Ngày
xưa, khi tôi còn dạy học, tôi thường tìm tòi trong các sách báo, nếu có chuyện
nào hay và có ý nghĩa, thì tôi để dành kể cho học trò nghe sau những giờ Toán,
Lý, Hóa khô khan và mệt trí. Nay không có gì để góp vào Ðặc San Kỷ Niệm 60 Năm
ngày thành lập trường Trần Quý Cáp, tôi xin kể lại, để Quý vị “lão cựu học
sinh” “mua vui cũng được một vài trống canh”. 1.- Một Phát Minh Tột Ðỉnh:
Năm
đó, vào cuối thế kỷ 21, loài người đã tiến bộ vượt bực. Mọi tiện nghi đều tối
tân: Việc đi lại, không cần dùng xe, máy bay, tàu thủy v.v... mà chỉ cần vào
phòng máy, bấm nút, máy sẽ phân tích thành những điện tử rồi chuyển đi theo tốc
độ ánh sáng; sau đó, các điện tử sẽ tụ lại thành người và người đó sẽ từ phòng máy nơi đến, bước ra. Ngoài phố, người ta chỉ thấy toàn là tài
tử, giai nhân vì ngành thẩm mỹ có thể sửa thành khuôn mặt của các nữ minh tinh
quá khứ và hiện tại trên thế giới.
Ðó
chỉ là vài thí dụ chứ thật ra có vô số phát minh vì số nhà bác học trên thế
giới lúc đó nhiều vô số kể.
Trong
một gia đình kia, cha là một bác học, đang dạy tại trường Ðại Học Khoa Học mà
học trò của ông có nhiều người đã trở thành bác học, góp nhiều phát minh cho
thế giới. Riêng ông trước đây cũng có nhiều phát minh tân kỳ. Nhưng từ hơn một
năm nay, ông không có phát minh nào cả!
Các
con ông thấy ông thường miệt mài trong phòng kín và không nói gì khi các con
ông, nhất là các cô ái nữ hay chê ông là chậm chạp, thua sút giới trẻ v.v...
Một
hôm, vợ ông, cũng là một giáo sư khoa học, chịu không nỗi, mới hỏi ông tại sao
vậy? Ông mỉm cười rồi nói, tôi đang thí nghiệm một cái máy vượt hẳn các máy
hiện đại, có lẽ sắp thành công.
Mấy
tuần sau, ông cho mời các nhà bác học quanh vùng đến nhà ông để xem cái máy mà
ông vừa phát minh. Công chúng biết chuyện cũng đến xem rất đông. Các con ông
thì rất vui và hãnh diện vì cha mình sẽ có một phát minh tột đỉnh!
Khi
mọi người tề tựu đông đủ, ông nói: khoa học đã đưa loài người chúng ta gần đến
tột đỉnh của tiện nghi và sung sướng. Nhưng theo tôi vẫn chưa phải là tột đỉnh
vì chúng ta còn phải ăn uống phiền phức, còn phải đau buồn khi gặp chuyện chẳng
lành như khi người thân qua đời hay mất mát đồ quý v.v... Cái máy của tôi sẽ sẽ
đạt được điều đó: chúng ta sẽ không cần mất thì giờ chế biến thức ăn; sẽ không
đau buồn; cuộc sống luôn luôn vui vẻ dù bên ngoài có chuyện gì chăng nữa v.v...
Rồi
ông ra đứng giữa vườn; bốn phía có bốn cái máy do ông phát minh. Ông ra lệnh mở
máy: đèn bật sáng, chiếu thẳng vào người ông. Mọi người thấy ông trở nên đỏ,
vàng rồi xanh. Ông cao dần, hai tay vươn dài, còn chân thì cũng dài ra và lún
sâu xuống đất. Khoảng một giờ sau, người ta thấy ông biến thành cái cây!
Vợ
con ông hốt hoảng, kêu khóc, chạy đến ôm ông, nay đã trở thành cây cổ thụ,
nhưng ông vẫn vui vẻ, cành lá phất phơ theo làn gió.
Từ
đó ông không cần ăn uống vì các chân ông đã biến thành rễ cây, tự lấy chất bổ
từ đất; tay ông đã biến thành cành lá, hấp thụ ánh nắng mặt trrời để sinh tồn
v.v... Ông không cần những tiện nghi phiền phức của con người; cũng không hề
đau buồn vì chuyện thế thái nhân tình! Cái phát minh tột đỉnh của ông đã đem
con người trở về thuở ban đầu mà tạo hóa đã ban cho loài người lúc bắt đầu có
trái đất.
