Trần Thị Quế (Australia)
Download VLC để nghe nhac (neu chua)
http://get.videolan.org/vlc/2.0.8/win32/vlc-2.0.8-win32.exe
http://get.videolan.org/vlc/2.0.8/win32/vlc-2.0.8-win32.exe
Click to set custom HTML
https://dathaoqutrn.com/2018/11/12/chuyen-doi-toi/?fbclid=IwAR21XKWCgJ76_
31. TÔI PHẢI VỀ THĂM NHÀ
30. Ngài Tha Lỗi
29. Mời
28. Còn Nhận Ra Em
27. Just Making Sure
Just Making Sure.
I laid my heart in your garden bed. So flowers could spread themselves out. To compete with the sun And dare the heat and enjoy the rain. I laid my heart in your hand. So love could expand to touch your soul. So I could feel your sorrow And dare the stress and enjoy your love. I laid my heart in front of your door, Right where the wind charm was fixed So when the wind blew You could hear the sound of my heart Ringing around you to chase away all evils I laid my heart on your writing desk. Making sure the love letter You were writing, yes Would be addressed to: Me. Dã -Thảo. Spring 2000 |
Để Cho Chắc
Em trãi tim em trong vườn nhà anh Cho nỡ hoa tươi thắm nhuộm trên cành Thi đua với mặt trời hồng, nên hoa Dám thách trời nắng tắm mừng trời mưa Em đặt tim em trong lòng tay anh Để tình yêu nỡ hồn anh rung động Cho em cảm thông được nỗi buồn rầu Dám thách muộn sầu tận hưởng tình sâu Em gắn tim em trước hiên nhà anh, Ngay nơi giá chuông nhà anh treo đó, Khi gió thổi lên cho anh nghe rõ, Tiếng lòng em reo quanh anh xua hết ra xa ma quái yêu tinh Em đặt tim en trên bàn viết anh Để em chắc chắn thư tình anh viết Vâng, địa chỉ là nhất định phải điền Gởi Đến Cho: Em Dã thảo chuyển ngữ. 26/11/2013 |
oooooooooooooooooooooooooooooooooooooo
26. Nói Với Tuổi Mười Ba
Tuổi mười ba là tuổi mà các bạn gái mới lớn bị coi là nhỏ, nếu buổi tối xem TV muộn thế nào cũng bị bố hoặc mẹ bảo: “Thôi khuya rồi, tắt TV đi ngủ con, con nít không được thức khuya”.
Sáng hôm sau nếu các bạn tí hon mà dậy trể, nướng qua nướng lại cho vàng thêm tí nữa giấc ngủ của mình thì lại bị mẹ mắng ngay:
- “Con gái lớn rồi còn ngủ nướng, dậy cho rồi mặt trời xỏ lổ mũi thấy không?”
Bạn hoang mang không biết mình còn nhỏ hay đã lớn, mà sao cái gì cũng bị cho là sai quấy. Lạ quá, mới buổi tối không được coi TV vì còn bé, sáng hôm sau đã lớn không được ngủ dậy trưa. Thế là nghĩa làm sao?
Bạn đến trường hỏi cô giáo, cô trả lời:
- “Tuổi em là tuổi phải lo học, phải học để trở nên người hữu dụng và được hạnh phúc về sau”.
À thế thì người lớn nào cũng bắt nạt bạn hết. Nhưng bạn muốn làm cái gì mà bạn thích cơ. Học thì cũng chán quá. Tương lai là cái gì bạn đâu có thấy. Bạn về nhà hỏi mẹ:
- “Tương lai là cái gì? và hạnh phúc là cái gì?”.
Mẹ trả lời:
- “Tương lai là ngày mai và hạnh phúc là sung sướng”.
Ôi sao người lớn chỉ lo cho cái ngày mai sung sướng của bạn mà không nghĩ tới cái hôm nay sung sướng của bạn. Giá mà mẹ biết được rằng bạn muốn xem cho hết cái phim lúc tối để biết được hoàng tử có tìm được công chúa hay không? Cuối cùng bạn tự tìm cho mình một kết luận: “Công chúa thì phải lấy hoàng tử chứ” Thế là bạn an tâm mỉm cười nhắm mắt lại và ngủ ngon lành.
Tuổi mười ba của bạn là tuổi của mọi nỗi thắc mắc, bạn thắc mắc chứ không phải bạn ưu tư, vì bạn chưa biết ưu tư. Cái gì cũng hỏi và bạn bắt buộc bố mẹ phải trả lời cho bạn. Thảo có một người bạn gái lớn tuổi kể chuyện cô con gái đầu lòng của bà chị: “Một hôm bà chị đang nấu cơm và chồng chị đóng lục cục ở nhà sau. Cô con gái mười hai tuổi của chị chạy vào hỏi bố:
“Bố ơi, bố có biết ông trời đang làm gì ở trên ấy không? Bố đang đóng đóng, bực mình gắt lên:
“A, con bé này hôm nay ngộ chưa? Mày muốn biết thì lên mà hỏi ông trời ấy!”
Bị bố mắng bất ngờ, cô bé khóc nức nở nhưng vẫn còn thắc mắc, vừa khóc vừa chạy vào bếp hỏi mẹ:
- “Thế mẹ có biết bây giờ ông trời đang làm gì ở trên đó không?”. Bà chị lúng túng không biết trả lời ra sao, vội tìm kế hoãn binh vì cô bé cứ khóc, không chịu nín nếu mẹ không trả lời ông trời giờ này đang làm gì trên đó. Chị nói:
- “Con nín đi và lấy khăn lau mặt xong mẹ sẽ trả lời con biết ông trời đang làm gì”. Chị ngạc nhiên sao con bé hôm nay cắc cớ, mọi khi giờ này vẫn còn đang nhảy dây hoặc nghịch ngợm trèo lên cây ổi sau vườn với mấy đứa bạn. Cô bé lau mặt xong vào bếp chờ mẹ. Bà chị ôm con vào lòng và trả lời:
- “Ông trời cũng đang làm việc như mọi người và ông còn muốn con học cho giỏi để sau này làm bác-sĩ”
- “Sao con lại phải làm bác-sĩ?”
- “Vì nhiều người đau quá mà chỉ có một ông bác-sĩ ở đầu đường vì thế ông muốn con phải thành bác-sĩ”.
- “Mẹ nói đúng, vì con thấy mọi khi đem con đi khám bịnh mẹ phải chờ lâu mới đến phiên mình. Con tin là mẹ nói đúng”.
Rồi chị bảo con ra ngoài chơi và nhất là đừng lảng vảng lại gần bố khi bố đang làm bất cứ việc gì, cho bố khỏi bực mình. Cô bé vâng lời mẹ và vui vẻ ra ngoài chơi.
Cô bé đó sau này thành bác-sĩ thật. Có lần đến chơi nhà chị bạn cắc cớ hỏi cô:
- “Thế cô H…bây giờ đã biết ông trời đang làm gì trên đó chưa?” Cô mỉm cười e thẹn rồi trả lời:
- “Dạ bây giờ em thành bác-sĩ thật, mà em cũng chịu không biết bây giờ ông trời đang làm gì trên đó. Nhưng em nghĩ cũng nhờ mẹ em nên em mới có được ngày nay. Sau này lớn lên em mới biết là mẹ em chỉ muốn làm vừa lòng em mà tình cờ nói lên cái ước ao thầm kín của bố mẹ, nên em cố gắng làm bố mẹ vui lòng”.
Tuổi mười ba là tuổi của dậy thì, tuổi của hầu hết các bạn nhỏ thấy cơ thể mình chuyển lạ với lần thấy kinh nguyệt đầu tiên, bạn cả thẹn che che dấu dấu không dám nói với ai. Có bạn chờ cho đến khi kinh nguyệt có một vài rắc rối nhỏ, chẳng hạn bạn bị đau bụng nhiều quá, ra huyết nhiều quá, bạn phải đi nằm nghĩ. Mẹ thắc mắc hỏi, đến lúc đó bạn mới chịu nói cho mẹ nghe. Đó là điều không nên. Đừng bao giờ giữ lấy điều gì lo lắng một mình, dầu nhỏ nhoi đến đâu. Cũng như đừng lo lắng thái quá điều gì dầu to lớn đến đâu. Tất cả nên trình bày cho mẹ biết rõ. Mẹ là nguồn ấm áp yêu thương chỉ có mẹ mới xoa dịu được những nỗi đau ở tuổi của bạn. Đừng nên dấu diếm mẹ điều gì, có gì vui cũng nên kể cho mẹ nghe để mẹ cùng vui, có gì buồn cũng nên kể cho mẹ nghe để được mẹ an ủi vuốt ve.
Rồi bạn bước vào lứa tuổi mười bốn, mười lăm. Tuổi của mộng mơ, tuổi tìm hiểu những gì bạn muốn biết. Tuổi của tin tưởng vào đời vì chưa vấp ngã, vì lúc nào cũng có bố mẹ nâng đỡ hai bên. Tuổi mà bạn khám phá ra rằng mẹ yêu bạn rất nhiều, nhưng mẹ không biết làm thế nào cho răng bạn khỏi hư và bạn phải đi nha sĩ. Bố biết rất nhiều nhưng không thể biết hết được và bạn phải tìm hiểu qua sách vở phim ảnh cùng bạn bè. Đây cũng là lúc dễ dàng sa ngã nếu các bạn nhỏ không biết chọn bạn mà chơi, chọn sách mà đọc, chọn phim mà xem. Thì người giúp bạn không ai khác hơn là mẹ của bạn.
Mẹ bây giờ trở thành một người chị và cũng là người bạn gái của bạn. Mẹ sẽ không ngần ngại bỏ ra một buổi chiều dạo phố, hoặc vào tiệm sách với bạn, hoặc đãi bạn một chầu “Xi-nê”, dĩ nhiên mẹ sẽ chọn phim thích hợp cho bạn. Mẹ cũng là một người bạn gái có khả năng kềm chế những ước ao tình cảm quá sớm của bạn, nếu bạn thành thật trình bày cho mẹ những rung động của bạn đối với xã hội bên ngoài. Mẹ sẽ sẵng lòng chỉ dẫn cho bạn con đường nào bằng phẳng êm mát rợp bóng cây và con đường nào chông gai nóng bỏng. Mẹ cũng là một người bạn gái đáng yêu đấy chứ phải không các bạn?
Dã-Thảo
Mùa thu 1984
Tuổi mười ba là tuổi mà các bạn gái mới lớn bị coi là nhỏ, nếu buổi tối xem TV muộn thế nào cũng bị bố hoặc mẹ bảo: “Thôi khuya rồi, tắt TV đi ngủ con, con nít không được thức khuya”.
Sáng hôm sau nếu các bạn tí hon mà dậy trể, nướng qua nướng lại cho vàng thêm tí nữa giấc ngủ của mình thì lại bị mẹ mắng ngay:
- “Con gái lớn rồi còn ngủ nướng, dậy cho rồi mặt trời xỏ lổ mũi thấy không?”
Bạn hoang mang không biết mình còn nhỏ hay đã lớn, mà sao cái gì cũng bị cho là sai quấy. Lạ quá, mới buổi tối không được coi TV vì còn bé, sáng hôm sau đã lớn không được ngủ dậy trưa. Thế là nghĩa làm sao?
Bạn đến trường hỏi cô giáo, cô trả lời:
- “Tuổi em là tuổi phải lo học, phải học để trở nên người hữu dụng và được hạnh phúc về sau”.
À thế thì người lớn nào cũng bắt nạt bạn hết. Nhưng bạn muốn làm cái gì mà bạn thích cơ. Học thì cũng chán quá. Tương lai là cái gì bạn đâu có thấy. Bạn về nhà hỏi mẹ:
- “Tương lai là cái gì? và hạnh phúc là cái gì?”.
Mẹ trả lời:
- “Tương lai là ngày mai và hạnh phúc là sung sướng”.
Ôi sao người lớn chỉ lo cho cái ngày mai sung sướng của bạn mà không nghĩ tới cái hôm nay sung sướng của bạn. Giá mà mẹ biết được rằng bạn muốn xem cho hết cái phim lúc tối để biết được hoàng tử có tìm được công chúa hay không? Cuối cùng bạn tự tìm cho mình một kết luận: “Công chúa thì phải lấy hoàng tử chứ” Thế là bạn an tâm mỉm cười nhắm mắt lại và ngủ ngon lành.
Tuổi mười ba của bạn là tuổi của mọi nỗi thắc mắc, bạn thắc mắc chứ không phải bạn ưu tư, vì bạn chưa biết ưu tư. Cái gì cũng hỏi và bạn bắt buộc bố mẹ phải trả lời cho bạn. Thảo có một người bạn gái lớn tuổi kể chuyện cô con gái đầu lòng của bà chị: “Một hôm bà chị đang nấu cơm và chồng chị đóng lục cục ở nhà sau. Cô con gái mười hai tuổi của chị chạy vào hỏi bố:
“Bố ơi, bố có biết ông trời đang làm gì ở trên ấy không? Bố đang đóng đóng, bực mình gắt lên:
“A, con bé này hôm nay ngộ chưa? Mày muốn biết thì lên mà hỏi ông trời ấy!”
Bị bố mắng bất ngờ, cô bé khóc nức nở nhưng vẫn còn thắc mắc, vừa khóc vừa chạy vào bếp hỏi mẹ:
- “Thế mẹ có biết bây giờ ông trời đang làm gì ở trên đó không?”. Bà chị lúng túng không biết trả lời ra sao, vội tìm kế hoãn binh vì cô bé cứ khóc, không chịu nín nếu mẹ không trả lời ông trời giờ này đang làm gì trên đó. Chị nói:
- “Con nín đi và lấy khăn lau mặt xong mẹ sẽ trả lời con biết ông trời đang làm gì”. Chị ngạc nhiên sao con bé hôm nay cắc cớ, mọi khi giờ này vẫn còn đang nhảy dây hoặc nghịch ngợm trèo lên cây ổi sau vườn với mấy đứa bạn. Cô bé lau mặt xong vào bếp chờ mẹ. Bà chị ôm con vào lòng và trả lời:
- “Ông trời cũng đang làm việc như mọi người và ông còn muốn con học cho giỏi để sau này làm bác-sĩ”
- “Sao con lại phải làm bác-sĩ?”
- “Vì nhiều người đau quá mà chỉ có một ông bác-sĩ ở đầu đường vì thế ông muốn con phải thành bác-sĩ”.
- “Mẹ nói đúng, vì con thấy mọi khi đem con đi khám bịnh mẹ phải chờ lâu mới đến phiên mình. Con tin là mẹ nói đúng”.
Rồi chị bảo con ra ngoài chơi và nhất là đừng lảng vảng lại gần bố khi bố đang làm bất cứ việc gì, cho bố khỏi bực mình. Cô bé vâng lời mẹ và vui vẻ ra ngoài chơi.
Cô bé đó sau này thành bác-sĩ thật. Có lần đến chơi nhà chị bạn cắc cớ hỏi cô:
- “Thế cô H…bây giờ đã biết ông trời đang làm gì trên đó chưa?” Cô mỉm cười e thẹn rồi trả lời:
- “Dạ bây giờ em thành bác-sĩ thật, mà em cũng chịu không biết bây giờ ông trời đang làm gì trên đó. Nhưng em nghĩ cũng nhờ mẹ em nên em mới có được ngày nay. Sau này lớn lên em mới biết là mẹ em chỉ muốn làm vừa lòng em mà tình cờ nói lên cái ước ao thầm kín của bố mẹ, nên em cố gắng làm bố mẹ vui lòng”.
Tuổi mười ba là tuổi của dậy thì, tuổi của hầu hết các bạn nhỏ thấy cơ thể mình chuyển lạ với lần thấy kinh nguyệt đầu tiên, bạn cả thẹn che che dấu dấu không dám nói với ai. Có bạn chờ cho đến khi kinh nguyệt có một vài rắc rối nhỏ, chẳng hạn bạn bị đau bụng nhiều quá, ra huyết nhiều quá, bạn phải đi nằm nghĩ. Mẹ thắc mắc hỏi, đến lúc đó bạn mới chịu nói cho mẹ nghe. Đó là điều không nên. Đừng bao giờ giữ lấy điều gì lo lắng một mình, dầu nhỏ nhoi đến đâu. Cũng như đừng lo lắng thái quá điều gì dầu to lớn đến đâu. Tất cả nên trình bày cho mẹ biết rõ. Mẹ là nguồn ấm áp yêu thương chỉ có mẹ mới xoa dịu được những nỗi đau ở tuổi của bạn. Đừng nên dấu diếm mẹ điều gì, có gì vui cũng nên kể cho mẹ nghe để mẹ cùng vui, có gì buồn cũng nên kể cho mẹ nghe để được mẹ an ủi vuốt ve.
Rồi bạn bước vào lứa tuổi mười bốn, mười lăm. Tuổi của mộng mơ, tuổi tìm hiểu những gì bạn muốn biết. Tuổi của tin tưởng vào đời vì chưa vấp ngã, vì lúc nào cũng có bố mẹ nâng đỡ hai bên. Tuổi mà bạn khám phá ra rằng mẹ yêu bạn rất nhiều, nhưng mẹ không biết làm thế nào cho răng bạn khỏi hư và bạn phải đi nha sĩ. Bố biết rất nhiều nhưng không thể biết hết được và bạn phải tìm hiểu qua sách vở phim ảnh cùng bạn bè. Đây cũng là lúc dễ dàng sa ngã nếu các bạn nhỏ không biết chọn bạn mà chơi, chọn sách mà đọc, chọn phim mà xem. Thì người giúp bạn không ai khác hơn là mẹ của bạn.
Mẹ bây giờ trở thành một người chị và cũng là người bạn gái của bạn. Mẹ sẽ không ngần ngại bỏ ra một buổi chiều dạo phố, hoặc vào tiệm sách với bạn, hoặc đãi bạn một chầu “Xi-nê”, dĩ nhiên mẹ sẽ chọn phim thích hợp cho bạn. Mẹ cũng là một người bạn gái có khả năng kềm chế những ước ao tình cảm quá sớm của bạn, nếu bạn thành thật trình bày cho mẹ những rung động của bạn đối với xã hội bên ngoài. Mẹ sẽ sẵng lòng chỉ dẫn cho bạn con đường nào bằng phẳng êm mát rợp bóng cây và con đường nào chông gai nóng bỏng. Mẹ cũng là một người bạn gái đáng yêu đấy chứ phải không các bạn?
Dã-Thảo
Mùa thu 1984
25. Sự màu nhiệm của loài Hoa.
The Magic of Flowers.
My love for roses made me want to have a flower garden. I didn’t know anything about gardening, but I have a desire to have lots of flowers of my own so that every day I could enjoy them without having to go to the florist to get just a handful of them - let alone having to cover the expensive cost of buying flowers! I used to buy flowers to put in the vase, but the flowers were cut and stored in a cool room for weeks, so when they came into my lounge room they were already drowsy and lost their freshness the next day- meaning that my ten dollars had gone astray! Don’t get me wrong. I love the florist and enjoy going to the florist shop and being surrounded by those wonderful flowers and scent and colours. But nothing beats the freshness of flowers from your own garden, which cannot be replaced even if you wish so. You can have your own garden no matter where you live. If you live in a flat you may have a veranda or balcony. If you live in a townhouse you may have a courtyard. If you are luckier and live in a house you can have a whole garden for yourself. Any corner to which you give a little tender loving care, then, there you are - a beautiful garden! With a small veranda you don’t have to spend lots of time to care for the soil in advance, because all you need are pot plants that are suitable for your location. Pot plants are easy to look after too! With a courtyard you can have both pots and in ground plants. With a front or back yard you can have more different kinds of flowers and plants. You can even grow your own vegetables for your family meals. First of all you have to make a plan, commit yourself to take good care of your garden regularly. Amateur gardening is a rewarding hobby for those who are committed. Give yourself time to go and visit some nurseries before you make up your mind which kinds of flowers and plants you would really love to have. Later you will spend time in your garden every day, so you have to please yourself in this. Lack of enthusiasm can ruin your plans.
There are plants for shady areas and plants for sunny areas. Take time to read all the labels that are stuck on the plants so you don’t make a mistake by putting them in the wrong place, which makes them suffer and die out. Pot plants need to be watered more often than in ground plants. I remember one day I went to see a girl friend of mine, whose husband had an orchid garden with many different kinds of orchids, I bought one from him because of unusual beauty, but it did not make me happy for long because after it bloomed only the leaves were left, no flowers any more. Then I went to visit the nurseries and at the time all the roses were blooming. I fell for the roses easily because roses are the flowers I love the most. I did not hesitate to take a few of them home and I was really pleased with myself that I had decided to have “a small rose garden”. Then I read some books about roses and bought some gardening magazines. Step-by-step I followed the information in those books very carefully. I am just a beginner trying to learn one of the most wonderful hobbies in the world. I also became interesting in watching “Gardening Australia” on ABC TV on Friday evening. Plants that love the summer’s sun create a dazzling look in any garden; therefore I grew different vibrant flowers to make my shady house look more attractive. Little by little I established my small garden. One more thing I would like to tell you are that gardening calms my nerves, keep my depression at bay and my hypertension seems not to bother me very much now. To finish off, I have a small poem for you. I wrote this poem to celebrate my first roses and jasmines when they released their aromas for the fist time in my garden. You can see what a wonderful therapy the flowers in your garden can be and how much happiness they can bring you. Here is my poem for you: Fragments To descend into my little garden is pleasure. The scent of flowers planted along the path is anti depressing. The perfume in the air is wonderful. Looking at the roses blossoming is joy. Dã-Thảo. Autumn 1998 |
Sự màu nhiệm của loài Hoa.
Vì yêu hoa hồng nên mình muốn có một vườn hoa. Mình không biết một chút nào về làm vườn cả nhưng mình ước mơ là có thật nhiều hoa để mình thưởng thức mà không cần đến chổ gian hàng bán hoa mua về chỉ một bó - không kể đến việc phải tốn tiền mua hoa nhé! Mình thường mua hoa về cắm trong lọ, những hoa cắt đã lâu ngày và được giữ trong phòng lạnh đôi ba tuần vì thế cho nên khi vào đến phòng khách của mình, hoa trông buồn và mất vẻ tươi qua ngày sau – nghĩa là mình phí mất tiêu 10 đô. Đừng hiểu lầm mình nhé! mình cũng thích đến chổ trưng bày bán hoa để được vây quanh bởi hương thơm và màu sắc kỳ diệu của hoa, nhưng không có gì có thể thay thế được sự tươi mát từ vườn của bạn, dầu có ước ao cũng không được. Bạn có thể có khu vườn riêng của mình dầu bạn sống ở bất cứ nơi nào. Nếu sống trong một chung cư, bạn có thể có một hàng hiên hay một “ balcony ”. Sống trong loại nhà chung vách ( Townhouse ) bạn có một cái sân nhỏ. May mắn hơn nếu sống trong một căn nhà, bạn có cả một khu vườn cho bạn! ở bất kỳ góc nào mà bạn để một chút yêu thương chăm sóc thì ở đó bạn có: một khu vườn đẹp. Với một hàng hiên bạn không phải mất nhiều thì giờ để săn sóc cho đất (soil) trước, bạn chỉ cần sắm cây trồng trong chậu là thích hợp cho địa điểm của bạn. Cây trong chậu lại dễ săn sóc nữa! Với một sân nhỏ bạn có thể có cả hai, cây trong chậu và cây trồng dưới đất. Với sân trước vườn sau bạn có thể trồng đủ các loại hoa và cây cối. Bạn có thể trồng rau cải cho các bữa ăn của gia đình.. Trước tiên bạn phải có một chương trình và làm việc để săn sóc khu vườn của bạn thường xuyên. Làm vườn tài tử, tay ngang, cũng là một phần thưởng vui thú cho những ai đã có quyết tâm. Bạn để thời giờ đi thăm các chổ trồng cây non để bán, trước khi bạn quyết định loại hoa và cây nào mà bạn thật sự thích có, vì sau này bạn sẽ phải để thì giờ mỗi ngày trong vườn nên phải làm vừa lòng chính bạn trong việc chọn lựa này. Thiếu sự thích thú có thể làm hỏng chương trình của bạn. Có loại cây trồng trong bóng mát và cũng có cây trồng chổ có ánh sáng mặt trời. Từ từ đọc hết nhãn hiệu đính vào cây để bạn khỏi bị nhầm lẫn vì đã trồng chúng vào không đúng chổ để chúng “ bị đau khổ ” rồi chết. Cây trồng trong chậu cần được tưới nước thường xuyên hơn cây trồng dưới đất. Mình nhớ có một ngày đến thăm bà bạn, ông chồng có một vườn hoa Lan (orchid) trồng nhiều loại Lan. Mình mua một cây do vẻ đẹp khác thường của hoa, nhưng mình không vui được lâu vì sau khi hoa tàn thì chỉ còn có lá, không ra hoa nữa. Rồi mình đến viếng một chổ bán cây non cho người ta đem về trồng (nurseries) vào dịp hoa hồng đang nở rộ, mình ngã về hoa hồng một cách dễ dàng vì hồng là loại hoa mà mình yêu thích nhất. Không ngần ngại mua vài cây đem về nhà và mình thật sự bằng lòng với chính mình về quyết định có “một vườn hồng nho nhỏ”. Rồi mình đọc sách nói về cách trồng hồng và mua vài tờ tuần báo làm vườn (Gardening Magazines). Từng bước một mình theo cách hướng dẫn trong sách một cách cẩn thận. Chỉ mới là một người bắt đầu học về một thú vui tuyệt dịu trên thế giới, nên mình thích xem chương trình làm vườn trên đài ABC TV vào mỗi tối thứ sáu.
Những loại cây thích nắng mùa hè thường có hoa màu sặc sỡ trong bất cứ khu vườn nào vì thế cho nên mình trồng vài loại có hoa rực rỡ làm cho căn nhà đơn sơ của mình trông quyến rũ hơn. Từng chút một mình tạo ra khu vườn nhỏ của mình. Có một điều nữa mình muốn kể cho bạn là làm vườn khiến trí mình lắng dịu, giữ cho sự trầm cảm của mình không tiến xa và bệnh cao Huyết Áp hình như bây giờ cũng không làm phiền mình nhiều. Để chấm dứt, mình có một bài thơ nhỏ để tặng bạn. Mình viết bài thơ này để chào mừng những đoá hồng và hoa thơm (jasmines) tỏa mùi hương lần đầu tiên trong vườn. Bạn thấy đó quả là một cách trị bịnh tuyệt vời mà hoa đã mang lại cho bạn, và bao nhiêu hạnh phúc chúng có thể đem đến cho bạn! Đây là bài thơ tặng bạn: Những Mảnh Vụn. Bước xuống vườn nhỏ của em Bằng lòng là cảm giác mềm trong tim. Hương hoa trồng theo lốí im Chống lại trầm cảm cho tim người buồn. Hương thơm trong gió tuyệt vời Nhìn hoa hồng nở là đời em vui. Dã-Thảo chuyển ngữ 21/04/1014 Những Mảnh Vụn Bước xuống vườn nhỏ của em là bằng lòng. Hương hoa trồng theo lối đi là chống lại trầm cảm. Hương thơm trong không khí là tuyệt vời. Nhìn hoa hồng nở là vui. PS: Phần chuyển ngữ của bốn câu trên đây mới thật đúng ý của Dã-Thảo muốn nói. Nhưng muốn cho bài thơ tiếng Việt có vần nên Dã-Thảo phải làm thành sáu câu như ở phần trên. |
**********************************************************************************************
24. Dòng Máu Đỏ Chảy Xuống
Đây là một đoạn trong truyện ngắn: " Dòng Máu Đỏ Chảy Xuống " của Dã -Thảo. Chuyện bán máu để mua thức ăn cho con là những chuyện có thật ở VN sau 1975. Dã -Thảo biết chuyện bán máu do người bạn làm ở Phòng Hiến Máu kể lại. Sau này biết ra thì không phải chỉ có một chổ ở Vũng Tàu mà gần như ở bịnh viện nào cũng có. Ở đâu có nạn đói là ở đó có người bán máu! Chuyện xãy ra như cơm bữa.... Bây giờ ở VN chắc cha mẹ không còn bán máu để nuôi con, nhưng con gái bán trinh để nuôi cha mẹ và tự nuôi lấy bản thân mình, hoặc cha mẹ bán con gái để nuôi gia đình vì không còn con đường nào khác nữa!!! Đúng là " Một Nước Việt Buồn ".
Thân, Dã -Thảo
Cuộc chiến bùng nổ lớn khắp nơi. Cao nguyên mất; Khánh, Hòa cùng đoàn người chạy loạn đưa các con về được Thủ-Đức…Saìgòn mất…Sĩ quan ra trình diện đi học tập…Hòa nhất định không cho Khánh trình diện. Hòa thuê nhà khác vùng ở, khai lại họ tên chồng và các con, rồi ra thân buôn bán nuôi chồng con.
Nhưng chính quyền Cộng sản không cho dân tự do buôn bán làm ăn, họ tìm cách đẩy dân về vùng “Kinh Tế Mới”. Gia đình Khánh bị kẹt vì không phải là dân vùng đó nên phải đi kinh tế mới. Khánh Hòa nấn ná được một thời gian rồi cũng bị lùa đi. Dân đi kinh tế mới gồm đủ thành phần trong xã hội, thành phần đông nhất là các bà có chồng con đi học tập. Họ kháo nhau là: Nếu ở nhà gia đình nhận đi vùng kinh tế mới thì thân nhân chóng được về. Nhưng chờ mãi cũng chẳng thấy chồng con đâu, mà ngày hai buổi phải nắng mưa, không kham được. Lúa thóc, gạo nếp, mùa màng, đậu bắp đâu chẳng thấy mà tiền bạc cạn dần, bịnh hoạn liên miên, người lớn trẻ con thi nhau mắc bịnh sốt rét, khắp nơi. Họ lần lượt bỏ về Saìgòn gần hết.
Hùng bị lây sốt rét phải mang vào bệnh xá cả tuần nay, mà vẫn chưa khỏi. Nhìn con đứa nào đứa nấy ốm tong teo, Khánh, Hòa nghe xót xa vô cùng. Hòa nhất định đem con về lại thành phố chữa bịnh cho Hùng. Khánh gom góp tiền bạc còn lại, xin giấy giới thiệu cho Hùng về bệnh viện tỉnh. Vùng kinh tế mới quá xa nhà, mà Hùng mê man nguy ngập nên Khánh phải đưa con đến bệnh viện Vũng-Tàu trước. Cả gia đình năm người không nơi nương náu, ngày thì lang thang trên các ghế đá bệnh viện, tối lại quây quần dưới chân giường của Hùng ngủ dật dờ làm mồi cho đàn muổi đói truyền đủ thứ bịnh. Tiền bạc dành dụm từ bao lâu nay Khánh trút hết vào việc mua thuốc và lo ăn cho vợ con. Hùng được cho xuất viên, mặc dầu chưa khỏi hẳn, nhưng vì bịnh nhân quá đông nên bệnh nhân nào hơi khỏe là bị tống ra khỏi bệnh viện ngay.
* * *
Khánh bước vào phòng thí nghiệm, thử máu, rồi được đưa qua một căn phòng rộng, ở đấy anh thấy có nhiều người ngồi đợi. Khánh yên lặng ngồi xuống chờ tới phiên mình, chàng giật mình khi cô y tá kêu cái tên xa lạ được Hòa đặt cho mình từ sau ngày mất nước. Anh theo
cô vào căn phòng có kẽ chữ: “Phòng Hiến Máu”. Khánh chua chát nghĩ thầm: “Mình đi bán máu và họ mua máu chứ có ai xin và ai hiến đâu, máu người dân bây giờ chắc cũng cạn gần hết còn gì đâu mà hiến”.
-Anh nằm xuống đây và quay mặt sang bên kia, nếu thấy chóng mặt hay có gì khác thường thì báo cho tôi biết nhé.
Khánh nhìn cây kim dài và to thấy rờn rợn, nhưng anh vẫn nhìn chầm chập vào cánh tay được sửa soạn cho cây kim đâm suốt vào mạch máu của mình. Khánh nhắm mắt tính nhẩm với số tiền mười đồng bạc anh sẽ làm gì khi rời khỏi phòng hiến máu. Nhất định là phải mua vé xe cho cả gia đình về nhà ngay rồi sau đó sẽ hay. Anh rời khỏi phòng hiến máu dành cho đàn ông, vừa đi quanh hành lang anh thấy Hòa đang lảo đảo từ phòng hiến máu dành cho đàn bà đi ra, anh bước vội lại ôm lấy vợ:
-Em, em có làm sao không? vào đây làm gì?
Hòa ôm lấy Khánh nước mắt chảy quanh tròng:
-Anh đừng giận em nhé, mình không còn đồng nào thì lấy gì cho con ăn? Còn anh nữa, anh cũng vào đây làm gì?
-Thôi em đừng khóc nữa, đã đến nỗi này…
- Anh đưa em về nhà, đưa các con về nhà đi anh, rồi tìm cách trốn khỏi nơi này sớm ngày nào hay ngày nấy. Em vẫn còn may mắn là có anh bên cạnh. Em về bán hết đồ đạc trong nhà, em bán luôn cả căn nhà… em bán hết…em bán hết…
Khánh dìu vợ đi lòng thầm nghĩ đớn đau: “Giá mà cơ thể anh có đủ máu, đem bán mỗi ngày…đổi lấy cơm áo cho vợ con chắc anh cũng làm”.
Dã-Thảo.
Mùa Thu năm 1982.
Đây là một đoạn trong truyện ngắn: " Dòng Máu Đỏ Chảy Xuống " của Dã -Thảo. Chuyện bán máu để mua thức ăn cho con là những chuyện có thật ở VN sau 1975. Dã -Thảo biết chuyện bán máu do người bạn làm ở Phòng Hiến Máu kể lại. Sau này biết ra thì không phải chỉ có một chổ ở Vũng Tàu mà gần như ở bịnh viện nào cũng có. Ở đâu có nạn đói là ở đó có người bán máu! Chuyện xãy ra như cơm bữa.... Bây giờ ở VN chắc cha mẹ không còn bán máu để nuôi con, nhưng con gái bán trinh để nuôi cha mẹ và tự nuôi lấy bản thân mình, hoặc cha mẹ bán con gái để nuôi gia đình vì không còn con đường nào khác nữa!!! Đúng là " Một Nước Việt Buồn ".
Thân, Dã -Thảo
Cuộc chiến bùng nổ lớn khắp nơi. Cao nguyên mất; Khánh, Hòa cùng đoàn người chạy loạn đưa các con về được Thủ-Đức…Saìgòn mất…Sĩ quan ra trình diện đi học tập…Hòa nhất định không cho Khánh trình diện. Hòa thuê nhà khác vùng ở, khai lại họ tên chồng và các con, rồi ra thân buôn bán nuôi chồng con.
Nhưng chính quyền Cộng sản không cho dân tự do buôn bán làm ăn, họ tìm cách đẩy dân về vùng “Kinh Tế Mới”. Gia đình Khánh bị kẹt vì không phải là dân vùng đó nên phải đi kinh tế mới. Khánh Hòa nấn ná được một thời gian rồi cũng bị lùa đi. Dân đi kinh tế mới gồm đủ thành phần trong xã hội, thành phần đông nhất là các bà có chồng con đi học tập. Họ kháo nhau là: Nếu ở nhà gia đình nhận đi vùng kinh tế mới thì thân nhân chóng được về. Nhưng chờ mãi cũng chẳng thấy chồng con đâu, mà ngày hai buổi phải nắng mưa, không kham được. Lúa thóc, gạo nếp, mùa màng, đậu bắp đâu chẳng thấy mà tiền bạc cạn dần, bịnh hoạn liên miên, người lớn trẻ con thi nhau mắc bịnh sốt rét, khắp nơi. Họ lần lượt bỏ về Saìgòn gần hết.
Hùng bị lây sốt rét phải mang vào bệnh xá cả tuần nay, mà vẫn chưa khỏi. Nhìn con đứa nào đứa nấy ốm tong teo, Khánh, Hòa nghe xót xa vô cùng. Hòa nhất định đem con về lại thành phố chữa bịnh cho Hùng. Khánh gom góp tiền bạc còn lại, xin giấy giới thiệu cho Hùng về bệnh viện tỉnh. Vùng kinh tế mới quá xa nhà, mà Hùng mê man nguy ngập nên Khánh phải đưa con đến bệnh viện Vũng-Tàu trước. Cả gia đình năm người không nơi nương náu, ngày thì lang thang trên các ghế đá bệnh viện, tối lại quây quần dưới chân giường của Hùng ngủ dật dờ làm mồi cho đàn muổi đói truyền đủ thứ bịnh. Tiền bạc dành dụm từ bao lâu nay Khánh trút hết vào việc mua thuốc và lo ăn cho vợ con. Hùng được cho xuất viên, mặc dầu chưa khỏi hẳn, nhưng vì bịnh nhân quá đông nên bệnh nhân nào hơi khỏe là bị tống ra khỏi bệnh viện ngay.
* * *
Khánh bước vào phòng thí nghiệm, thử máu, rồi được đưa qua một căn phòng rộng, ở đấy anh thấy có nhiều người ngồi đợi. Khánh yên lặng ngồi xuống chờ tới phiên mình, chàng giật mình khi cô y tá kêu cái tên xa lạ được Hòa đặt cho mình từ sau ngày mất nước. Anh theo
cô vào căn phòng có kẽ chữ: “Phòng Hiến Máu”. Khánh chua chát nghĩ thầm: “Mình đi bán máu và họ mua máu chứ có ai xin và ai hiến đâu, máu người dân bây giờ chắc cũng cạn gần hết còn gì đâu mà hiến”.
-Anh nằm xuống đây và quay mặt sang bên kia, nếu thấy chóng mặt hay có gì khác thường thì báo cho tôi biết nhé.
Khánh nhìn cây kim dài và to thấy rờn rợn, nhưng anh vẫn nhìn chầm chập vào cánh tay được sửa soạn cho cây kim đâm suốt vào mạch máu của mình. Khánh nhắm mắt tính nhẩm với số tiền mười đồng bạc anh sẽ làm gì khi rời khỏi phòng hiến máu. Nhất định là phải mua vé xe cho cả gia đình về nhà ngay rồi sau đó sẽ hay. Anh rời khỏi phòng hiến máu dành cho đàn ông, vừa đi quanh hành lang anh thấy Hòa đang lảo đảo từ phòng hiến máu dành cho đàn bà đi ra, anh bước vội lại ôm lấy vợ:
-Em, em có làm sao không? vào đây làm gì?
Hòa ôm lấy Khánh nước mắt chảy quanh tròng:
-Anh đừng giận em nhé, mình không còn đồng nào thì lấy gì cho con ăn? Còn anh nữa, anh cũng vào đây làm gì?
-Thôi em đừng khóc nữa, đã đến nỗi này…
- Anh đưa em về nhà, đưa các con về nhà đi anh, rồi tìm cách trốn khỏi nơi này sớm ngày nào hay ngày nấy. Em vẫn còn may mắn là có anh bên cạnh. Em về bán hết đồ đạc trong nhà, em bán luôn cả căn nhà… em bán hết…em bán hết…
Khánh dìu vợ đi lòng thầm nghĩ đớn đau: “Giá mà cơ thể anh có đủ máu, đem bán mỗi ngày…đổi lấy cơm áo cho vợ con chắc anh cũng làm”.
Dã-Thảo.
Mùa Thu năm 1982.
23. Walking On a Strange Land I think back twenty years ago, when the icy grass was broken under my shoes early one morning in July. The open shoes, for sure, couldn’t keep my feet warm. The chilling wind went through my body, causing me to shiver as I walked towards the station to catch the 6:30 am train for work. I would leave home at 6:00 am, after a cup of coffee and a sandwich to keep me warm. My working day would start at 7:30 am, but I had to catch a train and then a bus, so even leaving home this early I would get to my workplace just on time. Three hours spent travelling
everyday was considered normal for a newcomer - as I was - to this land. I remember the day I armed myself with my little English, enough to fill only the palm of my hand, and headed without any confidence to a job interview. I could not help smiling to myself; all I had was the English I had learnt at school back home and during a ten-weeks course here, in Australia. Oh dear me! Poor me! I stood in front of a big factory, which looked totally different from the hospital where I used to work before I fled my country. “Table hand” was the position I was applying for. I had no idea what on earth that was! I was only informed that I would be working as a process worker, a labourer. It was fine with me. I didn’t mind. My previous job had also been very hard - hard labour, in fact - specially when dealing with difficult births, such as babies that didn’t want to come into the world the normal way, head first, and insisted on bottom first. In those cases I had to use all my strength to pull the baby’s head out. I remember the assistant and I always laughed with joy when I brought the baby’s head out of the mother’s womb, beautifully, without any harm done to the newborn. It was a very good feeling, unlike any other; still now I can feel that wonderful emotion run through me whenever I think of the time I worked as a “labourer” of a different kind. So, I breathed in deeply as I walked into the office and asked to see the manager. Everything seemed fine after I’d filled in the application form. But when it come to the interview…I must be honest with myself, I could not understand a word of what the interviewer was saying, except that I was asked for my name and address. It was difficult to understand him, though I had cleaned my ears properly that morning. He appeared to be swallowing most of the syllables and it was impossible for me to follow him. Luckily, most of my answers to his questions were only required to be “yes” or “no”. He must have found me very disappointing. I couldn’t dream of being given a job. But, to my surprise, he told me to follow him to see “your boss”, as he put it, “she will be the one who looks after you”. And so that every day I started working as a table hand or process worker. I stayed there for six years. The “boss” was a woman in her twenties, double my size in every which way. Smiling at me very kindly she took my hand and walked me to the machines. She explained how they worked and introduced me to the person in charge of the operation of each machine. She informed me that I would be working at the machine from which the products were coming out; my job was only to take them and put them in boxes, seal the boxes and put on a pallet; then a man would come and take them away by means of a forklift. She told me that whenever the machine broke down or stopped for a while, I could go looking for the next job number, in order to make labels for the boxes. Besides that, I should take off all the old labels and sticky tape from the old boxes and prepare them for the job in line. Sounds easy, doesn’t it? But it wasn’t. She asked me if I wanted to have a try. I said “yes”. And that was it. I was on. My energy had run out by lunch time, because the machine ran very well without breaking down once! After a half hour lunch break, she - the “boss” - took me to a table where most of the women were sitting down gluing, padding, packing, stapling, talking while working, smoking sometimes. I joined the party and shyly introduced myself. I made friends with them easily. They were helpful and friendly. Two older Australian women always smiled at me when they caught my eye, often encouraging me to keep up with my work. I was doing hand-collating. Each job had an order number on one corner of the page; I couldn’t miss one page or I would ruin the whole job – and there were thousands of pages waiting for me to go through them. Some girls tried to tease me, saying that if I didn’t finish the job by half past four in the afternoon I would have to stay back and work until the next morning. This would make everybody laugh cheerfully. I was among people from different countries. The girls came from everywhere in the world. They were from Italy, Hungary, Philippines, China, Lebanon, Russia, Yugoslavia, Poland, etc. Some were refugees from war-torn countries, such as I, others were immigrants who had their families here. The rest were Australians who’d settled in this land a long time ago. I sat down to my task. It seemed easy at first. But by half past four that afternoon when I left work - unfinished, of course - I could feel “the earth move under my feet”. I had a splitting headache and I already knew what the job of “table hand” was about. Leaving everything behind for the sake of my children’s future is one thing I will never regret. To accomplish this, self-sacrifice was impossible to avoid. With three young children by my side, on my own, I knew that the road in front of me was not going to be as easy, soft, smooth and straight as I wished. I call this land “the land of peace”, although some may not agree with me. But that is how I’ve felt it in my heart since I arrived here with my children more than twenty years ago. I will never forget the day that my country was invaded by the communists from North Vietnam. Gunfire broke out everywhere. We gathered the children and my mother-in-law, all our important possessions and a sack of rice, put them on a tricycle driven by my husband and left the house. On the road we joined many others who didn’t know where they were heading to. We saw people that had panicked and were running up and down the road, trying to get away from the battlefield. There was panic everywhere, no place was safe. At that moment I decided we’d rush to the local hospital. In my trembling heart I had the silly notion that, if anyone in the family got hurt by gunfire, we’d be helped in the hospital. It was also my place of work, so I thought we might be safe there. There were hundreds of people, local residents from the areas nearby, already taking refuge in the hospital. I settled my mother-in-law and the children in a room, which was the office of the doctor in charge of the maternity ward; there was no sight of her or any other staff on duty. I went to the maternity ward; it was full of patients who needed lots of care, but no one was there to attend them. I took over that day and so many days after. Cars carrying wounded people rushed into the hospital, but once there they found no doctors, no nurses. People screamed out for help. They were very angry. I went to see a patient who’d had a Caesarean section a few days before. A newborn baby boy laying next to her was crying, but the patient was in pain and couldn’t look after him. I gave her some pain-killing tablets, then go out of the room. I saw a woman at the door of the labour room. She was so happy to see me. She told me that her sister was on the delivery table. I rushed to her and ten minutes later I delivered a baby. At the same time there was an explosion outside the unit. I held the newborn on my knees and crouched on the floor. I heard people running, screaming. The figure of a small girl passed by the door looking very troubled. Then I heard a knock and a very soft voice said: “Please, Missus, my mother is in so much pain”. It turned out she was the daughter of the patient whom I had visited when I first got there. I made sure the newborn and his mother were comfortable and went back to the poor woman. To my knowledge, she’d got an infection from the operation. I was very sorry, because I couldn’t help her in this case; the operation had led to peritonitis. She needed a doctor. She died the following night. I cried, I was upset and angry. I had never carried a dead person, but that night, with the help of a woman (a relative of one of the patients), I carried this dead woman to the morgue. Following us was the little girl, who wept quietly. When the war was over, we lived under the control of a strict government from the North. Things were in a state of confusion. We worked, but received no pay for three months. Then we got in kind, token payment: rice, sugar, toothbrushes, noodles, tobacco, followed by a little money, enough only to buy a kilo of meat for the four of us. I couldn’t bear to see the children’s ribs showing through their shirts, so selling our possessions was the answer. One week after the fall of Saigon, the Communists took my husband away for “re-education”. In order not to put too much of a burden on my shoulders, my mother-in-law left us; she went back to Saigon and stayed with my husband’s brother. Many months and years went by. My husband and many other husbands were still being held in a place they - the Communists - called Re-education Camp, but which was really a prison. There were many camps like that one from the north to the south of Vietnam. Some families of war prisoners had been forced to move out of town and rebuild their lives somewhere else, in place bearing beautiful names, like ‘new economic zones’, with no electricity, no water supply and only dry, rocky soil. People had to use their bare hands to work the soil to grow some food. News of people dying from lack of medical attention in cases of malaria, typhoid fever and dysentery, were rampant; the situation was chaotic. Along with it was malnutrition, which only made things worse. All male doctors were sent to re-education camps. The rest of us had to go every night to a meeting for brainwashing. Going to the meeting at night was a must, no matter your family and circumstances. If someone was absent from the meeting, they must have a very good reason for it or they would be criticized in front of everyone at the next meeting. Criticism and self-criticism would drive people insane. All of us had to write a self-incriminating statement and present it to the government for consideration, which made me feel really humiliated. A large web of secret police spread out into every corner of everyone’s life, making sure that anything or any idea against the new regime was reported. People couldn’t even trust their own children or spouses… A propaganda system of loudspeakers perched on tree branches and street corners was installed all over the country to brainwash its citizens. At five o’clock in the morning they opened their big mouths and wake everybody up in order to pour on them their news and speeches and lessons. No-one dared to complain. Walls had ears. Teachers and schoolchildren swept the streets and schoolyards before they went into the classroom for lessons. All children wore a red scarf around their neck and became Ho-Chi-Minh youths, who would sing songs worshipping Ho and his party. Some songs were full of hatred towards the Americans and South Vietnamese people who had worked for the past government. Most young children came from families that had a father, brother or uncle that had been taken away by the Communists. They were now taught to hate their own fathers. I was very worried for the younger generation. I really was, because my children were among them. Seeing people carrying blood-red flags walking the streets in groups, celebrating the communist victory almost everyday, were uncomfortable for me. There was a star printed on the red flag that looked like a bullet hole through a heart. Everywhere I went, I only saw red. I felt an intense dizziness. Anxiety took over our lives completely. Specially when night fell, because the dominant people were capable of interrogating and torturing innocent citizens at night, and people just didn’t know who was going to be next. News of people who’d got away and settled safely in some other part of the world made everyone dream of freedom. I nourished my own dream, as so many others. Then one dark night we, the children and I, fled the country by boat, together with many others. In the darkness of the sea I prayed to God in all His might to help us go through this ordeal. I carried in my heart the shattered feelings of a lost person who has left a war-torn country in search of a land of peace together with the guilt for leaving my husband, still in the hands of the Communists, to get on with a hard life on his own if he was ever released. Where was the land of peace? We honestly didn’t know. But we had to get away first. I knew there were dangers, as I had heard of many people who had done this before us and ended up in jails or lost their lives at sea. We were stopped at some Malaysian and Indonesian ports. But for some unknown reason we kept on going until we arrived in the port of Darwin. We asked the authorities for permission to land. We stayed on board and waited. How long was the waiting period? If my memory doesn’t fail me, it was two days of longing and expectation. We were then accepted by the authorities to stay in the beautiful country of Australia. I cannot describe my feelings at that moment. I know only that I was happy, very happy. I was dizzy, walking in zigzag on a land of peace for the first time since the exodus started nearly one month before. When I put my head on a pillow that night in a safe haven I could smell the scent of peace and freedom rising around me, filling my mind, taking away my sleep. My children were soundly asleep. I knew that from then on they wouldn’t have to take a broom with them to sweep the street when they went to school any more. They wouldn’t have to sing songs that stabbed people in the heart. I would not have to worry any more that someone would knock on my door at night, questioning me for this and that for no reason at all. Thank God we were safe in the land of peace. This was a land were people came from different countries, mixed with other cultures, worked side by side in the same place, talked to each other in the same language - English - I was grateful for this harmony. I would push away any barricade, confront any misfortune, works very hard without any complaint. I was thirty three years of age, at the peak of a woman’s life, I had been forced to fight, so I’d fight like a bull for my family’s survival. Dã-Thảo July 2000 |
Đi Trên Đất Lạ.
