anh linh từ cỏi chết vọng về
Nén hương lòng tạ tội với tổ tiên
Những kẻ đã nằm yên trong lòng đất
Còn ai nữa chưa một lần vuốt mắt
Những oan hồn vất vưỡng lạc nơi đâu
Đã chết đi cho nước chẳng thay màu
Cho sông núi đất trời muôn năm đứng
Em thấy đó một Trường Sơn sừng sững
Bốn nghìn năm như cứ muốn dài hơn.
Ta sẽ lau đi những vết tủi hờn
Trên trán Mẹ. Trên lưng Cha
Mừời sáu mùa xuân quằn quại
Ta sẽ đếm bao nhiêu người còn lại
Những họ tên ký ức chẳng phai nhòa
Mai sẽ vàng thêm
Trên những lối em qua
Duyên sẽ thắm
Trên tuổi đời người con gái
Đêm tối sẽ qua đi
Ngày mai rồi sẽ tới
Dù gian nan xin cố gắng vươn mình.
Anh dắt em về thăm lại quê anh
Nơi mộ mẹ mười năm hương khói lạnh
Đừng trách mẹ ơi
Đưá con đầu hư hỏng
Đã về đây như nước trở về nguồn
Con trở về như ngựa trở về truông
Như con én mang mùa xuân...đến trể.
Ta sẽ đi khắp hang cùng ngỏ hẽm
Gom góp anh em còn lang bạt trăm đường
Cúi nhặt từng ngọn cỏ cọng rơm
Hôn đôi mắt em thơ - Trên từng vỉa hè, góc chợ
Thế hệ của các em - Những cành mai đang nở
Ráng quên đi một quá khứ đau buồn
Xây lại nhà từ trên những tang thương
Từ ngăn cách đã chia bờ đất nước
Hát đi em bài tình ca năm trước
Đã lâu rồi dấu kín tận trong tim.
Chẳng ai còn ngăn tiếng hát của em
Tiếng hát tự do
Giữa núi rừng đang chuyển động
Ôi mùa xuân, em, quê hương và hy vọng
Anh mơ hoài một tổ quốc hôm nay.
Đêm giao thừa tiếng pháo nổ đâu đây
Anh khai bút bài thơ tình thứ nhất./.
Trần Trung Đạo
3. Bao giờ nhỉ tôi về thăm xứ Quảng.
2. Mỗi mùa xuân về nhớ anh Nhật Ngân
Trần Trung Đạo:
Trong các tỉnh, tôi nghĩ Quảng Nam Đà Nẵng là một trong những địa phương có đông văn nghệ sĩ sinh hoạt nhất, một phần vì đất rộng người đông nhưng phần khác tiêu chuẩn để gọi là văn nghệ sĩ Quảng Đà cũng rất rộng rãi. Tác giả nào tự nguyện chọn đất Quảng làm quê hương, người dân Quảng cũng sẽ không ngần ngại đón nhận tác giả đó là đồng hương với tất cả chân tình. Không ai lấy làm lạ khi các nhà thơ, nhà văn xứ Quảng sinh ra trên nhiều nơi của ba miền đất nước.
Bên cạnh những La Hối, Bùi Giáng, Trầm Tử Thiêng, Hoàng Trúc Ly, Tạ Ký, Vũ Ký, Lê Trọng Nguyễn đã qua đời hay hàng trăm văn nghệ sĩ nói tiếng Quảng đang sống trong cũng như ngoài nước còn nhiều văn nghệ sĩ Quảng Đà nói tiếng Huế như Vũ Hữu Định, Quảng Bình như Phan Nhật Nam, Thanh Hóa như Nhật Ngân.
Thời đẹp nhất trong đời người của mỗi chúng ta là tuổi trẻ. Tuổi trẻ của tôi và của các anh các chị được che bằng bóng mát của hàng cây sao trên đường Thống Nhất Đà Nẵng, được nhịp bằng tiếng guốc khua trên đường Lê Lợi Hội An. Thành phố, dòng sông, con người và nếp sống Quảng Đà ảnh hưởng khắc sâu trong nhận thức, ảnh hưởng sâu đậm trong sáng tác của các anh, các chị. Anh Nhật Ngân đồng ý như thế và có lần đã kể “vì cả một cái thời tuổi trẻ của tôi ở trung học cũng như là đi vào văn nghệ, thành tôi rất yêu mến xứ Quảng Nam-Ðà Nẵng.”