Trước
đây, thi sĩ Tản Ðà Nguyễn Khắc Hiếu có lẽ cũng có ý tưởng như nhà bác học nọ
nên mới có mấy câu thơ sau đây: Ngồi buồn mà trách ông xanh Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười! Kiếp sau xin chớ làm người Làm cây thông đứng giữa trời mà
reo Giữa trời vách đá cheo leo Ai mà chịu rét thì trèo với thông! 2.- Chơi trăng
Ngày
xưa, có ông vua Tàu sinh được một nàng công chúa rất xinh đẹp. Vua và hoàng hậu
rất cưng chiều. Khi còn bé được bảy tuổi, cô thường ra vườn thượng uyển xem
hoa. Một hôm, vào ngày rằm, trăng sáng vằng vặc, cô bé bỗng có ý muốn đem trăng
xuống chơi với mình. Cô nói ý muốn ấy với vua cha và hoàng hậu. Nhà vua rất
chiều con vì công chúa là đứa con gái duy nhất của vua và hoàng hậu.
Vua
bèn triệu tập các quan và hỏi ai có thể đem trăng về cho công chúa chơi? Một vị
võ tướng nói:
-
Dễ thôi! Trăng thường lặn vào vào dãy núi phía tây. Tôi sẽ đem một đội kỵ binh,
chạy về dãy núi đó, chờ trăng lặn, sẽ bắt lấy và đem về cho công chúa.
Chiều
hôm sau, vua và hoàng hậu cùng công chúa và triều thần, chờ đón đoàn quân mang
trăng về. Nhưng khi hoàng hôn xuống, công chúa vẫn thấy trăng mọc ở phía đông
và lên dần trên bầu trời! Còn vị tướng quân thì thất thểu trở về chịu tội với
nhà vua!
Công
chúa nũng nịu với vua và hoàng hậu:
- Con xin có một cái trăng mà hoàng
thượng và mẫu hậu không cho.
Nói
xong, cô bỏ vào phòng nằm khóc.
Vua
lại hỏi ý kiến triều thần. Một vị quan khác nói:
-
Bây giờ nên dùng thật nhiều trống lớn, đem lên trường thành, chờ trăng lên cao,
cùng đánh trống thật to. Trăng sẽ lung lay và rớt xuống.
Ông
quan nói tiếp:
-
Ngày xưa đã có câu:
“Trống trường
thành lung lay bóng nguyệt Khói Cam Tuyền
mờ mịt thức mây”
Hôm
sau vua cho thực hiện lời vị quan nọ. Công chúa lên thành chờ trăng rụng. Nhưng
trống đánh vang trời mà trăng vẫn nhởn nhơ trên không trung. Vua và hoàng hậu
thất vọng, còn công chúa thì khóc sướt mướt!
Vua
lại triệu tập triều thần. Một quan thi sĩ nói:
-
Tôi có kế này, chắc sẽ thành công.
Vua
hỏi kế gì?
Ông
quan thi sĩ nói:
-
Nhà vua hãy truyền tất cả thi sĩ trong kinh đô đến vườn thượng uyển, chờ trăng
lên thì làm thơ ca ngợi trăng, rồi ngâm to để mời trăng xuống chơi. Khi trăng
xuống, ta sẽ cho phục binh bắt lấy cho công chúa.
Tối
hôm ấy, vua lại cho thực hiện theo lời ông quan thi sĩ nọ, nhưng rồi trăng
chẳng thèm xuống chơi.
Lần
này công chúa vô cùng thất vọng. Cô bé bỏ ăn, nằm liệt trong phòng. Vua và
hoàng hậu vô cùng thương xót nhưng chẳng biết làm sao để dỗ dành công chúa. Vua
treo bảng cầu hiền và hứa thưởng thật hậu cho ai có thể đem trăng về cho công
chúa.
Trong
kinh thành có một tiệm kim hoàn, ông chủ tiệm có một cậu con trai mười tuổi,
rất khôi ngô. Một hôm, cậu bé bảo cha vào triều xin vua cho cậu bé đem trăng về
cho công chúa. Ông chủ tiệm la cậu bé là không được đùa với cái chết vì ông
nghĩ cậu bé nói đùa với vua là mang tội khi quân, sẽ bị chém đầu! Nhưng cậu bé
nói với cha là bảo đảm làm được để cứu công chúa. Ông chủ tiệm không biết làm
sao, đành dẫn cậu bé vào triều.