Nghĩ lại hai mươi năm về trước, băng vỡ vụn dưới đôi giày sandal vào buổi sáng mùa đông, tháng bảy, đôi giày hở, chắc chắn, không giữ ấm cho đôi chân, gió lạnh buốt thấu xương khiến mình run cầm cập, rảo bước tới nhà ga để bắt kịp chuyến xe lửa 6:30’. Mình phải rời nhà lúc 6 giờ sau khi ăn một cặp sandwich và uống một ly cà phê cho ấm người. Giờ làm việc bắt đầu từ 7:30’ nhưng vì phải bắt một chuyến xe lửa và một chuyến xe bus, nên mình dẫu có đi sớm như thế cũng chỉ đến sở vừa đúng giờ. Ba tiếng đồng hồ tiêu đi hằng ngày như vậy chỉ là chuyện bình thường cho những người mới đến như mình trên mảnh đất này. Nghĩ đến cái ngày mình “vũ trang” cho mình với một chút tiếng Anh chỉ đủ đựng trong lòng bàn tay, hăm hở đi “Job phỏng vấn” mà không có một chút tự tin nào! Mình không thể không tự cười mình: tất cả vốn liếng chỉ có chút tiếng Anh học được ở trường và lớp học mười tuần ở đây, Australia. Ôi tội nghiệp! ôi đáng thương! mình đứng trước một cái hãng thật lớn, hoàn toàn khác hẳn với cái bệnh viện mà mình thường đến trước khi bỏ trốn quê hương. “Table hand” đó là cái ‘Job” mà mình đã nhận, mình không có một khái niệm nào về công việc đó cả, chỉ được cho biết là sẽ phải làm việc bằng tay chân, một người lao động. Vậy là tốt rồi, mình không phàn nàn gì cả. Công việc mình làm trước đây cũng khó khăn lắm - lao động nặng nề, thật sự - đặc biệt như lúc phải đương đầu với những trường hợp sanh khó, khi em bé không chịu ra đời bằng con đường bình thường, đầu trước, mà nhất định là đòi ra bằng cái mông trước. Trong những trường hợp như vậy mình phải dùng hết sức kéo cái đầu em bé ra sau cùng. Mình còn nhớ cô đỡ phụ và mình lúc nào cũng cười vang vui mừng khi đưa đầu em bé ra được khỏi bụng mẹ vẹn toàn mà không có gì làm tổn thương cho em bé sơ sinh cả. Thật là một cảm giác vô cùng sung sướng lạ lùng không giống bất cứ một cảm giác nào hết, cho đến bây giờ cái cảm giác huyền dịu đó vẫn còn trong tâm mỗi khi nghĩ đến thời gian mình làm việc như một người lao động dưới một hình thức khác vậy. Cho nên mình mạnh dạng thở vào thật sâu bước vào văn phòng và hỏi xin gặp nhân viên điều hành. Mọi việc hình như đều trôi chảy tốt đẹp, sau khi điền đơn xin việc, nhưng đến lúc phỏng vấn…phải thành thật với chính mình là: mình không hiểu một chữ nào của người phỏng vấn nói cả, ngoại trừ được hỏi tên và điạ chỉ. Thật là khó hiểu ông ta nói gì mặc dầu mình đã rửa tai cẩn thận sáng hôm đó. Giống như ông nuốt hết vần chữ và quả thật khó khăn để nghe theo cho kịp ông. May mắn thay, hầu hết câu trả lời cho những câu hỏi của ông đều là “Yes” hay ‘No”. Chắc ông ta nản mình lắm! mình không mơ sẽ có việc làm. Nhưng mình ngạc nhiên khi ông ta bảo mình theo ông để gặp “cai của you”, theo cách nói của ông. Cô ta là người sẽ “săn sóc” cho “you”. Như vậy là mình bắt đầu làm việc như một người lao động hay làm việc dây chuyền. Mình ở lại làm việc nơi đó sáu năm. Cô cai thợ là một người đàn bà trong lứa tuổi hai mươi to gấp hai mình về mọi chiều. Cô cười với mình rất tử tế cầm lấy tay mình đi đến chổ máy móc, cắt nghĩa máy làm việc như thế nào và giới thiệu với người thợ điều khiển ở mỗi máy. Cô cho biết là mình sẽ làm việc tại máy tạo ra đồ vật; công việc của mình là chỉ lấy những đồ vật từ máy chạy ra bỏ vào thùng giấy dán lại và bỏ xuống cái “pallet” rồi một người đàn ông sẽ đến lấy đi bằng xe “forklift”; cô còn nói là nếu có khi nào máy bị trục trặc phải dừng lại một lúc thì mình chỉ việc đi tìm những “số” của công việc đang chờ máy, làm mấy cái nhản cho thùng giấy đựng hàng; bên cạnh đó mình có thể lột nhản và băng dán cũ của thùng giấy để sửa soạn cho công việc đang làm. Nghe dễ quá, đúng không? Nhưng không phải vậy đâu nhé! Cô ta hỏi mình có muốn thử không? Mình nói “yes”. Vậy là xong. Làm việc ngay. Đến giờ ăn trưa thì sức của mình không còn, vì máy chạy rất tốt, không bị trục trặc một lần nào cả! Sau nửa giờ nghỉ ăn trưa, cô - cô cai - dẫn lại bàn, chổ mấy người đàn bà đang ngồi dán, xếp, bỏ thùng, kẹp giấy, vừa làm vừa nói chuyện, thỉnh thoảng hút thuốc. Mình nhập bọn và e lệ tự giới thiệu, làm bạn với họ thật dễ dàng. Họ thân thiện và giúp đỡ nhau. Hai người đàn bà Úc luôn luôn mỉm cười khi bắt gặp mình nhìn họ, thường khuyến khích mình theo cho kịp công việc. Mình đang đếm trang bằng tay, mỗi “job” đều có số trang ở góc giấy, không được sót một trang nếu thiếu là hư cả một “job”- và cả mấy ngàn trang đang chờ mình làm cho xong…Vài cô cố ghẹo mình nói rằng nếu đến 4:30’ mà mình làm không hết công việc là phải ở lại làm tới sáng khiến cả bọn cười rộ một cách vui vẻ. Mình là một trong số những người đến đây từ những quê hương khác nhau. Các cô gái đến từ các nơi trên thế giới. Họ từ Ý, Hungary, Phi Luật Tân, Trung Hoa, Lebanon, Nga, Yugoslavia, Poland ect…Vài người tỵ nạn đến từ các nơi bị dày xéo bởi chiến tranh như mình, những người khác là di dân và có gia đình ở đây, số còn lại là người Úc họ lập nghiệp ở đây tự lâu rồi. Mình ngồi xuống làm việc. Lúc đầu hình như thấy dễ, nhưng đến 4 giờ 30’, lúc ra về - lẽ dĩ nhiên là công việc chưa xong - mình thấy như “quả đất đang quay dưới chân mình”, đầu nhức như búa bổ và mình đã biết công việc “table hand” là như thế nào rồi! Bỏ tất cả lại đằng sau vì tương lai của các con là một điều mà không bao giờ mình hối hận cả. Để hoàn tất việc này thì tự hy sinh là điều không thể nào tránh khỏi. Một nách ba con mình biết con đường trước mặt không thể nào dễ, mềm mại, bằng và thẳng như ý mình muốn được. Mình gọi nơi đây là “Mảnh Đất Hoà Bình”, dẫu có người có thể không đồng ý với mình, nhưng đó là cảm nghĩ trong tâm mình lúc vừa mới bước chân đến nơi đây với các con, hơn hai mươi năm trước. Mình sẽ không bao giờ quên được cái ngày mà quê hương bị xâm chiếm bởi bọn Công Sản từ Bắc Việt. Súng nổ khắp nơi. Hai vợ chồng mình gom các con cùng bà mẹ chồng, tất cả những gì quan trọng và một bao gạo bỏ lên xe ba gát, chồng mình đạp xe, rời nhà, ra đường cùng nhập với một số người khác, họ không biết là phải chạy đi đâu. Mình thấy người ta sợ hãi kẻ chạy lên người chạy xuống cố tránh vùng đang đánh nhau. Ở đâu cũng sợ hãi, không có nơi đâu là an toàn cả. Ngay lúc đó mình quyết định là phải chạy tới bịnh viện địa phương. Trong quả tim đang run, mình có một ý nghĩ dại dột là lỡ có ai trong gia đình bị trúng đạn thì cũng sẽ được bịnh viện giúp đỡ. Đó cũng là nơi làm việc của mình thì chắc có thể được an toàn. Đến nơi, đã có hàng trăm người dân địa phương quanh vùng đến lánh nạn ở đó rồi. Mình sắp xếp cho mẹ chồng và các con mình ở trong căn phòng mà trước đây là văn phòng của Bác sỹ phụ trách phòng Hộ Sinh; Không có bóng dáng của bà và bất cứ nhân viên trực nào cả. Mình đi vào phòng sản phụ, bịnh nhân đông cần rất nhiều săn sóc nhưng không có ai ở đó để lo cho họ cả. Mình trực ngày đó và nhiều ngày sau. Xe chở nhiều người bị thương đưa vào bịnh viện, nhưng khi họ không tìm được bác sỹ, y tá nào, người ta la hét kêu cứu. Họ vô cùng tức giận. Mình đi thăm một bịnh nhân bị mổ để lấy em bé ra mấy ngày trước đây. Đứa bé trai, sơ sinh, nằm cạnh mẹ, đang khóc, nhưng bà đang đau đớn nên không thể săn sóc cho con được. Mình đưa bịnh nhân vài viên thuốc giảm đau và bước ra khỏi phòng, thấy một người đàn bà đang đứng ở cửa phòng sanh, chị rất vui mừng khi thấy mình. Chị cho mình biết là em của chị đang ở trên bàn chờ sanh. Vội vã chạy tới bên chị và mười phút sau mình đỡ em bé ra, cùng lúc đó một tiếng nổ vang ở ngoài khu hộ sinh. Mình ôm em bé sơ sinh đặt trên đầu gối, cong người nằm xuống sàn, nghe tiếng người chạy, tiếng la hét. Thoáng có bóng một em gái nhỏ đi qua cửa dáng vẻ bối rối. Có tiếng gõ và một giọng nói rụt rè: “Làm ơn, thưa cô mẹ con đau quá”! thì ra đó là con gái của bịnh nhân mà mình lại thăm lúc mới đến. Mình lo cho bà mẹ và em bé mới sinh đâu vào đó, xong trở lại với bà bịnh nhân đáng thương. Theo sự hiểu biết của mình thì bà ta bị nhiễm trùng sau khi mổ. Mình vô cùng ân hận không thể giúp gì được trong trường hợp này vì đã bị đưa đến viêm màng bụng. Bà cần một bác sỹ. Qua đêm sau bà chết. Mình khóc, buồn và giận. Chưa bao giờ khiêng người chết, nhưng đêm nay, với sự giúp đỡ của một người đàn bà, thân nhân của một bịnh nhân khác, mình khiêng xác người đàn bà này đến căn nhà vĩnh biệt. Theo sau là em gái nhỏ, khóc âm thầm. Khi chiến tranh qua rồi, mọi người sống dưới sự kềm kẹp của chính quyền cộng sản từ ngoài bắc vào. Mọi việc đều ở trong một trạng thái hoang mang. Làm việc mà không có lương qua ba tháng, rồi lãnh lương theo kiểu lãnh phiếu: gạo, đường, bàn chải đánh răng, mì sợi, thuốc lá, kèm theo đó một ít tiền chỉ đủ để mua một ký thịt cho cả bốn mẹ con. Mình không thể nhìn các con dơ xương dưới làn áo vì thế bán đồ sở hữu trong nhà là cứu cánh. Một tuần lễ sau khi Sài-Gòn thất thủ, cộng sản bắt chồng mình đi “học tập cải tạo”. Để tránh cho mình một gánh nặng mẹ chồng quay về Sài-Gòn ở với người con trai lớn. Nhiều tháng năm trôi qua, chồng mình và nhiều người chồng khác, vẫn bị giữ lại ở chổ mà họ - những Người Cộng Sản - gọi là “Trại Cải Tạo”, nhưng thật ra đó chỉ là Nhà Tù. Nhiều nhà tù như vậy từ Bắc vô Nam. Thân nhân người đi tù cải tạo bị đưa, hay được vận động cổ võ, đến những nơi hẻo lánh mang tên thật đẹp, “Vùng Kinh Tế Mới”, không có điện, nước mà chỉ có đất khô sỏi đá. Người ta phải dùng hai bàn tay không, xới đất để trồng trọt tạo ra thực phẩm. Tin tức rần rộ về người ta đang chết vì thiếu thuốc men săn sóc trong trường hợp bị sốt rét, thương hàn, kiết lỵ, tình cảnh rất là rối loạn. Kèm theo đó là nạn đói làm cho tình thế càng tệ hơn. Tất cả nam Bác Sỹ đều bị đi “học tập”. Những kẻ còn lại như mình thì mỗi tối phải đi học tập tẩy não. Đi họp buổi tối là một bắt buộc, bất kể có vấn đề gia đình và hoàn cảnh. Nếu có người nào muốn vắng mặt trong buổi họp họ phải có lý do chính đáng, nếu không sẽ bị đưa ra phê bình trước mặt mọi người vào buổi họp tới. Phê bình và tự phê bình là điều khiến người ta điên đầu. Tất cả phải viết tờ tự thú kết tội mình và nộp cho chính phủ để thận trọng xét duyệt, chính điều này khiến mình cảm thấy thật là dễ bị nguy hại. Một mạng lưới cảnh sát bí mật tung ra tận ngỏ ngách của đời sống mọi người, để chắc chắn bất cứ cái gì hay bất cứ tư tưởng nào chống đối lại guồng máy mới đều phải được báo cáo. Người ta không thể tin nhau, ngay cả đến chính con cái hoặc người phối ngẫu của họ. Một hệ thống loa tuyên truyền đặt trên cây và góc đường khắp nơi trong nước để tẩy não người dân. Mới 5 giờ sáng là mấy cái loa to miệng đã mở đánh thức mọi người dậy để nghe tin tức, thuyết giảng bài bản và học tập. Không ai dám phàn nàn. Bức tường có lổ tai! Thầy giáo lẫn học trò ra quét đường và sân trường trước khi vào lớp học. Con nít quàng khăn đỏ quanh cổ và trở thành tuổi trẻ “Hồ Chí Minh”, ca hát suy tôn Hồ và đảng của ông ta. Có những bài hát đầy căm ghét người Mỹ và người miền Nam làm việc cho chính quyền cũ. Hầu hết trẻ con đều từ những gia đình có cha, anh hay cậu bị Cộng Sản bắt đi, bây giờ được dạy để ghét chính những người cha của chúng. Mình lo lắng cho tương lai thế hệ trẻ, mình thật sự lo, vì con mình cũng ở trong đó. Nhìn chúng cầm cờ đỏ đi hàng loạt ngoài đường ca ngợi chiến thắng của Cộng sản, gần như là mỗi ngày, là một điều không thoải mái đối với mình. Ngôi sao vàng ở giữa màu cờ đỏ như một lổ đạn xuyên qua trái tim. Đi đến đâu cũng chỉ thấy màu đỏ, mình cảm thấy một sự căng thẳng đến chóng mặt. Nỗi sợ hãi hoàn toàn chiếm lấy đời dân chúng, nhất là ban đêm vì giới cầm quyền có khả năng tra tấn đánh đập người dân vô tội vào buổi tối và người ta không biết ai sẽ là người kế tiếp. Tin tức về người trốn đi và được định cư ở vài nơi chốn bình yên trên thế giới khiến mọi người mơ ước đến tự do. Mình nuôi lấy giấc mơ và nhiều người khác cũng vậy. Rồi một đêm tối trời mình và các con trốn khỏi quê hương bằng thuyền cùng với nhiều người khác. Trong tối đen của biển cả mình cầu trời giúp đỡ cho tất cả vượt qua được thử thách này. Tim mình rạn vỡ mang cảm tưởng của một người lạc lỏng rời bỏ quê hương đang rách nát vì chiến tranh để tìm một mảnh đất bình yên hoà lẫn với ý tưởng có lỗi là đã bỏ lại chồng mình, vẫn còn trong tay cộng sản, tự đối phó với đời sống khó khăn nếu anh được trả lại tự do. Mảnh đất bình yên ở đâu? chúng mình thật tình không biết, nhưng phải bỏ chạy trước đã. Biết là nguy hiểm vì nhiều người ra đi trước đã thất bại bị ngồi tù hoặc bỏ thây ngoài biển. Tàu dừng lại ở hải cảng Mã Lai và Indonesia, nhưng không biết vì lý do gì, tàu phải tiếp tục chạy cho đến lúc tới cảng Darwin của Úc. Chúng mình xin nhập cảnh. Ở trên tàu chờ đợi. Không biết phải chờ đợi bao lâu? Nếu mình nhớ không sai đó là hai ngày chờ đợi và hy vọng. Rồi chính quyền cho phép chúng mình được ở lại trên mảnh đất tươi đẹp Australia. Không thể tả nổi cái cảm giác của mình lúc đó, chỉ biết là mình sung sướng, vô cùng sung sướng. Mình đi xiêu vẹo trên đất liền lần đầu tiên sau gần một tháng vượt biển. Đặt đầu trên gối nằm đêm đó trong căn nhà tỵ nạn mình đã có thể ngửi được cái mùi của hoà bình và tự do đang tỏa ra quanh mình, chiếm hết đầu óc, khiến mình không ngủ được. Các con ngủ thật say, mình biết rằng từ nay chúng sẽ không còn cầm chổi theo để quét đường khi đi học nữa. Chúng sẽ không còn hát những bài hát như đâm vào tim con người. Mình không còn lo lắng có người đến gõ cửa vào ban đêm vặn hỏi mình điều này điều nọ mà không có lý do nào cả. Cảm ơn trời chúng mình đã an toàn trên mảnh đất bình yên. Đây là mảnh đất người ta đến từ các nơi khác nhau, hoà đồng với các văn hoá khác, làm việc bên nhau cùng một nơi, nói với nhau cùng một thứ tiếng - English - mình mang ơn sự hoà hợp này. Mình sẽ đẩy xa bất cứ cản trở nào, đối mặt với bất cứ bất hạnh nào, làm việc khó khọc, không có bất cứ phàn nàn nào cả. Mình mới có ba mươi ba tuổi, cái tuổi cao điểm của đời một người đàn bà, bị bắt buộc phải đấu vì thế cho nên mình sẽ đấu như một con “bull” cho sự tồn tại của gia đình mình. Dã-Thảo chuyển ngữ 01/11/2013 |
Thư cho chị
Chị thương yêu,
Em nhận được thư của chị viết ngày 07/07/94, lúc đó em đang bị cảm cúm, tiếp theo đó em phải đi nhổ cái răng cấm, vì cái răng đó đứng chật chổ cứ lấn mấy cái răng đẹp đẽ của em hoài và làm mẻ mất một tên đứng cạnh hắn ta . Cái răng ác hại của em lại có một cấu tạo kỳ quái là có hai cái chân răng mọc quẹo vào dưới gốc răng kế cạnh. Em tuổi đã quá năm mươi, cái răng cấm đã mọc trể mà lại muốn rụng sớm cứ trồi lên hoài mà lên không được vì bị hai cái mấu ác hại kia giữ lại khiến cho cái răng kế cận kiện tụng lung tung khiến em nhức cả cái hàm rồi nhức cả cái đầu. Trái tim đã nứt mười mấy hai chục mảnh của em nay phải làm việc loạn xị xà ngầu nên huyết áp bị lên cao. Em đi bệnh viện răng để trám cái răng mẻ của em thì họ đề nghị em nên nhổ cái răng cấm nằm vùng đó đi nếu không thì hắn còn phá hại nhiều cái khác nữa. Em đồng ý nhổ, nhưng phải chụp hình hàm răng và chờ sau giờ ăn trưa họ mới nhổ. Em nhức đầu quá và đói bụng nữa, nhưng làm biếng đi mua thức ăn nên ráng chờ tới hai giờ chiều, được họ đưa đến phòng nhổ răng . Thấy em có lý lịch huyết áp cao nên họ phải đo HA, thấy 165/120 họ từ chối và hẹn lại ngày mai. Em về nhà nằm nghỉ độ nửa tiếng đồng hồ rồi lái xe đi bác sĩ lấy toa mua valium vì em hết valium đã một tuần nay và định không uống valium nữa, nhưng em biết không có valium là không xong cho em rồi, không phải em bị ghiền valium nhưng em phải uống, chứ ngủ không được thì rắc rối cho em lắm.Cách đây khá lâu khoảng hai mươi ba năm về trước em cũng bị HA đột nhiên vọt lên cao 160/100, bác sĩ không những cho em uống valium mà lại còn cho chích valium nữa vì sợ em bị “stroke”, hồi đó em mới có hai mươi tám tuổi thôi. Chị còn nhớ me bị stroke mà mệnh chung, lúc đó em mới hai mươi tuổi và tội nghiệp em Kiến mới mười ba tuổi. Vì thế cho nên em thương Kiến lắm dầu có thế nào đi nữa em vẫn lo cho Kiến cho tới ngày đi thăm ba me ở bên kia thế giới mới thôi.
Sáng hôm sau em trở lại bệnh viện nhổ răng lúc mười hai giờ trưa, bị chích hai mủi thuốc tê với cây kim thiệt to và thiệt dài, chắc là size 18 -20 gì đó. Em hả họng thật to muốn trẹo cả cái quai hàm vậy đó. Rồi hai ông nha sĩ, một già một trẻ, tức là một ông thầy và một sinh viên nha khoa. Mình đi bịnh viện công là để cho sinh viên họ thực tập đó, nhưng không sao, họ làm việc cũng tận tâm và kỷ lưởng lắm. Như mình hồi xưa cũng vậy đó, vả lại ở bệnh viện công có nhiều trường hợp khó khăn khác nhau cho nên họ mới có nhiều kinh nghiệm được phải không chị? Vì thế cho nên lúc nào em cũng vẫn tin tưởng vào hệ thống công hơn là hệ thống tư. Cũng có thể vì ngày xưa mình tận tâm với các sản phụ đến với mình ở bịnh viện công nên ngày nay mình vẫn còn tin tưởng vào hệ thống công lập ở các nơi chăng? Hai thầy trò ông nha sĩ phải dùng đủ loại kềm mới lôi được tên nằm vùng kia ra với đầy đủ hai chân cong và hai chân thẳng. Eo ơi em chẳng nghe đau mà nghe tê cứng cả quai hàm. Em về nhà hai ngày sau mà vẫn chưa lại sức. Huyết áp theo cái đà đó cứ giữ ở mức 150/100 rồi 160/100 rồi 140/100. Nếu em uống thuốc đều đặn và đi ngủ sớm vào buổi tối thì huyết áp sẽ hạ còn 130/80 còn hôm nào lỡ quên một cử thuốc hoặc thức khuya xem TV thì hôm sau thấy nhức đầu mờ mắt ngay, rồi huyết áp lên 150/90 là cái chắc. Em bây giờ ăn uống cũng phải kiên cử nữa chứ, chị biết cái này là nghề của em mà, làm biếng nấu ăn số một. Em cứ ao ước giá mình đừng ăn mà vẫn sống thì khoẻ quá! Chị nhớ hồi nhỏ em cứ ổi, xoài, bòn bon, chuối, đậu phụng, cà rốt, cà chua, rồi mận với đào, còn nhiều nữa…em nhớ không hết, cho nên đến bữa ăn làm sao ăn được nữa vì bụng còn no quá vì thế cho nên cứ bị me rầy la hoài chị còn nhớ không? Bây giờ em ăn mấy món đó không hà và ông Bác Sỹ gia đình của em lấy làm bằng lòng lắm! nghe em kể em chỉ ăn rau cỏ và trái cây thôi ông Bác Sỹ gật gật cái đầu. Chị thấy bịnh làm biếng nấu ăn của em cũng có chổ hữu dụng quá chứ. Nói vậy chứ em cũng biết nấu cơm lắm chớ, nồi cơm điện ấy mà, dễ ợt, không bao giờ bị khét chị thấy em giỏi chưa? Đừng có chê em nữa nghe. Thư dài rồi đó em dừng đây để đi ngủ sớm sáng mai đi làm lái xe mà ngủ gục thì sợ lắm. Em đi bán bảo hiểm, lái xe suốt ngày, eo ơi em đâu có đi bộ mà sao mỏi hai chân quá! Chị thương yêu, em vừa đi bán bảo hiểm AMP vừa làm “consultant ” cho một hãng Mỹ Phẩm ở bên Mỹ nữa đó. Bán bảo hiểm mà không đủ “target” thì sẽ bị cho ra rìa, mà hình như năm nay em sắp ra rìa rồi đó, hihihi, nhưng không sao mất tay phải em vẫn còn tay trái nên em vẫn còn có gạo để cho em nấu nồi cơm điện mà không sợ khê cháy gì hết. Bà Director của em chịu em lắm vì em học trang điểm và “recruit” thêm người cho bà nữa. Mà em có hoa tay thiệt chị ơi, đàn bà con gái xấu mấy mà có bàn tay của em trang điểm một hồi, xong là đẹp liền hà! Vì thế cho nên em mở thêm các lớp hướng dẫn cho mấy bà mấy cô làm đẹp, cho cộng đồng mình và cả cộng đồng sắc tộc nữa cho nên em được các bà các cô chiếu cố lắm. Vậy là “ job” phụ thành “job” chính không mấy hồi. “Job” này là “job” thứ năm của em rồi đó. Bây giờ em dừng thiệt đây nhé nhất định không còn nói lẻo nhẻo nữa đâu, em đi ngủ đây, khuya lắm rồi đó, hình như ở ngoài trời đang mưa thì phải, sáng mai lái xe em phải cẩn thận không thôi đường trơn trợt lắm chị biết không! nhưng chị đừng lo em lái xe cũng được lắm.
Em của chị
Dã-Thảo.
Tháng 07/1994
Chị thương yêu,
Em nhận được thư của chị viết ngày 07/07/94, lúc đó em đang bị cảm cúm, tiếp theo đó em phải đi nhổ cái răng cấm, vì cái răng đó đứng chật chổ cứ lấn mấy cái răng đẹp đẽ của em hoài và làm mẻ mất một tên đứng cạnh hắn ta . Cái răng ác hại của em lại có một cấu tạo kỳ quái là có hai cái chân răng mọc quẹo vào dưới gốc răng kế cạnh. Em tuổi đã quá năm mươi, cái răng cấm đã mọc trể mà lại muốn rụng sớm cứ trồi lên hoài mà lên không được vì bị hai cái mấu ác hại kia giữ lại khiến cho cái răng kế cận kiện tụng lung tung khiến em nhức cả cái hàm rồi nhức cả cái đầu. Trái tim đã nứt mười mấy hai chục mảnh của em nay phải làm việc loạn xị xà ngầu nên huyết áp bị lên cao. Em đi bệnh viện răng để trám cái răng mẻ của em thì họ đề nghị em nên nhổ cái răng cấm nằm vùng đó đi nếu không thì hắn còn phá hại nhiều cái khác nữa. Em đồng ý nhổ, nhưng phải chụp hình hàm răng và chờ sau giờ ăn trưa họ mới nhổ. Em nhức đầu quá và đói bụng nữa, nhưng làm biếng đi mua thức ăn nên ráng chờ tới hai giờ chiều, được họ đưa đến phòng nhổ răng . Thấy em có lý lịch huyết áp cao nên họ phải đo HA, thấy 165/120 họ từ chối và hẹn lại ngày mai. Em về nhà nằm nghỉ độ nửa tiếng đồng hồ rồi lái xe đi bác sĩ lấy toa mua valium vì em hết valium đã một tuần nay và định không uống valium nữa, nhưng em biết không có valium là không xong cho em rồi, không phải em bị ghiền valium nhưng em phải uống, chứ ngủ không được thì rắc rối cho em lắm.Cách đây khá lâu khoảng hai mươi ba năm về trước em cũng bị HA đột nhiên vọt lên cao 160/100, bác sĩ không những cho em uống valium mà lại còn cho chích valium nữa vì sợ em bị “stroke”, hồi đó em mới có hai mươi tám tuổi thôi. Chị còn nhớ me bị stroke mà mệnh chung, lúc đó em mới hai mươi tuổi và tội nghiệp em Kiến mới mười ba tuổi. Vì thế cho nên em thương Kiến lắm dầu có thế nào đi nữa em vẫn lo cho Kiến cho tới ngày đi thăm ba me ở bên kia thế giới mới thôi.
Sáng hôm sau em trở lại bệnh viện nhổ răng lúc mười hai giờ trưa, bị chích hai mủi thuốc tê với cây kim thiệt to và thiệt dài, chắc là size 18 -20 gì đó. Em hả họng thật to muốn trẹo cả cái quai hàm vậy đó. Rồi hai ông nha sĩ, một già một trẻ, tức là một ông thầy và một sinh viên nha khoa. Mình đi bịnh viện công là để cho sinh viên họ thực tập đó, nhưng không sao, họ làm việc cũng tận tâm và kỷ lưởng lắm. Như mình hồi xưa cũng vậy đó, vả lại ở bệnh viện công có nhiều trường hợp khó khăn khác nhau cho nên họ mới có nhiều kinh nghiệm được phải không chị? Vì thế cho nên lúc nào em cũng vẫn tin tưởng vào hệ thống công hơn là hệ thống tư. Cũng có thể vì ngày xưa mình tận tâm với các sản phụ đến với mình ở bịnh viện công nên ngày nay mình vẫn còn tin tưởng vào hệ thống công lập ở các nơi chăng? Hai thầy trò ông nha sĩ phải dùng đủ loại kềm mới lôi được tên nằm vùng kia ra với đầy đủ hai chân cong và hai chân thẳng. Eo ơi em chẳng nghe đau mà nghe tê cứng cả quai hàm. Em về nhà hai ngày sau mà vẫn chưa lại sức. Huyết áp theo cái đà đó cứ giữ ở mức 150/100 rồi 160/100 rồi 140/100. Nếu em uống thuốc đều đặn và đi ngủ sớm vào buổi tối thì huyết áp sẽ hạ còn 130/80 còn hôm nào lỡ quên một cử thuốc hoặc thức khuya xem TV thì hôm sau thấy nhức đầu mờ mắt ngay, rồi huyết áp lên 150/90 là cái chắc. Em bây giờ ăn uống cũng phải kiên cử nữa chứ, chị biết cái này là nghề của em mà, làm biếng nấu ăn số một. Em cứ ao ước giá mình đừng ăn mà vẫn sống thì khoẻ quá! Chị nhớ hồi nhỏ em cứ ổi, xoài, bòn bon, chuối, đậu phụng, cà rốt, cà chua, rồi mận với đào, còn nhiều nữa…em nhớ không hết, cho nên đến bữa ăn làm sao ăn được nữa vì bụng còn no quá vì thế cho nên cứ bị me rầy la hoài chị còn nhớ không? Bây giờ em ăn mấy món đó không hà và ông Bác Sỹ gia đình của em lấy làm bằng lòng lắm! nghe em kể em chỉ ăn rau cỏ và trái cây thôi ông Bác Sỹ gật gật cái đầu. Chị thấy bịnh làm biếng nấu ăn của em cũng có chổ hữu dụng quá chứ. Nói vậy chứ em cũng biết nấu cơm lắm chớ, nồi cơm điện ấy mà, dễ ợt, không bao giờ bị khét chị thấy em giỏi chưa? Đừng có chê em nữa nghe. Thư dài rồi đó em dừng đây để đi ngủ sớm sáng mai đi làm lái xe mà ngủ gục thì sợ lắm. Em đi bán bảo hiểm, lái xe suốt ngày, eo ơi em đâu có đi bộ mà sao mỏi hai chân quá! Chị thương yêu, em vừa đi bán bảo hiểm AMP vừa làm “consultant ” cho một hãng Mỹ Phẩm ở bên Mỹ nữa đó. Bán bảo hiểm mà không đủ “target” thì sẽ bị cho ra rìa, mà hình như năm nay em sắp ra rìa rồi đó, hihihi, nhưng không sao mất tay phải em vẫn còn tay trái nên em vẫn còn có gạo để cho em nấu nồi cơm điện mà không sợ khê cháy gì hết. Bà Director của em chịu em lắm vì em học trang điểm và “recruit” thêm người cho bà nữa. Mà em có hoa tay thiệt chị ơi, đàn bà con gái xấu mấy mà có bàn tay của em trang điểm một hồi, xong là đẹp liền hà! Vì thế cho nên em mở thêm các lớp hướng dẫn cho mấy bà mấy cô làm đẹp, cho cộng đồng mình và cả cộng đồng sắc tộc nữa cho nên em được các bà các cô chiếu cố lắm. Vậy là “ job” phụ thành “job” chính không mấy hồi. “Job” này là “job” thứ năm của em rồi đó. Bây giờ em dừng thiệt đây nhé nhất định không còn nói lẻo nhẻo nữa đâu, em đi ngủ đây, khuya lắm rồi đó, hình như ở ngoài trời đang mưa thì phải, sáng mai lái xe em phải cẩn thận không thôi đường trơn trợt lắm chị biết không! nhưng chị đừng lo em lái xe cũng được lắm.
Em của chị
Dã-Thảo.
Tháng 07/1994
22. Tưởng nhớ Pluto
Memories of Pluto
Your master named you Pluto, That tiny planet far away from Earth. You were wandering in the universe And ended your straying at his door. He gave you water, gave you food But wished you did not stay. The next morning he opened his door. You were still there, as the night before, And your eyes, with an almost human look, Made his heart melt. He could not push you away… You adopted him, As he adopted you, in a way. You were young, strong, A handsome, mighty German shepherd, You scared all potential burglars away. At all times, in every corner, you stood guard, So your master could have a good night. Harmony you two always had, Very good company of a kind. As time went by, You grew old and sick. Then one day you left us, Without saying a good-bye. Burning incense sticks, I prayed For you to become a Buddhist, So that human Your reincarnation may be. We buried you under a shady tree, An umbrella made by its branches Full of leaves, In the front yard. There you lie peacefully In your eternal sleep, Won’t bother to argue With the singing birds, any more. Embracing you, Embracing this grave of yours, Are only brown winter leaves. Do they keep you warm, Pluto dear? When the night is falling here, In a corner of our place Your master and I are in tears. Dã-Thảo Winter 1998 |
Tưởng nhớ Pluto,
Thầy đặt tên con là Pluto, Tên của một Hành Tinh xa nhất nhỏ nhất, cách rất xa địa cầu. Con lang thang trong vũ trụ từ lâu, Đến trước cửa nhà xin nước xin ăn. Thầy cho nước uống và thức ăn , Nhưng người mong con không lưu lại. Sáng hôm sau thầy ra mở cửa, Con vẫn nằm đấy trọ qua đêm, Và đôi mắt con, với ánh mắt xem hầu như mắt của người nhìn, Làm tim thầy xúc động chảy mềm, Nên chẳng nở xua con đi nữa Con đã chịu nhận Người làm thầy, Cũng như Người nhận con làm con. Con vừa khoẻ mạnh vừa đẹp trai, Vừa oai phong German Shepherd. Con khiến bọn gian tham khiếp sợ. Ngõ ngách nào con cũng gác canh, Bất cứ thời gian ngày hay đêm, Cho thầy được giấc ngủ êm đềm. Cung điệu nhịp nhàng thầy trò con Như đôi bạn đi chung cùng loại. Rồi thời gian trôi qua con già, con bịnh, con bỏ thầy và ta, không nói qua một lời giả biệt. Ta đốt nén hương này cầu nguyện, Cho con thành một tín Phật đồ, Nếu quả thật còn có kíếp sau, Thành kiếp người và con tái sanh. Thầy chôn con dưới tàng cổ thụ, Trước sân đầy bóng mát lá cây. Nơi đó con nằm yên lành ngủ, Trong giấc ngàn thu mãi của con. Không màng gây với chim hót nữa. Ấp ủ con, ấp ủ nấm mộ này, Chỉ có lá vàng đông rơi phủ. Chúng giữ ấm con không “ Pluto dear ”? Khi màn đêm rơi xuống đây kìa, Trong một góc nhà của mình đó, Thầy con và ta nước mắt chia. Dã-Thảo, Việt ngữ 01 April 2014 |
21. Con Có Thể Gọi Ta Bằng Mẹ.
Trời đang mưa.
Vào khoảng thời gian này hầu như ngày nào bầu trời cũng âm u. Khu vườn chẳng cần tưới nước vì mưa ngập đất, biến nó thành bùn. Mình định làm một cái cửa ở chái phía sau nhà từ khi có một người đàn bà trẻ, đột nhiên bước vào nhà bếp trong lúc mình đang nấu ăn. Con gái, con trai và mình đang đứng ở tầng cấp bước xuống sân sau. Người bạn thân Wally, cùng anh con rể của mình đang khiêng cái cửa gỗ đi vào, theo sau là một con German Shepherd. Ban đầu tưởng đó là Tina, con chó yêu quý của Wally, trong khi mình đang ôm và kéo cái cổ con chó thật bự, giống chó Đức, trong vòng tay, mình nghe Wally reo thích thú:
- “ Nhìn thử ai đây?” mình mới biết không phải là Tina vì màu lông nâu nhạt hơn của nó. Wally nói:
- “ Một con chó đi lạc hoặc bị bỏ rơi, nó quan sát xem xét anh khi anh đang đưa cái cửa xuống bên đường rồi theo anh đi vào”. Mình nói giọng vui tươi:
- “ Nó đẹp quá, em muốn giử nó”. Con trai mình không đồng ý:
- “ Chó ai mới đi lạc mum, chủ nó có thể đang đi tìm, họ sẽ đến đem nó về.”
- “ Nó tự do đi, nhưng nếu nó muốn ở, mum sẽ cho nó ở lại, nếu chủ đến tìm mum sẽ trả lại cho chủ”. Mình nhất định.
Con gái mình không thích chó, nó sợ con chó Đức to lớn vì thế cho nên cứ lánh xa con chó mỗi khi chú chó tiến lại gần.
- “ Đẩy nó ra mum, không phải chó của mum!”. Con trai mình nói.
- “ Nếu nó bị chủ bỏ rơi, thử nghĩ điều gì sẽ xãy ra cho nó nếu nó bị bắt đưa vào Trại Lưu Giữ Súc Vật. Nó sẽ bị giết nếu không có ai tìm nó hoặc không có ai cho nó một mái nhà mới. Mum không muốn chuyện đó xãy ra cho nó, sau khi nó đã đến nhà mum cầu cứu”.
- “ Nhưng mum không được quyền giữ nó, thật là trái luật nếu mum giữ chó mà không đăng ký’.
- “ Mum sẽ làm cho đúng luật vậy”
Trong lúc mọi người đang bàn luận, chú German Shepherd đẹp trai tự mình đi vào một góc nằm thoải mái.
Mình lưu tâm nói nhẹ: - “ Chắc nó mệt lắm ”, - “ Chắc chắn rồi”, Wally thêm vào.
- “ Em thấy đó, nó bằng lòng ở lại, anh chắc là nó mừng vì nó đã tìm được cho nó một căn nhà mới.
- “ Em nhất định sẽ cho nó một mái ấm”.
Đến bữa cơm chiều nó vẫn còn quanh quẩn. Mình không có thức ăn chó, vì thế mình cho nó một bát cơm với thịt heo kho. Nhìn cách nó ăn mình biết là nó rất đói. Một sự ngẫu nhiên hôm đó chính là ngày Lễ Phúc Sinh 02 April 1999.
Ngày hôm sau cả nhà ngồi quanh bàn ăn dưới bếp bàn luận về hoàn cảnh của chú chó German Shepherd đi lạc. Nó có thể ở lại nhà cuối tuần lễ holiday, mình rất vui và chú chó cũng vui.
Thứ hai ngày 05 tháng 04, Wally đưa mình đến nơi Lưu Giữ Súc Vật thuộc Cộng Đồng Liverpool để được hướng dẫn. Văn phòng đóng cửa, nhưng vẫn còn hai nhân viên làm việc. Mình hỏi các người làm phải giải quyết vấn đề của chú chó đi lạc như thế nào? mình nói: “Tôi nhận thấy có lỗi nếu giữ con chó để nó phải xa chủ, có thể nó là của các em nhỏ và các em đang đau buồn vì mất con chó”. Người ta bảo: đem vào để họ xem thử nếu nó có “microchip” thì họ có thể tìm ra được chủ nhân. Nhưng dầu thế nào đi nữa, sau bảy ngày mình có thể giử nó mà không bị phạm luật.
Thứ tư, ngày 07/04 chúng mình đem nó đến trại lưu giữ súc vật. Nhân viên “scan” nó nhưng thấy không có ID nào. Vì thế cho nên chúng mình đưa chú chó về nhà, giúp nó thích nghi với gia đình. Mình đặt tên cho nó là Rex, nhưng gọi nó là Rexy. Nó không trả lời vì chưa quen với cái tên. Mình không quan tâm vì từ từ rồi nó sẽ học được.
Thứ năm ngày 08/04 Rex được đem đến bệnh viên súc vật để khám tổng quát, chủng thuốc ngừa và “de-sexing”. Những điều này cần phải làm vì mình muốn có một chú “Pet” khoẻ mạnh ở trong nhà. Rex phải nằm qua đêm ở bệnh viện súc vật, mọi chi phí mình lo hết nhưng mình không bận tâm, không một chút nào cả.
Thứ Sáu, ngày 09/04 mình dọn dẹp vườn sau, lau sàn nhà bếp, sắp xếp gọn gàng sạch sẽ sẵn sàng để đón Rex về nhà. một bữa ăn ngon dành cho chú cũng có sẵn.
Rex quá vui mừng khi gặp mình. Họ rời bệnh viện sau khi đã làm xong hết các thủ tục giấy tờ. Tuần sau phải đem nó trở lại để cắt chỉ. Mình nghĩ đến việc phải đăng ký cho nó. Và mình đã làm vào ngày 14 tháng 4.
Cũng đã hai tuần, kể từ ngày “Good Friday”. Chẳng có một ai nhọc tâm ghé đến tìm Rex. mình chắc chắn nó bị bỏ rơi ở cái “park” gần nhà. Trong suốt hai tuần đó mấy đôi giày phải được cất kỷ vào nơi an toàn. Thế nhưng cái ống nước tưới cây trong vườn bị mấy cái răng sắt nhọn của Rex làm hư. Khu vườn là đau khổ nhất vì chú chó cứ đi bừa nhảy bừa vào vườn, nhưng nó còn nhỏ quá đâu đã biết gì hơn mặt nó trông vẫn còn “baby” và chỉ thích vui đùa nhiều thôi. Mình thỉnh thoảng phải trốn nó nhưng nó biết mình ở đâu nên cứ ngồi ngay cửa và chờ cho đến khi mình bước ra. Nó rất thính tai chỉ một tiếng động nhỏ ở ngoài cổng cũng không thoát khỏi sự nhận biết của nó. Khi Wally đến thăm nhà là nó vô cùng mừng rỡ .Wally thương nó rất nhiều và mình cũng vậy. Bây giờ nó là một thành viên của gia đình mình, chắc chắn nó sẽ là người bạn tốt nhất của mình. Mình vuốt ve khuôn mặt nó và với một giọng âu yếm nói nhỏ với nó: “Tên con là Rex và ta gọi con là Rexy. Rex Trần, tên gì đáng yêu quá! Con có thể gọi ta bằng Mẹ”
Dã-Thảo chuyển ngữ
22/02.2014.
Trời đang mưa.
Vào khoảng thời gian này hầu như ngày nào bầu trời cũng âm u. Khu vườn chẳng cần tưới nước vì mưa ngập đất, biến nó thành bùn. Mình định làm một cái cửa ở chái phía sau nhà từ khi có một người đàn bà trẻ, đột nhiên bước vào nhà bếp trong lúc mình đang nấu ăn. Con gái, con trai và mình đang đứng ở tầng cấp bước xuống sân sau. Người bạn thân Wally, cùng anh con rể của mình đang khiêng cái cửa gỗ đi vào, theo sau là một con German Shepherd. Ban đầu tưởng đó là Tina, con chó yêu quý của Wally, trong khi mình đang ôm và kéo cái cổ con chó thật bự, giống chó Đức, trong vòng tay, mình nghe Wally reo thích thú:
- “ Nhìn thử ai đây?” mình mới biết không phải là Tina vì màu lông nâu nhạt hơn của nó. Wally nói:
- “ Một con chó đi lạc hoặc bị bỏ rơi, nó quan sát xem xét anh khi anh đang đưa cái cửa xuống bên đường rồi theo anh đi vào”. Mình nói giọng vui tươi:
- “ Nó đẹp quá, em muốn giử nó”. Con trai mình không đồng ý:
- “ Chó ai mới đi lạc mum, chủ nó có thể đang đi tìm, họ sẽ đến đem nó về.”