Trong các tỉnh, tôi nghĩ Quảng Nam Đà Nẵng là một trong những địa phương có đông văn nghệ sĩ sinh hoạt nhất, một phần vì đất rộng người đông nhưng phần khác tiêu chuẩn để gọi là văn nghệ sĩ Quảng Đà cũng rất rộng rãi. Tác giả nào tự nguyện chọn đất Quảng làm quê hương, người dân Quảng cũng sẽ không ngần ngại đón nhận tác giả đó là đồng hương với tất cả chân tình. Không ai lấy làm lạ khi các nhà thơ, nhà văn xứ Quảng sinh ra trên nhiều nơi của ba miền đất nước.
Bên cạnh những La Hối, Bùi Giáng, Trầm Tử Thiêng, Hoàng Trúc Ly, Tạ Ký, Vũ Ký, Lê Trọng Nguyễn đã qua đời hay hàng trăm văn nghệ sĩ nói tiếng Quảng đang sống trong cũng như ngoài nước còn nhiều văn nghệ sĩ Quảng Đà nói tiếng Huế như Vũ Hữu Định, Quảng Bình như Phan Nhật Nam, Thanh Hóa như Nhật Ngân.
Thời đẹp nhất trong đời người của mỗi chúng ta là tuổi trẻ. Tuổi trẻ của tôi và của các anh các chị được che bằng bóng mát của hàng cây sao trên đường Thống Nhất Đà Nẵng, được nhịp bằng tiếng guốc khua trên đường Lê Lợi Hội An. Thành phố, dòng sông, con người và nếp sống Quảng Đà ảnh hưởng khắc sâu trong nhận thức, ảnh hưởng sâu đậm trong sáng tác của các anh, các chị. Anh Nhật Ngân đồng ý như thế và có lần đã kể “vì cả một cái thời tuổi trẻ của tôi ở trung học cũng như là đi vào văn nghệ, thành tôi rất yêu mến xứ Quảng Nam-Ðà Nẵng.”
Bản nhạc đầu tay của anh Tôi đưa em sang sông mang hình ảnh sông Hàn Đà Nẵng. Như RFA tường thuật sau lần phỏng vấn anh: “Khung cảnh bản tình ca này là bến đò An Hải trên sông Hàn, Ðà Nẵng. Năm 1960, danh phận chưa có, chàng trai đành ngậm ngùi khi nghe tin người yêu phải theo lời gia đình, đi lấy chồng. Ghi lại tình cảm của mình qua nhạc bản này, viết xong Nhật Ngân gửi vào Sài Gòn nhờ một nhạc sĩ đã có tên tuổi là Y Vân phổ biến giùm. Y Vân sửa đổi vài câu cho hợp với đường lối của Bộ Thông Tin khi đó, rồi ghi tên người em là Y Vũ vào chung với Nhật Ngân”. Mỗi lần cựu học sinh Quảng Nam Đà Nẵng họp mặt, chúng tôi lại được nghe chính tác giả hát bài hát đầy kỷ niệm không chỉ của anh và cả của chúng tôi nữa.
Nhạc sĩ Nhật Ngân là một tên tuổi lớn trong âm nhạc Việt Nam nhưng trong gia đình văn nghệ và đồng hương Quảng Đà, chúng tôi ít khi gọi anh là nhạc sĩ mà vẫn gọi anh là anh Nhật Ngân thân thiết hay thỉnh thoảng cũng có anh chị gọi là thầy Nhật Ngân vì có một thời gian anh dạy ở các trường Đà Nẵng.
Tôi không nhớ chính xác ngày tháng quen anh Nhật Ngân nhưng biết là lâu lắm. Năm 1999, anh Nhật Ngân và anh Trầm Tử Thiêng làm CD Lửa Bolsa và hai anh đã chọn bài thơ Người con gái trên đường Bolsa của tôi do anh Trầm Tử Thiêng phổ đưa vào CD. Anh gởi tôi một số CD và từ đó chúng tôi hay liên lạc nhau. Những năm sau này tôi ít làm thơ mà dành nhiều thơi gian để viết tiểu luận. Anh đọc các bài viết của tôi rất kỹ. Bài nào anh thích, thường gọi điện thoại để nói vài lời khuyến khích.