Vua
và hoàng hậu thấy cậu còn bé quá, không tin tưởng, nhưng vẫn cho cậu bé vào gặp
công chúa. Công chúa hỏi trăng đâu? Cậu bé liền mở bọc lấy ra một vật hình tròn
bằng vàng óng ánh, có sợi dây đeo rất đẹp. Công chua hớn hở cầm lấy, rồi đeo
vào cổ. Công chúa nói:
-
Các quan đều thua cậu bé nầy.
Rồi
công chúa bảo đem cơm đến cho công chúa ăn. Cô bé cười nói, nhảy nhót rất vui
vẻ. Vua và hoàng hậu rất mừng. Nhưng khi hoàng hôn xuống, nhà vua lại suy nghĩ
và bắt đầu lo lắng vì ông biết đó là trăng giả và như thế khi trời tối, trăng
vẫn sẽ mọc và như vậy, không biết công chúa sẽ thất vọng đến đâu!
Trời
vừa tắt nắng, công chúa đòi ra vườn thượng uyển chơi. Vua và hoàng hậu cùng
triều thần vô cùng lo sợ. Công chúa ngồi nhìn về phương đông. Khi trăng lên,
mọi người thấy công chúa vẫn bình thường, không thất vọng kêu khóc như mọi khi.
Lúc ấy vua và hoàng hậu mới hỏi công chúa:
- Thằng bé đã đem trăng về cho con rồi, sao
nay nó vẫn còn trên bầu trời?
Công
chua thản nhiên đáp:
-
Thằng bé đem trăng về cho con chơi thì ông trời lại đẻ ra cái khác chớ sao.
Ở
đời, khi gặp khó khăn, nhiều khi không cần tìm ở đâu xa và phức tạp mà chỉ cần
đơn giản và dễ làm vẫn có thể giải quyết được! 3.- Cô Giáo Dạy Triết
Năm
ấy tại một trường trung học đệ nhị cấp thuộc vùng Cao Nguyên, có mở lớp 12.
Trường bèn xin Bộ Quốc Gia giáo Dục bổ dụng một giáo sư tốt nghiệp Ðại Học Sư
Phạm ban Triết hoặc có bằng Cử Nhân Triết học về dạy.
Ðầu
niên khóa một nữ giáo sư khá đẹp mới đậu bằng Cử Nhân Triết được bổ về. Ông
HiệuTrưởng, Giáo sư và cả học sinh đều rất vui mừng vì có người dạy, vừa có
thêm một bông hoa biết nói, tô điểm thêm tươi mát cho ngôi trường tỉnh lẻ nầy.
Sau
mấy ngày quen nhau, nhiều giáo sư độc thân tìm cách làm thân, tặng hoa, tặng
quà, khi có dịp. Các sĩ quan bên Tiểu Khu và Trung Ðoàn đóng quân gần đó, cũng
mon men tán tỉnh. Cô rất vui nhưng nhã nhặn từ chối. Cô nói với các nữ giáo sư
cùng trường:
-
Mấy thằng Ðại Học Sư Phạm thì đã có vợ, còn các giáo sư đệ nhất cấp thì yếu
quá! Còn các sĩ quan thì phải từ Thiếu Tá trở lên và phải có bằng Ðại học thì
mới đạt “tiêu chuẩn”.
Dần
dà tin đồn cô giáo kiêu căng, hợm mình loan truyền cả thành phố. Các chàng trai
trẻ không dám làm quen nữa. Cô giáo trở nên cô đơn và buồn bã.
Nghỉ
hè năm đó, cô về thăm bà ngoại ở miền Hậu Giang. Bà đã già, có một cái quán
tre, bán vài đồ tạp hóa tại một thị trấn nhỏ. Cô giáo thường ra ngồi bán với bà
ngoại cho vui. Nhiều người hỏi cô ở đâu về và làm nghề gì? Cô nói ở Sài Gòn về
và làm thợ may trong chợ.
Tại
thị trấn đó, nhiều thanh niên biết tin, thường lân la đến mua đồ và tán tỉnh.
Cô cười vui vẻ và đối đáp rất nhã nhặn, làm nhiều chàng hy vọng. Trong số đó có
một anh Trung Sĩ, Trưởng một đồn nhỏ của thị trấn. Ngày nào anh cũng đến mua
đồ, lâu dần hai người trở nên thân nhau. Những lúc rảnh rỗi, anh thường mời cô
đi chơi đó đây trong vùng. Khi thì ra ngoài đầm xem nông dân làm ruộng, khi thì
ra sông xem ngư phủ đánh cá v.v...