- “ Nó tự do đi, nhưng nếu nó muốn ở, mum sẽ cho nó ở lại, nếu chủ đến tìm mum sẽ trả lại cho chủ”. Mình nhất định.
Con gái mình không thích chó, nó sợ con chó Đức to lớn vì thế cho nên cứ lánh xa con chó mỗi khi chú chó tiến lại gần.
- “ Đẩy nó ra mum, không phải chó của mum!”. Con trai mình nói.
- “ Nếu nó bị chủ bỏ rơi, thử nghĩ điều gì sẽ xãy ra cho nó nếu nó bị bắt đưa vào Trại Lưu Giữ Súc Vật. Nó sẽ bị giết nếu không có ai tìm nó hoặc không có ai cho nó một mái nhà mới. Mum không muốn chuyện đó xãy ra cho nó, sau khi nó đã đến nhà mum cầu cứu”.
- “ Nhưng mum không được quyền giữ nó, thật là trái luật nếu mum giữ chó mà không đăng ký’.
- “ Mum sẽ làm cho đúng luật vậy”
Trong lúc mọi người đang bàn luận, chú German Shepherd đẹp trai tự mình đi vào một góc nằm thoải mái.
Mình lưu tâm nói nhẹ: - “ Chắc nó mệt lắm ”, - “ Chắc chắn rồi”, Wally thêm vào.
- “ Em thấy đó, nó bằng lòng ở lại, anh chắc là nó mừng vì nó đã tìm được cho nó một căn nhà mới.
- “ Em nhất định sẽ cho nó một mái ấm”.
Đến bữa cơm chiều nó vẫn còn quanh quẩn. Mình không có thức ăn chó, vì thế mình cho nó một bát cơm với thịt heo kho. Nhìn cách nó ăn mình biết là nó rất đói. Một sự ngẫu nhiên hôm đó chính là ngày Lễ Phúc Sinh 02 April 1999.
Ngày hôm sau cả nhà ngồi quanh bàn ăn dưới bếp bàn luận về hoàn cảnh của chú chó German Shepherd đi lạc. Nó có thể ở lại nhà cuối tuần lễ holiday, mình rất vui và chú chó cũng vui.
Thứ hai ngày 05 tháng 04, Wally đưa mình đến nơi Lưu Giữ Súc Vật thuộc Cộng Đồng Liverpool để được hướng dẫn. Văn phòng đóng cửa, nhưng vẫn còn hai nhân viên làm việc. Mình hỏi các người làm phải giải quyết vấn đề của chú chó đi lạc như thế nào? mình nói: “Tôi nhận thấy có lỗi nếu giữ con chó để nó phải xa chủ, có thể nó là của các em nhỏ và các em đang đau buồn vì mất con chó”. Người ta bảo: đem vào để họ xem thử nếu nó có “microchip” thì họ có thể tìm ra được chủ nhân. Nhưng dầu thế nào đi nữa, sau bảy ngày mình có thể giử nó mà không bị phạm luật.
Thứ tư, ngày 07/04 chúng mình đem nó đến trại lưu giữ súc vật. Nhân viên “scan” nó nhưng thấy không có ID nào. Vì thế cho nên chúng mình đưa chú chó về nhà, giúp nó thích nghi với gia đình. Mình đặt tên cho nó là Rex, nhưng gọi nó là Rexy. Nó không trả lời vì chưa quen với cái tên. Mình không quan tâm vì từ từ rồi nó sẽ học được.
Thứ năm ngày 08/04 Rex được đem đến bệnh viên súc vật để khám tổng quát, chủng thuốc ngừa và “de-sexing”. Những điều này cần phải làm vì mình muốn có một chú “Pet” khoẻ mạnh ở trong nhà. Rex phải nằm qua đêm ở bệnh viện súc vật, mọi chi phí mình lo hết nhưng mình không bận tâm, không một chút nào cả.
Thứ Sáu, ngày 09/04 mình dọn dẹp vườn sau, lau sàn nhà bếp, sắp xếp gọn gàng sạch sẽ sẵn sàng để đón Rex về nhà. một bữa ăn ngon dành cho chú cũng có sẵn.
Rex quá vui mừng khi gặp mình. Họ rời bệnh viện sau khi đã làm xong hết các thủ tục giấy tờ. Tuần sau phải đem nó trở lại để cắt chỉ. Mình nghĩ đến việc phải đăng ký cho nó. Và mình đã làm vào ngày 14 tháng 4.
Cũng đã hai tuần, kể từ ngày “Good Friday”. Chẳng có một ai nhọc tâm ghé đến tìm Rex. mình chắc chắn nó bị bỏ rơi ở cái “park” gần nhà. Trong suốt hai tuần đó mấy đôi giày phải được cất kỷ vào nơi an toàn. Thế nhưng cái ống nước tưới cây trong vườn bị mấy cái răng sắt nhọn của Rex làm hư. Khu vườn là đau khổ nhất vì chú chó cứ đi bừa nhảy bừa vào vườn, nhưng nó còn nhỏ quá đâu đã biết gì hơn mặt nó trông vẫn còn “baby” và chỉ thích vui đùa nhiều thôi. Mình thỉnh thoảng phải trốn nó nhưng nó biết mình ở đâu nên cứ ngồi ngay cửa và chờ cho đến khi mình bước ra. Nó rất thính tai chỉ một tiếng động nhỏ ở ngoài cổng cũng không thoát khỏi sự nhận biết của nó. Khi Wally đến thăm nhà là nó vô cùng mừng rỡ .Wally thương nó rất nhiều và mình cũng vậy. Bây giờ nó là một thành viên của gia đình mình, chắc chắn nó sẽ là người bạn tốt nhất của mình. Mình vuốt ve khuôn mặt nó và với một giọng âu yếm nói nhỏ với nó: “Tên con là Rex và ta gọi con là Rexy. Rex Trần, tên gì đáng yêu quá! Con có thể gọi ta bằng Mẹ”
Dã-Thảo chuyển ngữ
22/02.2014.
You can call me Mother It was raining. At this time of the year, the sky looked cloudy almost every day. The garden bed did not need to be watered as the rain had soaked the soil, turning it muddy. We intended to put a new door at the kitchen’s back entrance, since one day a young woman had suddenly turned up while I was cooking. My daughter, my son and I were standing on the landing at the back of my house. My partner, Wally, and my son-in-law were carrying in a wooden door. Following them was a German shepherd. At first I thought it was Tina, Wally’s beloved dog. As I embraced the big Shepherd and held its neck in my arms, I heard Wally say excitedly:
- “Look who’s here!” I realized this was not Tina, because the tan of its fur was lighter.
- “A lost dog or an abandoned one,” Wally said. “He inspected me when I unloaded the wooden door on the footpath and followed me in.”
- “He’s so gorgeous! I want to keep him,” I said cheerfully.
- “Somebody must have lost him, Mum, his owner may be looking for him, they’ll come and claim him back,” my son disagreed.
- “He’s free to go, but if he wants to stay I’ll let him stay, then return him to the owners if they turn up,” I insisted.
My daughter does not like dogs. She was scared of a big German shepherd, so she kept on moving away from him every time he got near her.
- “Push him away, Mum! He’s not your dog!” my son said.
- “If he’s been abandoned by his owner, think about what will happen to him when he ends up at the Council’s animal shelter. He will be put down if no one claims him or gives him a new home. I wouldn’t like that happen to him after he’s already called into my home for help.”
- “But you’re not allowed to have him, it’s illegal to keep a dog without registration, Mum.”
- “I will make things legal, then.”
While we were talking, the handsome Shepherd had made by himself comfortable in the corner.
- “He must be very tired,” I uttered with concern.
- “Must be,” Wally added. “As you can see, he is willing to stay. I’m sure he’s happy he’s found himself a new home.”
- “Sure, I am willing to give him a new home,” I said firmly.
At dinner time he was still around. I didn’t have dog food at that time, so I gave him some cooked rice and pork. By the way he ate it I knew he was very hungry. It happened to be Easter Friday, 2 April 1999.
The next day we sat at the kitchen table to discuss the circumstances of the lost German Shepherd. He would stay at my place over the holiday weekend. I was very happy, and so was he.
On Monday, 5 April, Wally drove me to Liverpool Council’s dog shelter and there we asked for advice. The office was closed, but there were two girls still at work. We asked the workers how we could sort out things about the lost dog. I told them I felt guilty if I kept the dog away from its owner, maybe it belonged to some kids that would be heart-broken. We were told to take the dog in and they’d find out if he had a microchip put in, which would enable them to find the owner. In the meantime I could keep the dog at home. Anyway, by law, after seven days I would be able to keep him legally.
On Wednesday, 7 April, we took the dog to the animal shelter. He was scanned, but no ID was found. So we took him home and helped him settle in with the family. We named him Rex, but I call him Rexy. He did not respond to the name yet; I was not worried by this, since he would learn to after some time.
On Thursday, 8 April, we took Rex to the animal hospital for a general check-up, vaccination and de-sexing. This had to be done because I wanted a healthy pet in my place. Rex stayed overnight in the animal hospital. I had to bear all the costs, but I did not mind, not at all.
On Friday, 9 April, I cleared my backyard, mopped the kitchen floor, and made everything nice and clean, ready for welcoming Rex into our home. A good meal for him was also ready.
He was so happy to see me. We left the hospital after all the paperwork had been cleared. We’d have to take him back to take out the stitches in a week. I thought of having him registered, and I did on 14 April.
It’s been two weeks since Good Friday. No one has bothered to come looking for Rex. I am sure he had been dumped in the park near my place.
During these two weeks all the shoes have been put away in a safe place. Still, the garden hose has been damaged by Rex’s strong and sharp teeth. The garden bed has suffered a lot, he just walks over it, jumps over it. But he’s just too young to know better. He still has a baby face and loves to play a lot. I have to hide myself from him sometimes, but he knows where I am and just sits right at the door and waits for me to come out. He is very alert, a faint sound from the gate being opened never escapes his notice. He’s overjoyed when Wally comes to my house. Wally gives him plenty of affection, and so do I.
He is now a member of my family. I am sure he will be my best friend. I caress his face and, in a very soft voice, say to him: “Your name is Rex and I call you Rexy. Rex Tran, what a lovely name! You can call me ‘Mother’!”
Dã-Thảo
April 1999
- “Look who’s here!” I realized this was not Tina, because the tan of its fur was lighter.
- “A lost dog or an abandoned one,” Wally said. “He inspected me when I unloaded the wooden door on the footpath and followed me in.”
- “He’s so gorgeous! I want to keep him,” I said cheerfully.
- “Somebody must have lost him, Mum, his owner may be looking for him, they’ll come and claim him back,” my son disagreed.
- “He’s free to go, but if he wants to stay I’ll let him stay, then return him to the owners if they turn up,” I insisted.
My daughter does not like dogs. She was scared of a big German shepherd, so she kept on moving away from him every time he got near her.
- “Push him away, Mum! He’s not your dog!” my son said.
- “If he’s been abandoned by his owner, think about what will happen to him when he ends up at the Council’s animal shelter. He will be put down if no one claims him or gives him a new home. I wouldn’t like that happen to him after he’s already called into my home for help.”
- “But you’re not allowed to have him, it’s illegal to keep a dog without registration, Mum.”
- “I will make things legal, then.”
While we were talking, the handsome Shepherd had made by himself comfortable in the corner.
- “He must be very tired,” I uttered with concern.
- “Must be,” Wally added. “As you can see, he is willing to stay. I’m sure he’s happy he’s found himself a new home.”
- “Sure, I am willing to give him a new home,” I said firmly.
At dinner time he was still around. I didn’t have dog food at that time, so I gave him some cooked rice and pork. By the way he ate it I knew he was very hungry. It happened to be Easter Friday, 2 April 1999.
The next day we sat at the kitchen table to discuss the circumstances of the lost German Shepherd. He would stay at my place over the holiday weekend. I was very happy, and so was he.
On Monday, 5 April, Wally drove me to Liverpool Council’s dog shelter and there we asked for advice. The office was closed, but there were two girls still at work. We asked the workers how we could sort out things about the lost dog. I told them I felt guilty if I kept the dog away from its owner, maybe it belonged to some kids that would be heart-broken. We were told to take the dog in and they’d find out if he had a microchip put in, which would enable them to find the owner. In the meantime I could keep the dog at home. Anyway, by law, after seven days I would be able to keep him legally.
On Wednesday, 7 April, we took the dog to the animal shelter. He was scanned, but no ID was found. So we took him home and helped him settle in with the family. We named him Rex, but I call him Rexy. He did not respond to the name yet; I was not worried by this, since he would learn to after some time.
On Thursday, 8 April, we took Rex to the animal hospital for a general check-up, vaccination and de-sexing. This had to be done because I wanted a healthy pet in my place. Rex stayed overnight in the animal hospital. I had to bear all the costs, but I did not mind, not at all.
On Friday, 9 April, I cleared my backyard, mopped the kitchen floor, and made everything nice and clean, ready for welcoming Rex into our home. A good meal for him was also ready.
He was so happy to see me. We left the hospital after all the paperwork had been cleared. We’d have to take him back to take out the stitches in a week. I thought of having him registered, and I did on 14 April.
It’s been two weeks since Good Friday. No one has bothered to come looking for Rex. I am sure he had been dumped in the park near my place.
During these two weeks all the shoes have been put away in a safe place. Still, the garden hose has been damaged by Rex’s strong and sharp teeth. The garden bed has suffered a lot, he just walks over it, jumps over it. But he’s just too young to know better. He still has a baby face and loves to play a lot. I have to hide myself from him sometimes, but he knows where I am and just sits right at the door and waits for me to come out. He is very alert, a faint sound from the gate being opened never escapes his notice. He’s overjoyed when Wally comes to my house. Wally gives him plenty of affection, and so do I.
He is now a member of my family. I am sure he will be my best friend. I caress his face and, in a very soft voice, say to him: “Your name is Rex and I call you Rexy. Rex Tran, what a lovely name! You can call me ‘Mother’!”
Dã-Thảo
April 1999
20. Bố.
Người Việt-Nam chúng ta thường quan niệm rằng việc sinh con nuôi nấng và dạy dỗ các con là bổn phận của bà mẹ. Vì thế cho nên sau này con cái có làm điều gì không phải, mẹ thường là người bị đổ lỗi trước tiên, nên mới có câu: “Con hư tại mẹ”
Thật ra người cha đóng vai trò không nhỏ, nếu không nói là rất quan trọng trong vấn đề giáo dục con cái, nhất là đối với con trai.
Khi em vừa mới lên ba tuổi em đã bắt đầu có ý tưởng rõ rệt là em phải giống cha và em nhất định sau này lớn lên em sẽ là việc như bố đã và đang làm bây giờ. Điều đó khiến em kính mến bố một cách đặc biệt, cũng như tất cả các bạn em, những đứa con trai cùng lứa tuổi với em có cái nhìn đặc biệt đối với bố của các em ấy vậy.
Em quan sát bố mỗi ngày một cách kỷ lưởng. Rồi em bắt chước bố làm việc siêng năng bận rộn suốt ngày. Em bày đồ chơi đầy nhà, kéo cái xe con ra cất đầy đồ chơi lên đấy, đẩy từ phòng khách sang phòng ăn, xuống nhà bếp, gặp mẹ hỏi mẹ một câu lấy lệ:
- “Mẹ đi quá giang không?”
Mẹ cười vui vẻ:
- “Thôi ông tướng ơi, ra ngoài chơi đi cho mẹ nấu cơm”.
Rồi em chán trò chơi đó, em trở thành một ông cảnh sát, người chữa lửa, ngưòi đưa hàng, người xây cất cầu cống nhà cửa v..v… Đôi khi em bắt chước ngay cả đến cách nói năng của bố em. Em lấy cách cư xử của bố em làm khuôn khổ mà đối xử với đàn ông cũng như đàn bà. Đó là em đang sửa soạn để trở thành một người đàn ông thật sự có tâm hồn, hữu ích về sau này.
Trong khi đó đứa con gái thường có ý tưởng sau này em sẽ giống
mẹ em, nghĩa là em sẽ trở thành một người đàn bà như mẹ hoặc như
những người đàn bà khác. Em có khuynh hướng làm vợ làm mẹ
ngay từ nhỏ. Điều đó cho thấy ngay ở trong cách thức bày trò chơi của em mỗi ngày: em săn sóc búp bê giống như mẹ săn sóc cho em bé của em. Em nói chuyện với búp bê giống y hệt giọng nói cách nói dịu ngọt của mẹ đối với em bé. Rồi sau này em sẽ thấm dần cách cư xử cũng như quan niệm của mẹ đối với đàn ông, con trai về sau này.
Trong trường hợp bố phải sống xa gia đình khi em bé trai mới sinh không có nghĩa là bố không thể dự phần vào công việc săn sóc và giáo dục con cái được. Khi ở xa bố cần nhiều hình ảnh và tin tức của con trai bố. Khi mẹ viết thư cho bố phải viết những điều mẹ nghĩ là rất quan trọng đối với mẹ: Sức khoẻ của em, em lên cân đều đặn, em mọc hai cái răng v..v..nhất nhất đều cần thiết đối với bố. Mẹ viết tất cả những điều mà em đã làm để bố có thể đọc trong vòng mười phút: em bú mạnh, ợ hơi lớn, em bò , em xé rách tờ báo, em ngồi thẳng và dựa lưng được, nhăn mặt nhăn mũi khi nếm phải thức ăn thức uống lạ, em nghiêng đầu nhìn bức tranh của bố treo trên tường như nhận ra được điều gì. Em bò quanh nhà và em nắm lấy bất cứ vật gì mà em có thể cầm nắm được v..v..Mẹ có rất nhiều điều để viết, bức thư nào cũng có thể ngần ấy chuyện nhưng chắc chắn lần
nào bố cũng cười toét quai hàm. Với một ít cố gắng mỗi ngàymẹ sẽ có thể nhớ hết tất cả những điều em làm cũng như lời em nói và viết tất cả lại cho bố xem. Gởi thư và hình ảnh đều đặn, mỗi lần một vài tấm hình. Chứ đừng khi gởi hình thật nhiều, lúc thì không có tấm nào cả. Một điều cũng quan trọng không kém đó là bố, cũng như mẹ,luôn nghĩ rằng bố là cần thiết cho gia đình và tuy ở xa nhưng bố cũng giúp đỡ được tinh thần cho mẹ. Nếu mẹ viết thư và kể cho bố nghe rằng mẹ nuôi em một cách dễ dàng và tất cả rắc rối trong gia đình mẹ đều giải quyết êm đẹp cả. Như thế không thể nào tránh được cho bố khỏi nghĩ là bố đã trở nên không cần thiết nữa. Nói một cách khác mẹ đừng bao giờ viết cho bố tất cả những bí quyết của một bà mẹ đã lo lắng cho con như thế nào. Bố sẽ nghĩ là bố đã không làm được gì cho mẹ lẫn cho con cả.
Mẹ luôn luôn có những câu hỏi cần thiết trong đầu để hỏi bố: ví dụ như mẹ có thể tiêu một số tiền để đưa em đến một vùng biển trong kỳ nghỉ hè này không? Hoặc mẹ cho em về nghỉ hè với các bạn ở một vùng quê nào đó, có được không? Mẹ có nên cấm cản con trèo cây hay không? Mẹ làm gì khi em xé sách vở học của em, khi em không muốn mặc những quần áo cũ của em mặc dầu vẫn còn tốt và hợp thời trang. Đó là những câu hỏi mà nếu bố có mặt ở nhà bố sẽ là người giải quyết rất mau lẹ. Bây giờ bố đương ở xa, những câu hỏi như thế giúp bố cảm thấy gần gủi gia đình và có dịp để bố quyết định công việc cho con trai của bố.
Trong thời gian bố vắng nhà mẹ có thể cho bố thấy rõ tất cả
những khó khăn của mẹ khi phải một mình lo lắng cho các con. Hai người khiêng một gánh lẽ dĩ nhiên bao giờ cũng nhẹ hơn là một người, đặc biệt người đó lại là người đàn bà. Xa hơn nữa sự thiếu vắng quá lâu của bố trong gia đình khiến cho bố cũng như mẹ cảm thấy rằng gia đình đang trên đà đi xuống. mẹ và các con lúc nào cũng thấy thiếu thốn và cần thiết sự có mặt của bố.
Chỉ có những người điên mới cho rằng sự vắng mặt của bố không khiến cho gia đình có gì thay đổi cả.
Dã-Thảo
18/02/1984
Người Việt-Nam chúng ta thường quan niệm rằng việc sinh con nuôi nấng và dạy dỗ các con là bổn phận của bà mẹ. Vì thế cho nên sau này con cái có làm điều gì không phải, mẹ thường là người bị đổ lỗi trước tiên, nên mới có câu: “Con hư tại mẹ”
Thật ra người cha đóng vai trò không nhỏ, nếu không nói là rất quan trọng trong vấn đề giáo dục con cái, nhất là đối với con trai.
Khi em vừa mới lên ba tuổi em đã bắt đầu có ý tưởng rõ rệt là em phải giống cha và em nhất định sau này lớn lên em sẽ là việc như bố đã và đang làm bây giờ. Điều đó khiến em kính mến bố một cách đặc biệt, cũng như tất cả các bạn em, những đứa con trai cùng lứa tuổi với em có cái nhìn đặc biệt đối với bố của các em ấy vậy.
Em quan sát bố mỗi ngày một cách kỷ lưởng. Rồi em bắt chước bố làm việc siêng năng bận rộn suốt ngày. Em bày đồ chơi đầy nhà, kéo cái xe con ra cất đầy đồ chơi lên đấy, đẩy từ phòng khách sang phòng ăn, xuống nhà bếp, gặp mẹ hỏi mẹ một câu lấy lệ:
- “Mẹ đi quá giang không?”
Mẹ cười vui vẻ:
- “Thôi ông tướng ơi, ra ngoài chơi đi cho mẹ nấu cơm”.
Rồi em chán trò chơi đó, em trở thành một ông cảnh sát, người chữa lửa, ngưòi đưa hàng, người xây cất cầu cống nhà cửa v..v… Đôi khi em bắt chước ngay cả đến cách nói năng của bố em. Em lấy cách cư xử của bố em làm khuôn khổ mà đối xử với đàn ông cũng như đàn bà. Đó là em đang sửa soạn để trở thành một người đàn ông thật sự có tâm hồn, hữu ích về sau này.
Trong khi đó đứa con gái thường có ý tưởng sau này em sẽ giống
mẹ em, nghĩa là em sẽ trở thành một người đàn bà như mẹ hoặc như
những người đàn bà khác. Em có khuynh hướng làm vợ làm mẹ
ngay từ nhỏ. Điều đó cho thấy ngay ở trong cách thức bày trò chơi của em mỗi ngày: em săn sóc búp bê giống như mẹ săn sóc cho em bé của em. Em nói chuyện với búp bê giống y hệt giọng nói cách nói dịu ngọt của mẹ đối với em bé. Rồi sau này em sẽ thấm dần cách cư xử cũng như quan niệm của mẹ đối với đàn ông, con trai về sau này.
Trong trường hợp bố phải sống xa gia đình khi em bé trai mới sinh không có nghĩa là bố không thể dự phần vào công việc săn sóc và giáo dục con cái được. Khi ở xa bố cần nhiều hình ảnh và tin tức của con trai bố. Khi mẹ viết thư cho bố phải viết những điều mẹ nghĩ là rất quan trọng đối với mẹ: Sức khoẻ của em, em lên cân đều đặn, em mọc hai cái răng v..v..nhất nhất đều cần thiết đối với bố. Mẹ viết tất cả những điều mà em đã làm để bố có thể đọc trong vòng mười phút: em bú mạnh, ợ hơi lớn, em bò , em xé rách tờ báo, em ngồi thẳng và dựa lưng được, nhăn mặt nhăn mũi khi nếm phải thức ăn thức uống lạ, em nghiêng đầu nhìn bức tranh của bố treo trên tường như nhận ra được điều gì. Em bò quanh nhà và em nắm lấy bất cứ vật gì mà em có thể cầm nắm được v..v..Mẹ có rất nhiều điều để viết, bức thư nào cũng có thể ngần ấy chuyện nhưng chắc chắn lần
nào bố cũng cười toét quai hàm. Với một ít cố gắng mỗi ngàymẹ sẽ có thể nhớ hết tất cả những điều em làm cũng như lời em nói và viết tất cả lại cho bố xem. Gởi thư và hình ảnh đều đặn, mỗi lần một vài tấm hình. Chứ đừng khi gởi hình thật nhiều, lúc thì không có tấm nào cả. Một điều cũng quan trọng không kém đó là bố, cũng như mẹ,luôn nghĩ rằng bố là cần thiết cho gia đình và tuy ở xa nhưng bố cũng giúp đỡ được tinh thần cho mẹ. Nếu mẹ viết thư và kể cho bố nghe rằng mẹ nuôi em một cách dễ dàng và tất cả rắc rối trong gia đình mẹ đều giải quyết êm đẹp cả. Như thế không thể nào tránh được cho bố khỏi nghĩ là bố đã trở nên không cần thiết nữa. Nói một cách khác mẹ đừng bao giờ viết cho bố tất cả những bí quyết của một bà mẹ đã lo lắng cho con như thế nào. Bố sẽ nghĩ là bố đã không làm được gì cho mẹ lẫn cho con cả.
Mẹ luôn luôn có những câu hỏi cần thiết trong đầu để hỏi bố: ví dụ như mẹ có thể tiêu một số tiền để đưa em đến một vùng biển trong kỳ nghỉ hè này không? Hoặc mẹ cho em về nghỉ hè với các bạn ở một vùng quê nào đó, có được không? Mẹ có nên cấm cản con trèo cây hay không? Mẹ làm gì khi em xé sách vở học của em, khi em không muốn mặc những quần áo cũ của em mặc dầu vẫn còn tốt và hợp thời trang. Đó là những câu hỏi mà nếu bố có mặt ở nhà bố sẽ là người giải quyết rất mau lẹ. Bây giờ bố đương ở xa, những câu hỏi như thế giúp bố cảm thấy gần gủi gia đình và có dịp để bố quyết định công việc cho con trai của bố.
Trong thời gian bố vắng nhà mẹ có thể cho bố thấy rõ tất cả
những khó khăn của mẹ khi phải một mình lo lắng cho các con. Hai người khiêng một gánh lẽ dĩ nhiên bao giờ cũng nhẹ hơn là một người, đặc biệt người đó lại là người đàn bà. Xa hơn nữa sự thiếu vắng quá lâu của bố trong gia đình khiến cho bố cũng như mẹ cảm thấy rằng gia đình đang trên đà đi xuống. mẹ và các con lúc nào cũng thấy thiếu thốn và cần thiết sự có mặt của bố.
Chỉ có những người điên mới cho rằng sự vắng mặt của bố không khiến cho gia đình có gì thay đổi cả.
Dã-Thảo
18/02/1984
Click to set custom HTML
19. THE FUNERAL HOUSE
( Dedicated to my eldest brother, Trần Được,
Aged 85, who passed away in Vietnam
On the 20 of August 2000)
With no preparation, some one goes
With no notice, so no one knows
Until death comes to your bed
Without informing - and you have fled.
The funeral house, there’s where you are
Dressed in your best you become a star
The funeral house, there‘s where you stay
For a few days only, as they would say.
People come and sing you a song
If you heard them, would you sing along?
Let people know that you are not hurt
The way you are now, you are not the first.
Flowers decorate all around
The bed where you are in, there is no sound
But the speech for your departure
Cause people weep for their own failure.
Dã-Thảo
August 2000
( Dedicated to my eldest brother, Trần Được,
Aged 85, who passed away in Vietnam
On the 20 of August 2000)
With no preparation, some one goes
With no notice, so no one knows
Until death comes to your bed
Without informing - and you have fled.
The funeral house, there’s where you are
Dressed in your best you become a star
The funeral house, there‘s where you stay
For a few days only, as they would say.
People come and sing you a song
If you heard them, would you sing along?
Let people know that you are not hurt
The way you are now, you are not the first.
Flowers decorate all around
The bed where you are in, there is no sound
But the speech for your departure
Cause people weep for their own failure.
Dã-Thảo
August 2000
Người Con Gái thứ Năm
Mình là đứa con gái thứ năm trong gia đình. Đã có nhiều con gái quá rồi! mẹ than! Rồi giọng mẹ quay ngược lại thời gian mẹ sanh mình. Ba không có bên cạnh trong lúc mẹ đang đau bụng lâm bồn. Dì Năm đưa mẹ đến bịnh viện địa phương, mình được sanh ra chiều hôm đó. Ba đến thăm xem thử mẹ sanh lần này thế nào!! Khi biết Mẹ cho Ba thêm một đức con gái nữa Ba quay lưng ra về không vào. Mẹ buồn và thất vọng. Không phải vì thái độ của Ba, mà vì mình: “ Đứa Con Gái Thứ Năm ”. Con gái quá đông trong gia đình này rồi, mẹ nghĩ vậy! Ngay chính mẹ cũng ao ước có đứa con trai, vì thế cho nên mẹ không bận tâm về sự khó chịu của ba. Thêm vào đó mình là một bé sơ sinh yếu ớt, thiếu ký, cân chỉ hơn 2 ký, mẹ nói mình là: “ Con Bé Tí Hon ”. Cho mình bú cũng là cả một vấn đề lớn đối với mẹ, vì mình cần ngủ nhiều hơn là cần sữa của mẹ vì thế cho nên cứ đến cử bú là mình lại lăn ra ngủ! Điều đó khiến mẹ quan tâm hơn là việc Ba giận Mẹ đã không sinh cho ba một đứa con trai ( làm sao mình sống được nếu không bú sữa?).
Viết đến đây mình phải kể thêm rằng: Mẹ đã là một goá phụ khi ba mẹ cưới nhau. Mẹ trở thành goá phụ lúc mẹ mới có hai mươi tuổi, chưa có con. Y học và thuốc men ở thời kỳ 30s không thể cứu được người chồng mới cưới được hai tháng của mẹ. Ba ở tuổi ba mươi hai cũng goá vợ và có ba con, toàn là con trai. Thế rồi mẹ thành Kế Mẫu của các anh vào tuổi hai mươi ba. Anh Cả mới mười lăm khi ba cưới mẹ và anh nhỏ nhất mới tám tuổi. Vậy là chỉ có khoảng cách tám tuổi giữa mẹ và người con lớn của chồng. Thật tình mà nói mình không biết làm sao mà “Họ” sống với nhau thật hoà thuận. Lớn lên trong gia đình, mình thật sự không biết chúng mình được mang ra trong thế giới này bởi hai bà mẹ khác nhau. Không có ai trong gia đình hay người thân hay họ hàng xa gần nói chuyện đó với mình cả. Chúng mình sống thật là hạnh phúc. Tất cả đều gọi mẹ bằng “Dì”.
Cho đến ngày mình lên học trung học mình mới thật sự thấy được có cái gì lạ “Ở Nhà”! Tại vì tất cả các bạn ở trường đều gọi mẹ họ bằng “Mẹ”. Chỉ có mình là khác. Mình giữ kín điều đó trong lòng cho đến một hôm mình hỏi mẹ của một người bạn biết nhiều về gia đình mình, nhờ bà cắt nghĩa sự khác biệt đó. Bà kể hết cho mình nghe mọi chuyện. Từ đêm đó mình gọi mẹ bằng: “Mère”, có nghĩa là Mẹ trong tiếng Pháp. Mình cũng đem vấn đề đó ra hỏi Ba: tại sao tất cả chúng con gọi Mẹ bằng “Dì”. Câu trả lời của Ba là : Con ơi ! chẳng có gì lạ trong việc này cả, theo tục lệ của chúng ta từ xưa con chồng gọi mẹ kế bằng “Dì”. Trong trường hợp của mẹ con, các con bắt chước các anh gọi mẹ bằng dì nên kết cuộc là như vậy. Từ khi gọi mẹ bằng “Mère” mình có cảm tưởng mình can đảm, không biết tại sao? và mình cảm thấy thương mẹ hơn nữa. Hôm sau chị mình cũng gọi như vậy, rồi đến người anh thứ hai và rồi hết tất cả các con trong gia đình đều gọi như thế. Và bà trở thành Mẹ của tất cả chúng mình. Mình biết mẹ thương các con trai của chồng bà, mẹ tỏ lộ điều đó và chính mình chứng kiến lòng thương yêu của mẹ đối với các anh nhiều lần trong đời mẹ. Mình cũng biết là các anh khác mẹ cũng hoàn toàn kính trọng và thương mẹ.
Mình lớn lên nhỏ người nhưng tốt bụng và nhiều tình cảm, biết thương yêu và quan tâm đến mọi người vì mình được ngập lụt trong tình yêu của gia đình bù lại.
Theo năm tháng mẹ mất dần gần hết các con gái của mẹ vì bịnh hoạn, chỉ có chị kế mình và mình còn sống sót. Ai nói năm đứa con gái là quá nhiều? Mẹ chỉ còn lại có hai cô. Khi mình được bảy tuổi mẹ cho ba một món quà thật đẹp: “Một Đứa Con Trai”. Em trai mình hiện đang sống ở Sàigòn Việt Nam.
Ba Mẹ qua đời đã lâu. Anh trai lớn, tuổi hơn tám mươi, hiện đang sống ở Boston USA vẫn còn khoẻ. Anh thứ hai ở cuối tuổi bảy mươi, sống ở quê nhà. Anh trở nên yếu đuối bịnh hoạn sau khi bị “Stroke” năm ngoái. Người anh trẻ nhất trong ba anh, bị “Heart Attack” đã mất cách đây ba năm. Chị mình trong lớp tuổi sáu mươi sống ở Jacksonville FL USA và vẫn còn làm việc siêng năng.
Và mình ở đây với ba con và ba cháu không có một người bà con nào từ phía bên mẹ cả. Mỗi lần nghĩ đến “Đại Gia Đình Nối Dài” của mình, mình khóc, như bây giờ mình đang khóc.
Dã-Thảo. Bài tiếng Việt
07/01/2014
Mình là đứa con gái thứ năm trong gia đình. Đã có nhiều con gái quá rồi! mẹ than! Rồi giọng mẹ quay ngược lại thời gian mẹ sanh mình. Ba không có bên cạnh trong lúc mẹ đang đau bụng lâm bồn. Dì Năm đưa mẹ đến bịnh viện địa phương, mình được sanh ra chiều hôm đó. Ba đến thăm xem thử mẹ sanh lần này thế nào!! Khi biết Mẹ cho Ba thêm một đức con gái nữa Ba quay lưng ra về không vào. Mẹ buồn và thất vọng. Không phải vì thái độ của Ba, mà vì mình: “ Đứa Con Gái Thứ Năm ”. Con gái quá đông trong gia đình này rồi, mẹ nghĩ vậy! Ngay chính mẹ cũng ao ước có đứa con trai, vì thế cho nên mẹ không bận tâm về sự khó chịu của ba. Thêm vào đó mình là một bé sơ sinh yếu ớt, thiếu ký, cân chỉ hơn 2 ký, mẹ nói mình là: “ Con Bé Tí Hon ”. Cho mình bú cũng là cả một vấn đề lớn đối với mẹ, vì mình cần ngủ nhiều hơn là cần sữa của mẹ vì thế cho nên cứ đến cử bú là mình lại lăn ra ngủ! Điều đó khiến mẹ quan tâm hơn là việc Ba giận Mẹ đã không sinh cho ba một đứa con trai ( làm sao mình sống được nếu không bú sữa?).
Viết đến đây mình phải kể thêm rằng: Mẹ đã là một goá phụ khi ba mẹ cưới nhau. Mẹ trở thành goá phụ lúc mẹ mới có hai mươi tuổi, chưa có con. Y học và thuốc men ở thời kỳ 30s không thể cứu được người chồng mới cưới được hai tháng của mẹ. Ba ở tuổi ba mươi hai cũng goá vợ và có ba con, toàn là con trai. Thế rồi mẹ thành Kế Mẫu của các anh vào tuổi hai mươi ba. Anh Cả mới mười lăm khi ba cưới mẹ và anh nhỏ nhất mới tám tuổi. Vậy là chỉ có khoảng cách tám tuổi giữa mẹ và người con lớn của chồng. Thật tình mà nói mình không biết làm sao mà “Họ” sống với nhau thật hoà thuận. Lớn lên trong gia đình, mình thật sự không biết chúng mình được mang ra trong thế giới này bởi hai bà mẹ khác nhau. Không có ai trong gia đình hay người thân hay họ hàng xa gần nói chuyện đó với mình cả. Chúng mình sống thật là hạnh phúc. Tất cả đều gọi mẹ bằng “Dì”.
Cho đến ngày mình lên học trung học mình mới thật sự thấy được có cái gì lạ “Ở Nhà”! Tại vì tất cả các bạn ở trường đều gọi mẹ họ bằng “Mẹ”. Chỉ có mình là khác. Mình giữ kín điều đó trong lòng cho đến một hôm mình hỏi mẹ của một người bạn biết nhiều về gia đình mình, nhờ bà cắt nghĩa sự khác biệt đó. Bà kể hết cho mình nghe mọi chuyện. Từ đêm đó mình gọi mẹ bằng: “Mère”, có nghĩa là Mẹ trong tiếng Pháp. Mình cũng đem vấn đề đó ra hỏi Ba: tại sao tất cả chúng con gọi Mẹ bằng “Dì”. Câu trả lời của Ba là : Con ơi ! chẳng có gì lạ trong việc này cả, theo tục lệ của chúng ta từ xưa con chồng gọi mẹ kế bằng “Dì”. Trong trường hợp của mẹ con, các con bắt chước các anh gọi mẹ bằng dì nên kết cuộc là như vậy. Từ khi gọi mẹ bằng “Mère” mình có cảm tưởng mình can đảm, không biết tại sao? và mình cảm thấy thương mẹ hơn nữa. Hôm sau chị mình cũng gọi như vậy, rồi đến người anh thứ hai và rồi hết tất cả các con trong gia đình đều gọi như thế. Và bà trở thành Mẹ của tất cả chúng mình. Mình biết mẹ thương các con trai của chồng bà, mẹ tỏ lộ điều đó và chính mình chứng kiến lòng thương yêu của mẹ đối với các anh nhiều lần trong đời mẹ. Mình cũng biết là các anh khác mẹ cũng hoàn toàn kính trọng và thương mẹ.
Mình lớn lên nhỏ người nhưng tốt bụng và nhiều tình cảm, biết thương yêu và quan tâm đến mọi người vì mình được ngập lụt trong tình yêu của gia đình bù lại.
Theo năm tháng mẹ mất dần gần hết các con gái của mẹ vì bịnh hoạn, chỉ có chị kế mình và mình còn sống sót. Ai nói năm đứa con gái là quá nhiều? Mẹ chỉ còn lại có hai cô. Khi mình được bảy tuổi mẹ cho ba một món quà thật đẹp: “Một Đứa Con Trai”. Em trai mình hiện đang sống ở Sàigòn Việt Nam.
Ba Mẹ qua đời đã lâu. Anh trai lớn, tuổi hơn tám mươi, hiện đang sống ở Boston USA vẫn còn khoẻ. Anh thứ hai ở cuối tuổi bảy mươi, sống ở quê nhà. Anh trở nên yếu đuối bịnh hoạn sau khi bị “Stroke” năm ngoái. Người anh trẻ nhất trong ba anh, bị “Heart Attack” đã mất cách đây ba năm. Chị mình trong lớp tuổi sáu mươi sống ở Jacksonville FL USA và vẫn còn làm việc siêng năng.
Và mình ở đây với ba con và ba cháu không có một người bà con nào từ phía bên mẹ cả. Mỗi lần nghĩ đến “Đại Gia Đình Nối Dài” của mình, mình khóc, như bây giờ mình đang khóc.
Dã-Thảo. Bài tiếng Việt
07/01/2014
The fifth daughter.
I was the fifth daughter in my family. “There were already too many girls” my mother said. Then her voice trailed away went back to when she was due to give birth to me. My father was not by her side at that moment. When she was in labour, my aunty accompanied her to the local hospital.
I was born that day in the afternoon. My father came in later, to see how my mother was doing this time. When he learned that she had given him another daughter, he turned his back to her and walked away.
My mother was very sad and disappointed, not because of his attitude, but because of me, her fifth daughter. “Girls are overly abundant in this family,” my mother thought. She herself had wished for a boy too, so she did not blame my father for his annoyance. In addition, I was not a healthy new-born. I was underweight, about “2000 grams plus”, as my mother put it, a very tiny creature.
Breast-feeding me was a big problem for her, because I needed sleep more than I needed her milk, so I kept falling asleep during feeding time. That caused her more concern (how would I survive without milk?) than my father’s anger at her for not giving him a son.
I should make it known here that my mother was a widow when she was married to my father; she’d been widowed at age 20, but had no children. Technology and medicine in the 30s were not able to save her husband of two months.
My father was 32 years of age, also a widower, with three children, all boys, from his previous marriage, so my mother had matured into the stepmother of his children by age 23. My eldest half-brother was 15 at the time of their marriage and the youngest was 8; there was only an 8 year difference between my mother and her eldest stepson.
I don’t know how they all got on so well with each other. While I was growing up in my family I did not even know that we had been brought to this world by different mothers. Nobody in the family nor close or distant relatives ever mentioned the matter to me. We lived very happily together. For a very long time we all addressed my mother as ‘aunty’.
Until the day I moved to Secondary School. There I realized that there was something strange going on at home, because all the other girls at school addressed their mothers as ‘mum’. I was different. I kept that thought to myself and one day I asked my friend’s mother, who knew my family well, to explain things to me. She told me the whole story. From that night on I called my mother ‘mère’, which means ‘mother’ in French.
I also took the matter to my father and asked him why we all called my mother ‘aunty’. His answer was: “My dear, there’s nothing bizarre about it. Following our tradition, that’s what step-children call their step-mother. In your mother’s case, her own children copied the older children and everyone ended up calling her ‘aunty’.
Since I began to address my mother as ‘mere’ I felt brave, I do not know why, and I felt I loved her more. The next day my elder sister did the same, then my second half-brother and then all the other children in the family. She became ‘mother’ to all of us. I knew my mother loved her step-sons. She showed it and I witnessed that love on many occasions during her life. I also knew that all my half-brothers fully respected her.
I grew up small in size, but good-natured and emotional, loving and caring towards everyone, because I felt flooded by family love in return.
Along the years my mother lost most of her daughters to illness. Only my elder sister and I survived. Who said that five girls were too many? She only had two left. Then, when I was seven, my mother gave my father a beautiful gift: a son, my little brother, who now lives in Saigon, Vietnam.
My parents passed away a long time ago. My big half-brother, who is in his 80s now, lives in Boston, USA, and is still in good spirits. My second half-brother, who is in his late 70s, lives in our hometown; he is disabled, after suffering a stroke last year. My youngest half-brother passed away from a heart attack three years ago. My elder sister, who is in her 60s, lives in Jacksonville, USA, and still works very hard.
And I am here, with my three children and three grandchildren, without any other relative from my mother’s side. Whenever I think back to my extended family, I cry, as I am crying now.
Dã-Thảo
April 1999
I was the fifth daughter in my family. “There were already too many girls” my mother said. Then her voice trailed away went back to when she was due to give birth to me. My father was not by her side at that moment. When she was in labour, my aunty accompanied her to the local hospital.
I was born that day in the afternoon. My father came in later, to see how my mother was doing this time. When he learned that she had given him another daughter, he turned his back to her and walked away.
My mother was very sad and disappointed, not because of his attitude, but because of me, her fifth daughter. “Girls are overly abundant in this family,” my mother thought. She herself had wished for a boy too, so she did not blame my father for his annoyance. In addition, I was not a healthy new-born. I was underweight, about “2000 grams plus”, as my mother put it, a very tiny creature.
Breast-feeding me was a big problem for her, because I needed sleep more than I needed her milk, so I kept falling asleep during feeding time. That caused her more concern (how would I survive without milk?) than my father’s anger at her for not giving him a son.
I should make it known here that my mother was a widow when she was married to my father; she’d been widowed at age 20, but had no children. Technology and medicine in the 30s were not able to save her husband of two months.
My father was 32 years of age, also a widower, with three children, all boys, from his previous marriage, so my mother had matured into the stepmother of his children by age 23. My eldest half-brother was 15 at the time of their marriage and the youngest was 8; there was only an 8 year difference between my mother and her eldest stepson.
I don’t know how they all got on so well with each other. While I was growing up in my family I did not even know that we had been brought to this world by different mothers. Nobody in the family nor close or distant relatives ever mentioned the matter to me. We lived very happily together. For a very long time we all addressed my mother as ‘aunty’.
Until the day I moved to Secondary School. There I realized that there was something strange going on at home, because all the other girls at school addressed their mothers as ‘mum’. I was different. I kept that thought to myself and one day I asked my friend’s mother, who knew my family well, to explain things to me. She told me the whole story. From that night on I called my mother ‘mère’, which means ‘mother’ in French.
I also took the matter to my father and asked him why we all called my mother ‘aunty’. His answer was: “My dear, there’s nothing bizarre about it. Following our tradition, that’s what step-children call their step-mother. In your mother’s case, her own children copied the older children and everyone ended up calling her ‘aunty’.
Since I began to address my mother as ‘mere’ I felt brave, I do not know why, and I felt I loved her more. The next day my elder sister did the same, then my second half-brother and then all the other children in the family. She became ‘mother’ to all of us. I knew my mother loved her step-sons. She showed it and I witnessed that love on many occasions during her life. I also knew that all my half-brothers fully respected her.
I grew up small in size, but good-natured and emotional, loving and caring towards everyone, because I felt flooded by family love in return.
Along the years my mother lost most of her daughters to illness. Only my elder sister and I survived. Who said that five girls were too many? She only had two left. Then, when I was seven, my mother gave my father a beautiful gift: a son, my little brother, who now lives in Saigon, Vietnam.
My parents passed away a long time ago. My big half-brother, who is in his 80s now, lives in Boston, USA, and is still in good spirits. My second half-brother, who is in his late 70s, lives in our hometown; he is disabled, after suffering a stroke last year. My youngest half-brother passed away from a heart attack three years ago. My elder sister, who is in her 60s, lives in Jacksonville, USA, and still works very hard.
And I am here, with my three children and three grandchildren, without any other relative from my mother’s side. Whenever I think back to my extended family, I cry, as I am crying now.
Dã-Thảo
April 1999
18. căn nhà trống
Căn Nhà Trống.
Em cúi đầu yên lặng, Tránh không nhìn mắt nhau. Anh cần gì nói nhỏ. Em lặng im cúi đầu. Em mặt lạnh như đá, Anh giữ mặt cách xa, Em thề với im lặng, Anh làm thinh trả thù. Đây là chiến tranh lạnh, Mới bắt đầu hôm qua, Không ba lần một ngày, Mỉm cười chào buổi sáng, Mỉm cười chào buổi trưa , Và không luôn buổi tối. Đây là chiến tranh lạnh, Giữa hai linh hồn ma, Trong một ngôi nhà lớn Trống không, ngôi nhà ma. Dã-Thảo chuyển ngữ. 01/10/2013 |
THE EMPTY HOUSE
I kept my head down, avoided eye contact. He kept his voice low. I held my silence intact. I put on my icy face. He kept his eyes distant. I vowed to silence. He had no word in returned rage. This is a cold war Yesterday started. No smile three times a day. No good morning, No good afternoon, and no good night. This is a cold war Between two spirits in an enormous empty house. Dã-Thảo. Spring 1998 |
17. Thư cho Loan
Loan thân mến,
Chẳng còn mấy hôm nữa mà lại đến ngày Giáng sinh rồi Loan nhỉ? Không biết nhà thờ Phủ Cam đã treo đèn kết hoa chưa? Không biết người ta có còn rủ nhau lũ lượt kéo đến nhà thờ như mười năm trước đây, để những người dù ngoại đạo như hai đứa mình vẫn thích được hội nhập để được nhìn máng cỏ, để được thấy đôi cánh thiên thần.