Nhạc sĩ Nhật Ngân là một tên tuổi lớn trong âm nhạc Việt Nam nhưng trong gia đình văn nghệ và đồng hương Quảng Đà, chúng tôi ít khi gọi anh là nhạc sĩ mà vẫn gọi anh là anh Nhật Ngân thân thiết hay thỉnh thoảng cũng có anh chị gọi là thầy Nhật Ngân vì có một thời gian anh dạy ở các trường Đà Nẵng.
Tôi không nhớ chính xác ngày tháng quen anh Nhật Ngân nhưng biết là lâu lắm. Năm 1999, anh Nhật Ngân và anh Trầm Tử Thiêng làm CD Lửa Bolsa và hai anh đã chọn bài thơ Người con gái trên đường Bolsa của tôi do anh Trầm Tử Thiêng phổ đưa vào CD. Anh gởi tôi một số CD và từ đó chúng tôi hay liên lạc nhau. Những năm sau này tôi ít làm thơ mà dành nhiều thơi gian để viết tiểu luận. Anh đọc các bài viết của tôi rất kỹ. Bài nào anh thích, thường gọi điện thoại để nói vài lời khuyến khích.
Một lần tôi về nói chuyện và đọc thơ ở Viện Việt Học, anh gọi hẹn tôi đi uống cà phê. Anh hỏi tôi có mang theo tập thơ nào đưa anh một tập. Tôi có mang theo và ký tặng anh. Ngày hôm sau, anh đến tham dự buổi nói chuyện và hát một bài tặng tôi. Bản nhạc anh hát phổ từ bài thơ Mỗi mùa xuân thêm một lần dối mẹ trong tập thơ tôi tặng anh đêm trước. Nguyên văn bài thơ như thế này:
Nhớ năm ngoái mẹ có lần đã hỏi
Về chưa con sao vẫn thấy chưa về
Con lại phải thêm một lần nói dối
Chờ sang năm con hứa sẽ về quê
Nếu chẳng phải vì thay tờ lịch mới
Chắc là con không biết có Xuân sang
Ðời nước Mỹ tháng ngày trôi qua chóng
Chưa kịp xoay đã hết một năm tròn
Bỗng sực nhớ đến lời ai đã nhắc
Lại lo tìm câu nói dối cho xong
Mười một mùa xuân miệt mài đất khách
Con dối đi dối lại biết bao lần
Căn nhà cũ chắc năm nay mục nát
Tiền gởi về không đủ mẹ nuôi thân
Con gái lớn theo chồng đi nơi khác
Con trai đầu biền biệt chốn xa xăm
Cây mai nhỏ ba đã trồng năm trước
Mấy xuân rồi có nở nụ nào không
Hay đã chết theo ba từ dạo ấy
Ðể mùa Xuân hoa trắng nở trong lòng
Năm mới đến mẹ già thêm một tuổi
Tóc bạc hơn nhiều, má hóp răng long
Sao giấc ngủ chập chờn con thấy mẹ
Người đàn bà đẹp nhất ở trần gian
Năm mới đến con cũng già thêm tuổi
Xa mẹ hiền một tuổi nặng bằng hai
Tuổi nước Việt chất chồng lên quá khứ
Tuổi xứ người quần quật với tương lai
Con chẳng biết nói thế nào mẹ hiểu
Chẳng còn ai hiểu hết chuyện đời con
Non nước đó vẫn còn đầy dâu biển
Núi sông đây sao giữ được vuông tròn.
Nhớ năm ngoái mẹ có lần đã hỏi
Về chưa con sao vẫn thấy chưa về
Con lại phải thêm một lần nói dối
Chờ sang năm con hứa sẽ về quê
Nếu chẳng phải vì thay tờ lịch mới
Chắc là con không biết có Xuân sang
Ðời nước Mỹ tháng ngày trôi qua chóng
Chưa kịp xoay đã hết một năm tròn
Bỗng sực nhớ đến lời ai đã nhắc
Lại lo tìm câu nói dối cho xong
Mười một mùa xuân miệt mài đất khách
Con dối đi dối lại biết bao lần
Căn nhà cũ chắc năm nay mục nát
Tiền gởi về không đủ mẹ nuôi thân
Con gái lớn theo chồng đi nơi khác
Con trai đầu biền biệt chốn xa xăm
Cây mai nhỏ ba đã trồng năm trước
Mấy xuân rồi có nở nụ nào không
Hay đã chết theo ba từ dạo ấy
Ðể mùa Xuân hoa trắng nở trong lòng
Năm mới đến mẹ già thêm một tuổi
Tóc bạc hơn nhiều, má hóp răng long
Sao giấc ngủ chập chờn con thấy mẹ
Người đàn bà đẹp nhất ở trần gian
Năm mới đến con cũng già thêm tuổi
Xa mẹ hiền một tuổi nặng bằng hai
Tuổi nước Việt chất chồng lên quá khứ
Tuổi xứ người quần quật với tương lai
Con chẳng biết nói thế nào mẹ hiểu
Chẳng còn ai hiểu hết chuyện đời con
Non nước đó vẫn còn đầy dâu biển
Núi sông đây sao giữ được vuông tròn.