Cô
ở chơi tại đó mấy tháng hè. Hết hè cô trở lại trường với nét mặt vui tươi, yêu
đời chứ không trầm tư, buồn bã như lúc trước. Mấy cô giáo sư hỏi có gì mà vui
tươi vậy? Cô nói, đã làm đám hỏi và tết nầy sẽ làm đám cưới. Mấy cô giáo sư ấy
hỏi dồn: chồng bạn là ai? Bác sĩ hay kỹ sư? Cô thản nhiên trả lời: là một Trung
Sĩ Ðịa Phương Quân.
Tin
đồn cô giáo dạy triết lấy chồng Trung Sĩ loan truyền trong trường và ra cả
thành phố. Nhiều người rất thắc mắc, không hiểu tại sao như vậy! Mấy cậu giáo
sư độc thân rất muốn hỏi cô nhưng không dám, mới nhờ ông Hiệu Trưởng già. Một
hôm, sau giờ họp hội đồng giáo sư, ông dặn cô ở lại để ông hỏi chút việc. Ông
nói:
-
Tôi biết có nhiều giáo sư trong trường và các sĩ quan bên Trung Ðoàn rất thích
cô, nhưng cô đều từ chối. Không hiểu sao cô lại nhận lời một anh Trung Sĩ?
Cô
nói:
-
Trước đây, tôi cứ tưởng mình có Cử Nhân và dạy đến lớp 12 là cao lắm; mấy ông
giáo sư và sĩ quan còn độc thân mà ông nói tới đó, chỉ có bằng tú tài, như
vậychỉ đáng là học trò của tôi thôi, do đó tôi không chọn vì muốn cao hơn.
Nhưng qua ba tháng hè tại Hậu Giang, tôi quen với anh Trung Sĩ ấy. Trong những
dịp đi chơi với nhau, tôi hỏi cái gì, anh cũng biết. Ngoài ra anh rất xốc vác,
giải quyết những việc khó khăn rất dễ dàng và nhanh chóng. Lúc ấy tôi mới nhận
thấy rằng, anh ấy hơn tôi rất nhiều mặt, còn tôi chỉ hơn anh cái triết học xa
vời, không thực tế thôi. Vì vậy tôi chọn anh ấy. 4.- Thử tài (Chuyện thật)
Năm
ấy, vua Việt Nam
cử ông Mạc Ðĩnh Chi làm Trưởng Ðoàn, đi sứ sang Tàu. Ðến Tàu, gặp lúc công chúa
vừa mới mất. Triều đình làm đám tang cho công chúa, có vua và các đại thần tham
dự.
Khi
cử hành lễ tang, vị quan Trưởng Ban Tổ Chức mới nhờ ông Mạc Ðỉnh Chi đọc bài
văn tế. Ông Mạc Ðĩnh Chi quỳ trước bàn thờ công chúa, mở bài văn tế mà vị quan
nọ vừa đưa cho ông. Khi ông mở tờ giấy thì chỉ thấy có một chữ Nhất (-). Vua
Tàu và các quan chăm chú nhìn ông để xem ông phải làm gì với bài văn tế chỉ có
một chữ Nhất (-) ấy, mục đích để thử tài ông và có thể làm nhục sứ thần Việt Nam
nếu ông không xoay xở được.
Ông
Mạc Ðĩnh Chi ung dung đứng dậy, đi vài bước rồi đọc:
Thanh
thiên Nhất đóa vân Hồng
lô Nhất điểm tuyết Thượng
uyển Nhất chi hoa Giao
trì Nhất bóng nguyệt. Y!
Vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết!
Dịch nôm: Trời
xanh Một đám mây Lò
hồng Một điểm tuyết Vườn
uyển Một cành hoa Ðầm
giao Một bòng nguyệt Ôi!
mây tan, tuyết rã, hoa rụng, trăng mờ!
Ý
nói: Công chúa cái gì cũng Nhất, nhưng than ôi, nay không còn nữa! Ngoại
truyện:
(có thể không thật)
Các
quan Tàu rất khâm phục tài của ông Mạc Ðĩnh Chi. Nhiều vị biết xem tướng, thấy
ông rất xấu, không có tướng mạo gì biểu lộ các tài như vậy nên rất thắc mắc.
Sau đó, các vị quan đó mới rình xem lúc ông đi đại tiện thì mới vỡ lẽ: ông có
ẩn tướng, đó là ông đi ra cục phân vuông!
California
20/2/2012 TRẦN HUỲNH MÍNH