Loan còn nhớ có năm nào, mình vì không có đạo nên phải ở lại nội trú Loan đã phải mang cả mấy gói đậu phụng rang còn nóng hổi, lội bộ từ nhà đến nội trú năn nỉ bà Felicité cho phép mình đi lễ nửa đêm với Loan ở Phủ Cam. Bà cho mình đi mà lại dặn phải về sớm. Cái bà già thật lẩm cẩm đã nói lễ nửa đêm thì còn về sớm thế nào được. Thấy Loan còn lằng nhằng cái việc sớm tối với bà mình sợ bà đổi ý nên kéo Loan chạy mất, thoát khỏi cổng trường thì nghe khỏe ơi là khỏe. Hai đứa nhập vào đoàn người đi lễ, vừa đi vừa lột đậu phụng ăn ngon lành.
Nhà Loan ở cạnh cầu Phủ Cam nên dù muốn dù không cả hai đứa cũng phải ghé vào nhà trước khi đến nhà thờ. Loan có ông anh quá nghiêm nghị nên làm mình e ngại. Loan bảo ghé nhà xin phép anh Cung không thôi lúc về ông ấy cạo đầu rồi còn viết thư vào Quảng Nam mời bà cụ ra ca “cải lương” cho mà nghe. Loan còn nhớ không, rồi Loan cười khúc khích: “Tại vậy mà đã hơn ba mươi tuổi rồi ông ấy vẫn chưa lấy vợ, vì ông có lọt vào mắt xanh của cô nào đâu”. Mình thì không nghĩ như vậy, mình cho là tại không có cô nào lọt vào mắt anh Cung thì đúng hơn.
Nhà thờ Phủ Cam sáng rực và thật đông người, kẻ có đạo đi lễ người ngoại đạo đi xem, trông người nào cũng hân hoan vui mừng.
Và bây giờ ở bên này người ta cũng đang hân hoan chờ đón ngày Giáng Sinh đó Loan ạ, hầu hết đều nghỉ holidays vào dịp Giáng sinh. Họ sửa soạn ăn mừng Giáng Sinh như ở bên nhà mình sửa soạn ăn Tết vậy. Tết ở nhà thì mình làm bánh tét bánh chưng, mứt món cho ba ngày Tết vui chơi không cần nấu nướng mà vẫn có cái ăn. Ở đây cũng vậy người ta cũng rộn ràng buôn bán tấp nập trong những ngày gần lễ. Công việc mình làm hầu như cũng tăng gấp bội, giờ làm cũng tăng để cho hàng chạy kịp ra các thị trường. Mình vừa làm việc vừa nghĩ đến anh, chị, em, bà con, bạn bè quen thuộc không biết giờ này đang làm gì? Kẻ chết? Người còn? Người mất trí? Kẻ ngược Bắc kẻ xuôi Nam trên con tàu mang tên mỉa mai “Thống Nhất”. Tháng trước chị Ngọc có viết thư cho mình nói rằng có gặp Loan ở bến xe An Cựu với chồng nón Huế. Vậy là mình biết Loan cũng không khác gì chị Ngọc rồi.
Loan thân mến, anh Cung đi cải tạo vẫn chưa về, Loan
cho rằng cứ ở một mình như anh Cung mà đúng không để khổ lụy cho vợ con. Loan không để ý một điều là anh Cung yêu qúi mẹ vô cùng, anh có một lần đã nói với mình sở dĩ anh không lập gia đình là vì anh sợ người đàn bà làm vợ anh sẽ không yêu mẹ anh đúng như ý anh muốn. Anh chỉ có hai người đàn bà để anh yêu đó là mẹ anh và Loan, Loan mà lấy chồng thì anh sẽ dồn hết tình thương của anh cho mẹ anh. Anh nói không phải anh hết yêu Loan, nhưng khi ấy Loan đã có người khác lo cho Loan rồi, bổn phận anh là phải lo cho mẹ anh. Ba anh mất lúc Loan còn nhỏ, mẹ anh ở vậy cho tới bây giờ. Mình đã có lần hỏi anh: “Vậy bác không nhắc đến việc anh lập gia đình hay sao?” Anh trả lời: “Có chứ, nhưng anh gạt đi nên mẹ anh không nhắc đến nữa”.
Rồi Loan lấy chồng thật và anh Cung xin đổi về Quảng Nam cho được gần mẹ. Hai đứa mình không còn có dịp kéo nhau đi nhà thờ Phủ Cam nữa Loan nhỉ. Tuy thế Giáng Sinh nào cũng vẫn đẹp cả, cũng vui nhộn cả phải không Loan?
Ấy vậy mà từ cái dạo mình chạy tản cư từ thành phố này sang thành phố nọ, rồi cả giang sơn lọt vào tay họ thì ngày Giáng sinh chẳng còn là ngày Giáng sinh nữa. Chúa đứng trên cây thánh giá nhìn xuống con chiên rải rác kéo đến nhà thờ, vội vã nhìn quanh, vội vã qùy xuống cầu nguyện, rồi vội vã ra về. Thiệt buồn.
Mình có vào Quảng Nam thăm bác gái trước khi đi Loan ạ, nhưng mình không tin cho Loan biết vì nghĩ cũng chẳng nên lưu luyến quá khổ lòng. Anh Cung đang mãi cải tạo ở vùng núi rừng Trà My Tiên Phước. Bác gái già và yếu quá, thui thủi một mình. Xem thư anh gởi về cho bác, thư anh viết có đoạn:
“Con tưởng con ở vậy để thờ kính mẹ cho trọn đạo làm con không ngờ giờ đây con để mẹ bơ vơ một mình thật con quả là vô cùng bất hiếu. Con xin mẹ tha tội cho con. Loan có vào thăm mẹ xin mẹ cho con gởi lời thăm em và nếu nó có đi thăm nuôi Tân cho con gởi lời thăm chú ấy với. Nói với Loan cho con gởi lời thăm Phương”.
Loan thân mến, chắc Loan biết tánh mình, vì thế cho nên mình không muốn dài dòng, mình muốn xin phép Loan cũng như bác gái ở nhà cho phép mình thỉnh thoảng được gởi một ít quà mọn về thăm anh Cung, mình mong Bác và Loan vui lòng. Loan có đi thăm ông xã, cho mình gởi lời thăm và chúc anh mau được trở về với Loan. Bác gái yếu quá không biết có đi thăm nuôi anh Cung được hay không, vì thế mình muốn nhờ Loan nếu nhận được quà thì nhờ Loan mang vào Quảng-Nam thăm bác gái và thăm anh Cung hộ mình. Loan nhắn anh Cung rằng mình rất mong gặp lại anh.
Thân mến,
Bạn của Loan
Phương.
Dã-Thảo
Giáng sinh 1985
16. Giã Từ
Hoàng Nam Phương thân mến,
Em mang tên vị Hoàng Hậu cuối cùng của Vương Quốc Việt Nam, nguời mà những ngày chị hãy còn là một thiếu nữ nhỏ bé ở cái thành phố cũng nhỏ bé : Hội-An, vẫn thuờng hay góp nhặt các tem thư có hình Hoàng Hậu Nam Phương, mình mặc áo vàng, khăn chít trên đầu, kiều diễm, cất đầy một hộp may nhỏ. Góp nhặt cũng chẳng để làm gì, ngày nào cũng đem ra đếm tới đếm lui, vui thích với những gì mình có đuợc, yêu thuong và triều mến. Bạn gái đến choi nhà thì chẳng ngần ngại gì mà không đem ra khoe. Để đáp lại bạn cũng mang cả một tập “collection” đủ các loại buớm cho chị thuởng thức. Chị có thể bắt đuợc nhiều buớm nhưng chị không làm vậy. Chị thích lấy kén của buớm bỏ vào lọ, chờ đến ngày con nhộng hoá buớm xé kén chui ra. Chị chắc chắn Nam Phương chưa từng dự vào trò chơi kỳ diệu đó, chị ngồi hàng giờ theo dõi thời kỳ hoá buớm. Khi buớm thoát khỏi kén, bay chập chững quanh cái thẩu lớn, chờ cho cánh buớm khô và căng thẳng, chị đem buớm ra vuờn hồng thả cho buớm bay, buớm thuờng luợn quanh khu vuờn đầy hoa một lúc lâu như để thâu nhận hết cái mới lạ chung quanh rồi mới tung mình bay vút lên ngọn sầu đông. Chính vì thế mà chị không ép đuợc buớm, chị chẳng nở nhẫn tâm phải không em. Tâm hồn chị như thế đó, chị muốn nuôi nấng những gì đẹp đẽ rực rỡ, nhưng chắc chắn chị không màng giữ lấy một mình. Cái kén của buớm có màu nâu không đẹp tí nào, khô và cứng như vật chết. Nhung đối với chị là những gì quý giá vô cùng lúc bấy giờ, vì chị biết chắc bên trong vẫn còn sức sống và những tơ vàng trong kén buớm đã dệt cho buớm đôi cánh màu rực rỡ.
Cô bạn gái của chị bị lôi kéo vào cái trò chơi “Nuôi Bướm” của chị mà khg còn ép bướm vào các trang vở học trò nữa và nhận ra cái đẹp của bướm khi thấy bướm giật mình bay vút lên cao, lẫn mình trên cây sầu đông mất dạng. Bạn chị reo hò rối rít:
- Rồi, nó bay sang vườn nhà bên cạnh!
Chị vẫn yên chí trả lời:
- Chốc nữa nó bay về bây giờ vì bên đó khg có cây sầu đông.
Bạn nghi ngờ:
- Mi có chắc không?
- Tau nuôi bướm lâu rồi, tau biết, cây sầu đông sau vườn là nhà của mẹ nó, thì nó phải về chứ, đừng lo. Quả thật bướm bay trở lại, có lẽ vì còn bở ngỡ lạ lùng chứ không phải cây sầu đông là nhà của nó. Nhưng ngày đó chị vẫn nghĩ nhu thế và bạn chị cũng tin như thế đó em.
Mẹ chị nhìn trò chơi lạ lùng của chị và buộc miệng:
- Con nhỏ này mong manh từ thể xác đến tâm hồn, nuôi nấng yêu thương cho lắm rồi thả cho bay đi hết cuối cùng chẳng có được cái gì. Con gái mà nuối tiếc quá khứ ( mẹ chị ám chỉ tập tem thư Hoàng Hậu của chị) và mơ mộng về tương lai thì chỉ khổ một đời (mẹ ám chỉ nuôi kén nở, rồi thả bướm là mơ mộng về tương lai). Chị như thế đó em, vì thế cho nên một va chạm dù nhỏ đến đâu cũng khiến chị buồn và mất thăng bằng không ít.
Đêm hôm qua tình cờ đọc báo thấy có người nhắn tin cho em nên chị điện thoại tin cho em hay, khuya rồi nhưng chắc em không phiền hà chấp trách phải không? Chị kể cho em nghe câu chuyện buồn của chị, Câu chuyện mà chính chị cũng không ngờ lại kết thúc một cách đột ngột gần như khốc liệt khiến chị lạ lùng hụt hẫng và em nghe xong cũng giật mình ngở ngàng chắc lưỡi lắc đầu. Rồi em khuyên chị không nên buồn, chị nghe lời em đó Nam Phương nên chị cố quên đi không buồn nữa.
Buổi chiều chứ bảy đi lễ chùa, chị gặp hai người quen, hai người lạ, chào hai người quen và làm quen hai người lạ, buổi lễ trang nghiêm và xúc động. Các con chị không theo kịp thời kinh nên tỏ ý băng khoăn, chính sự băng khoăn đó khiến chị vui mừng vì chị nghĩ các con vẫn còn có chị và dẫu có một mình, chị cũng có thể hướng dẫn các con nên người. Tối thứ bảy chị đi lễ ở một chùa xa thuộc vùng Bonnyrigg, ngồi tiếp chuyện với quý thầy, trong không khí quen thuộc chị lấy lại được sự bình tâm. Nhưng sau khi lễ Phật chị có xin xăm thì xăm không ứng.Thầy cười hiền dịu:
- Vậy phải thường xuyên đi chùa và cầu nguyện thật nhiều.
Chị mỉm cười và dạ nhỏ. Tâm hồn chị lúc bấy giờ bình thản và an vui. Các em đoàn sinh Gia Đinh Phật Tử cắm trại ở quanh chùa gợi nhớ cho chị những ngày còn thơ, cứ mỗi một đại lễ là có một lần cắm trại của Gia Đinh Phật Tử. Anh trại trưởng bao giờ cũng là anh Cả Liên Đoàn Trưởng. Trại nhỏ thì được tổ chức ngay tại chùa tỉnh giáo hội. Trại lớn có thể chuyển xa hơn về các chùa ở vùng ngoại ô thành phố như Chúc Thánh, Phước Lâm, có khi ra đến tận chùa Cây Cau. Quá khứ hiện về đầy ắp trong chị: Trại Vu Lan, Trại Đản Sanh, Trại Xuất Gia, Trại Thành Đạo… các anh , các chị rồi các em… Em ơi sao ngày đó vui quá là vui! Bây giờ quanh chị sao chẳng còn ai nữa, chỉ những người xa lạ mới quen sơ, nhưng chị cũng chắc chiu nuôi nấng cảm tình như đã từng thương tiếc cho cái quá khứ vàng son của một vị Hoàng Hậu và cũng như đã từng nâng nhẹ cho đôi cánh màu rực rỡ của bướm để cho bướm bay cao, bay xa chứ chị đâu có nở ép bướm vào trang vở học trò để bướm trở thành xác bướm khô.
Ngày chủ nhật, có lễ đặt viên đá đầu tiên cho ngôi chùa Phật Giáo Việt Nam. Nhân ngày Khánh-Đản nên Phật tử tham dự khá đông, ai cũng vui mừng, chị cũng vui mừng nhưng không tránh khỏi ngậm ngùi thương tiếc cho quê hương mình đã mất, Phật giáo đồ điêu linh, dân chúng lầm than không nhà không cửa, ở đây chỉ còn biết nguyện cầu.
Chị muốn quên như con bướm kia quên cái kén, quên cây sầu đông để bay qua vườn nhà hàng xóm. Nhưng chắc không được rồi phải không em, vì chị chẳng bao giờ muốn hoá thân để quên đi cái gốc của mình. Con đường từ Sydney đến Sài-Gòn đâu có bao xa hở em, chỉ dài bằng từ Darwin đến Melbourne và chỉ cách mấy giờ đường chim bay, ấy vậy mà không ai trong chúng ta có thể quay về, không thể quay về. Tội nghiệp chúng ta lưu lạc một đời. Chị nhớ đến khu vườn sau nhà, khu vườn đầy hoa đầy cây ăn trái, nên suốt mùa hè ong bướm đến thật đông. Có con bướm lạ cánh thật to, lớn hơn bàn tay nhỏ bé của chị xoè ra nữa kìa, nhưng nó chỉ ở lại chơi một hôm rồi bay đi đâu mất dạng. Chắc nó bay về với mẹ nó nhờ có được đôi cánh to mềm mại, còn chúng ta, chúng ta gãy cánh hết rồi phải không em! Chị nghe nhức buốt cả toàn thân…
Và em, Hoàng Nam Phương, lại sắp sửa ra đi, cái lý do khiến em rời bỏ nơi đây làm cho bạn bè không ai có thể ngăn cản em được hết, tất cả đều chúc mừng chúc lành cho em. Chị biết cả Âu Dương Tiểu Thơ vì muốn em ở lại nơi đây mà gây gổ với em suốt ngày. Còn chị, bởi cái lý do chính đáng của em, chị đâu dám nói ra nói vào, chị chỉ thấy buồn vì em sắp ra đi và chị phải xa bạn.
Thôi nhé Nam Phương, em ra đi bình yên và nhớ viết thư về, bạn bè ở đây ai cũng trông đợi, đừng quên nghe em.
Dã-Thảo
Sydney 1982
P.S: Hoàng Nam Phương và Âu Dương Tiểu Thơ là hai bút hiệu của hai bạn gái của Dã-Thảo, thỉnh thoảng có gởi bài đăng trên báo “Thế Hệ Mới”. HNP kết hôn với vị hôn phu từ Mỹ qua nên phải theo chồng về Mỹ,
- Rồi, nó bay sang vườn nhà bên cạnh!
Chị vẫn yên chí trả lời:
- Chốc nữa nó bay về bây giờ vì bên đó khg có cây sầu đông.
Bạn nghi ngờ:
- Mi có chắc không?
- Tau nuôi bướm lâu rồi, tau biết, cây sầu đông sau vườn là nhà của mẹ nó, thì nó phải về chứ, đừng lo. Quả thật bướm bay trở lại, có lẽ vì còn bở ngỡ lạ lùng chứ không phải cây sầu đông là nhà của nó. Nhưng ngày đó chị vẫn nghĩ nhu thế và bạn chị cũng tin như thế đó em.
Mẹ chị nhìn trò chơi lạ lùng của chị và buộc miệng:
- Con nhỏ này mong manh từ thể xác đến tâm hồn, nuôi nấng yêu thương cho lắm rồi thả cho bay đi hết cuối cùng chẳng có được cái gì. Con gái mà nuối tiếc quá khứ ( mẹ chị ám chỉ tập tem thư Hoàng Hậu của chị) và mơ mộng về tương lai thì chỉ khổ một đời (mẹ ám chỉ nuôi kén nở, rồi thả bướm là mơ mộng về tương lai). Chị như thế đó em, vì thế cho nên một va chạm dù nhỏ đến đâu cũng khiến chị buồn và mất thăng bằng không ít.
Đêm hôm qua tình cờ đọc báo thấy có người nhắn tin cho em nên chị điện thoại tin cho em hay, khuya rồi nhưng chắc em không phiền hà chấp trách phải không? Chị kể cho em nghe câu chuyện buồn của chị, Câu chuyện mà chính chị cũng không ngờ lại kết thúc một cách đột ngột gần như khốc liệt khiến chị lạ lùng hụt hẫng và em nghe xong cũng giật mình ngở ngàng chắc lưỡi lắc đầu. Rồi em khuyên chị không nên buồn, chị nghe lời em đó Nam Phương nên chị cố quên đi không buồn nữa.
Buổi chiều chứ bảy đi lễ chùa, chị gặp hai người quen, hai người lạ, chào hai người quen và làm quen hai người lạ, buổi lễ trang nghiêm và xúc động. Các con chị không theo kịp thời kinh nên tỏ ý băng khoăn, chính sự băng khoăn đó khiến chị vui mừng vì chị nghĩ các con vẫn còn có chị và dẫu có một mình, chị cũng có thể hướng dẫn các con nên người. Tối thứ bảy chị đi lễ ở một chùa xa thuộc vùng Bonnyrigg, ngồi tiếp chuyện với quý thầy, trong không khí quen thuộc chị lấy lại được sự bình tâm. Nhưng sau khi lễ Phật chị có xin xăm thì xăm không ứng.Thầy cười hiền dịu:
- Vậy phải thường xuyên đi chùa và cầu nguyện thật nhiều.
Chị mỉm cười và dạ nhỏ. Tâm hồn chị lúc bấy giờ bình thản và an vui. Các em đoàn sinh Gia Đinh Phật Tử cắm trại ở quanh chùa gợi nhớ cho chị những ngày còn thơ, cứ mỗi một đại lễ là có một lần cắm trại của Gia Đinh Phật Tử. Anh trại trưởng bao giờ cũng là anh Cả Liên Đoàn Trưởng. Trại nhỏ thì được tổ chức ngay tại chùa tỉnh giáo hội. Trại lớn có thể chuyển xa hơn về các chùa ở vùng ngoại ô thành phố như Chúc Thánh, Phước Lâm, có khi ra đến tận chùa Cây Cau. Quá khứ hiện về đầy ắp trong chị: Trại Vu Lan, Trại Đản Sanh, Trại Xuất Gia, Trại Thành Đạo… các anh , các chị rồi các em… Em ơi sao ngày đó vui quá là vui! Bây giờ quanh chị sao chẳng còn ai nữa, chỉ những người xa lạ mới quen sơ, nhưng chị cũng chắc chiu nuôi nấng cảm tình như đã từng thương tiếc cho cái quá khứ vàng son của một vị Hoàng Hậu và cũng như đã từng nâng nhẹ cho đôi cánh màu rực rỡ của bướm để cho bướm bay cao, bay xa chứ chị đâu có nở ép bướm vào trang vở học trò để bướm trở thành xác bướm khô.
Ngày chủ nhật, có lễ đặt viên đá đầu tiên cho ngôi chùa Phật Giáo Việt Nam. Nhân ngày Khánh-Đản nên Phật tử tham dự khá đông, ai cũng vui mừng, chị cũng vui mừng nhưng không tránh khỏi ngậm ngùi thương tiếc cho quê hương mình đã mất, Phật giáo đồ điêu linh, dân chúng lầm than không nhà không cửa, ở đây chỉ còn biết nguyện cầu.
Chị muốn quên như con bướm kia quên cái kén, quên cây sầu đông để bay qua vườn nhà hàng xóm. Nhưng chắc không được rồi phải không em, vì chị chẳng bao giờ muốn hoá thân để quên đi cái gốc của mình. Con đường từ Sydney đến Sài-Gòn đâu có bao xa hở em, chỉ dài bằng từ Darwin đến Melbourne và chỉ cách mấy giờ đường chim bay, ấy vậy mà không ai trong chúng ta có thể quay về, không thể quay về. Tội nghiệp chúng ta lưu lạc một đời. Chị nhớ đến khu vườn sau nhà, khu vườn đầy hoa đầy cây ăn trái, nên suốt mùa hè ong bướm đến thật đông. Có con bướm lạ cánh thật to, lớn hơn bàn tay nhỏ bé của chị xoè ra nữa kìa, nhưng nó chỉ ở lại chơi một hôm rồi bay đi đâu mất dạng. Chắc nó bay về với mẹ nó nhờ có được đôi cánh to mềm mại, còn chúng ta, chúng ta gãy cánh hết rồi phải không em! Chị nghe nhức buốt cả toàn thân…
Và em, Hoàng Nam Phương, lại sắp sửa ra đi, cái lý do khiến em rời bỏ nơi đây làm cho bạn bè không ai có thể ngăn cản em được hết, tất cả đều chúc mừng chúc lành cho em. Chị biết cả Âu Dương Tiểu Thơ vì muốn em ở lại nơi đây mà gây gổ với em suốt ngày. Còn chị, bởi cái lý do chính đáng của em, chị đâu dám nói ra nói vào, chị chỉ thấy buồn vì em sắp ra đi và chị phải xa bạn.
Thôi nhé Nam Phương, em ra đi bình yên và nhớ viết thư về, bạn bè ở đây ai cũng trông đợi, đừng quên nghe em.
Dã-Thảo
Sydney 1982
P.S: Hoàng Nam Phương và Âu Dương Tiểu Thơ là hai bút hiệu của hai bạn gái của Dã-Thảo, thỉnh thoảng có gởi bài đăng trên báo “Thế Hệ Mới”. HNP kết hôn với vị hôn phu từ Mỹ qua nên phải theo chồng về Mỹ,
15. Người chửa bệnh
Người chửa bệnh
Em có một trái tim nhỏ, Với bốn ngăn tràn máu đỏ yêu thương. Người có một trái tim vỡ, Với bốn ngăn đầy mảnh vụn chán chường. Người buồn rất nhiều cho nên nhất định không nhìn nhận có chữ yêu. Luân lưu trong quả tim em, Là một dòng máu O +(cộng) đỏ thắm, rộng lượng, lúc nào cũng cho. Cẩn thận người ơi! máu O + rất hiếm. Vì nếu có lúc em cần , Em cũng chỉ nhận một dòng O + thôi. Người cần một kẻ có lòng, Đem tim về vá bốn ngăn vỡ kìa. Vá xong chuyền máu yêu vào. Cho người đứng ở trên cao mà nhìn: biển chiều hoà với hoàng hôn, rồi long lanh sáng dưới trời bình minh, Từ đó người có thể nhìn mỉm cười với kẻ cứu mình bằng tim người cần máu đỏ yêu thương nên em đã chuyển máu yêu cho người. Dã Thảo chuyển ngữ 04/10/2013 |
The Healer.
I have a little heart with four compartments which are full of red blood . the blood of love. He has a broken heart with four messy compartments full of sorrow, for he had never admitted that there is the word "love". Flowing inside my heart is the red O+ type, full of generosity , always giving. Be careful darling, O+ is very sensitive and can only receive selective O+ type. He needs someone to care, to mend his broken heart, to fix all four compartments and fill him with the blood of love. So from there he can stand to view the ocean blending with the sunset and glowing with the sunrise. From there he can smile to the healer who filled him with the blood of love. Dã-Thảo Spring 1998 |
14. Sao Em Dám.
Em mượn Đấng Sanh Thành, Hai tế bào rất nhỏ, Để tạo nên hình hài, Mà em có hôm nay. Mẹ có căn phòng nhỏ. Do chính mẹ chăm lo. Người cho em ở trọ. Thật vô cùng thoải mái, Hoàn toàn được bảo vệ, Mà không nhận tiền thuê. Em ký tờ giao kèo, làm phiền mẹ rất nhiều, chỉ chín tháng mười ngày, em đá chân vung tay, nhưng mẹ đã không rầy, lại còn vui mừng nữa! Rồi giao kèo hết hạn. Mẹ bảo phải dọn ra. Nhưng săn sóc cái “ta” em vẫn còn dựa mẹ, cho đến lúc lớn ra. Còn phải hứa với mẹ : Tránh xa lũ ‘cô hồn’, không rượu chè hút xách, thân thể ‘ta’ vuông tròn. Cẩn thận săn sóc ‘ta’ vì ‘ta’ không của ‘ta’, mà của người cho mượn, thân này thuộc mẹ cha, nên phải săn sóc kỷ. Hơn nửa thế kỷ qua, đời bôn ba vất vả, đá ba bên bốn bề. Tự tử ta nghĩ xa. Những lúc do chính mình những gì mình tạo ra, đến mức độ không ổn, chỉ muốn chết cho qua . Đời tối đen như mực. Nhưng nghĩ lại thân ‘ta’, không phải là của ta, mà chỉ là lỡ mượn, của hai đấng Mẹ Cha. Nay chủ nhân bỏ đi, Mà ‘ta’ chưa trả lại. Sao cả gan dám hoại! Lửa có thể màu đỏ. Đời có thể màu đen. Còn tình yêu lá xanh, màu bao dung tha thứ! Em níu lấy cảm này, Đem vào tim ấp ủ, Tim nghe lời em nhủ! Dã Thảo chuyển ngữ Mother’s day 10/05/1998 |
HOW DARE I!
I had borrowed A tiny cell from my father, I had borrowed A tiny cell from my mother, To form my body. My mother had A little room in her care. She let me dwell there Real comfortable – rent free, Plus full protection. I caused her problems In the nine months of my contract. But she never minded, And she seemed so happy When I kicked and punched. I came to the world When my contract ran out. Although the self looked after the “I”, Still I had to depend on her Until I grew into Full maturity, Far from crime, drugs and alcohol, Away from all trouble, As she asked me to. My body’s perfect. Took care of myself, Because “I” was not mine It had been borrowed, It belonged to my folk. I must take good care. More than half a century later: “Life is not meant to be easy”. In my adulthood It kicked me “left, right and centre”. I felt suicidal sometimes. When my own branches Bounced back, my own eyes hurt, To the point I thought To take my own life. Life had become real blue. But the “I” was not mine, The “I” had been borrowed, And the owners had passed away. I had not returned the “I” yet… How dare I think of death! Fire may be red, Life may be dark blue, But love is green and forgiving. I took that feeling into my heart. My heart is listening. Dã-Thảo Mother’s day 10/05/1998 |
13. Làm Thế Nào
Để Dịu Bớt Cơn Đau.
Cái đau Thảo muốn nói ở đây là cái đau thật sự, hiện hữu tác dụng trên toàn cơ thể của bạn chứ không phải nỗi đau đớn tưởng tượng hoặc bị khủng hoảng vì những nguyên nhân đến từ bên ngoài.
Thưa các bạn, đó là nỗi đau lúc bạn lâm bồn, nghĩa là trong lúc bạn đang đau bụng sanh. Thảo đã từng chứng kiến có bạn dằn vặt la hét đến độ khủng hoảng tinh thần rồi lịm đi trên tay người thân. Có bạn quá nóng nãy la mắng ông xã khiến ông không dám đến gần và lắm bạn “dại mồm” cứ hễ thấy mặt ông xã là hét lên dãy dụa và đôi khi có bạn dùng những danh từ không được “dịu dàng” cho lắm xỗ một tràng “chữ nho” khiến ông xã thẹn quá chuồn cửa sau bảo sanh viện trốn mất. Mãi đến khi nghe tiếng khóc oe oe mới thấy thò đầu vào hỏi nhỏ:
- Dạ, trai hay gái vậy cô?
- Nhà tôi khoẻ không cô?
- Tôi vào được chưa cô?
Có lắm bạn bò cả ra sàn nhà, lăn lóc, khóc đỏ hoe cả mắt mũi, ngồi bừa bãi xuống sàn nhà dơ, bạn nên lưu ý khi vào phòng chờ sanh bạn chỉ được phép mặc một chiếc áo đặc biệt của bảo sanh viện, dài quá gối cho tiện việc khám xét và sanh nở mà thôi. Vì thế cho nên bạn tránh không nên ngồi bừa bãi xuống sàn nhà, nhất là trong trường hợp bạn bị vỡ túi nước trước khi sanh và chuyển dạ lâu, vì vi trùng dễ xâm nhập vào cơ thể bạn bằng đường sanh đẻ.
Đau đẻ là một sự tự nhiên, đó là trạng thái sinh lý bình thường chứ không phải là trạng thái bịnh lý bất thường. Vì thế nếu bạn la hét thái quá vì đau đớn chỉ làm bạn yếu đi và nếu bạn dằn vặt mình thái quá, sau khi sanh cũng làm bạn ê ẩm cả châu thân thì nào có ích lợi gì đâu, vì thế cho nên việc đầu tiên Thảo mong các bạn là bỏ ra ngoài sự lo âu và sẵn sàng chờ đợi, chấp nhận, không có gì phải sợ sệt. Có bạn đau nhiều, có bạn may mắn hơn đau ít, và các bạn sanh con so thường đau nhiều hơn và sự chuyễn dạ kéo dài hơn ở bạn sanh con rạ.
Thường thì bạn nên nghỉ một hoặc hai tuần lễ trước ngày sinh dự đoán. Và khi bạn biết mình có triệu chứng chuyển dạ bạn phải báo cho ông xã bạn hoặc người nhà của bạn hay. Nếu đang đêm thì phải gọi ông xã dậy ngay, đừng thấy ông đang ngủ ngon giấc mà không dám đánh thức ông. Thoạt tiên ông xã có thể cằn nhằn vì bị dỡ giấc ngủ, nhưng chắc chắn khi nghe bạn bảo đau bụng sanh thì ông xã sẽ tỉnh ngủ ngay và sẽ làm cho bạn bất cứ điều gì mà bạn muốn. Cơn đau sẽ bắt đầu ở vùng bụng dưới từ hai bên bẹn và bạn thấy bụng go cứng, nhưng sẽ không kéo dài lâu, chỉ chừng mười hay mười lăm giây rồi tiếp theo là bạn thấy bình thường như không có gì xãy ra cả. Chừng mười lăm hoặc hai mươi phút sau bạn lại nghe đau. Cứ thế mỗi cơn đau càng lúc càng kéo dài hơn, và cơn nghỉ lại ngắn hơn. Cho đến lúc bạn có cảm tưởng như cơn đau đến dồn dập không dứt. Nhưng thật sự cơn đau chỉ kéo dài khoảng từ bốn mươi lăm giây, rồi năm mươi giây đến năm mươi lăm giây rồi nghỉ khoảng một phút hoặc một phút ba mươi giây, đó là lúc bạn sắp sanh rồi đấy.
Thường trong lúc bạn đi khám thai, bác sĩ hoặc nữ hộ sinh đều có cho bạn biết ngày sanh dự đoán của bạn. Vì những cơn đau chuyển dạ cũng sẽ đến với bạn trong khoảng gần kề ngày sanh dự đoán hoặc đôi khi trễ hơn đôi ngày, tuy nhiên không có gì khác quan trọng cả nếu thai vẫn máy đều đặn và không có sự xuất huyết.
Nếu bạn thấy có đủ thời gian thì nên tắm rửa sạch sẽ khi chợt thấy cơn đau thứ nhất bắt đầu. Bạn nên tắm thật nhanh và không quá mười phút, rồi sau đó sửa soạn qua loa cho mặt bạn tươi tỉnh một chút. Những đồ dùng cần thiết cho cả bạn lẫn em bé đã được bạn sửa soạn sẵn từ lâu, lẽ dĩ nhiên trong lúc bạn tắm rửa thì ông xã có bổn phận phải mang ra xe cho bạn rồi.
Nên giữ bạn ở một trạng thái thật bình tĩnh, tươi sáng và nếu là người ham đọc sách bạn nên mang theo một cuốn sách hoặc một bộ truyện thật hấp dẫn để đọc trong thời gian chờ đợi con bạn ra đời. Có thể có bạn sẽ nghĩ rằng: “trời ơi đau bụng muốn chết còn hơi sức đâu mà đọc sách nữa”. Thảo sẽ xin nói nhỏ vào tai bạn rằng: “Không còn hơi sức đọc sách, thế sao bạn hét to quá vậy?” Thảo công nhận với bạn đau bụng sanh là kinh khủng nhất trên đời rồi. Thảo cũng từng nghe hàng trăm lần các bạn gái, mỗi lần sanh, nói câu: “Em sanh lần này là thôi, nhất định không sanh nữa, mỗi lần sanh thấy năm ông trời”. Ấy vậy mà năm sau thì lại thấy bạn tươi cười vác bầu đến thăm Thảo nữa. Có hỏi tại sao thì bị bạn véo một cái đau điếng cả người. Bạn có thể mang theo len và que đan để đan mũ hoặc vớ cho em bé cũng được. Nhưng đối với Thảo đọc sách vẫn là điều dễ chịu nhất và cũng dễ làm bạn tạm thời quên đi nỗi đau hiện tại của mình. Một cuốn sách hay dễ lôi cuốn mình quên đi nhiều thứ. Trong cơn đau bạn có thể đặt sách xuống, đi lui đi tới và thở nhanh, hoặc bạn không chịu nỗi sự đi lui đi tới thì nên nằm yên trên giường, đừng trân mình chịu đựng cũng đừng dằn vặt la hét và nhớ phải thở ra thật nhanh. Bạn sẽ không tự mình biết được cơn đau của mình kéo dài bao lâu vì thế cho nên bạn phải cho cô nữ hộ sinh hay, cô sẽ theo dõi cơn đau của bạn. Không nên xua ông xã bạn, bây giờ là lúc bạn cần ông nhiều nhất. Ở đây người ta có mở cả lớp học cho những dựng phụ và cho cả ông chồng nữa vì thế cho nên người chồng cũng biết cách săn sóc bạn trong lúc bạn đang chuyển dạ. Khi bạn sắp sanh nếu ông xã muốn vào phòng sanh với bạn họ vẫn cho phép vào. Ở bên nhà thì không có điều đó vì người chồng không được theo
một lớp học đặc biệt nếu người vợ có thai, như ở đây. Vì thế cho nên về cơ cấu sinh đẻ người đàn ông mình thường không chịu thông hiểu và hay tỏ ra nóng giận khi thấy vợ mình lăn lộn vì đau đớn. Lớp học chỉ được mở ra cho các bà mẹ đang mang thai hoặc đã sanh em bé rồi. Nhưng lắm khi vì hoàn cảnh phải bận bịu con cái hoặc vì sinh kế người phụ nữ Việt-Nam ít được theo dõi lớp học cho đến nơi đến chốn, nên lớp học các bà mẹ ít mang lại kết quả khả quan.
Ở đây cũng có những phương pháp đẻ không đau nếu bạn muốn bác-sĩ sẽ áp dụng cho bạn. Nhưng theo Thảo thì phương pháp hay nhất vẫn là phương pháp đẻ tự nhiên, trừ trường hợp cần thiết đối với một người phụ nữ có một hệ thống thần kinh dễ bị căng thẳng vì lo lắng và xúc động. Phương pháp đẻ không đau cũng thường áp dụng cho những sản phụ bị chuyễn dạ kéo dài và cỗ tử cung mở chậm. Phương pháp này không tuyệt đối an toàn vì thường dễ bị băng huyết do tử cung không go chặc sau khi sanh.
Thảo mong hầu hết các bạn gái khắp nơi nhất là các bà mẹ tương lai luôn luôn giữ được tinh thần tươi sáng minh mẫn để lúc nào cũng sẵn sàng vượt qua những cơn đau huyền dịu của mình một cách dễ dàng.
Dã-Thảo
08/11/1983
Viết để nhớ lại những ngày còn đi học tại trường
Nữ Hộ sinh Quốc Gia - Huế - và những năm phục vụ tại
Kontum, Quảng-Tín, Vũng-Tàu. Việt-Nam. Trần thị Quế.
12. Có Phải Xuân Về?
Long lanh sương bạc đầu cành,
Nhẹ nhàng xuân lại vây quanh nụ hồng,
Nắng chào xuân đuổi sầu đông
Giật mình sương vội giã hồng sương tan.
Gió lay hoa cúc bàng hoàng,
Nhẹ nhàng khẽ hỏi xuân sang bao giờ?
Hay là tôi ở trong mơ ,
Hay là tôi đã sang bờ ly tan.
Nắng hồng trải khắp trần gian,
Nhưng sao ta mãi lang thang mịt mù,
Mãi sầu theo chuyện phù du,
Mãi mơ theo chuyện chinh phu hẹn hò.
Dã Thảo. Xuân 1985.
11. Mẹ
Mẹ
Mẹ bước xuống sân nắng dịu dàng như người trong tranh, màu áo trắng khiến mẹ nổi bật với màu sắc của hoa cỏ trong vườn. Mẹ cắt bỏ mớ tóc dài mà mẹ thường phàn nàn là bực bội và nóng nẩy làm mất nhiều thì giờ của người lớn tuổi. “Người Lớn Tuổi” Yến nghe mà tưởng như mẹ nói diễu, vì thật tình trông mẹ không giống “người lớn tuổi” tí nào, mẹ đối với Yến như chị đối với em, lắm khi mẹ tỏ tình thân mật như một người bạn gái thắm thiết của Yến. Mà một người bạn gái thì không thể có cái dịu dàng của một bà mẹ đầy ưu ái như mẹ. Tuy nhiên Mẹ cũng thật là nghiêm khắc khi Yến phạm lỗi. Yến còn nhớ lúc nhỏ mẹ đã chẳng ngần ngại bắt Yến nằm thẳng trên giường không được nhúc nhích để mẹ đánh đúng ba roi, chỉ vì tội nhìn xuống giếng sâu bên nhà người hàng xóm. Chỉ vì sợ đau Yến nhúc nhích né tránh khiến mẹ đánh hụt mấy lần, thế là ba roi mẹ gấp đôi thành sáu. Đánh xong mẹ đem Yến xuống bếp lấy muối cho vào một tí nước xoa vào chỗ đau. Yến bị xót rên khẽ:
- Đau quá mẹ ơi!
- Như thế mới nhớ, lần sau không nhìn xuống giếng nữa, cô nhìn như thế rủi ro cô rớt xuống dưới đó thì uổng công tôi mang nặng đẻ đau.
Yến thấy mẹ rơm rớm nước mắt rồi mẹ giang hai tay ôm lấy Yến vào lòng. Chưa biết lường được hậu quả của sự việc, nhưng thấy mẹ như muốn khóc vì mình Yến hết giận mẹ và cũng đưa đôi tay nhỏ bé của mình ôm lấy cổ mẹ. Mẹ nói nhỏ trong giọng ướt nước mắt.
- Con đừng dại dột như thế nữa mẹ đánh đòn đau tội nghiệp nghe con.
Yến không trả lời chỉ dúi đầu vào cổ mẹ gật gật tỏ ý vâng lời. Yến vẫn còn nhớ mẹ ẳm Yến như thế lâu lắm, lâu lắm…hai mẹ con không nói với nhau lời nào nữa, nhưng cả hai đều ngấm ngầm chấp nhận một sư hòa giải êm dịu. Kết quả cuối cùng là Yến chạy ra ngoài chơi với bạn và các em hoặc sẽ ngủ say trên tay mẹ tùy theo trận đòn nặng hay nhẹ.
Hôm nay chúa nhật, mẹ không bận bịu gì cả, ngồi trong nhà thấy lạnh nên mẹ ra sân nắng cho ấm người. Mẹ ngồi xuống cạnh Yến đặt bàn tay của mẹ vào trang sách Yến đang đọc. Ánh nắng dọi thẳng xuống trang sách cho Yến thấy rõ những đường gân xanh nổi lên trên lưng bàn tay mẹ, da bàn tay hơi nhăn nheo, lổ chân lông to không mịn màng như tay của Yến. Gió lạnh làm da tay mẹ khô đi. Yến với tay lục trong giỏ xách kế bên lọ kem dùng xoa tay hằng ngày, cầm hết cả hai bàn tay mẹ đặt vào lòng bàn tay mình rồi bắt đầu xoa kem vào tay cho mẹ. Lòng bàn tay mẹ sần sùi và có chỗ chai cứng vì làm việc bằng hai bàn tay quá nhiều, có hai ngón tay mẹ băng lại vì vết cắt của giấy. Mẹ nói trong những tuần lễ đầu tiên mới làm việc, tay mẹ bị cắt rất nhiều chỗ, đã thế lại nhằm về mùa đông nên rát buốt vô cùng. Ngày đó Yến hãy còn nhỏ nên nào có hay biết gì, chỉ mãi rong chơi cùng các bạn và hay làm phiền mẹ. Mẹ thức dậy thật sớm mỗi ngày, lục đục tự mình pha cà phê uống vội vàng cho kịp chuyến xe lửa hàng ngày. Yến và các em vẫn còn ngủ say hoặc đôi khi Yến đã thức dậy rồi nhưng vẫn còn nằm trong chăn vì trời quá lạnh. Thỉnh thoảng mẹ phải đi làm sớm hơn nên đôi khi mẹ hay đánh thức Yến và hai em dậy bằng các hồi điện thoại reng tiếp tục nhiều lần. Mẹ bao giờ cũng dặn dò:
-Các con nhớ ăn điểm tâm rồi mới đi học nghe chưa! Ăn cái gì cũng được. Có siêng thì lấy cơm nguội chiên với trứng ăn cho chắc bụng còn không thì ăn cái trứng luộc, bánh ngọt và uống sữa nóng, nhớ nghe chưa, trời ở ngoài lạnh lắm mặc thêm áo ấm vào.
Không phải mẹ chỉ dặn một lần rồi thôi đâu, ngày nào cũng vậy, sáng nào cũng vậy, đến nỗi ba chị em đều thuộc lòng câu nói của mẹ. Có lần để trêu mẹ, cả ba khi nghe mẹ bắt đầu dặn là cùng một lần nói theo mẹ, khiến mẹ bật cười khanh khách và cả ba chị em cũng cười theo. Thằng Út làm ràm trong chăn:
- Mẹ dặn hoài muốn bực mình, con còn biết hôm nay mấy độ nữa kìa.
- Ừ thì mẹ dặn hờ kẻo các con quên.
Mà thật vậy hình như hôm nào mẹ không dặn, là Yến và các em đều na bụng đói đến trường, ngủ dậy trễ quên trước quên sau, tranh nhau cái phòng tắm la nhau ơi ới…Yến lớn dần theo năm tháng và mẹ vẫn nhọc nhằn trong hãng xưởng mỗi ngày.
Thỉnh thoảng mẹ gặp những phiền muộn trong chỗ làm việc, mẹ về nhà ăn uống qua loa, tắm rửa xong nằm vắt tay lên trán. Mẹ im lặng chẳng nói chẳng rằng, mẹ nằm trong bóng tối. Yến không dám bật đèn thằng Út tắt TV, thằng lớn tắt máy hát, Yến lấy sách làm bài. Mỗi người mỗi góc không ai làm phiền đến ai. Yến biết những lúc như thế mẹ thích không có ai đến gần. Rồi mẹ sẽ qua đi, rồi mẹ sẽ quên đi, mẹ nói như thế. Lúc thấy mẹ trở mình nằm úp người xuống mặt nệm hai tay dang rộng, đó là lúc mẹ đã lấy lại được bình tĩnh và mẹ rất bằng lòng nếu Yến pha cho mẹ một ly trà ấm - ấm chứ đừng nóng - Mẹ không thích cái gì nóng quá hoặc lạnh quá. Cái gì thái quá cũng làm phiền mẹ…
Yến vừa xoa tay mẹ vừa nói:
-Mẹ làm việc bằng tay nhiều quá nổi gân xanh và tay chai cứng.
Mẹ cười dịu dàng:
-Ai qua đây rồi cũng phải làm việc giống nhau, cũng cực khổ như nhau. Nghề nó chọn mình chứ mình đâu có chọn nghề, ở đây cũng chẳng phải là nghề nữa mà là công việc. Người ta thường hỏi nhau: “Anh chị có việc chưa? Chứ không ai hỏi: “Anh chị có nghề chưa?” Mà công việc thì phải cần đến tay chân. Muốn có việc thì phải chấp nhận có bàn tay chai cứng.
- Bây giờ mỗi ngày con sẽ xoa bóp cho hai bàn tay của Mẹ, không nhiều thì ít cũng đỡ bớt phần nào.
Mẹ nhìn Yến như ngạc nhiên và nói:
- Cảm ơn con.
Mẹ thường hay nói cảm ơn lắm, bất cứ việc gì dầu lớn hay nhỏ, hể Yến làm giúp mẹ thì cứ y như là mẹ nói: “Cảm ơn con”. Vì thế cho nên Yến và các em cũng bắt chước theo mẹ, bây giờ trở thành như một thoái quen. Mẹ nói đó là thói quen tốt của người Tây phương mình nên bắt chước. Yến hỏi mẹ:
- Vậy còn thoái quen xấu là những gì mẹ?
Mẹ không ngần ngại trả lời ngay:
- Hút thuốc, uống rượu, đánh bạc. Còn nhiều nữa, nhưng đó là ba thoái quen mà các con chớ nên mắc phải. Vướng rồi khó dứt ra, có khi khốn cả đời. Mẹ nhìn ra xa như nghĩ ngợi.
Rồi mẹ nhìn Yến như muốn nói thêm điều gì, Yến thấy mẹ do dự rồi thôi không nói gì nữa cả. Hai mẹ con im lặng ngồi bên nhau như thế lâu lắm…cho đến khi nắng lên cao mới quay vào.