Lần sau, tôi trở lại Nam California, khá đông anh em văn nghệ đưa nhau đi ăn tối. Trong bữa ăn anh dặn tôi chờ gặp riêng vài phút vì có chuyện muốn bàn. Chúng tôi đứng trong bải đậu xe nói chuyện. Thì ra anh muốn làm một CD nhạc phổ từ thơ của các nhà thơ xứ Quảng nhưng đắn đo về danh sách các nhà thơ. Tôi cười, vừa nói vui nhưng cũng vừa nói thật “Số nhà thơ Quảng Đà mọc nhiều hơn lúa, anh nên cân nhắc để bạn hữu khỏi trách, đừng hỏi tôi vì tôi không chọn được.” Anh không nói gì nhưng thời gian ngắn sau đó anh ra đời một CD mười tác giả Quảng Nam. Như anh giải thích, anh không có ý chọn lựa theo tiêu chuẩn thơ hay và thơ không hay, thích hay không thích, thành danh hay chưa thành danh, mười tác giả thơ trong CD chẳng qua là những người anh gần gũi, dễ liên lạc và cụ thể hơn anh đã có sẵn nhạc phổ thơ của họ. Trong CD, bài thơ Mỗi mùa xuân thêm một lần dối mẹ của tôi được anh sửa tựa cho ngắn gọn và có nhạc tính hơn Mỗi mùa xuân về và chính anh đã hát thật hay. Mỗi khi có dịp, tôi cũng thường hát bài này.
Bài thơ tôi viết như một lời xin lỗi người mẹ nuôi mười một năm sau khi tôi rời nhà mẹ. Năm nào cũng thế, mỗi mùa xuân khi gọi về chúc tết mẹ tôi đều hứa sẽ trở về thăm căn nhà nhỏ có giàn hoa giấy đỏ ở hẻm Hòa Hưng. Lời hứa của tôi như con nước nhỏ trôi đi và mẹ vẫn đứng chờ như bóng chân cầu cũ. Bóng mây bay không trở lại bao giờ. Tôi không biết giải thích thế nào cho mẹ hiểu. Khát vọng ư? Lý tưởng ư? Núi sông ư? Tư do dân chủ ư? Với tôi có thể là quan trọng nhưng trong lòng bà mẹ Việt Nam nào cũng chỉ có tình thương.
Anh Nhật Ngân viết rất nhiều bài về mẹ và mùa xuân. Trong chúng ta, ai cũng có thể ít nhất một vài lần đã hát Xuân này con về mẹ ở đâu, Xuân này con không về hay Mùa xuân của mẹ do anh sáng tác từ nhiều năm trước. Càng đi xa, càng lăn lóc trong cuộc đời đầy cạm bẫy càng thấy quý tấm lòng bao dung, thương yêu tuyệt vời như ánh trăng của mẹ.
Lần cuối gặp anh Nhật Ngân ở hội ngộ cựu học sinh liên trường tại Nam California 2011 nhưng cả hai anh em chúng tôi đều quá bận điều hợp chương trình không nói với nhau được gì. Anh hẹn tôi sáng mai đi uống cà phê với anh và nhạc sĩ Trần Trịnh. Chúng tôi chụp vài bức hình kỷ niệm. Cả hai nhạc sĩ tài hoa của âm nhạc Việt Nam đều không còn nữa.