Dã-Thảo
Mùa đông Sydney
05/06/1984
Mẹ bước xuống sân nắng dịu dàng như người trong tranh, màu áo trắng khiến mẹ nổi bật với màu sắc của hoa cỏ trong vườn. Mẹ cắt bỏ mớ tóc dài mà mẹ thường phàn nàn là bực bội và nóng nẩy làm mất nhiều thì giờ của người lớn tuổi. “Người Lớn Tuổi” Yến nghe mà tưởng như mẹ nói diễu, vì thật tình trông mẹ không giống “người lớn tuổi” tí nào, mẹ đối với Yến như chị đối với em, lắm khi mẹ tỏ tình thân mật như một người bạn gái thắm thiết của Yến. Mà một người bạn gái thì không thể có cái dịu dàng của một bà mẹ đầy ưu ái như mẹ. Tuy nhiên Mẹ cũng thật là nghiêm khắc khi Yến phạm lỗi. Yến còn nhớ lúc nhỏ mẹ đã chẳng ngần ngại bắt Yến nằm thẳng trên giường không được nhúc nhích để mẹ đánh đúng ba roi, chỉ vì tội nhìn xuống giếng sâu bên nhà người hàng xóm. Chỉ vì sợ đau Yến nhúc nhích né tránh khiến mẹ đánh hụt mấy lần, thế là ba roi mẹ gấp đôi thành sáu. Đánh xong mẹ đem Yến xuống bếp lấy muối cho vào một tí nước xoa vào chỗ đau. Yến bị xót rên khẽ:
- Đau quá mẹ ơi!
- Như thế mới nhớ, lần sau không nhìn xuống giếng nữa, cô nhìn như thế rủi ro cô rớt xuống dưới đó thì uổng công tôi mang nặng đẻ đau.
Yến thấy mẹ rơm rớm nước mắt rồi mẹ giang hai tay ôm lấy Yến vào lòng. Chưa biết lường được hậu quả của sự việc, nhưng thấy mẹ như muốn khóc vì mình Yến hết giận mẹ và cũng đưa đôi tay nhỏ bé của mình ôm lấy cổ mẹ. Mẹ nói nhỏ trong giọng ướt nước mắt.
- Con đừng dại dột như thế nữa mẹ đánh đòn đau tội nghiệp nghe con.
Yến không trả lời chỉ dúi đầu vào cổ mẹ gật gật tỏ ý vâng lời. Yến vẫn còn nhớ mẹ ẳm Yến như thế lâu lắm, lâu lắm…hai mẹ con không nói với nhau lời nào nữa, nhưng cả hai đều ngấm ngầm chấp nhận một sư hòa giải êm dịu. Kết quả cuối cùng là Yến chạy ra ngoài chơi với bạn và các em hoặc sẽ ngủ say trên tay mẹ tùy theo trận đòn nặng hay nhẹ.
Hôm nay chúa nhật, mẹ không bận bịu gì cả, ngồi trong nhà thấy lạnh nên mẹ ra sân nắng cho ấm người. Mẹ ngồi xuống cạnh Yến đặt bàn tay của mẹ vào trang sách Yến đang đọc. Ánh nắng dọi thẳng xuống trang sách cho Yến thấy rõ những đường gân xanh nổi lên trên lưng bàn tay mẹ, da bàn tay hơi nhăn nheo, lổ chân lông to không mịn màng như tay của Yến. Gió lạnh làm da tay mẹ khô đi. Yến với tay lục trong giỏ xách kế bên lọ kem dùng xoa tay hằng ngày, cầm hết cả hai bàn tay mẹ đặt vào lòng bàn tay mình rồi bắt đầu xoa kem vào tay cho mẹ. Lòng bàn tay mẹ sần sùi và có chỗ chai cứng vì làm việc bằng hai bàn tay quá nhiều, có hai ngón tay mẹ băng lại vì vết cắt của giấy. Mẹ nói trong những tuần lễ đầu tiên mới làm việc, tay mẹ bị cắt rất nhiều chỗ, đã thế lại nhằm về mùa đông nên rát buốt vô cùng. Ngày đó Yến hãy còn nhỏ nên nào có hay biết gì, chỉ mãi rong chơi cùng các bạn và hay làm phiền mẹ. Mẹ thức dậy thật sớm mỗi ngày, lục đục tự mình pha cà phê uống vội vàng cho kịp chuyến xe lửa hàng ngày. Yến và các em vẫn còn ngủ say hoặc đôi khi Yến đã thức dậy rồi nhưng vẫn còn nằm trong chăn vì trời quá lạnh. Thỉnh thoảng mẹ phải đi làm sớm hơn nên đôi khi mẹ hay đánh thức Yến và hai em dậy bằng các hồi điện thoại reng tiếp tục nhiều lần. Mẹ bao giờ cũng dặn dò:
-Các con nhớ ăn điểm tâm rồi mới đi học nghe chưa! Ăn cái gì cũng được. Có siêng thì lấy cơm nguội chiên với trứng ăn cho chắc bụng còn không thì ăn cái trứng luộc, bánh ngọt và uống sữa nóng, nhớ nghe chưa, trời ở ngoài lạnh lắm mặc thêm áo ấm vào.
Không phải mẹ chỉ dặn một lần rồi thôi đâu, ngày nào cũng vậy, sáng nào cũng vậy, đến nỗi ba chị em đều thuộc lòng câu nói của mẹ. Có lần để trêu mẹ, cả ba khi nghe mẹ bắt đầu dặn là cùng một lần nói theo mẹ, khiến mẹ bật cười khanh khách và cả ba chị em cũng cười theo. Thằng Út làm ràm trong chăn:
- Mẹ dặn hoài muốn bực mình, con còn biết hôm nay mấy độ nữa kìa.
- Ừ thì mẹ dặn hờ kẻo các con quên.
Mà thật vậy hình như hôm nào mẹ không dặn, là Yến và các em đều na bụng đói đến trường, ngủ dậy trễ quên trước quên sau, tranh nhau cái phòng tắm la nhau ơi ới…Yến lớn dần theo năm tháng và mẹ vẫn nhọc nhằn trong hãng xưởng mỗi ngày.
Thỉnh thoảng mẹ gặp những phiền muộn trong chỗ làm việc, mẹ về nhà ăn uống qua loa, tắm rửa xong nằm vắt tay lên trán. Mẹ im lặng chẳng nói chẳng rằng, mẹ nằm trong bóng tối. Yến không dám bật đèn thằng Út tắt TV, thằng lớn tắt máy hát, Yến lấy sách làm bài. Mỗi người mỗi góc không ai làm phiền đến ai. Yến biết những lúc như thế mẹ thích không có ai đến gần. Rồi mẹ sẽ qua đi, rồi mẹ sẽ quên đi, mẹ nói như thế. Lúc thấy mẹ trở mình nằm úp người xuống mặt nệm hai tay dang rộng, đó là lúc mẹ đã lấy lại được bình tĩnh và mẹ rất bằng lòng nếu Yến pha cho mẹ một ly trà ấm - ấm chứ đừng nóng - Mẹ không thích cái gì nóng quá hoặc lạnh quá. Cái gì thái quá cũng làm phiền mẹ…
Yến vừa xoa tay mẹ vừa nói:
-Mẹ làm việc bằng tay nhiều quá nổi gân xanh và tay chai cứng.
Mẹ cười dịu dàng:
-Ai qua đây rồi cũng phải làm việc giống nhau, cũng cực khổ như nhau. Nghề nó chọn mình chứ mình đâu có chọn nghề, ở đây cũng chẳng phải là nghề nữa mà là công việc. Người ta thường hỏi nhau: “Anh chị có việc chưa? Chứ không ai hỏi: “Anh chị có nghề chưa?” Mà công việc thì phải cần đến tay chân. Muốn có việc thì phải chấp nhận có bàn tay chai cứng.
- Bây giờ mỗi ngày con sẽ xoa bóp cho hai bàn tay của Mẹ, không nhiều thì ít cũng đỡ bớt phần nào.
Mẹ nhìn Yến như ngạc nhiên và nói:
- Cảm ơn con.
Mẹ thường hay nói cảm ơn lắm, bất cứ việc gì dầu lớn hay nhỏ, hể Yến làm giúp mẹ thì cứ y như là mẹ nói: “Cảm ơn con”. Vì thế cho nên Yến và các em cũng bắt chước theo mẹ, bây giờ trở thành như một thoái quen. Mẹ nói đó là thói quen tốt của người Tây phương mình nên bắt chước. Yến hỏi mẹ:
- Vậy còn thoái quen xấu là những gì mẹ?
Mẹ không ngần ngại trả lời ngay:
- Hút thuốc, uống rượu, đánh bạc. Còn nhiều nữa, nhưng đó là ba thoái quen mà các con chớ nên mắc phải. Vướng rồi khó dứt ra, có khi khốn cả đời. Mẹ nhìn ra xa như nghĩ ngợi.
Rồi mẹ nhìn Yến như muốn nói thêm điều gì, Yến thấy mẹ do dự rồi thôi không nói gì nữa cả. Hai mẹ con im lặng ngồi bên nhau như thế lâu lắm…cho đến khi nắng lên cao mới quay vào.
Dã-Thảo
Mùa đông Sydney
05/06/1984
10. Nàng Sông Tự Kể Chuyện Mình.
Em sinh ra trên tận đầu đỉnh núi,
Em du hành trong chốn lá rừng cây,
Em rời mẹ và bạn bè chốn cũ,
Để phiêu lưu trong phóng khoáng tự do.
Nên người đời gọi em là nàng Suối.
Vì em dịu hiền róc rách bên tai,
Em có đích cũng có tài mơ mộng,
Dẫu khó khăn em vẫn cứ băng rừng,
Tìm huyền bí của nguồn xanh dấu kín.
Nhưng thất bại từ góc núi em rơi,
Vào khoảng không đang chờ em lỡ bước,
Cho người đời nhen nhỏ gọi " The Fall "
Em kêu la cầu cứu đến khản khô,
Chẳng ai dám lại đỡ dìu em cả
Em trở thành một thác nước tuôn trào
Nên biết sự nguy ngăn kẻ đến gần
Em tự vỡ thành những manh vụn nhỏ
Rồi cuối cùng rơi trên đá đớn đau. Em còn tỉnh nhưng choáng váng ngẩn ngơ,
Từ vực sâu gom mãnh lòng vụn vỡ,
Tự nhủ mình: bình tĩnh, kinh nghiệm đầu!
Từ từ nhé trải lòng ra nằm nghĩ
Ôm vào lòng từng mãnh đất lạ xa
Em góp mình thành một con sông lớn.
Như một người từ phố chết đổ ra,
Em vẫn mãi nuôi trong tim mộng lớn,
Là dâng đời tất cả khí lực xanh,
Cho tất cả để nơi nơi hạnh phúc,
Đời sẽ qúy nhớ thương em chung sức.
Nếu một ngày kia em phải lìa xa.
Giờ ra tận ở ngoài khơi khủng hãi,
Nhớ mẹ cha và nhớ cả anh em,
Luôn xóm làng nơi chôn nhau cắt rốn,
Nhớ biết bao nhiêu! nhưng không luyến tiếc, Sống hết lòng nơi xứ lạ quê người.
Em làm tròn bổn phận mẹ bàn giao,
Đời rạng rỡ em biết mang ơn nhiều.
Dã Thảo chuyển ngữ
20/08/2013
Em du hành trong chốn lá rừng cây,
Em rời mẹ và bạn bè chốn cũ,
Để phiêu lưu trong phóng khoáng tự do.
Nên người đời gọi em là nàng Suối.
Vì em dịu hiền róc rách bên tai,
Em có đích cũng có tài mơ mộng,
Dẫu khó khăn em vẫn cứ băng rừng,
Tìm huyền bí của nguồn xanh dấu kín.
Nhưng thất bại từ góc núi em rơi,
Vào khoảng không đang chờ em lỡ bước,
Cho người đời nhen nhỏ gọi " The Fall "
Em kêu la cầu cứu đến khản khô,
Chẳng ai dám lại đỡ dìu em cả
Em trở thành một thác nước tuôn trào
Nên biết sự nguy ngăn kẻ đến gần
Em tự vỡ thành những manh vụn nhỏ
Rồi cuối cùng rơi trên đá đớn đau. Em còn tỉnh nhưng choáng váng ngẩn ngơ,
Từ vực sâu gom mãnh lòng vụn vỡ,
Tự nhủ mình: bình tĩnh, kinh nghiệm đầu!
Từ từ nhé trải lòng ra nằm nghĩ
Ôm vào lòng từng mãnh đất lạ xa
Em góp mình thành một con sông lớn.
Như một người từ phố chết đổ ra,
Em vẫn mãi nuôi trong tim mộng lớn,
Là dâng đời tất cả khí lực xanh,
Cho tất cả để nơi nơi hạnh phúc,
Đời sẽ qúy nhớ thương em chung sức.
Nếu một ngày kia em phải lìa xa.
Giờ ra tận ở ngoài khơi khủng hãi,
Nhớ mẹ cha và nhớ cả anh em,
Luôn xóm làng nơi chôn nhau cắt rốn,
Nhớ biết bao nhiêu! nhưng không luyến tiếc, Sống hết lòng nơi xứ lạ quê người.
Em làm tròn bổn phận mẹ bàn giao,
Đời rạng rỡ em biết mang ơn nhiều.
Dã Thảo chuyển ngữ
20/08/2013
Nguyên Tác Anh Văn của Dã Thảo
The River's Tale.
I was born on a mountain's top,
I travelled in between rocks and trees,
I ran away from my mother's stock,
to enjoy the splendor of liberties.
So people named me "The Stream"
for my gentle sound that ripples and
for the goals that I have dreamed,
like the magnificent secret jungle,
I travelled to with much difficulty.
But my failure was that I fell
from the mountain cliff, and that's the reason
for simple-minded people to call me "The Fall".
I screamed out loudly for help,
but no one came because of danger, I could tell,
for I had too much energy
that would harm anyone who got near me.
I was shattered into tiny pieces
by landing on the rocky bottom end.
But I was still conscious and wondered
How I could pull myself together then.
Must be calm! I know from my experience,
slowly now I spread myself out
to embrace the delta with all the senses
of a survivor who comes from a dead town.
I became a "large natural stream of water
which flow into a channel"
Living in my great flow are many dreams
that I myself have always nourished
to offer life all that I have carved
with my force and my resources,
to make the earth a better place to live in.
So when I'm gone you are still
able to feel my energy.
Now in the open sea with lots of danger,
I miss my mother and my birth place
I miss my siblings and I miss my father,
No one knows how much I want to go back!
But there is nothing to be regretted
because I have enjoyed life to the full
and fulfilled my duties as I was taught.
Life is marvelous and I am grateful.
Dã Thảo May 1998
The River's Tale.
I was born on a mountain's top,
I travelled in between rocks and trees,
I ran away from my mother's stock,
to enjoy the splendor of liberties.
So people named me "The Stream"
for my gentle sound that ripples and
for the goals that I have dreamed,
like the magnificent secret jungle,
I travelled to with much difficulty.
But my failure was that I fell
from the mountain cliff, and that's the reason
for simple-minded people to call me "The Fall".
I screamed out loudly for help,
but no one came because of danger, I could tell,
for I had too much energy
that would harm anyone who got near me.
I was shattered into tiny pieces
by landing on the rocky bottom end.
But I was still conscious and wondered
How I could pull myself together then.
Must be calm! I know from my experience,
slowly now I spread myself out
to embrace the delta with all the senses
of a survivor who comes from a dead town.
I became a "large natural stream of water
which flow into a channel"
Living in my great flow are many dreams
that I myself have always nourished
to offer life all that I have carved
with my force and my resources,
to make the earth a better place to live in.
So when I'm gone you are still
able to feel my energy.
Now in the open sea with lots of danger,
I miss my mother and my birth place
I miss my siblings and I miss my father,
No one knows how much I want to go back!
But there is nothing to be regretted
because I have enjoyed life to the full
and fulfilled my duties as I was taught.
Life is marvelous and I am grateful.
Dã Thảo May 1998
9. Nhật Ký Của Hà
Tám giờ sáng thứ bảy, trời thật đẹp mình cũng như mọi người: Đi chợ.
Trời lạnh nên ông xã còn quấn chặt trong chăn chưa chịu dậy, mình đi chợ một mình. Nhà gần shop nên cũng không vất vả bao nhiêu.
Mười giờ: mình về đến nhà, nhìn vào phòng không thấy ông xã còn trong giường nữa, nhưng nhìn vào phòng khách thì thấy sơn cọ giăng đầy nhà, còn ông xã thì đang sơn sơn phết vào khung vải. Mình đẩy xe xuống nhà bếp, chất đồ ăn vào tủ lạnh, rồi làm cơm.
Ông xã mình hồi trước là “thợ sơn” (hoạ sĩ), nhưng sang đây
thành “thợ giày” cho một hãng đóng giày nọ. Vì thế cho nên thỉnh thoảng nhớ nghề cũ ông mang sơn cọ khung vẽ ra giăng đầy nhà. Tranh vẽ xong treo ngang treo ngữa trong phòng khách, trong phòng ăn, trong phòng ngủ và trong … nhà bếp để cho mình thưởng thức. Mình thương ông qúa chừng vì thế mình đâu có dám nói năng chi.
Mười hai giờ trưa làm cơm xong, mình lên mời ông xã ăn cơm. Trông ông xã mình thật tội: tóc rũ xuống trán, môi mím lại ( vì đang đánh lộn với mấy thứ sơn để tìm một màu vừa ý ). Mình đi lại sau lưng ông, rồi nhìn bức tranh đang dở dang: cảnh núi rừng và một dòng sông nước cuồn cuộn. Mình lên tiếng:
- Thôi để đó xuống ăn cơm đã anh, mười hai giờ rồi.
- Để anh vẽ cho xong đã.
- Eo ơi! Đến mấy giờ mới xong?
- Thì em ăn trước đi.
Mình giận quá đi vào phòng lấy len ra đan áo. Cái áo mình đan dở dang, định thế nào tuần này cũng phải đan cho xong. Mình mang ra phòng khách ngồi đan, vừa đan vừa giận. Ông xã mình đánh lộn với sơn màu một hồi rồi tiếp tục vẽ nữa. Hình như ổng có quay lại nhìn mình thì phải, nhưng mà ai thèm lân la lại gần, mình cũng có công việc phải làm cho xong ai hơi đâu ở đó chờ cơm … người dưng hoài!
Nắng chiếu ngang khung vẽ, mình nghe kiến bò bụng nhưng vẫn ngồi yên … và đan áo. Có tiếng sột soạt của sơn cọ, rồi tiếng ông xã mình cất lên:
- Đi ăn cơm em, anh đói bụng rồi.
À thì ra thế, vì ông đói bụng rồi nên ổng mới nhớ ra là chưa ăn cơm, chứ ông đâu cần biết là mình có đói bụng hay không và ổng đâu cần biết là mấy giờ rồi. Nghĩ thế cho nên mình ngồi yên tiếp tục đan. Ông xã đến gần cầm áo lên xem rồi hỏi:
- Đan áo cho anh phải không?
- Vâng.
- Thôi dừng đó xuống ăn cơm đã em, trể quá rồi.
- Em đan cho xong cái áo này đã.
Trông ông xã mình lúc ấy thật buồn cười: ổng há hốc mồm, mắt mở to, mày xếch ngược lên:
- Hả? Để em đan cho xong cái áo này hả? Bao giờ mới xong?
- Ba ngày nữa!
- Thôi anh biết rồi, em giận anh phải không?
- Hơi đâu mà giận … người dưng
- Em nói đúng, hơi đâu mà giận … người dưng, nhất là giận
người dưng mà không ăn cơm… thì không nên.
- Em đi ăn cơm đây, nhưng không phải vì anh nói khích mà đi ăn đâu mà vì em đói bụng.
- Vậy thì em ngoan quá rồi, vì anh cũng đói bụng, nếu em bắt anh đợi ba ngày nữa thì …lâu qúa.
Mình ra phòng ăn thì cơm canh nguội cả, phải đem hâm lại mới ăn được. Mình lẩy ông nên ngồi làm thinh ăn chẳng nói chẳng rằng. Ổng thấy vậy nên dỗ dành:
-Ăn xong anh cho em xem tranh, còn anh rửa chén, chịu chưa? Anh lau luôn cả sàng nhà bếp cho em nữa. Anh trải luôn cả “ra” nệm cho em nằm nghỉ nữa.
-Thôi cảm ơn nhiều lắm, nồi soong em rửa hết rồi, sàn nhà em lau sạch rồi. Giường nệm ngủ dậy sau anh vứt lung tung trong kia emcũng làm lại hết rồi.
Ăn xong ông xã mình dành lấy rửa mấy cái chén còn mình vào phòng khách dọn dẹp bãi chiến trường của ông xã mình để lại.
Nhưng điều làm mình vô cùng xúc động là bức tranh vẽ cảnh rừng núi cao nguyên Việt-Nam với con sông Dakla nước chảy xiết. Vài người đàn bà Thượng đang giặt áo trên sông quanh các mỏm đá. Mặt trời đang lên chênh chếch trên sông nước Dakla lóng lánh bạc. Thương nhớ vô cùng Việt-Nam ơi! Cao nguyên ơi! Mình biết chồng mình cũng nhớ quê hương vô cùng. Mình quay lưng lại, ông xã đang đứng trước mặt, mình nói với ông:
-Cảm ơn anh, anh vẽ tranh cho em xem đi, không bao giờ em giận anh hết, em chờ anh mấy tiếng đồng hồ mới ăn cơm cũng được.
Dã-Thảo
Mùa thu 1984
Thư cho Ngọc-Huyền-Tôn.
Thảo mới đánh máy “Nhật ký của Hà” cho Ngọc Huyền đó, bài viết chỉ do trí tưởng tượng mà thôi, vì sự thật thì ông xã còn ở lại VN chứ không đi vượt biên cùng với gia đình.
Ông xã có tài vẽ tranh rất đẹp vì thế cho nên mình tưởng tượng có ông bên cạnh cho đời đỡ buồn đó mà. Ấy vậy mà hai mươi năm sau, năm 2004, con gái mình bảo lãnh ông xã mình qua Úc du lịch thăm các con. Ổng lưu lại với gia đình con gái mình ba tháng, vẽ rất nhiều tranh. Vẽ luôn cả bức tranh mà mình viết ở trên chỉ thiếu mấy người đàn bà Thượng mà thôi, bức tranh vẽ thật lớn treo ngay trong phòng khách, thật đẹp. Mình lên thăm ông xã thấy bức tranh lấy làm
lạ quá, cứ tưởng con gái mình mua ở đâu đem về treo, hỏi ra mới biết là “Bố vẽ đó Mẹ”, con gái mình trả lời. Ông xã mình có biết mình qua đây viết văn đăng báo đâu và nhất là bài “Nhật Ký Của Hà” thì hoàn toàn ông không hề biết đến, và ông sang đây đã hai tuần rồi, mà bấy giờ mình mới lên Newcastle thăm ông.
Tranh treo khắp nhà, luôn cả phòng tắm và nhà bếp. Thế thì có lạ không?
Ngọc Huyền Tôn ơi! cắt nghĩa cho Thảo nghe đi, mình có
nhãn lực thấy được một việc xãy ra ở hai mươi năm sau? Chắc chắn là không rồi. Hỏi mà lại tự trả lời rồi đó thấy không? Tuy nhiên điều đó cũng làm cho mình xôn xao không ít. Thời gian có ông ở Úc mình không thấy “bình yên” tí nào.
Ông bạn mình đây thì thật là dễ thương. Con gái mình điện thoai nói chuyện với “Bác” xong là: “Mẹ lên thăm Bố nghe! Con nói với “Bác” rồi. Sinh nhật mình năm đó có mặt ông “thợ vẽ” của Hà đến dự. Ông đem đến tặng cho ông bạn mình một bức tranh, hoạ một cảnh ở Newcastle. Ông bạn chỉ nhìn một cái là biết ngay chổ nào ở Newcastle. Ông này thích lắm khen ông nọ có tài. Ông này tiếp ông nọ thật lịch sự. Ngọc Huyền ơi, người Tây phương họ lạ thật mình chịu không thể hiểu nổi.
Cho đến bây giờ thì “Nước Chảy Qua Cầu” rồi, ba mươi lăm
năm dài lắm chứ, một đời người có ít đâu. Có một điều muốn nói cho Ngọc-Huyền- Tôn vui là Dã-Thảo bây giờ “thân tâm thường an lạc”, chữ Ái cho ông xã đã dứt được rồi. Mình cũng muốn cảm ơn con gái đã cho mình một dịp tốt để nhận thức được rằng giữa mình và “Bố” là không còn gì nữa cả, chứkhông thôi cứ mãi băng khoăn hoài.
Và cũng có một điều khác muốn nói với Ngọc-Huyền- Tôn là
bây giờ ngồi đây một mình mà nghe vui trong lòng. Cái giá phải trả bằng những gì đã mất thật không nên phàn nàn. Vả lại mình cũng phải có duyên lắm mới gặp được ông bạn này, mình đồng ý trải lòng mình ra để khu vườn trước mặt nở đầy hoa và nhìn bầy chim cả trăm con, đủ màu sắc đến vây lấy chân ông bạn mỗi sáng mỗi chiều là niềm vui khó tả.
Thêm điều này phải nói với Ngọc-Huyền-Tôn, phòng làm việc của Thảo đặt ngay cửa sổ nhìn ra vườn, phải kể như thế để cho Ngọc Huyền dể hình dung ra được vị trí khu vườn trước mặt, luôn luôn nhìn thấy, dính chặc trong trí mình chẳng phút nào rời. Vì thế cho nên mình mới có cảm hứng làm bài thơ “Just making sure” cho ông ấy chứ. Bây giờ hoa hồng đang nở rộ, thật đẹp.
Lại kể cho Ngọc-Huyền-Tôn một chuyện nữa, liên quan đến mấy đóa hồng của mình. Thảo không có thói quen cắt hoa để cắm vào bình, hoạ hoằng lắm mới cắt vài đoá để cắm lên bàn Phật mà thôi.
Có một hôm nọ thấy hoa hồng nhiều lắm, định cắt, cầm kéo cắt sẳn sàng rồi, bỗng cảm thấy thương mấy đóa hoa vì chúng quá đẹp và quá thơm, nghẫm lại mình thấy hoa chỉ đẹp trên cành nên không nỡ cắt và bỏ qua ý định. Không biết tại sao tối hôm đó trời bỗng nỗi cơn thịnh nộ, giông bão ở đâu kéo về, mưa đá to bằng trái banh nhỏ.
Sáng hôm sau tất cả hoa trong vườn đều gãy nát, không còn một đóa hồng nào nữa cả, tội nghiệp. Mình muốn khóc đó Ngọc-Huyền-Tôn, hôm đó không an vui tí nào. Dọn vườn nguyên ngày. Buồn.
Bây giờ là chuyện vui, Thảo liên lạc được với Ngọc Huyền là
một điều vô cùng thích thú sau bốn mươi lăm năm “bặt vô âm tín”.Biết Ngọc-Huyền thích đọc là chuyện vui, vì người viết có người thích đọc mới thành văn được. Nếu không chẳng có chuyện để nói, kể, và viết.
Hy vọng có một ngày nào đó Thảo gặp lại Ngọc-Huyền-Tôn
và các bạn cũ bốn mươi lăm năm về trước.
Cứ tưởng tượng đi là thấy rộn lên rồi.
Dã-Thảo
16/03/2010
Sydney-Australia
Please
Wherever you go
Let me go with you
No matter rain or shine
Or chilling cold
Please don’t make me go
I am the leftovers
For your hunger.
Dã-Thảo dịch ý từ bài ca:
Xin Đừng Phụ Thiếp
Chàng ơi phụ thiếp làm chi
thiếp là cơm nguội
để khi đói lòng.
Đi đâu cho thiếp đi cùng
nắng mưa thiếp chịu
lạnh lùng thiếp cam.
Dã-Thảo dịch bài ca này từ năm 2000, mãi đến nay mới có dịp gởi tặng Ngọc-Huyền-Tôn. Phải nói là hân hạnh, thật vô cùng hân hạnh.
6/03/2010
8. Nhớ Trường.
Gió thu nhẹ lướt mình qua trước ngõ,
Khiến lòng tôi dìu dịu ở bên trong,
Gió thu xưa gờn gợn ở bên lòng,
Giờ thử hỏi có ai còn nhớ đến,
Sân trường xưa vương vương mùi cỏ mến,
Áo học trò cắp sách bước trong sân,
Dạo quanh trường nghe lòng nhẹ lâng lâng, Ngày tựu học đếm bạn bè cũ mới,
Giờ xa rồi ngày xưa lòng phơi phới,
Mỗi lần nhìn bắt gặp mắt ai kia,
Theo dõi mãi lòng như khộng muốn lià,
Tuổi học trò buồn vui mừng lẫn lộn.
Dã Thảo.
15/08/2013
Khiến lòng tôi dìu dịu ở bên trong,
Gió thu xưa gờn gợn ở bên lòng,
Giờ thử hỏi có ai còn nhớ đến,
Sân trường xưa vương vương mùi cỏ mến,
Áo học trò cắp sách bước trong sân,
Dạo quanh trường nghe lòng nhẹ lâng lâng, Ngày tựu học đếm bạn bè cũ mới,
Giờ xa rồi ngày xưa lòng phơi phới,
Mỗi lần nhìn bắt gặp mắt ai kia,
Theo dõi mãi lòng như khộng muốn lià,
Tuổi học trò buồn vui mừng lẫn lộn.
Dã Thảo.
15/08/2013
7. Một Ngày Về Ngoại
Để đi vào thành phố người ta phải đi bằng xe đò, chen
chúc với những thúng những mẹt đậu phụng cà chua lắm khi
cả gà vịt, vì ở trên trần xe không còn chỗ cho người ta chất lên
nữa. Anh lơ xe thì hò hét, bạn hàng, gà vịt, hành khách và
tiếng động cơ inh ỏi, tạo nên cảnh hổn độn của bến xe Vĩnh-
Điện-Hội-An, đó là sinh hoạt thường nhật của họ, không thay
đổi tự lâu rồi cứ thế kéo dài…Chị hàng gà vịt nhai trầu nhổ
phèn phẹt bất chấp cô nữ sinh áo trắng, quần trắng đang vội
vã men theo hông xe để kịp trèo lên phía sau dù chỉ đủ để đôi
chân nhỏ xíu, một tay ôm cặp còn tay kia phải tìm một chỗ vịn
cho khỏi ngã. Xe chạy mọi người thở phào nhẹ nhõm, vậy mà
đã hết đâu, chạy chừng mười hoặc hai mươi thước xe lại dừng
để đón một anh quân nhân, anh này thì chỉ cần đứng một chân
và níu một tay vào trần xe là đủ, là khỏi ngã rồi. Thật dễ chịu
anh không đòi hỏi chỗ ngồi rộng chật như các cậu qúi tử phải
đi xe đò sợ các người lam lũ làm bẩn áo thư sinh, nhưng sẵn
sàng trốn vào bất cứ ở đâu nếu bất ngờ có quân cảnh hỏi thăm
giấy tờ quân dịch
Anh lơ đeo tòn teng người nơi xe, miệng hò hét:
- Hội-An bà con ơi, xe Hội-An!
Ông già ngồi trong góc bực mình:
- Nóng quá mày Hai chạy cho rồi, xe có chữ Hội-An đỏ
lững ai mà chẳng thấy.
Anh quân nhân dễ dãi:
- Kệ bác, cho hắn kiếm ăn với!
Rồi xe chạy, rồi kẻ xuống người lên, chỉ có mười cây số từ
Vĩnh-Điện xuống Hội-an ấy vậy mà cũng mất đi cả tiếng đồng
hồ mới tới, tuy nhiên ai nấy cũng đều vui vẻ cả, dẫu sao thì
cũng tới nhà rồi.
Thành phố Hội-An nhỏ như cái túi, chùa cầu như cái
miệng để đưa vào, đây cũng là chỗ trú ngụ của những kẻ
không nhà: vài kẻ ăn xin và một ông thầy bói mù. Ngôi chùa
không hẳn là chùa vì nó qúa nhỏ và nếu gọi là miểu thì cũng
không được vì nó quá lớn, không có sân, không có vườn, tọa
lạc trên một diện tích quá khiêm nhường của cây cầu bắt qua
con hói nhỏ dẫn nước từ sông Thu-Bồn vào các ruộng nhỏ
phía tây thị xã Hội-An. Chùa Cầu được xây cất từ thời Nhật
thuộc nên có đủ vóc dáng và màu sắc của chiếc cầu nhỏ trong
một huyền thoại xa xưa. Tuy nhỏ hẹp nhưng đến mùa đông
giá lạnh ông từ giữ chùa không quên mở rộng cửa vào những
đêm mưa to gió lớn cho những người bạn nghèo hèn của ông
có một chỗ ấm áp qua đêm. Đó là “Thượng Chùa Cầu”, có
những con đường phố nhỏ hẹp cho phép những căn nhà đối
diện có thể nhìn lẫn nhau suốt từ trước ra sau mà không ai có
điều gì thắc mắc hay băn khoăn cả.
Nhà Phượng ở cuối thành phố hẹp này, vùng được dân cư
đặt tên là “Ông Bổn” vì nơi đây có một ngôi chùa mang tên
“Ông Bổn”, ấy chẳng qua là do óc dản dị của người dân xứ
Quảng nên ở đâu cũng có một cái tên riêng biệt cho dễ nhớ dễ
kêu. Nhà cửa vùng này tương đối khang trang, có sân trước
vườn sau nên phần đông các học sinh ở những miền quê lân
cận thường đến trú ngụ để ăn học khá đông. Và đấy là “Hạ
Ông Bổn”. Cũng vì quá nhỏ cho nên nhà nào có việc gì xãy ra
thì cứ y như là ai cũng nói một câu giống nhau: “Chuyện có
một chút xíu mà Thượng Chùa Cầu Hạ Ông Bổn ai cũng hay”
Như vợ chồng ông hàng xóm đánh lộn nhau, thế là con nít cả
xóm kéo đến bu đông nghẹt ở cửa, vợ chồng mãi gấu ó nhau
nào có thèm để ý đến ai, đến khi chợt cảm thấy nhà cửa tối
sầm mới vội nhìn ra thì thấy tất cả cửa sổ cửa lớn đều bị che
kín bởi người lớn con nít, anh chồng hung hăng chạy ra quát
tháo om sòm, ấy vậy là tan hàng, vợ chồng anh hàng xóm
cũng im hơi lặng tiếng.
Hay như nhà ai có người bị đau bụng trúng gió, cả xóm
cũng hầu như kéo đến, kẻ xoa dầu người đánh gió giựt tóc
mai, người gọi tên nạn nhân để lai tĩnh họ, rồi mấy ngày tiếp
theo vẫn còn có người lui tới viếng thăm.
Hoặc như chị hàng xóm mất gà, chửi đến tứ đợi thằng ăn
cắp, miệng chị nhai trầu dẻo quẹt, nhổ đánh toẹt một tiếng vào
hàng dậu thưa, rồi cất giọng the thé: “Con gà của bà lông
trắng như tuyết, cái mào đỏ chót như son, mỏ chì, chân chì,
thịt cũng chì, giống gà làm thuốc ăn vào bổ ngữa bổ nghiêng,
thằng nào ăn cắp gà nhà bà ăn vào bổ quá đi không nổi tại nó
rộng bề ngang dài bề dọc, bổ quá nên thế nào cũng bị trúng
thực phải về chầu ông tổ tứ đợi nhà nó dưới Diêm Đình”. Thế
là cả xóm đều biết chị mất con gà “Gi”, giống gà nuôi rất khó,
có đặc điểm tương phản nhau là lông trắng nhưng thịt lại đen.
Người ta thường hầm gà với táo tàu hột sen và ý dỉ, hoặc
những nhà giàu có hay hầm gà với yến, ăn lấy bổ.
Phượng có hai chị em gái, còn các anh thì đã lập gia đình
và ở riêng cả, hai chị em Phượng là hai thái cực: chị Hương to
cao và khoẻ mạnh bao nhiêu thì ngược lại Phượng nhỏ nhoi
ốm yếu bấy nhiêu, vì thế cho nên Phượng bị bắt buộc phải đi
ngủ sớm mỗi tối và không ai được phép đánh thức Phượng
dậy trước khi Phượng muốn thức dậy, tuy nhiên không có khi
nào Phượng bị trể học, Phượng vẫn có thói quen dậy thật sớm,
đôi khi sớm hơn cả mọi người trong nhà. Nếu vào mùa đông
Phượng thích xuống nhà bếp để được ngồi trong lòng vú Lào
bên cạnh bếp lửa cho ấm, nhất là Phượng thích được nghe vú
kể chuyện về mấy con cá rô ở khoảng đất ngập nước cuối
vườn sau nhà, chỗ mà Phượng luôn luôn bị ngăn cấm không
được đến gần, Phượng thấy chỉ có một mình chú làm vườn là
có quyền lội ra đến cuối bụi tre được trồng làm giới hạn với
các khu vườn nhà bên cạnh mà thôi.
Vú kể: “Chú Sáu đặt mấy cái lờ, vào buổi chiều, ở khoảng
nước sâu gần bụi tre, sáng hôm sau chú lội ra kéo lên là có
mấy con cá rô to bằng bàn tay của Phượng”. Vú vừa nói vừa
cầm bàn tay của Phượng xoè ra khiến Phượng cười vô cùng
thích thú. Còn nếu vào mùa hè, Phượng chẳng ngần ngại gì
mà không mở cửa sau để được thấy khu vườn còn mát rượi,
Phượng lách mình ra và khép nhẹ cánh cửa đằng sau lưng lại
rồi thong thả bước xuống khu vườn, tiến lại gần chú Sáu đang
chăm chú bắt sâu cho mấy bụi hoa hồng. Chú săn sóc vườn
hồng, kỷ càng hơn các luống cải luống cà ngoài xa kia, nhưng
hình như chú không yêu vườn hồng bằng vườn cải vườn cà,
chú nói với Phượng:
- Trồng mấy cái giống hồng này mệt lắm, không săn sóc
kỷ thì nó èo uột chẳng nở được mấy bông. Mấy con sâu này
tinh như ma, vừa nói chú vừa giơ một con sâu xanh lặt lìa lên
cho Phượng thấy, mặt trời lên là nó trốn hết xuống dưới lá gần
gốc cây có khi nó trốn kỷ lắm mình khó mà thấy được vì nó
cũng có màu xanh y hệt như lá vậy”.
- Chú có tay trồng hoa, Ba nói vậy, Phượng vừa nói vừa
đếm từng nụ hồng, rồi đặt mũi thật sát vào một bông hồng
đang nở, Phượng khen:
- Thơm quá chú Sáu ơi!
- Ấy cô đừng có ngửi hoa như vậy nhỡ có con sâu nào
trong đó thì không tốt đâu, nó ăn lổ mũi đấy.
- Thứ hai chú cho cháu một cái to màu vàng nghe, cháu
đem lên trường biếu cô giáo dạy Quốc Văn.
- Cô muốn cái nào thì nói tôi cắt cho, cô đừng ngắt, cây
khó đâm chồi khác.
Sở dĩ chú phải căn dặn như vậy là vì chú biết Phượng tháy
máy vô cùng, có một lần cây tường vi sát rào có nhiều hoa
thật đẹp, Phượng thích cái to nhất ở trên cao, bất chấp cả gai
góc Phượng lấy cây khèo xuống bẻ ngang cành, lần đó chú
giận Phượng lắm mà đành chịu. Chú hỏi Phượng:
- Sao cô phá quá vậy?
- Cháu đâu có phá, cháu muốn nói chú cắt nhưng không có
chú ở đó thành thử cháu phải ngắt hoa một mình, chờ chú trể
học làm sao?
Phượng thích tự mình làm lấy những việc vặt vãnh như
ngủ dậy vén mùng xếp mền, dọn dẹp ngăn tủ nhỏ đựng áo
quần của hai chị em, quần áo mặc hằng ngày nếu có chỗ nào
Phượng làm dơ Phượng cũng biết dịu dàng chỉ cho chị người
làm giặt sạch, hoặc đôi khi tự mình giặt lấy những áo quần
trắng nhẹ Phượng vẫn hay mặc đi học. Chị Hương thì không
như thế, quần áo chị thay ra chị để trong phòng, chị người
làm có phận sự phải đi tìm và phải giặt cho sạch, nếu không
sạch như ý chị, thì cứ y như là chị người làm phải đem đi giặt
lại.
Nhưng chị Hương có biệt tài nấu ăn thật ngon. Hễ có khách của Ba đến ăn cơm nhà là chị Hương lại phải ra tay nấu nướng cho Ba được dịp khoe với mấy ông bạn già của Ba rằng mình có con gái ngoan. Ba đâu có biết rằng chị Hương tuy nấu ăn ngon nhưng chị lại không thích nấu, chị phàn nàn:
- Tau ghét nấu ăn, gãy hết mấy móng tay nhọn, làm hành, lột tỏi hôi cả tay, rửa bao nhiêu xà phòng thơm vẫn không sạch. Phượng xen vào:
- Em không biết nấu nhưng em lại thích nấu.
- Mi có cái ăn mà cũng không xong, bữa nào cũng bị la lên rầy xuống vì nhai cả giờ không rồi chén cơm, ở đó mà nấu.
- Em đi cắm trại cũng phải nấu ăn chứ!
- Thôi mi ơi, tau thấy mấy chị thiếu nữ nấu, còn mấy tụi nhóc con như mi thì đến giờ ăn chỉ biết xách “ca” xách chén lon ton chạy vòng tròn hát bài “Cơm canh kia rồi, chúng ta ơi, chúng ta cùng ngồi ăn, cùng ngồi ăn…”
Phượng cười khanh khách bỏ đi, chị Hương kêu giật lại:
- Ê Phượng, sao mi cười giống dì Năm quá vậy?
- Hả? chị nói em cười giống dì Năm? nhưng em không giống dì Năm bằng chị, chị cao lớn mạnh mẽ như dì, còn em thì nhỏ xíu ốm nhách, dì ví em như con “Chiền Chiện”, vậy lúc nào dì ghé chơi em sẽ nói là em cười giống dì.
Dì Năm là em ruột của Mẹ, là con Út của ông bà Ngoại, thật sự dì là thứ mười lăm nhưng họ hàng bà con ai cũng gọi tắt đi như thế cho dễ nghe. Trước kia Phượng cũng thường thắc mắc không biết sao dì thứ năm, Mẹ thứ tám mà dì lại là em của Mẹ. Sau này Phượng mới vỡ lẽ ra là ông bà Ngoại có mười lăm người con, cả trai lẫn gái, Phượng không nhớ hết được những dì và cậu ở quá xa mà Phượng ít khi có dịp lui tới viếng thăm. Phượng có nhớ dì Bảy, chị ruột của Mẹ lấy chồng xa, vào ở tận Qui-Nhơn, rất hiếm khi dì về lại thăm nhà, nhưng có một lần dì về thăm, lần đó dì ở lại với mẹ năm hôm.
Phượng kinh ngạc thấy mẹ giống dì như tạc: khuông mặt, tướng đi, dáng đứng cho đến giọng nói tiếng cười, nhất nhất đều y hệt. Những ngày dì ở lại, trong nhà thật rộn ràng, khách đến thăm nhà luôn luôn, bạn của mẹ và bạn cũ của dì. Đêm đến dì và mẹ thức thật khuya nói chuyện hoài không dứt, sáng sớm Phượng đã lại thấy mẹ gọn gàng áo quần tươm tất, bối tóc có bỏ thêm lọn, tưởng như mẹ sắp sửa đi đâu, nhưng thật tình mẹ chỉ ra phòng khách nói chuyện với dì. Chị người làm mấy ngày đó cũng vui lây, vì mẹ và dì cùng đi chợ cùng nấu ăn, cùng nhồi bột, cùng làm bánh, dì ra sân trước mẹ ở sân trước, dì đến vườn sau mẹ ở vườn sau, cho chí đến cây cải lá hành muốn ăn mẹ và dì cũng tự tay cắt lấy không cần phải gọi nhờ đến chị như mọi khi. Hai khuông mặt mẹ và dì đều rực rỡ, nụ cười lúc nào cũng giữ trên môi của cả hai người, mẹ và dì như sống lại thời con gái, Phượng cũng cảm thấy sung sướng cùng với mẹ trong những ngày có dì lưu lại.
Nhưng rồi dì phải vào lại Qui-Nhơn, mẹ buồn mẹ khóc hai mắt đỏ hoe khiến Phượng và chị Hương cũng mũi lòng khóc theo, dì và mẹ nắm chặc lấy tay nhau không ai nói được với ai lời nào nữa cả, hai khuôn mặt đều tối lại, không còn nụ cười nào làm rực rỡ cho cả hai trong giây phút dì bước lên xe ra Đà-Nẵng để vào lại Qui-Nhơn với gia đình, dì đi rồi mẹ vào ra thờ thẩn mất mấy hôm.
Cách mấy năm sau ngày dì về thăm, người con trai lớn nhất của dì về Ngoại báo tin dì đã mất vì chứng huyết áp cao. Mẹ như chết sửng khi nghe hung tin, rồi sau đó mẹ khóc như mưa, mẹ trách dượng và các anh chị đã không cho gia đình hay, nhưng anh cắt nghĩa cho mẹ nghe rằng trong lúc đó gia đình vô cùng bối rối, còn dì mê mang suốt tuần lễ trước khi mất do dó không ai còn nghĩ được gì cả. Mẹ nói với anh rằng chẳng qua là tại mẹ quá đau lòng trước tin chị mất nên trách vậy, chứ giữa lúc đó thì còn ai nhớ được gì nữa ngoài việc lo cho người đã mất. Mẹ giữ anh ở lại vài hôm, nhưng anh chỉ ở lại có một ngày rồi xin phép đi ngay, Phượng thấy thương mẹ quá nên lẩn quẩn bên mẹ suốt ngày, chắc không bao giờ Phượng quên được dì vì cái hình dáng giống dì đặt biệt của mẹ luôn luôn gợi nhớ đến dì cùng những ngày dì lưu lại với mẹ. Hình ảnh mẹ và dì ở sân trước vườn sau thân ái, thắm thiết, dịu dàng, khiến Phượng thấy thương dì thương mẹ quá, thương cả người anh trai xa lạ chưa hề gặp lần nào đang ngồi tiếp chuyện với Ba trong phòng khách ở nhà trên.
Không giống dì Bảy như mẹ, dì Năm trông cứng cỏi, mạnh khoẻ và đẹp hơn cả mẹ lẫn dì Bảy, lập gia đình năm mười chín, chồng dì là Trung-Sĩ nhất thuộc đại đội Bảo an đóng ở phường Sơn-Phong. Cuộc hôn nhân của dì Năm và dượng Tấn không phải do gia đình ép buộc, mà do hai người yêu nhau và cha mẹ bằng lòng nên cuộc hôn nhân quả là tốt đẹp. Quê dượng ở Truồi, Huế, thuộc tỉnh Thừa-Thiên, đi lính rồi được đưa vào đóng ở Quảng-Nam, nhà ông Ngoại ở gần chổ trú đóng của đồn Bảo-an, nhà ba gian hai chái, lợp ngói, sân rộng trước nhà không lót gạch mà lót bằng đá ong, có đất rộng, có cây cao bóng mát, có trâu có ruộng cấy cày. Dượng Tấn về ở rễ nhà Ông Ngoại.
Trong một cuộc hành quân ở Cẩm-Nam, dượng Tấn bị tử trận trong lúc dì đang có mang đứa con trong lòng mới được năm tháng. Cả ba mẹ và cậu mợ, cậu là em ruột của mẹ và là anh cuả dì Năm, đều tưởng dì không thể nào cưu mang đứa con cho đến ngày sinh nở. Mẹ nói rằng trong ngày đưa đám dượng, dì như ngất đi nhiều lần trong tay mẹ, mẹ phải nhắc nhở cho dì nhớ đến cái bào thai trong bụng nên dì phải bảo trọng lấy thân mà không vật mình xuống đất. Dì như không còn sức sống, thất thỉu bước sau xe tang, mẹ và bà con thay nhau dìu dì đi từng bước. Khi người ta bỏ quan tài xuống huyệt dì nhào tới níu lại, nhưng dì chỉ nắm được lá cờ phủ trên nắp quan tài với vòng băng tang: “TỔ QUỐC GHI ƠN”, dì khóc ngất từng cơn trông quá tội nghiệp.
chúc với những thúng những mẹt đậu phụng cà chua lắm khi
cả gà vịt, vì ở trên trần xe không còn chỗ cho người ta chất lên
nữa. Anh lơ xe thì hò hét, bạn hàng, gà vịt, hành khách và
tiếng động cơ inh ỏi, tạo nên cảnh hổn độn của bến xe Vĩnh-
Điện-Hội-An, đó là sinh hoạt thường nhật của họ, không thay
đổi tự lâu rồi cứ thế kéo dài…Chị hàng gà vịt nhai trầu nhổ
phèn phẹt bất chấp cô nữ sinh áo trắng, quần trắng đang vội
vã men theo hông xe để kịp trèo lên phía sau dù chỉ đủ để đôi
chân nhỏ xíu, một tay ôm cặp còn tay kia phải tìm một chỗ vịn
cho khỏi ngã. Xe chạy mọi người thở phào nhẹ nhõm, vậy mà
đã hết đâu, chạy chừng mười hoặc hai mươi thước xe lại dừng
để đón một anh quân nhân, anh này thì chỉ cần đứng một chân
và níu một tay vào trần xe là đủ, là khỏi ngã rồi. Thật dễ chịu
anh không đòi hỏi chỗ ngồi rộng chật như các cậu qúi tử phải
đi xe đò sợ các người lam lũ làm bẩn áo thư sinh, nhưng sẵn
sàng trốn vào bất cứ ở đâu nếu bất ngờ có quân cảnh hỏi thăm
giấy tờ quân dịch
Anh lơ đeo tòn teng người nơi xe, miệng hò hét:
- Hội-An bà con ơi, xe Hội-An!
Ông già ngồi trong góc bực mình:
- Nóng quá mày Hai chạy cho rồi, xe có chữ Hội-An đỏ
lững ai mà chẳng thấy.
Anh quân nhân dễ dãi:
- Kệ bác, cho hắn kiếm ăn với!
Rồi xe chạy, rồi kẻ xuống người lên, chỉ có mười cây số từ
Vĩnh-Điện xuống Hội-an ấy vậy mà cũng mất đi cả tiếng đồng
hồ mới tới, tuy nhiên ai nấy cũng đều vui vẻ cả, dẫu sao thì
cũng tới nhà rồi.
Thành phố Hội-An nhỏ như cái túi, chùa cầu như cái
miệng để đưa vào, đây cũng là chỗ trú ngụ của những kẻ
không nhà: vài kẻ ăn xin và một ông thầy bói mù. Ngôi chùa
không hẳn là chùa vì nó qúa nhỏ và nếu gọi là miểu thì cũng
không được vì nó quá lớn, không có sân, không có vườn, tọa
lạc trên một diện tích quá khiêm nhường của cây cầu bắt qua
con hói nhỏ dẫn nước từ sông Thu-Bồn vào các ruộng nhỏ
phía tây thị xã Hội-An. Chùa Cầu được xây cất từ thời Nhật
thuộc nên có đủ vóc dáng và màu sắc của chiếc cầu nhỏ trong
một huyền thoại xa xưa. Tuy nhỏ hẹp nhưng đến mùa đông
giá lạnh ông từ giữ chùa không quên mở rộng cửa vào những
đêm mưa to gió lớn cho những người bạn nghèo hèn của ông
có một chỗ ấm áp qua đêm. Đó là “Thượng Chùa Cầu”, có
những con đường phố nhỏ hẹp cho phép những căn nhà đối
diện có thể nhìn lẫn nhau suốt từ trước ra sau mà không ai có
điều gì thắc mắc hay băn khoăn cả.
Nhà Phượng ở cuối thành phố hẹp này, vùng được dân cư
đặt tên là “Ông Bổn” vì nơi đây có một ngôi chùa mang tên
“Ông Bổn”, ấy chẳng qua là do óc dản dị của người dân xứ
Quảng nên ở đâu cũng có một cái tên riêng biệt cho dễ nhớ dễ
kêu. Nhà cửa vùng này tương đối khang trang, có sân trước
vườn sau nên phần đông các học sinh ở những miền quê lân
cận thường đến trú ngụ để ăn học khá đông. Và đấy là “Hạ
Ông Bổn”. Cũng vì quá nhỏ cho nên nhà nào có việc gì xãy ra
thì cứ y như là ai cũng nói một câu giống nhau: “Chuyện có
một chút xíu mà Thượng Chùa Cầu Hạ Ông Bổn ai cũng hay”
Như vợ chồng ông hàng xóm đánh lộn nhau, thế là con nít cả
xóm kéo đến bu đông nghẹt ở cửa, vợ chồng mãi gấu ó nhau
nào có thèm để ý đến ai, đến khi chợt cảm thấy nhà cửa tối
sầm mới vội nhìn ra thì thấy tất cả cửa sổ cửa lớn đều bị che
kín bởi người lớn con nít, anh chồng hung hăng chạy ra quát
tháo om sòm, ấy vậy là tan hàng, vợ chồng anh hàng xóm
cũng im hơi lặng tiếng.
Hay như nhà ai có người bị đau bụng trúng gió, cả xóm
cũng hầu như kéo đến, kẻ xoa dầu người đánh gió giựt tóc
mai, người gọi tên nạn nhân để lai tĩnh họ, rồi mấy ngày tiếp
theo vẫn còn có người lui tới viếng thăm.
Hoặc như chị hàng xóm mất gà, chửi đến tứ đợi thằng ăn
cắp, miệng chị nhai trầu dẻo quẹt, nhổ đánh toẹt một tiếng vào
hàng dậu thưa, rồi cất giọng the thé: “Con gà của bà lông
trắng như tuyết, cái mào đỏ chót như son, mỏ chì, chân chì,
thịt cũng chì, giống gà làm thuốc ăn vào bổ ngữa bổ nghiêng,
thằng nào ăn cắp gà nhà bà ăn vào bổ quá đi không nổi tại nó
rộng bề ngang dài bề dọc, bổ quá nên thế nào cũng bị trúng
thực phải về chầu ông tổ tứ đợi nhà nó dưới Diêm Đình”. Thế
là cả xóm đều biết chị mất con gà “Gi”, giống gà nuôi rất khó,
có đặc điểm tương phản nhau là lông trắng nhưng thịt lại đen.
Người ta thường hầm gà với táo tàu hột sen và ý dỉ, hoặc
những nhà giàu có hay hầm gà với yến, ăn lấy bổ.
Phượng có hai chị em gái, còn các anh thì đã lập gia đình
và ở riêng cả, hai chị em Phượng là hai thái cực: chị Hương to
cao và khoẻ mạnh bao nhiêu thì ngược lại Phượng nhỏ nhoi
ốm yếu bấy nhiêu, vì thế cho nên Phượng bị bắt buộc phải đi
ngủ sớm mỗi tối và không ai được phép đánh thức Phượng
dậy trước khi Phượng muốn thức dậy, tuy nhiên không có khi
nào Phượng bị trể học, Phượng vẫn có thói quen dậy thật sớm,
đôi khi sớm hơn cả mọi người trong nhà. Nếu vào mùa đông
Phượng thích xuống nhà bếp để được ngồi trong lòng vú Lào
bên cạnh bếp lửa cho ấm, nhất là Phượng thích được nghe vú
kể chuyện về mấy con cá rô ở khoảng đất ngập nước cuối
vườn sau nhà, chỗ mà Phượng luôn luôn bị ngăn cấm không
được đến gần, Phượng thấy chỉ có một mình chú làm vườn là
có quyền lội ra đến cuối bụi tre được trồng làm giới hạn với
các khu vườn nhà bên cạnh mà thôi.
Vú kể: “Chú Sáu đặt mấy cái lờ, vào buổi chiều, ở khoảng
nước sâu gần bụi tre, sáng hôm sau chú lội ra kéo lên là có
mấy con cá rô to bằng bàn tay của Phượng”. Vú vừa nói vừa
cầm bàn tay của Phượng xoè ra khiến Phượng cười vô cùng
thích thú. Còn nếu vào mùa hè, Phượng chẳng ngần ngại gì
mà không mở cửa sau để được thấy khu vườn còn mát rượi,
Phượng lách mình ra và khép nhẹ cánh cửa đằng sau lưng lại
rồi thong thả bước xuống khu vườn, tiến lại gần chú Sáu đang
chăm chú bắt sâu cho mấy bụi hoa hồng. Chú săn sóc vườn
hồng, kỷ càng hơn các luống cải luống cà ngoài xa kia, nhưng
hình như chú không yêu vườn hồng bằng vườn cải vườn cà,
chú nói với Phượng:
- Trồng mấy cái giống hồng này mệt lắm, không săn sóc
kỷ thì nó èo uột chẳng nở được mấy bông. Mấy con sâu này
tinh như ma, vừa nói chú vừa giơ một con sâu xanh lặt lìa lên
cho Phượng thấy, mặt trời lên là nó trốn hết xuống dưới lá gần
gốc cây có khi nó trốn kỷ lắm mình khó mà thấy được vì nó
cũng có màu xanh y hệt như lá vậy”.
- Chú có tay trồng hoa, Ba nói vậy, Phượng vừa nói vừa
đếm từng nụ hồng, rồi đặt mũi thật sát vào một bông hồng
đang nở, Phượng khen:
- Thơm quá chú Sáu ơi!
- Ấy cô đừng có ngửi hoa như vậy nhỡ có con sâu nào
trong đó thì không tốt đâu, nó ăn lổ mũi đấy.
- Thứ hai chú cho cháu một cái to màu vàng nghe, cháu
đem lên trường biếu cô giáo dạy Quốc Văn.
- Cô muốn cái nào thì nói tôi cắt cho, cô đừng ngắt, cây
khó đâm chồi khác.
Sở dĩ chú phải căn dặn như vậy là vì chú biết Phượng tháy
máy vô cùng, có một lần cây tường vi sát rào có nhiều hoa
thật đẹp, Phượng thích cái to nhất ở trên cao, bất chấp cả gai
góc Phượng lấy cây khèo xuống bẻ ngang cành, lần đó chú
giận Phượng lắm mà đành chịu. Chú hỏi Phượng:
- Sao cô phá quá vậy?
- Cháu đâu có phá, cháu muốn nói chú cắt nhưng không có
chú ở đó thành thử cháu phải ngắt hoa một mình, chờ chú trể
học làm sao?
Phượng thích tự mình làm lấy những việc vặt vãnh như
ngủ dậy vén mùng xếp mền, dọn dẹp ngăn tủ nhỏ đựng áo
quần của hai chị em, quần áo mặc hằng ngày nếu có chỗ nào
Phượng làm dơ Phượng cũng biết dịu dàng chỉ cho chị người
làm giặt sạch, hoặc đôi khi tự mình giặt lấy những áo quần
trắng nhẹ Phượng vẫn hay mặc đi học. Chị Hương thì không
như thế, quần áo chị thay ra chị để trong phòng, chị người
làm có phận sự phải đi tìm và phải giặt cho sạch, nếu không
sạch như ý chị, thì cứ y như là chị người làm phải đem đi giặt
lại.
Nhưng chị Hương có biệt tài nấu ăn thật ngon. Hễ có khách của Ba đến ăn cơm nhà là chị Hương lại phải ra tay nấu nướng cho Ba được dịp khoe với mấy ông bạn già của Ba rằng mình có con gái ngoan. Ba đâu có biết rằng chị Hương tuy nấu ăn ngon nhưng chị lại không thích nấu, chị phàn nàn:
- Tau ghét nấu ăn, gãy hết mấy móng tay nhọn, làm hành, lột tỏi hôi cả tay, rửa bao nhiêu xà phòng thơm vẫn không sạch. Phượng xen vào:
- Em không biết nấu nhưng em lại thích nấu.
- Mi có cái ăn mà cũng không xong, bữa nào cũng bị la lên rầy xuống vì nhai cả giờ không rồi chén cơm, ở đó mà nấu.
- Em đi cắm trại cũng phải nấu ăn chứ!
- Thôi mi ơi, tau thấy mấy chị thiếu nữ nấu, còn mấy tụi nhóc con như mi thì đến giờ ăn chỉ biết xách “ca” xách chén lon ton chạy vòng tròn hát bài “Cơm canh kia rồi, chúng ta ơi, chúng ta cùng ngồi ăn, cùng ngồi ăn…”
Phượng cười khanh khách bỏ đi, chị Hương kêu giật lại:
- Ê Phượng, sao mi cười giống dì Năm quá vậy?
- Hả? chị nói em cười giống dì Năm? nhưng em không giống dì Năm bằng chị, chị cao lớn mạnh mẽ như dì, còn em thì nhỏ xíu ốm nhách, dì ví em như con “Chiền Chiện”, vậy lúc nào dì ghé chơi em sẽ nói là em cười giống dì.
Dì Năm là em ruột của Mẹ, là con Út của ông bà Ngoại, thật sự dì là thứ mười lăm nhưng họ hàng bà con ai cũng gọi tắt đi như thế cho dễ nghe. Trước kia Phượng cũng thường thắc mắc không biết sao dì thứ năm, Mẹ thứ tám mà dì lại là em của Mẹ. Sau này Phượng mới vỡ lẽ ra là ông bà Ngoại có mười lăm người con, cả trai lẫn gái, Phượng không nhớ hết được những dì và cậu ở quá xa mà Phượng ít khi có dịp lui tới viếng thăm. Phượng có nhớ dì Bảy, chị ruột của Mẹ lấy chồng xa, vào ở tận Qui-Nhơn, rất hiếm khi dì về lại thăm nhà, nhưng có một lần dì về thăm, lần đó dì ở lại với mẹ năm hôm.
Phượng kinh ngạc thấy mẹ giống dì như tạc: khuông mặt, tướng đi, dáng đứng cho đến giọng nói tiếng cười, nhất nhất đều y hệt. Những ngày dì ở lại, trong nhà thật rộn ràng, khách đến thăm nhà luôn luôn, bạn của mẹ và bạn cũ của dì. Đêm đến dì và mẹ thức thật khuya nói chuyện hoài không dứt, sáng sớm Phượng đã lại thấy mẹ gọn gàng áo quần tươm tất, bối tóc có bỏ thêm lọn, tưởng như mẹ sắp sửa đi đâu, nhưng thật tình mẹ chỉ ra phòng khách nói chuyện với dì. Chị người làm mấy ngày đó cũng vui lây, vì mẹ và dì cùng đi chợ cùng nấu ăn, cùng nhồi bột, cùng làm bánh, dì ra sân trước mẹ ở sân trước, dì đến vườn sau mẹ ở vườn sau, cho chí đến cây cải lá hành muốn ăn mẹ và dì cũng tự tay cắt lấy không cần phải gọi nhờ đến chị như mọi khi. Hai khuông mặt mẹ và dì đều rực rỡ, nụ cười lúc nào cũng giữ trên môi của cả hai người, mẹ và dì như sống lại thời con gái, Phượng cũng cảm thấy sung sướng cùng với mẹ trong những ngày có dì lưu lại.
Nhưng rồi dì phải vào lại Qui-Nhơn, mẹ buồn mẹ khóc hai mắt đỏ hoe khiến Phượng và chị Hương cũng mũi lòng khóc theo, dì và mẹ nắm chặc lấy tay nhau không ai nói được với ai lời nào nữa cả, hai khuôn mặt đều tối lại, không còn nụ cười nào làm rực rỡ cho cả hai trong giây phút dì bước lên xe ra Đà-Nẵng để vào lại Qui-Nhơn với gia đình, dì đi rồi mẹ vào ra thờ thẩn mất mấy hôm.
Cách mấy năm sau ngày dì về thăm, người con trai lớn nhất của dì về Ngoại báo tin dì đã mất vì chứng huyết áp cao. Mẹ như chết sửng khi nghe hung tin, rồi sau đó mẹ khóc như mưa, mẹ trách dượng và các anh chị đã không cho gia đình hay, nhưng anh cắt nghĩa cho mẹ nghe rằng trong lúc đó gia đình vô cùng bối rối, còn dì mê mang suốt tuần lễ trước khi mất do dó không ai còn nghĩ được gì cả. Mẹ nói với anh rằng chẳng qua là tại mẹ quá đau lòng trước tin chị mất nên trách vậy, chứ giữa lúc đó thì còn ai nhớ được gì nữa ngoài việc lo cho người đã mất. Mẹ giữ anh ở lại vài hôm, nhưng anh chỉ ở lại có một ngày rồi xin phép đi ngay, Phượng thấy thương mẹ quá nên lẩn quẩn bên mẹ suốt ngày, chắc không bao giờ Phượng quên được dì vì cái hình dáng giống dì đặt biệt của mẹ luôn luôn gợi nhớ đến dì cùng những ngày dì lưu lại với mẹ. Hình ảnh mẹ và dì ở sân trước vườn sau thân ái, thắm thiết, dịu dàng, khiến Phượng thấy thương dì thương mẹ quá, thương cả người anh trai xa lạ chưa hề gặp lần nào đang ngồi tiếp chuyện với Ba trong phòng khách ở nhà trên.
Không giống dì Bảy như mẹ, dì Năm trông cứng cỏi, mạnh khoẻ và đẹp hơn cả mẹ lẫn dì Bảy, lập gia đình năm mười chín, chồng dì là Trung-Sĩ nhất thuộc đại đội Bảo an đóng ở phường Sơn-Phong. Cuộc hôn nhân của dì Năm và dượng Tấn không phải do gia đình ép buộc, mà do hai người yêu nhau và cha mẹ bằng lòng nên cuộc hôn nhân quả là tốt đẹp. Quê dượng ở Truồi, Huế, thuộc tỉnh Thừa-Thiên, đi lính rồi được đưa vào đóng ở Quảng-Nam, nhà ông Ngoại ở gần chổ trú đóng của đồn Bảo-an, nhà ba gian hai chái, lợp ngói, sân rộng trước nhà không lót gạch mà lót bằng đá ong, có đất rộng, có cây cao bóng mát, có trâu có ruộng cấy cày. Dượng Tấn về ở rễ nhà Ông Ngoại.
Trong một cuộc hành quân ở Cẩm-Nam, dượng Tấn bị tử trận trong lúc dì đang có mang đứa con trong lòng mới được năm tháng. Cả ba mẹ và cậu mợ, cậu là em ruột của mẹ và là anh cuả dì Năm, đều tưởng dì không thể nào cưu mang đứa con cho đến ngày sinh nở. Mẹ nói rằng trong ngày đưa đám dượng, dì như ngất đi nhiều lần trong tay mẹ, mẹ phải nhắc nhở cho dì nhớ đến cái bào thai trong bụng nên dì phải bảo trọng lấy thân mà không vật mình xuống đất. Dì như không còn sức sống, thất thỉu bước sau xe tang, mẹ và bà con thay nhau dìu dì đi từng bước. Khi người ta bỏ quan tài xuống huyệt dì nhào tới níu lại, nhưng dì chỉ nắm được lá cờ phủ trên nắp quan tài với vòng băng tang: “TỔ QUỐC GHI ƠN”, dì khóc ngất từng cơn trông quá tội nghiệp.
Những ngày tiếp đó, dì nằm lịm trong phòng không ăn, uống, mặc ai khuyên nhủ, dì cứ ao ước cho dì được chết. Nhưng rồi cái bào thai trong lòng quẩy mạnh dữ dội khiến dì bừng tỉnh, bắt đầu ăn uống trở lại, hình như mọi người đều nhận thấy dì làm việc nhiều hơn lên, dì thức dậy thật sớm cho gà vịt ăn, xắt rau nấu cám cho heo ăn, thậm chí đến xay lúa giả gaọ, mặc dầu gạo vẫn còn đủ dùng dì vẫn vào kho lấy lúa ra xay. Mẹ và cậu thấy dì như thế thì can ngăn, nhưng dì vẫn không nghe, vì nếu không làm việc dì sẽ ngồi đâu khóc đó, có lắm khi dì ở mãi ngoài ruộng đến tối mịt mới về.
Sanh em được ba tháng, dì đem em về Huế, em trai vô cùng kháu khỉnh, mẹ nói em giống dượng Tấn như khuôn, lúc mới sanh em dì cứ khóc hoài. Sống ở Huế được ba năm, dì xin phép mẹ chồng về ở luôn trong Quảng, từ đó thỉnh thoảng dì mới đem em về thăm bên nội, Phượng thương dì Năm, chị Hương cũng thương dì, cả hai đều vô cùng thích thú mỗi khi dì và em Tịnh lưu lại nhà cuối tuần.
- Phượng nghĩ gì mà thừ người ra vậy? Chị Hương hỏi.
- Chuá nhật về ông ngoại chơi nghe chị Hương, Phượng rủ.
- Phượng xin mẹ rồi chúa nhật chị dẫn đi chứ có gì đâu mà thẩn thờ ra vậy
- Chị hứa rồi nghe, tới bửa đó không được nói mắc cái này mắc cái nọ rồi không đi với em à nghe.
Hai chị em thường theo mẹ về dưới ông Ngoại trong những dịp đám giổ hoặc lưu lại qua đêm trong những ngày Tết. Phượng không nhớ rõ hình ảnh ông Ngoại nhiều lắm, trong trí Phượng còn ghi lại một hình ảnh duy nhất là có lần ông Ngoại đi ngang nhà, không ghé vào thăm như mọi khi, Phượng cũng nhớ rõ là Ngoại đang trên đường đi về nhà Ngoại, nên vội chạy theo níu lấy tay ông đòi về theo, vú Lào phải dỗ dành lắm Phượng mới thôi. Sau đó Phượng có được về thăm ông Ngoại nhiều lần cùng với mẹ và chị Hương, thỉnh thoảng có Ba đi cùng, nhưng Phượng không được phép quấy rầy ông Ngoại nhiều. Phượng cũng nhớ được lúc ông mất, ngôi nhà gạch lớn ba gian, cả ngôi nhà ngang cùng khoảng sân rộng lát đá, nơi nào cũng đầy người.
Lúc ông mất con cháu tề tựu rất đông, chỉ thiếu có ba người con: đó là dì Tư còn kẹt lại ở Tam-Kỳ thuộc vùng có Việt- minh chiếm, dì Bảy lúc đó vẫn ở mãi tận Qui-Nhơn không về kịp và người con trai thứ mười hai của ông bấy giờ theo Việt-minh nên không về. Phượng nghe phong phanh các cậu các dì nói là cậu Hai, thứ mười hai mà gọi tắc là cậu Hai, đang ở vùng Cẩm-Hải, tức là quê vợ của cậu. Sau năm 1954 mợ Hai có về thăm mẹ, báo tin là cậu Hai đã tập kết ra Bắc. Mẹ nói rằng ông Ngoại rất buồn và giận cậu vì cậu theo Việt-minh, nhưng ông thường không nói ra, trong những ngày ông yếu, sắp mất, không một ai dám nhắc đến tên cậu Hai trước mặt ông, nhưng trước ngày chết, ông thì thào trối lại với các cậu các dì là nếu có ai gặp cậu Hai, hãy khuyên cậu ra hàng, về với gia đình. Thì ra tuy ông giận cậu nhưng lúc nào ông cũng nghĩ đến cậu, thương cậu và mong muốn cậu được ấm no hạnh phúc.
Ông Ngoại được chôn ngay trong khu vườn nhà ông, mộ ông nằm trên khu đất cao nhất nhìn xuống con sông Thu-Bồn trước mặt.
Ba mẹ thường nhắc nhở chị em Phượng phải luôn luôn về thăm cậu mợ Mười, em mẹ, đang ở tại căn nhà thờ, cho tình bà con bên ngoại khỏi phai lạt vì cháu ngoại chỉ có một đời. Người trong tộc cũng có bàn đến việc đem hài cốt của bà Ngoại về chôn cạnh mộ ông, nhưng chuyện không thành vì cậu Mười không bằng lòng, bởi sợ động đến hài cốt của bà. Ý kiến của cậu luôn luôn được mọi người trong gia tộc tôn trọng, vì cậu là người thừa kế. Vả lại anh em bà con không ai muốn làm phật ý cậu bao giờ, anh chị em tuy đông nhưng trong gia đình không nghe có lời qua tiếng lại nặng nề. Phượng nhìn cách đối xử của thân nhân trong những ngày giỗ ngày Tết mà tưởng tượng hẳn các cậu, các dì phải có một thời thơ ấu đầm ấm vui nhộn trong căn nhà đồ sộ rộng như cái đình của ông bà Ngoại trong khu vườn nối liền với dãy ruộng chạy ra đến tận bờ sông, dãy ruộng mà mỗi năm nước sông Thu-Bồn cứ bồi dần cho dài thêm ra, cho đất thêm mầu mỡ, cho trái ổi xá lị thêm dòn hơn, ngọt hơn, cho múi mít ướt ngọt lịm thấm dần trên đầu lưỡi mọi người
***
Phượng nói có sai đâu, chị Hương nại cớ bận không đi với Phượng, chị rủ Phượng dời lại tuần sau, vừa đan áo chị vừa nói:
- Cái áo này chị đan tuần trước đến nay chưa rồi, thế nào tuần này cũng phải cho xong.
- Đi với em đi, về đan tiếp, hay chị đem theo đồ đan cũng được.
- Không được đâu, em nhảy như sóc khiến chị đâu có ngồi yên được, con gái gì như con trai, hớt tóc ngắn, mặc quần “Short” tối ngày.
Phượng cười dòn:
- Chị không đi với em thì thôi, sao lại bảo em giống con trai, em bắt đầu dưỡng tóc cho dài rồi chị thấy không, mai mốt tóc em dài em tếch lại thành hai con “Tít”, thắt hai cái nơ hồng. Phượng vừa nói vừa lắc đầu tóc ngắn như con trai của mình:
- Chị Hương, em chạy xuống Ngoại một mình nghe!
- Em đi được không đó? có nhớ đường không?
- Em nói em chạy mà, chị có nhớ mấy lần trước em phải đứng lại chờ mẹ và chị không? đi thì đã chậm mà thỉnh thoảng đứng lại nói chuyện với những người đi ngược chiều, đã vậy còn bắt em đi lui trở lại, chào bác, chào thím, chào anh chị.
- Em cứ núp sau lưng mẹ, níu lấy vạt áo dài của mẹ, nói lí nhí không ra cái gì hết.
- Người lạ, lạ hoắc, em làm sao nói được!
- Đi gặp bạn của mẹ hoặc bà con, phải chào chứ, bây giờ em đi một mình nếu có gặp ai quen biết, bà con em cũng phải chào cho lễ phép nghe không?
Phượng lắc đầu quày quạy:
- Em chạy, em đã nói với chị là em chạy, chạy một mạch không ngoái lại đằng sau thì còn gặp ai được nữa!
Vừa nói Phượng vừa tròng cái quần “short” vào, bỏ áo vô trong cẩn thận, thoáng cái Phượng đã ở ngoài sân, thoáng cái Phượng đã ra ngoài đường, mất dạng, chị Hương muốn gọi lại cũng không được.
Bây giờ Phượng đang đứng tần ngần trước cánh cổng tre dẫn vào khu vườn nhà ông Ngoại, Phượng quên mất một điều trước khi đi là mấy con ngỗng của cậu mợ có cái mỏ cứng và cái cổ dài gần cả thước. Khi cả bầy ngỗng cất tiếng kêu, vươn cái càng cổ dài, kéo cái mỏ cứng gần sát đất là lúc Phượng cũng cất tiếng hét thất thanh. Phượng nghe rõ tiếng mợ trong nhà vọng ra:
- Ai la ở ngoài ngõ đó bây? Có đứa nào chạy ra xua mấy con ngỗng thử coi! Tau đã nói với cha bây là làm thịt mấy con ngỗng cho rồi, mà không nghe, làm con nít nhà ai đi ngang qua ngõ cũng la thất thanh.
Phượng đi vào nhà với người con gái thứ hai của cậu mợ, Thương nói với mẹ:
- Chị Phượng con cô Tám về chơi đó mẹ, có phải người lạ đâu.
- Mèn ơi! chớ chị Tám đâu mà cháu đi một mình vậy?
- Ba mẹ có khách, chị Hương bận đan áo, nên con đi một mình. Mấy con ngỗng dữ quá làm con hết hồn, thưa mợ, mợ khoẻ không? cậu có nhà không?
- Cậu ở ngoài vườn, cháu ra chào cậu rồi vô nhà uống nước.
Phượng dạ lớn rồi cùng mấy đứa em trai, con cậu mợ, đi về phía sau nhà, cậu Mười đang sửa lại dãy rào ở cuối vườn, thấy Phượng cậu cất tiếng:
- Cháu về chơi đó hả?
- Dạ thưa cậu con mới về, rồi Phượng tiến lại gần xem cậu làm việc. Cậu đang chẻ tre làm lạt, Phượng tẩn mẩn sờ vào sợi lạt mỏng, cậu nhắc nhở:
- Bén lắm đó nghe cháu, coi chừng đứt tay!
Cậu ngưng tay làm việc hỏi:
- Ba mẹ thường luôn hả cháu? Sao chị Tám không về chơi?
- Ba mẹ con có khách ở Huế vào thăm, chị Hương bận nên chỉ có một mình con về.
Dung đứng bên cạnh Phượng vừa cười vừa nói:
- Chị Phượng sợ ngỗng đứng la ngoài ngõ, mẹ bảo chị Thương ra xem mới hay chị Phượng về thăm đó cha.
- Sao mấy đứa bây không vây chúng lại, thả ra làm gì, rồi cậu day qua Phượng, cháu ra thăm mộ ông Ngoại rồi vô nhà nói chuyện với mợ và các em nghe cháu, cậu phải làm cho xong mớ này rồi mới ngưng tay được. Cái hàng rào hư làm mấy con gà con vịt cứ qua vườn người ta bới cây bới cối làm phiền hàng xóm.
Rời cậu, cùng Dung đi về phía mộ ông, đứng đó một lúc rồi mới quay vô nhà, nhìn quanh không thấy dì Năm và em Tịnh đâu Phượng hỏi mợ:
- Thưa mợ có dì Năm ở nhà không?
- Không con, dì đem em về Huế thăm bên nội.
- Xin phép mợ con ra nhà sau tìm các em.
- Phải đó con.
Thương, Dung, Nhân đang đứng ở nhà ngang đợi chị, Phượng chẳng ngần ngại gì mà không nhập vào, thế là bốn chị em kéo nhau ra vườn về phía bờ sông. Có tiếng mợ vói theo:
- Chơi ở trong vườn thôi, không được mở cổng xuống sông nghe chưa! Chị Phượng bay không biết bơi đó.
Phượng tò mò:
- Chị nghe nói, bắt con chuồn chuồn “Voi”cho cắn lổ rốn thì biết bơi, phải không?
Thương cười như nắc nẻ:
- Láo, nói láo đó chị Phượng, em đâu có cho chuồn chuồn cắn lổ rốn hồi nào đâu, em trèo lên thuyền ngoài bến sông với cha, bị rớt xuống sông uống nước một hồi, cha nắm được đầu tóc em kéo lên rồi từ đó bắt em phải tập bơi, tập thì biết không có con chuồn chuồn nào cắn lổ rốn hết.
- Chị không biết bơi taị chị không được phép lội xuống sông bao giờ, ba mẹ cấm ngặt, nhìn xuống giếng cũng bị rầy, hồi nhỏ đi đâu cũng có vú Lào lẻo đẻo theo sau, trừ khi đi học, ở nhà vắng bóng chị là vú réo ầm ỉ.
Đứng vịn vào cổng rào, ngăn khu vườn với bến sông, Phượng thấy có con thuyền nhỏ neo dưới bến, hai mái chèo gát lên thuyền dáng nghỉ ngơi, Phượng hỏi:
- Có khi nào Thương sang phía bên kia bờ sông?
- Có chớ, em đi hoài với cha, với cô Năm hoặc với mẹ, qua thăm mấy chú và mấy cô ở bên sông.
- Em gọi bằng chú và cô, còn chị gọi bằng cậu và dì, phải không?
- Phải rồi chị Phượng.
- Đi bằng cái thuyền nhỏ đó hả?
- Chớ sao, em chèo đằng mũi, cha hay cô Năm chèo đằng lái. Đây qua đó cũng gần, khúc sông này hẹp chị thấy không chèo một chút là tới liền hà! Chị thấy mùa này bắp đang lên đó, khi nào tới mùa gặt bắp mình chèo thuyền lớn, vừa nói Thương vừa chỉ vào con thuyền lớn hơn đang úp trên bến, sang bên đó mua bắp đem về bên này bán. Bắp sang sông không ngọt bằng bắp bên này, nhưng mình bán hạ một chút vẫn bán chạy như thường.
Phượng thích thú lắng nghe Thương nói chuyện. “Bắp Sang Sông” có nghĩa là bắp bên cồn Cẩm-Nam chở qua Hội-An bằng thuyền và lần đầu tiên Phượng nghe Thương gọi là “Bắp Sang Sông”. Thương vẫn tiếp tục:
- Bắp không ngọt không phải tại đất xấu đâu chị Phượng, nhưng tại bên đó người ta thường dưỡng bắp già lấy hột. Có chủ vườn nào muốn bán sớm mới sang kêu mình, mình cũng kỳ kèo trả giá, chủ vườn cũng đi dạo giá một vài nơi. Đến khi giá cả ngã ngũ rồi cũng phải mất đôi ba bữa, đến lượt mình lần lựa sang đốn cũng mất một hai ngày, đến khi mang về thì bắp vừa già, cho nên không được ngọt bằng bắp gặt đúng kỳ.
- Chị chưa bao giờ được đi thuyền sang bên kia bờ sông, chắc đẹp lắm phải không em, trông xanh quá!
- Thì cũng giống như bên này, nhưng tại ở xa nên chỉ nhìn thấy toàn là xanh.
- Hôm nào mẹ chị đi, chị sẽ xin đi cùng.
- Cô Tám cũng ít khi qua bên đó lắm trừ khi có việc gì thật cần thiết, như chạp mộ hoặc ngày hội tộc cô mới sang mà thôi.
Phượng định bụng thế nào cũng phải xin mẹ qua bên đó một lần cho biết, bà con bên ngoại của Phượng bây giờ thật đông, sống quanh vùng Cẩm-Nam cũng nhiều, hầu như gần một tộc đều sống ở cả hai bên bờ của sông Thu-Bồn, họ chèo thuyền ra giữa giòng Thu-Bồn chở nước trong về uống, cả gia đình cậu và cư dân quanh vùng cũng uống nước giữa giòng sông. Giữa giòng sông sâu, lặn hoài không tới đáy, người uống nước giữa giòng sâu, tâm hồn chắc cũng bàng bạc, cũng sâu thẳm như lòng con sông kia…
Dung, Nhân biến đi đâu mất từ lúc ra vườn, bây giờ đang khệ nệ mang đến một trái mít ướt, Thương bảo hai em mang lại chổ tảng đá lớn dưới gốc đào, rồi chạy vào bếp lấy muối, lại chạy trở ra vừa cười vừa nói:
- Mít ướt phải có muối ăn mới ngon.
Vừa nói Thương vừa xẻ trái mít làm đôi, làm tư rồi làm tám một cách gọn gàng, Thương đưa lưỡi dao hớt mấy cái cùi, mít ướt không có nhiều nhựa như mít ráo nên khi mít sút cùi thì rã hàng, múi mít nằm toẻ ra đưa cái thân vàng óng, mọng nước, trông thật ngon lành. Phượng nghĩ thầm: nhất định là mình không cắt được như Thương rồi đó, Phượng thấy như mình cái gì cũng phải dựa vào người khác mới vững được, nếu không thì sai quấy, nếu không thì vấp ngã, như về Ngoại lần này, chạy một mạch xuống nhà ông thì được nhưng khi bị ngỗng rượt thì chỉ còn biết la thất thanh, nếu không có Thương chắc đã bị ngỗng cắn vào chân.
Phượng đề nghị, lấy một nửa mít mang vào nhà để chốc nữa cậu mợ uống trà xế:
- Chắc cậu cũng sắp nghỉ tay rồi đó, vừa nói Phượng vừa để riêng bốn phần đầu chỗ ngon nhất của trái mít sang một bên. Thương lấy con dao cắt tàu lá chuối, quay lại thấy vậy bèn đổi hai phần đầu lấy hai phần cuống, vừa làm vừa cắt nghĩa:
- Như vậy mới công bình, chị Phượng mới thưởng thức trái mít từ đầu đến cuối được, rồi quay lại bảo em: Dung đem nửa này vào nhà, ra vườn mời cha vào uống chè, xong rồi ra đây mau lên nghe không.Thương chờ em trở ra mới cầm một múi mít lên mời Phượng cùng ăn.
Phượng tẻ một múi, chấm tí muối, đưa lên miệng cắn, nhưng mít ướt không cắn được như mít ráo nên Phượng phải cho cả múi vào mồm, tìm cách lần cái hột ra, nhai phần còn lại, nhưng dường như “hắn” không nát, không nát được, cuối cùng Phượng có cảm tưởng như mình nuốt nguyên một múi mít lớn. Phượng tưởng mắc nghẹn, nhưng không, “hắn” trôi một cách trơn tru xuống dạ dày, Phượng nghe chất ngọt còn đọng lại làm tê ở đầu lưỡi, bấy giờ Phượng mới phá ra cười. Thương, Dung, Nhân cũng phá ra cười…
* * *
Sau một giấc ngủ trưa dài hơn cả tiếng đồng hồ, thức dậy, nghe có tiếng động khẻ của Dung Nhân, Phượng cất tiếng:
- Dung, Nhân làm gì đó?
- Hai đứa em đi tắm sông.
Phượng ngồi hẳn dậy:
- Cho chị đi với.
- Sợ mẹ la.
- Chị không tắm đâu, đứng nhìn thôi, xem các em bơi lội.
Phượng tuột khỏi bộ phản ngựa gỗ láng bóng, rón rén trốn ra với các em, buổi trưa thật im lặng, chỉ có tiếng gió luồn trong lá cây nghe rì rào, bờ sông mát rượi nhờ những cây to nằm như ngã xuống mặt nước, Phượng bỏ dép, đặt đôi chân trần xuống nền cát mịn bước nhè nhẹ đến bên bờ nước. Nước trong thấy đáy, mấy con cá lòng tong nghe động giật mình kéo nhau chạy thành hàng ra xa. Trong lúc Phượng mãi mê đứng nhìn, Dung, Nhân đã bơi ra tận ngoài xa, Phượng quay lại chỉ thấy hai cái đầu nhấp nhô khỏi mặt nước, Phượng rối rít vẫy gọi:
- Em ơi, vô bắt dùm chị con cá lia thia.
Phượng men theo con cá lia thia nhỏ bằng đầu ngón tay, mình dẹp có màu sắc rực rỡ như cánh bươm bướm, con cá bơi nhẹ nhàng thong thả, nhưng mỗi lần Phượng đưa tay định bắt là cá vượt đi một cách lẹ làng. Dung đến sau lưng Phượng cất tiếng:
- Chị bắt không được đâu, nó lanh lắm, em bắt dùm cho, Nhân, chạy lại chổ mấy cây dừa nước lấy cho anh cái rá sức vành đem lại đây. Nhân đem lại cái rá tre cũ mèm ướt sũng những nước, Dung dặn dò:
- Bây giờ chị đứng yên đừng la rối rít, cũng đừng giơ tay chỉ vào nó, nó khôn lắm biết hết đó.
Phượng muốn phát cười nhưng vội đưa tay lên bụm miệng, Dung đặt rá chìm xuống nước, Phượng, Nhân chia ra đứng hai bên, ba chị em khom lưng lùa con cá vào vùng nước cạn, thật nhẹ nhàng, thật yên lặng cá từ từ bơi vào vòng rá mà không hay. Bất thình lình Dung nhất cái rá lên thật lẹ, Phượng thấy con cá nhảy tê tê trong lòng rá sâu, cả ba cất tiếng reo hò: “được rồi, được rồi”. Vội vã lấy cái mỏ dừa khô bên bờ, Phượng múc đầy nước bỏ cá vô, cá gặp nước vui mừng bơi nhanh nhưng nó chỉ bơi vòng tròn quanh mỏ dừa, Phượng ôm mỏ cá đặt lên bờ cát, qùy xuống bên cạnh, chống hai tay trên cát, nhìn cá lội một cách thích thú vô cùng, định bụng chốc nữa về sẽ đem cá theo.
Dung Nhân đã thôi tắm, Phượng phải cùng hai em đi vào, không quên mang cái mỏ dừa đựng cá. Nhưng đến chiều cá có vẻ mệt, nước trong mỏ dừa không còn mát nữa, Phượng thay nước cho cá nhưng nó cũng không buồn bơi nhanh, chỉ đứng khua vây nhè nhẹ, đưa miệng thở lên trên mặt nước, cậu khuyên:
- Con đem thả nó đi, không nuôi được đâu, tới tối là nó chết đó.
Phượng tiếc rẽ nhưng nghe lời cậu, đem cá trả lại dưới sông, như được trở lại nhà, cá lượn một vòng rồi vui mừng bơi nhanh ra xa bờ nước, Phượng đứng nhìn cho đến khi cá khuất dạng trong đám rong xanh mới quay vào.Thấy trời đã xế chiều, chắc chị cũng đang trông nên Phượng chào cậu mợ và từ giả các em ra về, không quên hẹn vài tuần nữa sẽ xuống thăm.
Dã-Thảo
10/04/1985
Sanh em được ba tháng, dì đem em về Huế, em trai vô cùng kháu khỉnh, mẹ nói em giống dượng Tấn như khuôn, lúc mới sanh em dì cứ khóc hoài. Sống ở Huế được ba năm, dì xin phép mẹ chồng về ở luôn trong Quảng, từ đó thỉnh thoảng dì mới đem em về thăm bên nội, Phượng thương dì Năm, chị Hương cũng thương dì, cả hai đều vô cùng thích thú mỗi khi dì và em Tịnh lưu lại nhà cuối tuần.
- Phượng nghĩ gì mà thừ người ra vậy? Chị Hương hỏi.
- Chuá nhật về ông ngoại chơi nghe chị Hương, Phượng rủ.
- Phượng xin mẹ rồi chúa nhật chị dẫn đi chứ có gì đâu mà thẩn thờ ra vậy
- Chị hứa rồi nghe, tới bửa đó không được nói mắc cái này mắc cái nọ rồi không đi với em à nghe.
Hai chị em thường theo mẹ về dưới ông Ngoại trong những dịp đám giổ hoặc lưu lại qua đêm trong những ngày Tết. Phượng không nhớ rõ hình ảnh ông Ngoại nhiều lắm, trong trí Phượng còn ghi lại một hình ảnh duy nhất là có lần ông Ngoại đi ngang nhà, không ghé vào thăm như mọi khi, Phượng cũng nhớ rõ là Ngoại đang trên đường đi về nhà Ngoại, nên vội chạy theo níu lấy tay ông đòi về theo, vú Lào phải dỗ dành lắm Phượng mới thôi. Sau đó Phượng có được về thăm ông Ngoại nhiều lần cùng với mẹ và chị Hương, thỉnh thoảng có Ba đi cùng, nhưng Phượng không được phép quấy rầy ông Ngoại nhiều. Phượng cũng nhớ được lúc ông mất, ngôi nhà gạch lớn ba gian, cả ngôi nhà ngang cùng khoảng sân rộng lát đá, nơi nào cũng đầy người.
Lúc ông mất con cháu tề tựu rất đông, chỉ thiếu có ba người con: đó là dì Tư còn kẹt lại ở Tam-Kỳ thuộc vùng có Việt- minh chiếm, dì Bảy lúc đó vẫn ở mãi tận Qui-Nhơn không về kịp và người con trai thứ mười hai của ông bấy giờ theo Việt-minh nên không về. Phượng nghe phong phanh các cậu các dì nói là cậu Hai, thứ mười hai mà gọi tắc là cậu Hai, đang ở vùng Cẩm-Hải, tức là quê vợ của cậu. Sau năm 1954 mợ Hai có về thăm mẹ, báo tin là cậu Hai đã tập kết ra Bắc. Mẹ nói rằng ông Ngoại rất buồn và giận cậu vì cậu theo Việt-minh, nhưng ông thường không nói ra, trong những ngày ông yếu, sắp mất, không một ai dám nhắc đến tên cậu Hai trước mặt ông, nhưng trước ngày chết, ông thì thào trối lại với các cậu các dì là nếu có ai gặp cậu Hai, hãy khuyên cậu ra hàng, về với gia đình. Thì ra tuy ông giận cậu nhưng lúc nào ông cũng nghĩ đến cậu, thương cậu và mong muốn cậu được ấm no hạnh phúc.
Ông Ngoại được chôn ngay trong khu vườn nhà ông, mộ ông nằm trên khu đất cao nhất nhìn xuống con sông Thu-Bồn trước mặt.
Ba mẹ thường nhắc nhở chị em Phượng phải luôn luôn về thăm cậu mợ Mười, em mẹ, đang ở tại căn nhà thờ, cho tình bà con bên ngoại khỏi phai lạt vì cháu ngoại chỉ có một đời. Người trong tộc cũng có bàn đến việc đem hài cốt của bà Ngoại về chôn cạnh mộ ông, nhưng chuyện không thành vì cậu Mười không bằng lòng, bởi sợ động đến hài cốt của bà. Ý kiến của cậu luôn luôn được mọi người trong gia tộc tôn trọng, vì cậu là người thừa kế. Vả lại anh em bà con không ai muốn làm phật ý cậu bao giờ, anh chị em tuy đông nhưng trong gia đình không nghe có lời qua tiếng lại nặng nề. Phượng nhìn cách đối xử của thân nhân trong những ngày giỗ ngày Tết mà tưởng tượng hẳn các cậu, các dì phải có một thời thơ ấu đầm ấm vui nhộn trong căn nhà đồ sộ rộng như cái đình của ông bà Ngoại trong khu vườn nối liền với dãy ruộng chạy ra đến tận bờ sông, dãy ruộng mà mỗi năm nước sông Thu-Bồn cứ bồi dần cho dài thêm ra, cho đất thêm mầu mỡ, cho trái ổi xá lị thêm dòn hơn, ngọt hơn, cho múi mít ướt ngọt lịm thấm dần trên đầu lưỡi mọi người
***
Phượng nói có sai đâu, chị Hương nại cớ bận không đi với Phượng, chị rủ Phượng dời lại tuần sau, vừa đan áo chị vừa nói:
- Cái áo này chị đan tuần trước đến nay chưa rồi, thế nào tuần này cũng phải cho xong.
- Đi với em đi, về đan tiếp, hay chị đem theo đồ đan cũng được.
- Không được đâu, em nhảy như sóc khiến chị đâu có ngồi yên được, con gái gì như con trai, hớt tóc ngắn, mặc quần “Short” tối ngày.
Phượng cười dòn:
- Chị không đi với em thì thôi, sao lại bảo em giống con trai, em bắt đầu dưỡng tóc cho dài rồi chị thấy không, mai mốt tóc em dài em tếch lại thành hai con “Tít”, thắt hai cái nơ hồng. Phượng vừa nói vừa lắc đầu tóc ngắn như con trai của mình:
- Chị Hương, em chạy xuống Ngoại một mình nghe!
- Em đi được không đó? có nhớ đường không?