Hôm nay, 24 tháng 11 là sinh nhật anh và hai tháng nữa sẽ là ngày giỗ đầu của anh. Tôi viết đôi dòng để tưởng nhớ anh. Tác giả Tôi đưa em sang sông đã xa chúng ta nhưng âm nhạc của anh như tiếng sóng vẫn hằng đêm vỗ về bên sông Hàn Đà Nẵng thân yêu và trong lòng người yêu nhạc Nhật Ngân.
Trần Trung Đạo
Bài thơ tôi viết như một lời xin lỗi người mẹ nuôi mười một năm sau khi tôi rời nhà mẹ. Năm nào cũng thế, mỗi mùa xuân khi gọi về chúc tết mẹ tôi đều hứa sẽ trở về thăm căn nhà nhỏ có giàn hoa giấy đỏ ở hẻm Hòa Hưng. Lời hứa của tôi như con nước nhỏ trôi đi và mẹ vẫn đứng chờ như bóng chân cầu cũ. Bóng mây bay không trở lại bao giờ. Tôi không biết giải thích thế nào cho mẹ hiểu. Khát vọng ư? Lý tưởng ư? Núi sông ư? Tư do dân chủ ư? Với tôi có thể là quan trọng nhưng trong lòng bà mẹ Việt Nam nào cũng chỉ có tình thương.
Anh Nhật Ngân viết rất nhiều bài về mẹ và mùa xuân. Trong chúng ta, ai cũng có thể ít nhất một vài lần đã hát Xuân này con về mẹ ở đâu, Xuân này con không về hay Mùa xuân của mẹ do anh sáng tác từ nhiều năm trước. Càng đi xa, càng lăn lóc trong cuộc đời đầy cạm bẫy càng thấy quý tấm lòng bao dung, thương yêu tuyệt vời như ánh trăng của mẹ.
Lần cuối gặp anh Nhật Ngân ở hội ngộ cựu học sinh liên trường tại Nam California 2011 nhưng cả hai anh em chúng tôi đều quá bận điều hợp chương trình không nói với nhau được gì. Anh hẹn tôi sáng mai đi uống cà phê với anh và nhạc sĩ Trần Trịnh. Chúng tôi chụp vài bức hình kỷ niệm. Cả hai nhạc sĩ tài hoa của âm nhạc Việt Nam đều không còn nữa.
Hôm nay, 24 tháng 11 là sinh nhật anh và hai tháng nữa sẽ là ngày giỗ đầu của anh. Tôi viết đôi dòng để tưởng nhớ anh. Tác giả Tôi đưa em sang sông đã xa chúng ta nhưng âm nhạc của anh như tiếng sóng vẫn hằng đêm vỗ về bên sông Hàn Đà Nẵng thân yêu và trong lòng người yêu nhạc Nhật Ngân.
Trần Trung Đạo
1. Nhớ Núi Thương Rừng
thơ trần trung đạo: ta vẫn hàng mơ ngày trở lại thăm rừng Nghi Hạ, núi Nghi Sơn núi đứng chờ ai khô lệ đá rừng thu mấy độ lá thu rơi mưa có buồn hơn trên xóm vắng nắng có vàng thêm những buổi chiều ta đi tuyết đổ lên đồi trắng mưa buồn như mắt mẹ đêm khuya chùa xa ai giục hồi chuông đổ hay tiếng ru con dưới mộ phần cả đời ta chưa yên giấc ngủ chập chờn mộng mị trắng thâu canh hàng tre Nghi Hạ còn hay mất có phải nơi này mẹ gặp cha ai uống ngày xưa ly nước vối mà nay cay đắng đọng đời ta quê hương, ta sẽ về thăm nhé dẫu ước mơ xưa đã tật nguyền lưng ta đời chém hàng trăm nhát còn đây nguyên vẹn một con tim ta vẫn hàng mơ ngày trở lại thăm rừng Nghi Hạ, núi Nghi Sơn sông Thu nước lớn bao mùa lụt có xoá dùm ta những tủi buồn biết còn chi nữa không Nghi Hạ chén rượu hoa niên đã nhạt rồi rừng thu lá đã bao mùa rụng lòng người sao vẫn mãi chia phôi ta sẽ nói gì khi trở lại nghìn lời không đủ để quên đau giữa một non sông tràn máu lệ khóc cười cũng chẳng khác chi nhau phủi bụi giang hồ trên nếp áo ta về như gái khách hoàn lương mình ta đứng giữa trời mây trắng khóc tuổi xuân phai ở cuối đường |
|