- Em nói em chạy mà, chị có nhớ mấy lần trước em phải đứng lại chờ mẹ và chị không? đi thì đã chậm mà thỉnh thoảng đứng lại nói chuyện với những người đi ngược chiều, đã vậy còn bắt em đi lui trở lại, chào bác, chào thím, chào anh chị.
- Em cứ núp sau lưng mẹ, níu lấy vạt áo dài của mẹ, nói lí nhí không ra cái gì hết.
- Người lạ, lạ hoắc, em làm sao nói được!
- Đi gặp bạn của mẹ hoặc bà con, phải chào chứ, bây giờ em đi một mình nếu có gặp ai quen biết, bà con em cũng phải chào cho lễ phép nghe không?
Phượng lắc đầu quày quạy:
- Em chạy, em đã nói với chị là em chạy, chạy một mạch không ngoái lại đằng sau thì còn gặp ai được nữa!
Vừa nói Phượng vừa tròng cái quần “short” vào, bỏ áo vô trong cẩn thận, thoáng cái Phượng đã ở ngoài sân, thoáng cái Phượng đã ra ngoài đường, mất dạng, chị Hương muốn gọi lại cũng không được.
Bây giờ Phượng đang đứng tần ngần trước cánh cổng tre dẫn vào khu vườn nhà ông Ngoại, Phượng quên mất một điều trước khi đi là mấy con ngỗng của cậu mợ có cái mỏ cứng và cái cổ dài gần cả thước. Khi cả bầy ngỗng cất tiếng kêu, vươn cái càng cổ dài, kéo cái mỏ cứng gần sát đất là lúc Phượng cũng cất tiếng hét thất thanh. Phượng nghe rõ tiếng mợ trong nhà vọng ra:
- Ai la ở ngoài ngõ đó bây? Có đứa nào chạy ra xua mấy con ngỗng thử coi! Tau đã nói với cha bây là làm thịt mấy con ngỗng cho rồi, mà không nghe, làm con nít nhà ai đi ngang qua ngõ cũng la thất thanh.
Phượng đi vào nhà với người con gái thứ hai của cậu mợ, Thương nói với mẹ:
- Chị Phượng con cô Tám về chơi đó mẹ, có phải người lạ đâu.
- Mèn ơi! chớ chị Tám đâu mà cháu đi một mình vậy?
- Ba mẹ có khách, chị Hương bận đan áo, nên con đi một mình. Mấy con ngỗng dữ quá làm con hết hồn, thưa mợ, mợ khoẻ không? cậu có nhà không?
- Cậu ở ngoài vườn, cháu ra chào cậu rồi vô nhà uống nước.
Phượng dạ lớn rồi cùng mấy đứa em trai, con cậu mợ, đi về phía sau nhà, cậu Mười đang sửa lại dãy rào ở cuối vườn, thấy Phượng cậu cất tiếng:
- Cháu về chơi đó hả?
- Dạ thưa cậu con mới về, rồi Phượng tiến lại gần xem cậu làm việc. Cậu đang chẻ tre làm lạt, Phượng tẩn mẩn sờ vào sợi lạt mỏng, cậu nhắc nhở:
- Bén lắm đó nghe cháu, coi chừng đứt tay!
Cậu ngưng tay làm việc hỏi:
- Ba mẹ thường luôn hả cháu? Sao chị Tám không về chơi?
- Ba mẹ con có khách ở Huế vào thăm, chị Hương bận nên chỉ có một mình con về.
Dung đứng bên cạnh Phượng vừa cười vừa nói:
- Chị Phượng sợ ngỗng đứng la ngoài ngõ, mẹ bảo chị Thương ra xem mới hay chị Phượng về thăm đó cha.
- Sao mấy đứa bây không vây chúng lại, thả ra làm gì, rồi cậu day qua Phượng, cháu ra thăm mộ ông Ngoại rồi vô nhà nói chuyện với mợ và các em nghe cháu, cậu phải làm cho xong mớ này rồi mới ngưng tay được. Cái hàng rào hư làm mấy con gà con vịt cứ qua vườn người ta bới cây bới cối làm phiền hàng xóm.
Rời cậu, cùng Dung đi về phía mộ ông, đứng đó một lúc rồi mới quay vô nhà, nhìn quanh không thấy dì Năm và em Tịnh đâu Phượng hỏi mợ:
- Thưa mợ có dì Năm ở nhà không?
- Không con, dì đem em về Huế thăm bên nội.
- Xin phép mợ con ra nhà sau tìm các em.
- Phải đó con.
Thương, Dung, Nhân đang đứng ở nhà ngang đợi chị, Phượng chẳng ngần ngại gì mà không nhập vào, thế là bốn chị em kéo nhau ra vườn về phía bờ sông. Có tiếng mợ vói theo:
- Chơi ở trong vườn thôi, không được mở cổng xuống sông nghe chưa! Chị Phượng bay không biết bơi đó.
Phượng tò mò:
- Chị nghe nói, bắt con chuồn chuồn “Voi”cho cắn lổ rốn thì biết bơi, phải không?
Thương cười như nắc nẻ:
- Láo, nói láo đó chị Phượng, em đâu có cho chuồn chuồn cắn lổ rốn hồi nào đâu, em trèo lên thuyền ngoài bến sông với cha, bị rớt xuống sông uống nước một hồi, cha nắm được đầu tóc em kéo lên rồi từ đó bắt em phải tập bơi, tập thì biết không có con chuồn chuồn nào cắn lổ rốn hết.
- Chị không biết bơi taị chị không được phép lội xuống sông bao giờ, ba mẹ cấm ngặt, nhìn xuống giếng cũng bị rầy, hồi nhỏ đi đâu cũng có vú Lào lẻo đẻo theo sau, trừ khi đi học, ở nhà vắng bóng chị là vú réo ầm ỉ.
Đứng vịn vào cổng rào, ngăn khu vườn với bến sông, Phượng thấy có con thuyền nhỏ neo dưới bến, hai mái chèo gát lên thuyền dáng nghỉ ngơi, Phượng hỏi:
- Có khi nào Thương sang phía bên kia bờ sông?
- Có chớ, em đi hoài với cha, với cô Năm hoặc với mẹ, qua thăm mấy chú và mấy cô ở bên sông.
- Em gọi bằng chú và cô, còn chị gọi bằng cậu và dì, phải không?
- Phải rồi chị Phượng.
- Đi bằng cái thuyền nhỏ đó hả?
- Chớ sao, em chèo đằng mũi, cha hay cô Năm chèo đằng lái. Đây qua đó cũng gần, khúc sông này hẹp chị thấy không chèo một chút là tới liền hà! Chị thấy mùa này bắp đang lên đó, khi nào tới mùa gặt bắp mình chèo thuyền lớn, vừa nói Thương vừa chỉ vào con thuyền lớn hơn đang úp trên bến, sang bên đó mua bắp đem về bên này bán. Bắp sang sông không ngọt bằng bắp bên này, nhưng mình bán hạ một chút vẫn bán chạy như thường.
Phượng thích thú lắng nghe Thương nói chuyện. “Bắp Sang Sông” có nghĩa là bắp bên cồn Cẩm-Nam chở qua Hội-An bằng thuyền và lần đầu tiên Phượng nghe Thương gọi là “Bắp Sang Sông”. Thương vẫn tiếp tục:
- Bắp không ngọt không phải tại đất xấu đâu chị Phượng, nhưng tại bên đó người ta thường dưỡng bắp già lấy hột. Có chủ vườn nào muốn bán sớm mới sang kêu mình, mình cũng kỳ kèo trả giá, chủ vườn cũng đi dạo giá một vài nơi. Đến khi giá cả ngã ngũ rồi cũng phải mất đôi ba bữa, đến lượt mình lần lựa sang đốn cũng mất một hai ngày, đến khi mang về thì bắp vừa già, cho nên không được ngọt bằng bắp gặt đúng kỳ.
- Chị chưa bao giờ được đi thuyền sang bên kia bờ sông, chắc đẹp lắm phải không em, trông xanh quá!
- Thì cũng giống như bên này, nhưng tại ở xa nên chỉ nhìn thấy toàn là xanh.
- Hôm nào mẹ chị đi, chị sẽ xin đi cùng.
- Cô Tám cũng ít khi qua bên đó lắm trừ khi có việc gì thật cần thiết, như chạp mộ hoặc ngày hội tộc cô mới sang mà thôi.
Phượng định bụng thế nào cũng phải xin mẹ qua bên đó một lần cho biết, bà con bên ngoại của Phượng bây giờ thật đông, sống quanh vùng Cẩm-Nam cũng nhiều, hầu như gần một tộc đều sống ở cả hai bên bờ của sông Thu-Bồn, họ chèo thuyền ra giữa giòng Thu-Bồn chở nước trong về uống, cả gia đình cậu và cư dân quanh vùng cũng uống nước giữa giòng sông. Giữa giòng sông sâu, lặn hoài không tới đáy, người uống nước giữa giòng sâu, tâm hồn chắc cũng bàng bạc, cũng sâu thẳm như lòng con sông kia…
Dung, Nhân biến đi đâu mất từ lúc ra vườn, bây giờ đang khệ nệ mang đến một trái mít ướt, Thương bảo hai em mang lại chổ tảng đá lớn dưới gốc đào, rồi chạy vào bếp lấy muối, lại chạy trở ra vừa cười vừa nói:
- Mít ướt phải có muối ăn mới ngon.
Vừa nói Thương vừa xẻ trái mít làm đôi, làm tư rồi làm tám một cách gọn gàng, Thương đưa lưỡi dao hớt mấy cái cùi, mít ướt không có nhiều nhựa như mít ráo nên khi mít sút cùi thì rã hàng, múi mít nằm toẻ ra đưa cái thân vàng óng, mọng nước, trông thật ngon lành. Phượng nghĩ thầm: nhất định là mình không cắt được như Thương rồi đó, Phượng thấy như mình cái gì cũng phải dựa vào người khác mới vững được, nếu không thì sai quấy, nếu không thì vấp ngã, như về Ngoại lần này, chạy một mạch xuống nhà ông thì được nhưng khi bị ngỗng rượt thì chỉ còn biết la thất thanh, nếu không có Thương chắc đã bị ngỗng cắn vào chân.
Phượng đề nghị, lấy một nửa mít mang vào nhà để chốc nữa cậu mợ uống trà xế:
- Chắc cậu cũng sắp nghỉ tay rồi đó, vừa nói Phượng vừa để riêng bốn phần đầu chỗ ngon nhất của trái mít sang một bên. Thương lấy con dao cắt tàu lá chuối, quay lại thấy vậy bèn đổi hai phần đầu lấy hai phần cuống, vừa làm vừa cắt nghĩa:
- Như vậy mới công bình, chị Phượng mới thưởng thức trái mít từ đầu đến cuối được, rồi quay lại bảo em: Dung đem nửa này vào nhà, ra vườn mời cha vào uống chè, xong rồi ra đây mau lên nghe không.Thương chờ em trở ra mới cầm một múi mít lên mời Phượng cùng ăn.
Phượng tẻ một múi, chấm tí muối, đưa lên miệng cắn, nhưng mít ướt không cắn được như mít ráo nên Phượng phải cho cả múi vào mồm, tìm cách lần cái hột ra, nhai phần còn lại, nhưng dường như “hắn” không nát, không nát được, cuối cùng Phượng có cảm tưởng như mình nuốt nguyên một múi mít lớn. Phượng tưởng mắc nghẹn, nhưng không, “hắn” trôi một cách trơn tru xuống dạ dày, Phượng nghe chất ngọt còn đọng lại làm tê ở đầu lưỡi, bấy giờ Phượng mới phá ra cười. Thương, Dung, Nhân cũng phá ra cười…
* * *
Sau một giấc ngủ trưa dài hơn cả tiếng đồng hồ, thức dậy, nghe có tiếng động khẻ của Dung Nhân, Phượng cất tiếng:
- Dung, Nhân làm gì đó?
- Hai đứa em đi tắm sông.
Phượng ngồi hẳn dậy:
- Cho chị đi với.
- Sợ mẹ la.
- Chị không tắm đâu, đứng nhìn thôi, xem các em bơi lội.
Phượng tuột khỏi bộ phản ngựa gỗ láng bóng, rón rén trốn ra với các em, buổi trưa thật im lặng, chỉ có tiếng gió luồn trong lá cây nghe rì rào, bờ sông mát rượi nhờ những cây to nằm như ngã xuống mặt nước, Phượng bỏ dép, đặt đôi chân trần xuống nền cát mịn bước nhè nhẹ đến bên bờ nước. Nước trong thấy đáy, mấy con cá lòng tong nghe động giật mình kéo nhau chạy thành hàng ra xa. Trong lúc Phượng mãi mê đứng nhìn, Dung, Nhân đã bơi ra tận ngoài xa, Phượng quay lại chỉ thấy hai cái đầu nhấp nhô khỏi mặt nước, Phượng rối rít vẫy gọi:
- Em ơi, vô bắt dùm chị con cá lia thia.
Phượng men theo con cá lia thia nhỏ bằng đầu ngón tay, mình dẹp có màu sắc rực rỡ như cánh bươm bướm, con cá bơi nhẹ nhàng thong thả, nhưng mỗi lần Phượng đưa tay định bắt là cá vượt đi một cách lẹ làng. Dung đến sau lưng Phượng cất tiếng:
- Chị bắt không được đâu, nó lanh lắm, em bắt dùm cho, Nhân, chạy lại chổ mấy cây dừa nước lấy cho anh cái rá sức vành đem lại đây. Nhân đem lại cái rá tre cũ mèm ướt sũng những nước, Dung dặn dò:
- Bây giờ chị đứng yên đừng la rối rít, cũng đừng giơ tay chỉ vào nó, nó khôn lắm biết hết đó.
Phượng muốn phát cười nhưng vội đưa tay lên bụm miệng, Dung đặt rá chìm xuống nước, Phượng, Nhân chia ra đứng hai bên, ba chị em khom lưng lùa con cá vào vùng nước cạn, thật nhẹ nhàng, thật yên lặng cá từ từ bơi vào vòng rá mà không hay. Bất thình lình Dung nhất cái rá lên thật lẹ, Phượng thấy con cá nhảy tê tê trong lòng rá sâu, cả ba cất tiếng reo hò: “được rồi, được rồi”. Vội vã lấy cái mỏ dừa khô bên bờ, Phượng múc đầy nước bỏ cá vô, cá gặp nước vui mừng bơi nhanh nhưng nó chỉ bơi vòng tròn quanh mỏ dừa, Phượng ôm mỏ cá đặt lên bờ cát, qùy xuống bên cạnh, chống hai tay trên cát, nhìn cá lội một cách thích thú vô cùng, định bụng chốc nữa về sẽ đem cá theo.
Dung Nhân đã thôi tắm, Phượng phải cùng hai em đi vào, không quên mang cái mỏ dừa đựng cá. Nhưng đến chiều cá có vẻ mệt, nước trong mỏ dừa không còn mát nữa, Phượng thay nước cho cá nhưng nó cũng không buồn bơi nhanh, chỉ đứng khua vây nhè nhẹ, đưa miệng thở lên trên mặt nước, cậu khuyên:
- Con đem thả nó đi, không nuôi được đâu, tới tối là nó chết đó.
Phượng tiếc rẽ nhưng nghe lời cậu, đem cá trả lại dưới sông, như được trở lại nhà, cá lượn một vòng rồi vui mừng bơi nhanh ra xa bờ nước, Phượng đứng nhìn cho đến khi cá khuất dạng trong đám rong xanh mới quay vào.Thấy trời đã xế chiều, chắc chị cũng đang trông nên Phượng chào cậu mợ và từ giả các em ra về, không quên hẹn vài tuần nữa sẽ xuống thăm.
Dã-Thảo
10/04/1985
6. Tiếng Gió Quanh Rừng
Ta tưởng xuân sau mai sẽ nở, Đâu dè Nhân Thế chẳng chịu cho.
Thế Nhân góp gió mười phương lại, Mang tận vào rừng chuyển Bạch Mai.
Ta bắt chước người say với thơ, Mong ly rượu nhạt đuổi ơ thờ, Mượn trăng mượn gió làm tri kỷ, Gợi chút nắng tàn nuối giấc mơ.
Đừng trách nhau chi Thế Nhân ơi! Biển dâu thay đổi vạn cuộc đời, Ta đâu muốn phụ người tri kỷ, Nước mất nhà tan phải đổi dời.
Nay ta nửa mái đầu đã bạc, Nửa mái còn xanh níu thời gian, Đêm nghe tiếng gió quanh phòng động ,
Vẫn ghép thành thơ để tặng đời.
Dã Thảo
(Hồi trước thơ Quế ký bút hiệu Bạch Mai, một bạn ở bên WA, bút hiêụ Thế Nhân, hoạ lại, nên Quế hoạ lại bài của TN để tặng và cảm ơn anh)
Thế Nhân góp gió mười phương lại, Mang tận vào rừng chuyển Bạch Mai.
Ta bắt chước người say với thơ, Mong ly rượu nhạt đuổi ơ thờ, Mượn trăng mượn gió làm tri kỷ, Gợi chút nắng tàn nuối giấc mơ.
Đừng trách nhau chi Thế Nhân ơi! Biển dâu thay đổi vạn cuộc đời, Ta đâu muốn phụ người tri kỷ, Nước mất nhà tan phải đổi dời.
Nay ta nửa mái đầu đã bạc, Nửa mái còn xanh níu thời gian, Đêm nghe tiếng gió quanh phòng động ,
Vẫn ghép thành thơ để tặng đời.
Dã Thảo
(Hồi trước thơ Quế ký bút hiệu Bạch Mai, một bạn ở bên WA, bút hiêụ Thế Nhân, hoạ lại, nên Quế hoạ lại bài của TN để tặng và cảm ơn anh)
5. Hạt Cát Trong Lòng Con Trai
Nghe tiếng chuông cuối cùng báo giờ ra về, Quyên vội vã theo các bạn vào phòng riêng dành cho đàn bà để rửa tay và thay áo quần. Họ cười nói huyên thuyên, riêng nàng thì lặng lẻ, bao giờ cũng lặng lẻ, thỉnh thoảng có ai hỏi điều gì Quyên mới trả lời. Nhưng mỗi khi mở miệng để nói một câu gì, Quyên cứ tưởng như không phải chính mình đã phát âm ra câu đó, vì nàng cứ phải nói thứ tiếng mà không phải mẹ nàng đã dạy cho nàng từ ngày tập nói. Ở đây cứ mỗi khi mở miệng là Quyên phải cong cái lưởi lại, thè cái lưởi ra, đưa hơi thở lên mũi rồi phát âm, Quyên vẫn hay diễu với mấy con bạn to đồ sộ gấp hai nàng như thế và bọn hắn cũng công nhận là nàng nói đúng rồi cười ồ. Quyên ao ước giá bọn hắn nói được tiếng mẹ đẻ của mình chắc là nàng sẽ bớt cô đơn. Ở đây chỉ có mình Quyên là đàn bà Việt-Nam nên nàng thấy mình lúc nào cũng bơ vơ, không phải bơ vơ vì trở ngại ngôn ngữ, cái bơ vơ đó chỉ có lúc đầu còn bây giờ Quyên làm ở cái hãng này đã gần được bốn năm nay, trở ngại đó Quyên đã vượt qua một cách dễ dàng cũng như tất cả những người đàn bà Việt Nam khắp mọi nơi trên thế giới này. Nhưng nỗi bơ vơ này Quyên đã tìm đủ mọi cách để chế ngự, nhưng đều vô hiệu qủa, thôi thì cứ ủ kín nó trong lòng. Có những vết thương cần thuốc men băng bó, nhưng cũng có những vết thương tự nó lành mà không cần băng bó thuốc men. Như con trai nọ lỡ mang hột cát ở trong lòng, lúc đầu cũng thấy đau đớn, cố tìm đủ mọi cách để đẩy hạt cát ra, nhưng mỗi lần cố gắng là mỗi lần đau đớn, cho nên trai kia chỉ còn có một cách duy nhất để xoa dịu nỗi đau của mình là cố tiết hết những tinh túy trong cơ thể, bao bọc nỗi đớn đau. Rồi một ngày kia mệt mỏi già nua vì tiết quá nhiều tinh túy nên trai kia tìm cách chìm sâu xuống lòng đại dương, hòa đồng với các con trai cùng cảnh ngộ. Nỗi đau vẫn còn đó, nhưng hột cát đã biến thành viên ngọc quý bởi các tinh túy của con trai bao bọc ở chung quanh. Rồi người đời lặn xuống biển sâu cố tìm viên ngọc quý, nỗi ao ước duy nhất của con trai trước khi chết là tặng lại viên ngọc quý đó cho người đời. Quyên không dám ngạo mạn mang cái tư tưởng của con trai trước khi chết tặng lại cho người đời viên ngọc quý, Quyên chỉ muốn quên đi nỗi đau trong lòng để có thể đi những bước thật vững vàng cho đến hết cuộc đời còn lại trên mảnh đất mà Quyên buộc lòng phải nhận làm quê hương thứ hai này. Quyên lạy mẹ lạy cha tha thứ cho Quyên tội bỏ trốn quê hương, tội nhận nơi đây làm quốc tịch, Quyên nghe nỗi đau như vết cắt trong lòng.
Quyên lửng thửng bước đến trạm xe Bus ngồi xuống bờ gạch xây thấp vừa tầm, chờ đợi chuyến xe Bus hàng ngày để ra trạm xe lửa. Vào mùa hè giờ này vẫn còn nắng, nhưng bây giờ đã sang đông nên mặt trời chẳng muốn chờ đợi ai đã “vội vã về nhà đi ngủ sớm”. Xe Bus trờ tới, ai nấy cũng vội vã lên xe, Quyên chọn chổ ngồi đằng sau và lúc nào Quyên hầu như cũng là người xuống sau cùng. Hôm nay xe Bus đến muộn nên khi xuống xe, Quyên phải chạy để bắt cho kịp chuyến xe lửa hàng ngày. Xe lửa sắp chuyển bánh nên Quyên vội nhảy đại vào xe suýt ngã vào một người đàn ông, Quyên quen miệng nói hai tiếng “sorry”.
-Dạ không có chi.
Quyên giật mình ngước nhìn người đàn ông truớc mặt:
-Á, ủa ông, à anh là người Việt-Nam?
-Dạ.
-Sao anh biết tôi là người Việt-Nam?
-Dạ, biết chứ vì tôi gặp chị trên chuyến xe lửa này cả tuần nay.
-Ủa, sao tôi không gặp anh?
-Chị có nhìn ai đâu mà gặp.
-Thế nhỡ tôi không phải là nguời Việt-Nam thì sao?
-Thì mình “say sorry”
Quyên biết hắn diễu mình nên cười bảo:
-Tôi quen miệng anh đừng chấp nhé!
-Dạ không có chi!
Quyên lại cười nghĩ thầm:”Anh chàng này chắc là “tếu” lắm, nhất định là dân nhà binh, Quyên thấy vui trong lòng. Im lặng một lúc, “hắn” hỏi:
-Xin lỗi, chị tên gì?
-Dạ Quyên, Đỗ-Quyên.
-Tên chị đẹp và buồn.
-Còn anh tên gì cho tôi biết được không?
-Dạ, Nam, Hoài-Nam.
-Tên anh cũng đẹp mà ở hoàn cảnh của nguời Việt- Nam mình thì lại có ý nghĩa nữa.
-Chị qua đây lâu chưa?
-Cũng lâu rồi anh ạ, hơn bốn năm, Còn anh?
-Tôi qua hồi tháng tám năm ngoái, tính đến nay vậy là chín tháng rồi. Tôi rời VN hồi tháng tư, đến Mã-Lai sau mấy ngày ròng rã trên biển cả, may mắn không gặp tai nạn, ở Mã-Lai được bốn tháng, rồi được phái đoàn Úc bốc qua đây.
-Tôi nghe nói nhiều người phải chờ đợi lâu lắm mới được đi, sao anh lại đi mau quá vậy? Thật là may mắn.
-Tôi là cựu quân nhân bị đi học tập mấy năm và khi được thả ra, tôi tìm cách trốn đi trong mình bao giờ cũng mang theo giấy tờ của họ cấp cho mình vì thế cho nên khi đến Mã-Lai tôi khai như vậy nên Úc nhận tôi. Tôi chỉ nghĩ như vậy chứ không biết có đúng không!
Quyên tế nhị không hỏi anh thêm về vấn đề đó nữa, Quyên nghĩ đến vết thương của mình và Quyên chắc anh cũng mang một vết thương to lớn gấp bội trong lòng, đó là vết thương của những người anh hùng thất thế phải bôn ba nơi hải ngoại.
-Quyên, à chị Quyên đang nghĩ gì thế?
-Quyên, à Quyên nghĩ đến anh, nghĩ đến Quyên và nghĩ đến những người còn ở lại. Anh cứ gọi Quyên là Quyên đi, vì lâu quá ít ai gọi tên Quyên. Trong hãng tên Quyên khó gọi nên không bao giờ bọn bạn phát âm đúng và họ chỉ gọi cái tên đầu tiên của Quyên là Đỗ thôi, mà cũng không đúng nữa, họ phát âm không có dấu nên thành là Đô. Anh nghĩ có buồn cười không? Đàn bà tên Đô đã buồn cuời, Quyên lại nhỏ xíu như con mắm tép thế này mà “Đô” cái nỗi gì! ấy vậy mà mỗi lần bọn hắn kêu Đô là mình cũng “Yes” như điên.
Cả hai đều cười lớn, Quyên hoảng hốt bưng miệng sợ làm khó chịu những người bản xứ chung quanh.
Xe gần đến trạm, Quyên vội nói:
-Quyên sẽ xuống ga tới.
Nam ngập ngừng rồi hỏi vội:
-Quyên có thể cho tôi xin địa chỉ được không?
-Dạ, được chứ, Quyên có số điện thoại lúc nào rảnh anh gọi cho Quyên cũng được. Quyên xé vội mảnh giấy trong quyển sổ tay nhỏ của mình, Nam nhanh nhẹn rút cây bút ở túi áo cho Quyên viết. Vừa trao mảnh giấy cho Nam thì xe lửa ngừng, Quyên vội vã chạy xuống xe cầm theo cây viết của Nam mà không hay. Xe chuyển bánh và cửa tự động đóng lại, Quyên mới sực nhớ, đỏ mặt gọi vói theo:
-A, cây viết của anh.
Nam cười:
-Quyên cầm đi, hôm nào gặp thì đưa lại.
Rồi thôi, xe đã đi. Quyên tự trách mình: “Đàn bà con gái gì vô duyên quá! khi không đi cho người lạ địa chỉ số điện thoại của mình!” Nhưng Quyên lại nghĩ: “Thôi ở cái xứ lưu đày này gặp người cùng quê hương mà từ chối làm quen thì phải là người không có tâm hồn”. Quyên cầm cây viết trong tay, cây viết xinh xắn có cái đồng hồ điện tử nhấp nháy ở trên đầu, nhìn ngay xuống là hai chữ Hoài-Nam khắc rõ rệt. “Thôi thì cất vào cái xách đi làm là chắc ăn khỏi quên ở nhà”, Quyên định bụng hễ gặp Nam là phải trả lại ngay, Không hiểu sao Quyên nghe như có cái gì bất ổn ở đâu đây!
Quyên bước vào nhà, việc đầu tiên là lấy chìa khoá thùng thơ, mở lục thử có thơ ở nhà gởi sang không. Có một cái “Bill” tiền gas bốn mươi đô và một cái thơ của chị Ngọc, chị ruột của Quyên. Vội vã vào phòng đi ngay xuống bếp thăm con gái đang nấu cơm.
-Mẹ về, Ái chào, rồi hỏi: Có thư không mẹ?
-Có thư dì Ngọc và một cái bill tiền gas bốn mươi đô, em đâu con?
-Em chơi ở trong phòng, mẹ tắm đi rồi ăn cơm.
-Mẹ đọc thơ dì Ngọc xong đã.
Quyên đọc thơ chị Ngọc mà nghẹn ngào, nước mắt chảy dài, nói với Ái:
-Dì Ngọc bây giờ khổ lắm con ơi! chồng dì vẫn còn đi học tập chưa về, vậy là năm sáu năm rồi. Trời ơi! sao dì nuôi nỗi năm đứa con?
Nhà cửa bị tịch thu hết phải về ở với mẹ chồng, chị bị sa thải sau ngày mất nước hai năm, nên phải đi buôn để nuôi sống năm đứa con. Chị buôn đủ mọi thứ: cá chui, thịt chui, gạo chui, cái gì cũng chui hết, có được bao nhiêu tiền dành dụm đi buôn một chuyến lớn, họ bắt được tịch thu hết, tiêu luôn cả vốn lẫn lời, Năm đứa con chị bữa đói bữa no. Chị đành mượn vốn bà con buôn từng lít nước mắm để kiếm sống. Chị viết: “Em ơi! em có nghĩ rằng chị ngày xưa như thế mà bây giờ phải buôn từng lít nước mắm để kiếm ăn. Sáu mẹ con, ba lon gạo với vài bó rau muống một ngày. Chị viết thư này cho em mà không biết chiều nay lấy gì ăn đây! Chị lâu nay cực khổ nhưng không tin cho em biết, vì chị nghĩ em một mình nơi xứ lạ quê người, hai đứa con dại biết lo có nỗi hay không? Giờ đây chị đành phải cầu cứu em. Em ơi!
“Xưa sao phong gấm rũ là
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường”
Quyên đọc đến đây chịu không nổi oà ra khóc nức nở, Quyên nói nghẹn ngào như có chị trước mặt mình: “Mai em đi gởi tiền về chị, mai em đi gởi để chị lo cho các cháu, em tệ quá, em thật tệ quá.”
Quyên nhớ dáng dấp trang nghiêm của chị, lúc nào cũng từ tốn, đi đứng thước tha mà thấy thương chị vô cùng.
Ái rụt rè mời mẹ đi tắm lần nữa. Quyên nghe mệt mỏi vô cùng, nói với Ái:
-Sáng mai Ái gọi điện thoại lên sở mẹ, cho mẹ nghỉ đi nhà băng gởi tiền về dì Ngọc nghe, ờ thôi, để mẹ gọi cũng được. Mẹ rối trí quá không biết phải làm sao cho nhanh chóng đây. Ờ mẹ đi tắm, mẹ ăn cơm rồi mẹ nghỉ một chút, à không, mẹ viết thơ cho dì, mai mẹ phải gởi thơ cho dì, mẹ phải đánh điện tín cho dì.
Ái im lặng lo cho mẹ, không biết an ủi hay nói với mẹ những gì. Ái còn nhỏ nhưng thương mẹ vô cùng, Ái nhớ laị hôm nhận được thơ cậu Trân kể chuyên cậu đi vượt biên bị bắt cả gia đình, tiền bạc mất hết. Mợ Trân lúc đi lại mang thai rồi cả gia đình bị giam mất bảy tám tháng trời cho đến lúc em bé sinh ra, thê thảm quá họ mới tha cho về, bà con gần xa ai cũng không dám chứa sợ liên lụy. Cậu lại ở ngoài Trung, muốn vào lại Sàigòn quê của mợ Trân thì lại không có tiền. Cậu ra thân làm mướn chổ này chổ nọ lo kiếm tiền nuôi vợ và hai con. Mợ Trân sanh em mà ăn mỗi ngày chỉ hai chén cháo, có khi không có, mợ phải khấy bột sắn để ăn cho đỡ đói. Mợ thấy cảnh gia đình như thế, sanh đẻ còn non ngày non tháng, mợ cũng vùng ra đi kiếm ăn. Lần hồi dành dụm được tiền, cậu mợ đùm gói đem con vào Sàigòn ở nhà cha mẹ vợ. Cậu phải cắn răng chịu đựng nhiều sự nhục nhã do cách đối xử của bà con bên vợ. Mẹ đã khóc ròng rã mấy ngày, mắt sưng húp, rồi mẹ đi mua sắm vải vóc thuốc men các thứ cần thiết gởi về cho cậu mợ. Nay thì cậu mợ đã thoát cảnh túng quẩn vì mẹ thỉnh thoảng gởi tiền về giúp đỡ cậu mợ.
Ái dọn cơm ra bàn chờ mẹ.
Hôm sau, Quyên thấy bình tĩnh trở lại sau khi đã gởi tiền về giúp chị Ngọc. Từ lúc gởi tiền đi Quyên ngày đêm mong đợi. Sau một tháng trời Quyên mới nhận được điên tín của chị Ngọc báo tin là đã nhận được tiền. Quyên mừng đến nỗi ngủ không được và nỗi vui kéo dài đến cả mấy tuần lễ sau.
Cây viết của Nam vẫn còn nằm trong xách tay của Quyên vì suốt tháng nay hãng có nhiều việc nên Quyên cố gắng làm thêm giờ để có thể dành thêm ít tiền gởi về giúp chị Ngọc và Trân cùng bố của Ái. Bao giờ ra khỏi hãng trời cũng tối như bưng, về đến nhà tắm rửa ăn cơm xong, trở lên xem qua sách vở của hai con rồi lăn quay ra ngủ để sáng mai dậy sớm chạy cho kịp xe lửa đi làm. Quyên lặn lội như cái cò, cắn răng chịu đựng cái rét căm căm của buổi sáng mùa đông ở đây, suốt ngày không thấy mặt trời, sáng chưa sáng đã đi, chiều tối mịt mới về, nên không có dịp gặp Nam để gởi lại cây viết kẻo giữ lâu mất lòng. Quyên cũng hơi ngạc nhiên sao Nam xin số điên thoại, địa chỉ mà không thấy gọi lại lần nào.
Hôm nay rỗi việc, không phải làm thêm giờ nào nên về sớm, Quyên đến nhà ga thì xe lửa vừa trờ tới, nàng bước lên xe ngồi vào hàng ghế sau cùng rồi kéo tờ báo ra đọc. Quyên ngồi sát vào trong, chừa rộng phía ngoài cho người khác, nàng chăm chú vào tờ báo không để ý đến ai. Hình như có ai ngồi vào chổ phía ngoài thì phải, nhưng Quyên cũng không quay nhìn vì mãi chăm chú đọc, vả lại tính nàng vẫn vậy, sợ mất lịch sự với người ngoài.
Trời bên ngoài đã tối, lúc lên xe Quyên không chú ý cái đèn ống trên đầu cứ nhấp nha nhấp nháy làm quyên khó đọc, nàng xếp tờ báo lại định bụng về nhà hẳn đọc tiếp.
-Dạ, xin lỗi chị, xin lỗi Quyên, bây giờ nói chuyện được chưa? Quyên giật mình quay lại:
-Ồ, anh Nam! Quyên cứ ngỡ là ai nên đâu dám quay qua, thôi cho Quyên xin lỗi đi.
-Nhất định là Quyên phải xin lỗi rồi vì bặt đi cả tháng không thấy Quyên đâu.
-Quyên bận, vừa nói vừa mở xách lấy cây viết trả lại cho Nam, Quyên áy náy vì phải giữ lâu cây viết của anh. Bận đi làm thêm giờ mỗi chiều, thành thử không làm sao gởi trả anh được. Quyên vô ý đã không hỏi địa chỉ cũng như số điên thoại của anh nên không biết làm sao, thôi cho Quyên xin lỗi vậy. Bây giờ anh cho Quyên xin địa chỉ và số điện thoại đi, mà không dùng cây viết của anh nữa, dùng cây viết của Quyên, không thôi…
-Lại áy náy cả tháng!
-Vâng, lại áy náy cả tháng.
Cả hai cùng cười vui vẻ.
-À, sao anh hỏi địa chỉ của Quyên mà không ghé lại nhà nhỉ? cũng không gọi điện thoại.
-Tôi cũng bận Quyên à, vả lại cũng ngại, mới làm quen không biết
Quyên có vui lòng hay không. Bây giờ, Quyên có nhã ý như thế tôi mới dám, hôm nào tôi sẽ ghé thăm Quyên.
-Anh qua đây một mình hay với cả gia đình?
Tôi đi một mình, vợ và con còn kẹt lại ở nhà, vì thế sang đây tôi phải cố gắng đi làm, lo nuôi nhà tôi và hai cháu.
-Các cháu lớn chưa anh?
-Cháu trai đầu năm nay mười hai tuổi, còn cháu gái được mười tuổi.
-Anh ở với bạn chứ? Ở đây mấy anh họ ở chung với nhau là thường. Đỡ tốn tiền thuê nhà mà có bạn ở chung cũng vui anh à.
-Tôi ở chung với người bạn đi cùng chuyến tàu, anh còn độc thân nên cuối tuần là đi chơi tối ngày. Còn Quyên thì sao?
-Quyên ở với hai cháu nhỏ, bố cháu kẹt ở lại vì học tập chưa về. Quyên bị làm khó dễ vì xin thôi việc, họ đuổi Quyên và hai cháu về vùng kinh tế mới, Quyên túng quá liều mang con ra đi.
-Làm sao mà chị đi được cũng hay!
-Tôi khổ sở lắm mới đi được. “Một bước phiêu lưu bạc má hồng” đó anh.
-Xin lỗi Quyên tôi vô tình gợi nhớ, thôi quên đi Quyên ai cũng có nỗi đau trong lòng.
-Thôi Quyên phải xuống rồi. Hôm nào rảnh mời anh lại nhà nói chuyện nhiều.
Quyên chào Nam bước vội xuống xe, ra khỏi nhà ga, băng ra con lộ nhỏ, đi dọc theo đường phố về nhà, lòng nghĩ ngợi mông lung, nàng nghe đầu nặng trĩu, hai mắt cứ muốn nhắm lại. Quyên biết mình mệt mỏi lắm rồi, cố gắng về đến nhà, tắm xong ăn qua loa vài miếng rồi đi nằm. Quyên dặn Ái:
-Con chăm em dùm mẹ, mẹ muốn ngủ một chút, mẹ nghe nhức đầu quá.
Ái dạ, rồi lặng lẽ lấy hai viên thuốc nhức đầu bỏ vào ly nước ấm khuấy thêm nửa muỗng đường đem vào cho mẹ. Quyên uống xong rồi nằm xuống không nói năng gì nữa, nàng nghe như mình ớn lạnh, vội đắp thêm mền rồi thiếp đi.
Nửa đêm Quyên thức dậy vì chợt nghe cơn sốt ở đâu ùa tới, nàng đặt tay lên trán mình, nghe nóng, Quyên biết mình bịnh rồi, cái điều mà Quyên lo sợ vẫn không tránh được. Quyên phải ở nhà đến hết tuần đó, và thêm cả tuần sau nữa.
* * *
Nam đi đi lại lại trong phòng rồi dừng lại bên cửa sổ nhìn xuống đường. Con đường thật đẹp có hàng cây đổ bóng, lá rũ xuống, hàng cây đứng im khiến Nam cũng bất động như sợ phá đi cái yên tĩnh lành lạnh của buổi chiều. Nam nghĩ đến Nga, đến hai con và nhớ lại cái thư vừa nhận được của Nga tuần truớc, thư Nga viết có đoạn: “Anh Nam, Nga không muốn qua bên đó, xứ lạ quê người, vả lại bỏ ba má em một mình em không nỡ, anh cứ ở bên đó đi, gởi tiền về để em lo cho con cũng đuợc. Các con vẫn thường và nhớ anh nhiều”.
Sao Nga lại viết như thế? Thư Nga viết mỗi ngày một thưa và bây giờ lâu lâu mới nhận được một cái. Mỗi tháng Nam vẫn gởi tiền về cho Nga và thỉnh thoảng mua quà gởi về cho Nga và hai con, Nga không thiếu thốn được. Ba má Nam mất lâu rồi, bà con thì mất liên lạc, Nam chỉ biết ngày đêm lo làm ăn gởi tiền về nuôi vợ con, Nam không cờ bạc ruợu chè, chỉ thích nằm nhà xem sách báo và hay xem phim chiến tranh. Nam thường bảo bạn: “Thời oanh liệt nay còn đâu phải không mày? Nam chỉ mong sao có ngày gặp lại vợ con, mà nay Nga viết như thế thật Nam nghe sửng sốt nhói đau. Nam biết bỏ Nga và hai con ra đi như thế là không phải. Nhưng hoàn cảnh không cho phép, Nam không đủ sức lo nổi một số tiền quá to lớn cho việc đem vợ con theo nên đành ra đi một mình. Nếu may mắn thoát được thì chu toàn cho vợ con sau cũng không muộn. Nào ngờ…Nam thở dài trở vào nhà trong…
Hôm nay là thứ bảy, thằng bạn lại đi mất, Nam muốn rủ nó đi một vòng cho khuây khoả cũng không được. Nam như chợt nhớ ra điều gì, vội vàng đi lại bàn lấy cuốn sổ tay, lật lật mấy trang giấy tìm kiếm, rồi reo lên: “Đây rồi”.Nam nhẩm đọc các con số rồi nhấc điện thoại…
* * *
Quyên đang nằm trên ghế dài ở phòng khách, chợt có tiếng điện thoại reo, nàng uể oải đứng dậy, nghĩ thầm: “Lại cô cậu nào muốn hỏi thăm con bé nữa đây”.
-Hello!
-Hello! Xin cô cho tôi nói chuyên với chị Quyên, chị Đỗ- Quyên.
-Quyên đang nói đây, xin lỗi ai đầu dây đó?
-Tôi Nam, Hoài Nam, Quyên đó phải không?
-A anh Nam, lâu quá không gặp anh, Quyên đây.
-Chắc Quyên lại bận làm thêm giờ?
-Không phải, bịnh, Quyên bịnh, nghỉ cả hai tuần nay rồi đâu có đi làm.
-Quyên đau hở, tôi tệ quá, không hay biết gì hết, Quyên nghỉ như thế rồi họ có trả lương hay không?
-Có anh, Quyên nói, họ trừ vào hai tuần “holidays”.
-Tôi muốn đến thăm Quyên được không?
-Dạ được chứ, hân hạnh được tiếp anh.
-Tôi đến bây giờ nhé?
-Anh đang ở đâu đó?
-Ở nhà.
-Vậy thì cũng mất nửa giờ phải không? Anh đi gặp giờ Hoàng Đạo nhé, Quyên đang nấu bún bò.
-Nói nghe hấp dẫn quá, phải đi ngay mới được. Vậy Quyên gát ống nghe đi.
-Thôi chốc nữa nói chuyện nhé.
Quyên gát ống nghe, đi xuống bếp xem lại nồi thịt, mồi lửa thêm một bếp khác, lấy một cái nồi bỏ lên luộc bún. Quyên luộc xong cho ra cái rá, xả nước cho bún dẻo, lấy cái dĩa đặt xuống, để rá bún lên trên. Quyên soạn hai cái tô, hai cái muổng, hai cái dĩa, hai đôi đũa đặt lên bàn, Ái đã xin phép dẫn em đến nhà bạn, chiều mới về nên nàng khỏi phải lo cho các con. Nhưng Quyên cũng điện thoại lại nhà bạn Ái, hỏi thử con có muốn về ăn cùng với mẹ hay là chiều về ăn luôn? Ái nói:
-Con muốn được ở lại đến chiều về.
Đang nói chuyện với con thì có tiếng gõ cửa nên Quyên vội nói:
-Thôi nhé, có ai đang gõ cửa, mẹ phải ra mở cửa đây, con gát máy đi, nhớ ngoan.
-Dạ, “bye mum.”
Quyên ra mở cửa, Nam bước vào đã hỏi ngay:
-Quyên đau gì vậy?
-Có lẽ Quyên mệt quá nên bịnh chứ không có gì, bây giờ thì khoẻ rồi, tuần sau Quyên đi làm lại, mời anh ngồi.
Vừa ngồi xuống Nam vừa nói:
-Lâu quá không gặp cứ ngỡ Quyên bận đi làm nên không đến thăm.
-Tại anh không điện thoại thăm Quyên thành ra không biết chứ.
-Tại Quyên không “báo” cho tôi biết chứ, tôi biết là tôi đến ngay, thấy không!
-Chứ không phải tại nồi bún bò hấp dẫn quá!
Nam phá ra cuời:
-Thua Quyên rồi đấy nhé.
Quyên đem lên hai tô bún bò, đặt trên hai cái bàn nhỏ và nói:
-Chỉ có hai người ăn, ngồi ở phòng khách cho ấm vì có lò sưởi.
-Các cháu đâu rồi Quyên?
-Hôm nay thứ bảy, các cháu đi chợ với Quyên xong đã xin phép đến nhà bạn chơi rồi, đến chiều mới về.
-Quyên ở một mình không buồn sao? Sao không mời thêm cô bạn gái nào về ở chung cho vui?
-Quyên ngại các cháu làm phiền họ, vả lại Quyên ở một mình quen rồi đâm ra yêu mến cái lẻ loi của mình. Anh biết không, mỗi khi bị các cháu bỏ rơi ở nhà một mình, Quyên cứ nằm thu mình trên cái ghế này thả hồn về Việt Nam. Ra Vũng-Tàu nơi vợ chồng Quyên ở truớc kia, rồi lên Sàigòn dạo chợ Bến Thành, ra Huế qua cầu Tràng Tiền, đi trên con đường Trần Hưng Đạo, quẹo lại Phan Bội Châu, vào cửa Đông Ba, ra đường Mai Thúc Loan, Quyên đi gần đến nhà Quyên ở đường Nguyễn Biểu thì anh gọi điện thoại, Quyên phải đứng dậy đi luộc bún, làm bún bò Huế đãi anh.
-Quyên nói chuyện làm tôi nhớ Việt-Nam quá. Quyên có thường nhận được thư nhà không?
-Có chứ sao không anh, Quyên còn ba anh, một chị và một em trai. Tất cả đều có gia đình, chị Ngọc của Quyên ở Huế, còn em Trân ở Sàigòn. Anh ăn bún đi chứ để bún nguội mất ngon.
-Quyên làm bún ngon quá, ớt cay xé, vừa ăn vừa xuýt xoa, vừa thấy nhớ nhà thêm
-Anh có nhận được thư nhà không? chị và các cháu bình yên chứ?
Nam chợt buồn:
-Vâng, nhà tôi…vẫn thuờng…Còn anh ở nhà sao chị?
-Ông xã hả…Quyên ngập ngừng…có vợ rồi anh ạ… nhưng anh ấy muốn sang đây với Quyên và các cháu nên Quyên có làm đơn xin bảo lãnh cho ảnh, không biết kết quả thế nào.
-Quyên có mong kết quả không?
-Lẽ dĩ nhiên là có, vì mọi việc Quyên làm từ trước đến nay đều cho ảnh và các cháu, nhưng vì hoàn cảnh xã-hội đưa đến tình trạng ngày hôm nay Quyên đành chấp nhận, vả lại lỗi tại Quyên bỏ ảnh ra đi.
-Quyên có buồn không?
-Có chứ anh, lúc đầu được tin do bà chị chồng viết thư sang vì bà ấy tức giận ảnh không nghe lời khuyên của bà, Quyên cũng buồn ghê lắm, nhưng lâu rồi, tuy vết thương chưa lành nhưng cũng không đến nỗi nhức nhối như lúc ban đầu. Quyên cố quên đi bằng cách làm việc nhiều để không có thì giờ suy nghĩ, mệt mỏi quá thì lăn đùng ra ngủ, sáng mặt trời chưa dậy, mình đã dậy rồi. Quyên còn chị còn em đang lâm vào cảnh khốn cùng ở nhà, thì không có nỗi buồn riêng tư nào của Quyên cho phép Quyên quên đi điều đó. Cả ông xã của Quyên nữa, ổng cũng cần sự giúp đỡ của Quyên. Mười mấy năm trời ăn ở với nhau làm sao quên được hả anh?
“Nhất dạ đồng sàng chung dạ ái.
Nhất nhật phu thê bá vạn ân”
Quyên ví nỗi đau của Quyên như hạt cát trong lòng con trai. Cố đẩy ra chỉ xót thêm, thôi thì gắng xoa dịu bằng mọi cách vậy.
Nam nhìn sững vào hai mắt Quyên sáng lóng lánh, hai má ửng hồng, đối với người đàn bà, còn nỗi buồn nào buồn hơn thế nữa không? Nam muốn nói một lời gì đó với Quyên nhưng nhận thấy không có lời nào có thể an ủi được Quyên cả. Chỉ có Quyên, tự Quyên với hai câu thơ độc đáo đó, hai câu thơ đã trở thành như một lời răn của nền luân lý Việt-Nam mới có thể làm cho Quyên vơi được nỗi đau để lo cho chồng con mà thôi. Nam nghĩ: mình rồi cũng sẽ mang một nỗi đau thứ hai vào lòng ngoài nỗi đau mất nước mất nhà. Nhưng không biết Nam có đủ can đảm ngâm lên hai câu thơ bất hủ đó để tiếp tục lo cho vợ con hay không?
Quyên đứng dậy đi lấy nước pha trà mời Nam.
Cả hai cùng im lặng uống trà trong cái không khí ấm áp của căn phòng. Chiều xuống nhanh ngoài kia, Nam nghe nỗi bất an như lắng dịu trong lòng.
Nam đứng lên nói với Quyên:
-Thôi chiều rồi, tôi xin phép Quyên để về nhé, hẹn với Quyên tuần sau tôi sẽ ghé thăm. Có gì vui buồn hay đau ốm, tin cho tôi biết với, tôi mong được là bạn thân của gia đình Quyên.
-Như thế thì còn gì bằng, tuần sau Quyên mời anh lại nhà dùng cơm vào buổi chiều chủ nhật nhé, có các cháu ở nhà.
- Tôi cũng muốn thăm hai cháu cho biết.
-Cảm ơn anh đã đến thăm Quyên, và Quyên cũng mong được là bạn thân của anh.
-Về nghe Quyên.
-Dạ, chúc anh vui luôn.
Nam rời khỏi nhà Quyên, đi dọc theo dãy phố vào nhà ga đón xe lửa về nhà. Vào phòng, Nam thay áo rồi tìm quyển nhật ký, viết vào mấy chữ:
“Buổi chiều với Đỗ-Quyên,
Hạt cát trong lòng con trai sẽ biến thành viên ngọc quí. Và người tầm ngọc dưới biển sâu bao giờ cũng tìm bắt những con trai có ngọc mà thôi.”
Rồi Nam gấp quyển nhật ký lại và lấy giấy viết thư cho Nga. Dã-Thảo.
Mùa thu 1982
Hôm nay rỗi việc, không phải làm thêm giờ nào nên về sớm, Quyên đến nhà ga thì xe lửa vừa trờ tới, nàng bước lên xe ngồi vào hàng ghế sau cùng rồi kéo tờ báo ra đọc. Quyên ngồi sát vào trong, chừa rộng phía ngoài cho người khác, nàng chăm chú vào tờ báo không để ý đến ai. Hình như có ai ngồi vào chổ phía ngoài thì phải, nhưng Quyên cũng không quay nhìn vì mãi chăm chú đọc, vả lại tính nàng vẫn vậy, sợ mất lịch sự với người ngoài.
Trời bên ngoài đã tối, lúc lên xe Quyên không chú ý cái đèn ống trên đầu cứ nhấp nha nhấp nháy làm quyên khó đọc, nàng xếp tờ báo lại định bụng về nhà hẳn đọc tiếp.
-Dạ, xin lỗi chị, xin lỗi Quyên, bây giờ nói chuyện được chưa? Quyên giật mình quay lại:
-Ồ, anh Nam! Quyên cứ ngỡ là ai nên đâu dám quay qua, thôi cho Quyên xin lỗi đi.
-Nhất định là Quyên phải xin lỗi rồi vì bặt đi cả tháng không thấy Quyên đâu.
-Quyên bận, vừa nói vừa mở xách lấy cây viết trả lại cho Nam, Quyên áy náy vì phải giữ lâu cây viết của anh. Bận đi làm thêm giờ mỗi chiều, thành thử không làm sao gởi trả anh được. Quyên vô ý đã không hỏi địa chỉ cũng như số điên thoại của anh nên không biết làm sao, thôi cho Quyên xin lỗi vậy. Bây giờ anh cho Quyên xin địa chỉ và số điện thoại đi, mà không dùng cây viết của anh nữa, dùng cây viết của Quyên, không thôi…
-Lại áy náy cả tháng!
-Vâng, lại áy náy cả tháng.
Cả hai cùng cười vui vẻ.
-À, sao anh hỏi địa chỉ của Quyên mà không ghé lại nhà nhỉ? cũng không gọi điện thoại.
-Tôi cũng bận Quyên à, vả lại cũng ngại, mới làm quen không biết
Quyên có vui lòng hay không. Bây giờ, Quyên có nhã ý như thế tôi mới dám, hôm nào tôi sẽ ghé thăm Quyên.
-Anh qua đây một mình hay với cả gia đình?
Tôi đi một mình, vợ và con còn kẹt lại ở nhà, vì thế sang đây tôi phải cố gắng đi làm, lo nuôi nhà tôi và hai cháu.
-Các cháu lớn chưa anh?
-Cháu trai đầu năm nay mười hai tuổi, còn cháu gái được mười tuổi.
-Anh ở với bạn chứ? Ở đây mấy anh họ ở chung với nhau là thường. Đỡ tốn tiền thuê nhà mà có bạn ở chung cũng vui anh à.
-Tôi ở chung với người bạn đi cùng chuyến tàu, anh còn độc thân nên cuối tuần là đi chơi tối ngày. Còn Quyên thì sao?
-Quyên ở với hai cháu nhỏ, bố cháu kẹt ở lại vì học tập chưa về. Quyên bị làm khó dễ vì xin thôi việc, họ đuổi Quyên và hai cháu về vùng kinh tế mới, Quyên túng quá liều mang con ra đi.
-Làm sao mà chị đi được cũng hay!
-Tôi khổ sở lắm mới đi được. “Một bước phiêu lưu bạc má hồng” đó anh.
-Xin lỗi Quyên tôi vô tình gợi nhớ, thôi quên đi Quyên ai cũng có nỗi đau trong lòng.
-Thôi Quyên phải xuống rồi. Hôm nào rảnh mời anh lại nhà nói chuyện nhiều.
Quyên chào Nam bước vội xuống xe, ra khỏi nhà ga, băng ra con lộ nhỏ, đi dọc theo đường phố về nhà, lòng nghĩ ngợi mông lung, nàng nghe đầu nặng trĩu, hai mắt cứ muốn nhắm lại. Quyên biết mình mệt mỏi lắm rồi, cố gắng về đến nhà, tắm xong ăn qua loa vài miếng rồi đi nằm. Quyên dặn Ái:
-Con chăm em dùm mẹ, mẹ muốn ngủ một chút, mẹ nghe nhức đầu quá.
Ái dạ, rồi lặng lẽ lấy hai viên thuốc nhức đầu bỏ vào ly nước ấm khuấy thêm nửa muỗng đường đem vào cho mẹ. Quyên uống xong rồi nằm xuống không nói năng gì nữa, nàng nghe như mình ớn lạnh, vội đắp thêm mền rồi thiếp đi.
Nửa đêm Quyên thức dậy vì chợt nghe cơn sốt ở đâu ùa tới, nàng đặt tay lên trán mình, nghe nóng, Quyên biết mình bịnh rồi, cái điều mà Quyên lo sợ vẫn không tránh được. Quyên phải ở nhà đến hết tuần đó, và thêm cả tuần sau nữa.
* * *
Nam đi đi lại lại trong phòng rồi dừng lại bên cửa sổ nhìn xuống đường. Con đường thật đẹp có hàng cây đổ bóng, lá rũ xuống, hàng cây đứng im khiến Nam cũng bất động như sợ phá đi cái yên tĩnh lành lạnh của buổi chiều. Nam nghĩ đến Nga, đến hai con và nhớ lại cái thư vừa nhận được của Nga tuần truớc, thư Nga viết có đoạn: “Anh Nam, Nga không muốn qua bên đó, xứ lạ quê người, vả lại bỏ ba má em một mình em không nỡ, anh cứ ở bên đó đi, gởi tiền về để em lo cho con cũng đuợc. Các con vẫn thường và nhớ anh nhiều”.
Sao Nga lại viết như thế? Thư Nga viết mỗi ngày một thưa và bây giờ lâu lâu mới nhận được một cái. Mỗi tháng Nam vẫn gởi tiền về cho Nga và thỉnh thoảng mua quà gởi về cho Nga và hai con, Nga không thiếu thốn được. Ba má Nam mất lâu rồi, bà con thì mất liên lạc, Nam chỉ biết ngày đêm lo làm ăn gởi tiền về nuôi vợ con, Nam không cờ bạc ruợu chè, chỉ thích nằm nhà xem sách báo và hay xem phim chiến tranh. Nam thường bảo bạn: “Thời oanh liệt nay còn đâu phải không mày? Nam chỉ mong sao có ngày gặp lại vợ con, mà nay Nga viết như thế thật Nam nghe sửng sốt nhói đau. Nam biết bỏ Nga và hai con ra đi như thế là không phải. Nhưng hoàn cảnh không cho phép, Nam không đủ sức lo nổi một số tiền quá to lớn cho việc đem vợ con theo nên đành ra đi một mình. Nếu may mắn thoát được thì chu toàn cho vợ con sau cũng không muộn. Nào ngờ…Nam thở dài trở vào nhà trong…
Hôm nay là thứ bảy, thằng bạn lại đi mất, Nam muốn rủ nó đi một vòng cho khuây khoả cũng không được. Nam như chợt nhớ ra điều gì, vội vàng đi lại bàn lấy cuốn sổ tay, lật lật mấy trang giấy tìm kiếm, rồi reo lên: “Đây rồi”.Nam nhẩm đọc các con số rồi nhấc điện thoại…
* * *
Quyên đang nằm trên ghế dài ở phòng khách, chợt có tiếng điện thoại reo, nàng uể oải đứng dậy, nghĩ thầm: “Lại cô cậu nào muốn hỏi thăm con bé nữa đây”.
-Hello!
-Hello! Xin cô cho tôi nói chuyên với chị Quyên, chị Đỗ- Quyên.
-Quyên đang nói đây, xin lỗi ai đầu dây đó?
-Tôi Nam, Hoài Nam, Quyên đó phải không?
-A anh Nam, lâu quá không gặp anh, Quyên đây.
-Chắc Quyên lại bận làm thêm giờ?
-Không phải, bịnh, Quyên bịnh, nghỉ cả hai tuần nay rồi đâu có đi làm.
-Quyên đau hở, tôi tệ quá, không hay biết gì hết, Quyên nghỉ như thế rồi họ có trả lương hay không?
-Có anh, Quyên nói, họ trừ vào hai tuần “holidays”.
-Tôi muốn đến thăm Quyên được không?
-Dạ được chứ, hân hạnh được tiếp anh.
-Tôi đến bây giờ nhé?
-Anh đang ở đâu đó?
-Ở nhà.
-Vậy thì cũng mất nửa giờ phải không? Anh đi gặp giờ Hoàng Đạo nhé, Quyên đang nấu bún bò.
-Nói nghe hấp dẫn quá, phải đi ngay mới được. Vậy Quyên gát ống nghe đi.
-Thôi chốc nữa nói chuyện nhé.
Quyên gát ống nghe, đi xuống bếp xem lại nồi thịt, mồi lửa thêm một bếp khác, lấy một cái nồi bỏ lên luộc bún. Quyên luộc xong cho ra cái rá, xả nước cho bún dẻo, lấy cái dĩa đặt xuống, để rá bún lên trên. Quyên soạn hai cái tô, hai cái muổng, hai cái dĩa, hai đôi đũa đặt lên bàn, Ái đã xin phép dẫn em đến nhà bạn, chiều mới về nên nàng khỏi phải lo cho các con. Nhưng Quyên cũng điện thoại lại nhà bạn Ái, hỏi thử con có muốn về ăn cùng với mẹ hay là chiều về ăn luôn? Ái nói:
-Con muốn được ở lại đến chiều về.
Đang nói chuyện với con thì có tiếng gõ cửa nên Quyên vội nói:
-Thôi nhé, có ai đang gõ cửa, mẹ phải ra mở cửa đây, con gát máy đi, nhớ ngoan.
-Dạ, “bye mum.”
Quyên ra mở cửa, Nam bước vào đã hỏi ngay:
-Quyên đau gì vậy?
-Có lẽ Quyên mệt quá nên bịnh chứ không có gì, bây giờ thì khoẻ rồi, tuần sau Quyên đi làm lại, mời anh ngồi.
Vừa ngồi xuống Nam vừa nói:
-Lâu quá không gặp cứ ngỡ Quyên bận đi làm nên không đến thăm.
-Tại anh không điện thoại thăm Quyên thành ra không biết chứ.
-Tại Quyên không “báo” cho tôi biết chứ, tôi biết là tôi đến ngay, thấy không!
-Chứ không phải tại nồi bún bò hấp dẫn quá!
Nam phá ra cuời:
-Thua Quyên rồi đấy nhé.
Quyên đem lên hai tô bún bò, đặt trên hai cái bàn nhỏ và nói:
-Chỉ có hai người ăn, ngồi ở phòng khách cho ấm vì có lò sưởi.
-Các cháu đâu rồi Quyên?
-Hôm nay thứ bảy, các cháu đi chợ với Quyên xong đã xin phép đến nhà bạn chơi rồi, đến chiều mới về.
-Quyên ở một mình không buồn sao? Sao không mời thêm cô bạn gái nào về ở chung cho vui?
-Quyên ngại các cháu làm phiền họ, vả lại Quyên ở một mình quen rồi đâm ra yêu mến cái lẻ loi của mình. Anh biết không, mỗi khi bị các cháu bỏ rơi ở nhà một mình, Quyên cứ nằm thu mình trên cái ghế này thả hồn về Việt Nam. Ra Vũng-Tàu nơi vợ chồng Quyên ở truớc kia, rồi lên Sàigòn dạo chợ Bến Thành, ra Huế qua cầu Tràng Tiền, đi trên con đường Trần Hưng Đạo, quẹo lại Phan Bội Châu, vào cửa Đông Ba, ra đường Mai Thúc Loan, Quyên đi gần đến nhà Quyên ở đường Nguyễn Biểu thì anh gọi điện thoại, Quyên phải đứng dậy đi luộc bún, làm bún bò Huế đãi anh.
-Quyên nói chuyện làm tôi nhớ Việt-Nam quá. Quyên có thường nhận được thư nhà không?
-Có chứ sao không anh, Quyên còn ba anh, một chị và một em trai. Tất cả đều có gia đình, chị Ngọc của Quyên ở Huế, còn em Trân ở Sàigòn. Anh ăn bún đi chứ để bún nguội mất ngon.
-Quyên làm bún ngon quá, ớt cay xé, vừa ăn vừa xuýt xoa, vừa thấy nhớ nhà thêm
-Anh có nhận được thư nhà không? chị và các cháu bình yên chứ?
Nam chợt buồn:
-Vâng, nhà tôi…vẫn thuờng…Còn anh ở nhà sao chị?
-Ông xã hả…Quyên ngập ngừng…có vợ rồi anh ạ… nhưng anh ấy muốn sang đây với Quyên và các cháu nên Quyên có làm đơn xin bảo lãnh cho ảnh, không biết kết quả thế nào.
-Quyên có mong kết quả không?
-Lẽ dĩ nhiên là có, vì mọi việc Quyên làm từ trước đến nay đều cho ảnh và các cháu, nhưng vì hoàn cảnh xã-hội đưa đến tình trạng ngày hôm nay Quyên đành chấp nhận, vả lại lỗi tại Quyên bỏ ảnh ra đi.
-Quyên có buồn không?
-Có chứ anh, lúc đầu được tin do bà chị chồng viết thư sang vì bà ấy tức giận ảnh không nghe lời khuyên của bà, Quyên cũng buồn ghê lắm, nhưng lâu rồi, tuy vết thương chưa lành nhưng cũng không đến nỗi nhức nhối như lúc ban đầu. Quyên cố quên đi bằng cách làm việc nhiều để không có thì giờ suy nghĩ, mệt mỏi quá thì lăn đùng ra ngủ, sáng mặt trời chưa dậy, mình đã dậy rồi. Quyên còn chị còn em đang lâm vào cảnh khốn cùng ở nhà, thì không có nỗi buồn riêng tư nào của Quyên cho phép Quyên quên đi điều đó. Cả ông xã của Quyên nữa, ổng cũng cần sự giúp đỡ của Quyên. Mười mấy năm trời ăn ở với nhau làm sao quên được hả anh?
“Nhất dạ đồng sàng chung dạ ái.
Nhất nhật phu thê bá vạn ân”
Quyên ví nỗi đau của Quyên như hạt cát trong lòng con trai. Cố đẩy ra chỉ xót thêm, thôi thì gắng xoa dịu bằng mọi cách vậy.
Nam nhìn sững vào hai mắt Quyên sáng lóng lánh, hai má ửng hồng, đối với người đàn bà, còn nỗi buồn nào buồn hơn thế nữa không? Nam muốn nói một lời gì đó với Quyên nhưng nhận thấy không có lời nào có thể an ủi được Quyên cả. Chỉ có Quyên, tự Quyên với hai câu thơ độc đáo đó, hai câu thơ đã trở thành như một lời răn của nền luân lý Việt-Nam mới có thể làm cho Quyên vơi được nỗi đau để lo cho chồng con mà thôi. Nam nghĩ: mình rồi cũng sẽ mang một nỗi đau thứ hai vào lòng ngoài nỗi đau mất nước mất nhà. Nhưng không biết Nam có đủ can đảm ngâm lên hai câu thơ bất hủ đó để tiếp tục lo cho vợ con hay không?
Quyên đứng dậy đi lấy nước pha trà mời Nam.
Cả hai cùng im lặng uống trà trong cái không khí ấm áp của căn phòng. Chiều xuống nhanh ngoài kia, Nam nghe nỗi bất an như lắng dịu trong lòng.
Nam đứng lên nói với Quyên:
-Thôi chiều rồi, tôi xin phép Quyên để về nhé, hẹn với Quyên tuần sau tôi sẽ ghé thăm. Có gì vui buồn hay đau ốm, tin cho tôi biết với, tôi mong được là bạn thân của gia đình Quyên.
-Như thế thì còn gì bằng, tuần sau Quyên mời anh lại nhà dùng cơm vào buổi chiều chủ nhật nhé, có các cháu ở nhà.
- Tôi cũng muốn thăm hai cháu cho biết.
-Cảm ơn anh đã đến thăm Quyên, và Quyên cũng mong được là bạn thân của anh.
-Về nghe Quyên.
-Dạ, chúc anh vui luôn.
Nam rời khỏi nhà Quyên, đi dọc theo dãy phố vào nhà ga đón xe lửa về nhà. Vào phòng, Nam thay áo rồi tìm quyển nhật ký, viết vào mấy chữ:
“Buổi chiều với Đỗ-Quyên,
Hạt cát trong lòng con trai sẽ biến thành viên ngọc quí. Và người tầm ngọc dưới biển sâu bao giờ cũng tìm bắt những con trai có ngọc mà thôi.”
Rồi Nam gấp quyển nhật ký lại và lấy giấy viết thư cho Nga. Dã-Thảo.
Mùa thu 1982
4. Bởi bóng đêm vây phủ quanh ta
Bởi bóng đêm vây phủ quanh ta
Thảo giật mình thức giấc vì tiếng oang oang như thét vào tai mọi người của cái loa treo cao ở ngọn cây trước nhà. Với tay lấy cái đồng hồ đeo tay trên mặt bàn con kê cạnh giường, Thảo lầu bầu: mới có năm giờ, Thảo cố kéo dài thêm vài phút trên giường nhưng không được nữa, cảm giác sốt ruột lại kéo đến cùng với tiếng của con Tư đầu xóm hát léo nhéo trên máy phóng thanh, vây phủ chung quanh Thảo như một chất dính làm Thảo khó chịu bực bội khiến tay chân bải hoải rã rời. Lại bắt đầu một ngày vô hy vọng.Thảo tự hỏi không biết con Tư học được đâu cái giọng đanh đá để nhai đi nhai lại mấy bài hát mắc dịch đó không biết. Bỏ chân xuống đất tìm đôi dép Thảo tự bảo mình: thôi dậy nấu nồi cơm cho mấy đứa nhỏ chốc nữa ăn đi học.
Bữa nào cũng vậy bị đánh thức vào cái giờ mà mọi khi Thảo vẫn còn chui vào nách Diệu ngủ ngon lành, mới đầu Thảo không thấy gì khó chịu, nhưng sau Thảo cảm thấy sợ hãi như bệnh nhân sốt rét biết giờ lên cơn của mình và không còn cách nào hơn là chịu đựng cho đến lúc cơn sốt rét run qua đi, để lại cho bênh nhân thân thể rả rời, da mặt trở nên vàng hơn xanh hơn vì sự sụp đổ của từng tế bào huyết mỗi ngày một nhiều mà thuốc men và chất bổ duỡng không đủ để bồi bổ và chận đứng cái dịch sốt rét lan mạnh từ thành thị đến thôn quê, từ nguời giàu đến kẻ nghèo, từ cấp lãnh đạo cho đến các thuộc cấp hàng binh bét.
Trước khi bị lùa vào trại cải tạo Diệu đã đưa Thảo và ba con ra ở tạm nhà bác Đàm, vì ngôi nhà trong trại gia binh bị họ tịch thu mất rồi, căn nhà nhỏ không đủ chứa hết đồ đạc nên Thảo phải gởi một số ở nhà quen gần đó. Diệu nói anh đi mười lăm ngày sẽ về thu xếp nhà cửa cho em và các con, nhưng đến nay tính đã ba trăm sáu mươi lăm ngày, Diệu vẫn chưa về, Thảo đã thay chổ ở ba lần.
Thảo lần lược bán hết những đồ đạc nặng nề.
Trước tiên là cái TV, sau cái tủ lạnh rồi đến cái tủ kiến đựng áo quần. Thảo lấy cái tủ gỗ nhẹ nhàng đựng sách cuả Diệu thay vào. Rồi đến bộ xa-lông và cuối cùng là cái giường đôi của Diệu và Thảo, còn lại ba cái giường chiếc của ba đứa con, hai cái giường sắt chồng lên nhau gọn gàng nên được để trong nhà còn cái giường gỗ của con bé lớn phải dựng ở ngoài sau chái bếp, giãi nắng rồi dầm mưa nên biến thành một màu thâm xì mốc thếch loang lổ gớm ghiếc, ba Diệu ở Sài Gòn xuống thăm các cháu, giúp Thảo cưa thành khúc ngắn rồi chẻ thành củi chụm. Thôi thế cũng xong một đời ngắn ngủi của cái giường gỗ, trung thành cho đến lúc chết, trước khi trở thành tro bụi còn cố đun chín nồi cơm trách cá cho chủ nhân rồi mới vĩnh viễn ra đi. Vừa vo gạo vừa lan man nghĩ ngợi, Thảo thở dài bắt nồi cơm lên bếp và nhóm lửa. Công việc nhóm lửa làm Thảo nhớ đến cái bếp gaz tiện nghi nằm gọn ở xó bếp, vô dụng một năm nay. Củi cho nhiều khói hơn là hơi nóng mà phải đứng canh hoài cho đến lúc nồi cơm cạn mới thôi. Thảo ra cạnh lu nước múc nước cho vào cái thau nhựa nhỏ, kéo cái khăn mặt ở giây kẽm nhúng vào thau nước và rửa mặt. Nhìn đồng hồ đã sáu giờ Thảo với cái bàn chải đánh răng và ống kem Hynos, vừa cho kem ra bàn chải Thảo vừa càu nhàu: càng ngày càng tệ, kem gì khô cứng, ấy vậy mà cũng phải chầu chực cả ngày mới mua được một ống cho cả tháng.
Trời đã sáng hẳn, con Tư cũng hết léo nhéo trên loa phóng thanh Thảo bước vội lên nhà, kéo cái màn ngăn đôi giường ngủ và bên ngoài, bước quành ra phía sau tủ thay aó lo sửa soạn đi đến sở. Thảo không còn mặc aó dài và cũng không mang giày như lúc trước. Chiếc áo sơ-mi trắng hoặc cái áo bà ba, cái quần đen và đôi dép nhựa thế là đủ. Bọn họ vào biến những người đi giày thành đi dép và những người đi dép thành đi chân đất một cách dễ dàng. Son phấn bỏ hết, Thảo môi má nhợt nhạt, người càng ngày càng gầy rạc đi.
Lắm khi đến sở chị Oanh phải dừng Thảo lại, lau đi vết nhọ còn dính trên má, trên cằm, rồi rỉ vào tai Thảo lời an ủi:
-Bà cố gắng lên chớ bà Thảo, bà mà buồn hoài riết rồi bà bịnh bỏ ba đứa nhỏ không ai săn sóc tội lắm.
- Chị Oanh ơi, gia đình em có hai người đàn bà tự tử rồi chị dâu cả của em và con gái đầu lòng của chị ấy, vì cả hai đều không muốn nghe tin chồng chết trước mình, em đâu có muốn làm người thứ ba chị Oanh ơi! Vì em biết con em đang cần em nên em mới còn đứng vững trên đôi chân lúc nào cũng như muốn ngã qụy.
- Thảo trực phiên sáng hôm nay phải không? Phiên bà Hương khi hôm một bà “đi đong” rồi đó vì nhau bám thấp mà anh T. không cho giải phẫu, bà Hương không dám đi mời B/s Sơn.
- Còn hai bà nằm kế bên có khoẻ không chị Oanh? Hai bà ra huyết lai rai mấy hôm nay đó không biết có mẹ tròn con vuông được không?
Mai Thảo trực ca chiều, mốt là ca đêm rồi, Thảo sợ nhất là ca đêm, mọi khi thì có gì khẫn cấp chỉ cần nhấc điện thoại lên là Bác-sĩ ở ngay bên cạnh hoặc giả có đi mời thì cũng không có gì trở ngại lắm. Còn bây giờ thì như nước chảy không có chổ đựng, Thảo có cảm tưởng như mình đang đứng bên bờ vực, sơ ý là rơi xuống tan tành.
Phiên trực sáng không có gì bất trắc xãy ra và phiên chiều hôm sau cũng yên hàn vô sự, mặc dầu sản phụ vào ra liên tiếp. Đổi phiên cho Tuyết, Thảo dẫn đến gường bà Tâm và bà Hải giao bịnh cùng những ghi chú rõ ràng tình trạng của hai bà.
Thảo dắt xe đạp ra khỏi phòng trực, Tuyết ra theo đến cửa nói với Thảo:
-Tuyết ngán quá chị Thảo ơi! Cứ đến ca đêm là Tuyết lại như sút đi mấy kí-lô.
-Cố lên Tuyết ơi, mình làm hết lòng còn việc gì xãy đến thì âu cũng là số mệnh.
Tuyết thành thực:
- Em trông cho mau đến sáng.
- Chúc bình yên, thôi Thảo về kẻo mấy cháu trông, tối mai lại đến phiên Thảo, có chạy đâu cho khỏi, mình về nghe.
-Vâng chị về.
Thảo đạp xe về đến nhà không thấy các con đâu cả cửa để trống trơn. Thảo dựng xe vào góc nhà rồi bước ra đầu ngõ cất tiếng gọi bé Trâm. Nghe tiếng mẹ bé Trâm tay dắt bé Hữu ở nhà kế bên chạy uà về, còn bé Nam từ từ cúi xuống cầm dép rồi mới lững thững đi về.
Trâm mới mười tuổi mà từ dạo họ vô đây Trâm đã tập nấu cơm thay mẹ vì chị Tư giúp việc xin về đi làm rẫy. Vả lại nếu chị không nghỉ việc Thảo cũng không đào đâu ra tiền để trả công cho chị như dạo nào. Ròng rả một năm nay hễ hôm nào Thảo đi trực là Trâm lại phải nấu cơm. Phiên trực đêm vì không có ai ở nhà nên Thảo thường đem các con theo. Lúc đầu Thảo thấy lôi thôi lếch thếch nhưng sau quen dần đi, vả lại không có cách nào ỗn thỏa hơn.
-Trâm ơi! Đưa em vào tắm rửa rồi đi ngủ con, các con đã ăn no chưa?
-Dạ rồi, con có dành phần cơm cho mẹ trên bếp.
- Được rồi con giử đó mẹ ăn sau
Thảo vừa nói vừa dẫn bé Nam và bé Hữu ra cái “phi” chứa nước, tắm cho cả hai một lượt. Thay áo quần cho con xong Thảo bắt cả hai lên giường đi ngủ. Bé Trâm biết tự tắm rửa một mình được, chỉ khi nào gội đầu thì Thảo phải giúp một tay vì sợ xà phòng vào mắt Trâm. Thảo cũng đi tắm và thay áo quần xong rồi mới trở ra ăn cơm. Giở nồi cơm ra Thảo thấy thương con vô hạn, Trâm cũng biết gọt khoai và ghế vào cơm như Thảo đã từng làm mấy tháng nay. Thảo nhìn con, Trâm đang học bài. Như biết mẹ nhìn mình, Trâm ngẫng đầu lên rồi lại cúi xuống trang sách như cũ. Trâm học lớp sáu, bé Nam học lớp năm và bé Hữu học lớp hai. Sự học của các con sút kém trông thấy, nhưng Thảo hầu như không còn lưu ý đến nữa. Thảo biết những lúc Thảo vắng nhà các con thường lêu lỗng rong chơi. Bé Nam thỉnh thoảng bỏ học đi dang nắng kéo theo bé Hữu, hai đứa đen như cột nhà cháy. Thảo có khuyên bảo rầy la đôi khi đánh đập, nhưng đâu cũng hoàn đấy, riết rồi Thảo đâm ra liều. Thôi thì đành vậy vả lại lo cho ba đứa đủ ăn đủ mặc cũng đã là khó lắm rồi còn nói chi đến học hành. Thảo thường hay nói với chị Oanh:
-Ngày xưa bọn Tàu và Pháp cai trị người Việt-Nam thì họ dùng chích sách chia để trị, còn bây giờ bọn họ làm cho mình nghèo và dốt để trị. Em bắt đầu ăn cơm độn khoai mấy tháng nay rồi đó chị Oanh ơi! Và con em bỏ học mà em cũng không thấy tha thiết lo âu nữa chị Oanh ạ.
-Thôi nói ít ít bà Thảo ơi! kẻo nồi gạo bể không biết lấy gì nuôi con.
-Đó chị thấy không, có ai dám hé răng đâu, mình đâu có dốt, ấy vậy mà họ mới làm mình ăn độn với khoai là đã trị được rồi. Ai cũng sợ vỡ nồi gaọ thì sai đâu đánh đó là cái chắc, chị Oanh ơi, mình ăn độn khoai còn đỡ, lắm kẻ chỉ ăn cháo trắng với muối cũng không có mà ăn nữa kìa.
-Thôi bà Thảo ơi, tai vách mạch rừng, tôi chỉ mong cho anh Diệu ảnh về cho bà nhẹ gánh ưu tư.
-Em chắc cũng chẳng có gì khá hơn. Chồng bà Liên ra tận ngoài Bắc chị biết không?
- Bà Liên còn khó hơn bà nữa, năm đứa con mà đứa sau còn nhỏ quá.
Thảo thở dài:
- Ôi chẳng qua là số mệnh.
Bé Trâm tưởng mẹ nói gì với mình nên vội trả lời:
- Dạ, mẹ nói gì?
-Không mẹ có nói gì đâu, thôi con đi ngủ sớm đi Trâm, sáng mai còn đi học.
-Dạ.
Ăn xong, còn phần cơm thừa trong nồi Thảo lấy hết ra cho vào một cái tô đậy lại, lấy lồng bàn úp lên. Bỏ mấy cái chén không vào nồi cơm, đem ra “phi” nước cho nước vào ngâm đó sáng mai rửa. Uống xong ly nước nguội trên bàn Thảo mới lên giường nằm kế bên Trâm. Con bé thật vô tư mới đó đã ngủ say. Thảo nhích người con qua cuối giường bên kia rồi nằm trở đầu về cuối giường bên này. Thảo không dám trăn trở nhiều vì sợ làm con thức giấc. Thảo lan man nghĩ đến cái giường đôi rộng thênh thang…rồi vì mệt quá Thảo ngủ quên lúc nào không biết…
* * *
Thảo đến nhận phiên gác đêm lúc 9giờ, Hương giao bịnh:
-Bà Hải ra huyết nhiều nghe chị Thảo, Bác-sĩ T. có cho chuyền Dextrose và chích Vit K 50mg lúc 7giờ. Huyết áp của bà bây giờ là 10/7.
- Hương có trình với bác-sĩ là bà bị nhau bám thấp không?
- Có chị, ông biết rồi, thôi Hương về nghe.
Thảo giở sổ trực đọc báo cáo của Hương, ngoài bà Hải ra tất cả đều bình yên. Thấy Hương đi khuất chị lao công vội đưa cho Thảo mảnh giấy viết vội của chị Oanh:
“Bà Thảo,
Mình còn B/s Sơn hiện tạm trú trong bệnh viện Tê Liệt. B/s của bệnh viện “Nguyễn v Nhất” cũ -nhớ tùy cơ ứng biến- có máu ở phòng thí nghiệm. Thân ái. Oanh”
Thảo xé nhỏ mảnh giấy, vo tròn lại bỏ vào thùng rác có nắp đậy kế bên, rồi đi vào phòng sanh và chờ sanh kiểm qua dụng cụ và thuốc men, xong quay ra ôm chồng hồ sơ đi thăm một lượt các bịnh nhân. Bà Hải thấy Thảo vội nói:
-Cô Thảo, em ra huyết trở lại từ hồi chiều đến giờ, em lo sợ quá, em trông cô tới.
-Bà yên tâm, cố gắng ngủ một chút đi. Thảo vừa nói vừa đo lại huyết áp cho bệnh nhân, lấy ống nghe đặt trên bụng nghe tim thai. Huyết áp vẫn như cũ nhưng không được rõ lắm, tim thai đều. Thảo xem lại tình trạng huyết thì thấy huyết vẫn ra nhiều. Thảo về phòng làm việc xem lại giấy thử máu: Group “O+”, loại máu “cho rất nhiều nhưng nhận chẳng bao nhiêu”, Thảo và các bạn vẫn thường ví von như thế. Thảo nhờ Nga lên phòng thí nghiệm hỏi hai bọc máu mà chị Oanh đã giữ ban chiều, được phòng thí nghiệm trả lời:
-Máu lúc này hiếm lắm, không nhiều người hiến máu như trước nữa, bịnh nhân nào cần thì mới được mua chứ không cho miễn phí, vì phòng thí nghiệm cũng phải mua mới có.
Thảo cầm phiếu xin máu xuống cho bà Hải điền vào và ký tên, trở lại phòng trực lấy thêm một ống Vit K và một ống thuốc khoẻ trao cho Nga chích cho bà. Xong đâu vào đấy Thảo cầm hồ sơ của bà Hải đi ngay lên phòng bác-sĩ T. Hắn ở ngay căn phòng mà bác-sĩ Trưởng ty ngày xưa dùng làm văn phòng, kế ngay phòng hắn là phòng một nữ y tá cán bộ hộ lý, vào sâu tí nữa là phòng của hai vợ chồng tên bác-sĩ H. Cả hai đều là người miền Nam. T. có tên là anh Ba T. và H. có tên là anh Sáu H. Tên nghe như dân dao búa.
Ba T. người nhỏ thó, da mặt vàng ủng vì bị bịnh sốt rét lâu năm trong rừng. Đôi môi thâm xịt khi cười đưa cả hàm răng lởm chởm vàng khè ám khói thuốc lá trông gớm ghiếc. Bao giờ cười hắn cũng mở đầu bằng hai tiếng “hì hì” khả ố. Hắn vừa dốt vừa cuồng tín do đó tiếp xúc nhiều với hắn thật vô cùng nguy hiểm.
Thảo còn nhớ lần đầu tiên hắn giải phẩu cho một sản phụ có mang con so, bốn mươi tuổi, vì không sanh tự nhiên được nên phải giải phẩu lấy em bé ra. Bệnh nhân được đưa lên bàn mổ chuẩn bị đâu đó chu đáo. Bỗng “anh Ba” đưa tay ra hiệu cho Loan khoan đánh thuốc mê, anh ta nói một cách tự nhiên:
-Chị Loan đợi tôi mổ đã rồi hãy đánh thuốc mê sau.
Mọi nguời ai cũng tưởng anh đùa cho vui nên cười ồ. Thảo đứng phía bên trái bệnh nhân đối diện với hắn nói đùa:
-Chắc anh T. sợ em bé ngủ luôn theo mẹ chứ gì!
Không ngờ câu nói đùa của Thảo laị đúng với sự suy luận của cái khối óc bị bào mòn bởi vi trùng sốt rét và thiếu học hỏi. Hắn thong thả trả lời:
-Chị gây mê trước sẽ làm em bé bị ngột vì thuốc mê.
Mọi người yên lặng đưa mắt nhìn nhau chưa kịp phản ứng, hắn đã giơ tay ấn mũi dao vào bụng bệnh nhân rạch xuống. Một tiếng thét hải hùng vang lên. Thảo á lên một tiếng thật to, mặt tái mét. Tiếng thét làm tên T. dừng tay lại. Loan nhanh tay chụp cái mặt nạ thuốc mê vào mũi và miệng bệnh nhân, than:
- Trời ơi, tội nghiệp, chị Thảo ơi, đo dùm huyết áp của bà cho Loan với, mạch đều không chị? Chị cho ống Solucamphre vào chai Dextrose dùm em. Cảm ơn chị. Thôi được rồi.
Loan giận dữ nói như ra lệnh:
- Bây giờ bác-sĩ mổ đuợc rồi,
Hắn làm theo lời Loan như cái máy không nói nửa lời, cuộc giải phẩu im lặng nặng nề, chỉ nghe tiếng va chạm của kềm kéo mà thôi, cho đến khi Thảo đưa cái khay có phủ vải vào để đem em bé qua phòng kế bên cấp cứu Loan mới nói:
- Hy vọng mẹ tròn con vuông, chị Thảo đừng buồn nhé.
- Cảm ơn Loan.
Thảo chữa ngột cho em bé chừng ba phút là em khóc to. Nhìn em bé hồng hào Thảo thở ra nhẹ nhõm. Tắm vội cho em rồi lau khô, mặc áo quấn tả, cuộn em vào một khăn lông lớn, bế em về phòng sanh, thuật chuyện lại cho bạn nghe mà Thảo còn tức giận.
Còn nguời mẹ sau cuộc giải phẩu sốt liên miên vì bị mổ đi mổ lại nhiều lần. Từ đó hắn không dám giải phẩu cho ai nữa và nếu có bịnh cần giải phẩu là phải chuyển đi Biên Hoà. Sau vì bịnh nhân quá đông và chúng không làm nên trò trống gì nên chúng họp nhau chịu để bác-sĩ Sơn làm việc một thời gian.
Nghĩ tới bác-sĩ Sơn Thảo thấy yên tâm và đưa tay gõ mạnh vào cánh cửa.
-Ai đó? Tiếng hỏi to và nghiêm trọng làm Thảo giật mình:
-Phòng Hộ Sinh.
-Việc gì?
-Bịnh băng huyết.
Hắn mở cửa, Thảo không bước vào chỉ đưa hồ sơ bịnh nhân cho hắn xem. Xem xong hắn cau có:
-Bà này tôi có cho thuốc khi chiều, Chị đã “làm công tác” đó chưa?
-Thuốc đã chích lúc chiều, phiên cô Hương, bây giờ tôi mới chích cho bệnh nhân thêm một lần nữa trước khi trình cho anh.
-Vậy thì có gì mà chị phải lo lắng.
- Nhưng bệnh nhân ra huyết nhiều và huyết áp nghe không rõ.
- Chị có chích Vit K cho bà không?
- Tôi đã chích rồi.
- Chị có biết là Vit K 72 giờ sau mới có tác dụng không?
Thảo hốt hoảng trả lời:
- Chính vì biết điều đó nên tôi mới lên mời anh giải quyết cho bịnh nhân. Tôi đã khám cho bà, thấy nhau lấp trọn cửa tử cung và bây giờ huyết ra nhiều tình trạng không thể chờ được nữa. Xin bác-sĩ cho bà chuyền máu.
- Các chị lúc nào cũng hốt hoảng. Thôi chị chuyền cho bà một bịch máu đi. Chị nên nhận chỉ thị và “làm tốt công tác”đó.
- Nói xong hắn viết vào hồ sơ hai chữ “chuyền máu” và ký tên vào đó.
Thảo tức quá nhưng không biết làm sao hơn, xách hồ sơ chạy về phòng. Vừa tới nơi gặp Nga ở cửa dáng chờ đợi. Nga nói ngay:
- Em đưa bà Hải lên phòng sanh vì bà ra huyết nhiều và chóng mặt, bà than mệt.
- Bác-sĩ T. đồng ý cho chuyền máu, Nga lên lấy bọc máu đem về chị chuyền cho bà. Nhớ đem theo hồ sơ không thôi họ không cho mình lấy máu.
Nga đi rồi, Thảo lấy thêm một chai Plasma thay cho chai Dextrose sắp hết. Nga đem máu về Thảo lập tức chuyền ngay cho bịnh nhân, sau đó chạy vội lên văn phòng tìm bác-sĩ T. lần nữa nhưng hắn ta không có ở đó. Thảo đánh bạo gõ cửa phòng ả cán bộ hộ lý. Ả thò đầu ra hỏi
- Chị cần gì?
- Tôi cần gặp bác-sĩ T.
- Anh T. mới đi ra phố với anh Sáu H. mấy ảnh đi công tác chắc khuya mới về.
Thảo thất vọng về phòng ghi mấy chữ vào hồ sơ: “Bịnh nhân ra huyết nhiều, mệt, chuyền máu, Plasma, trình B/s nhưng B/s đi vắng”
Thảo đo huyết áp cho bịnh nhân mà lòng nóng như lửa đốt. Bà Hải nắm tay Thảo thì thầm:
- Cô Thảo ráng cứu em, em còn ba đứa con dại ở nhà. Chồng em đi học tập chưa về, ảnh bị bắt đi cải tạo mấy tháng nay.
Nghe như ai bóp vào tim mình, Thảo nghĩ đến Diệu và ba con.
- Bà yên tâm đi, tôi sẽ mời bác-sĩ Sơn cho bà.
- Cám ơn cô.
Thảo cười với bịnh nhân và bằng lòng với quyết định của mình.
Nhưng Thảo gặp ngay trở ngại khi nhờ xe cứu thương bịnh viện đưa đi mời bác-sĩ Sơn. Vì không có chữ ký của anh T. nên anh tài xế không dám đi.
- Tôi chỉ đi mời bác-sĩ Sơn khi nào có lịnh của bác-sĩ T.
- Nhưng anh T. đi vắng.
- Thì chờ ông về.
- Nhưng bịnh nhân không chờ được nữa.
- Cái đó tùy cô.
Thảo bối rối bàn với Nga: Tự đi mời bác-sĩ Sơn. Thảo nói:
- Đáng lẽ chị đi mời nhưng trong trường hợp này chị không rời bịnh nhân được, em làm ơn lấy xe đạp đi ngay đến bệnh viện Tê Liệt, em biết bệnh viện Tê Liệt chứ?
- Dạ biết.
- Cầm theo hồ sơ này, chị đã ghi sẵn sàng đầy đủ chi tiết. Cố trình bày cho bác-sĩ biết là bịnh khẩn cấp nghe em.
- Nhỡ bác-sĩ không đến thì sao chị?
- Thế nào cũng đến, chị tin bác-sĩ Sơn thế nào cũng đến. Thảo hạ thấp giọng: “bác-sĩ của mình mà em”
Nga đi rồi Thảo đứng ngồi không yên. Laị bắt mạch, laị nghe tim thai, lại đo huyết áp, lại nhìn chừng máu và Plasma nhỏ giọt. Bịnh nhân than mệt, Thảo vội đi lấy bình oxygene cho bà thở. Thảo tính nhẩm: từ đây vào bệnh viện Tê Liệt mất 10phút, vừa đi vừa về là 20phút. Trình bịnh và bác-sĩ đọc hồ sơ, hỏi vài câu quan trọng, thôi cho mất hết 10phút. Bây giờ là 9giờ30.
10giờ Nga trở về như dự tính của Thảo. Thấy Nga mặt đỏ hồng và tươi cười, Thảo hỏi:
- Bác-sĩ sẽ đến phải không em?
- Dạ.
Thảo nhẹ hẳn cả nguời.
- Bác-sĩ có hỏi sao em đi xe đạp không?
- Dạ có, em nói cho bác-sĩ nghe tình trạng ở đây như vậy, bác-sĩ bảo thôi em về đi rồi ông qua sau .
Thảo tin cho bịnh nhân hay là bác-sĩ Sơn sẽ đến, bà mừng rỡ cám ơn.
Thảo và Nga đang loay hoay bên bịnh nhân thì bác-sĩ Sơn bước vào. Thảo mừng rỡ:
- Chào bác-sĩ, B/s đến bằng gì?
- Xe đạp cô Thảo ạ, tình trạng của bịnh nhân ra sao cô?
- Thưa bác-sĩ xấu vì huyết ra nhiều quá.
- Cô đã khám cho bà chưa?
- Dạ rồi, bác-sĩ có cần khám lại không?
- Có mang đủ tháng phải không cô? Tim thai còn tốt không? Tôi sẽ khám lại bên phòng giải phẩu chứ khám ở đây nguy hiểm, nếu huyết ùa ra mình trở tay không kịp. Bây giờ cô chuyển bệnh nhân qua phòng mổ đi.
- Vâng, cảm ơn bác-sĩ đã đến. Thật may mắn cho bịnh nhân ở đây còn có được bác-sĩ ở lại làm việc.
Bác-sĩ Sơn cười buồn rầu:
- Chắc cũng không lâu đâu cô, tôi cũng sẽ phải đi học tập như các bác-sĩ khác,
Thảo thở dài:
- Tình trạng càng ngày càng bi đát, không biết rồi sẽ đi tới đâu, nhà em cũng chưa về.
- Anh đi lâu chưa cô?
- Dạ một năm nay.
Bác-sĩ Sơn ngao ngán lắc đầu im lặng.
* * *
Thảo ghi vào sổ trực sáng hôm sau:
“Bác-sĩ Sơn đã giải phẫu cho bà Hải lúc 10giờ35 phút, bé trai nặng 3kg600. Mẹ tròn con vuông”
Sáng hôm sau nữa, vào gát Thảo được chị Oanh cho hay tên T. bắt lỗi Thảo đi mời bác-sĩ Sơn mà không “Thông qua ban “lãnh đạo” bịnh viện”.
Thảo tức tối:
- Chị có nghe hắn và Sáu H. đem qua đi nhậu đến gần sáng mới về không, trước khi đi hắn còn bảo em phải chờ 72 tiếng đồng hồ cho Vit K có tác dụng. Nếu em chờ hắn để được “thông qua ban lãnh đạo” thì sáng hôm sau trong báo cáo em phải viết khác, chị thấy phiên bà Hương đó. Làm việc như thế này riết rồi em muốn bỏ sở quá chị Oanh ơi!
Kết quả hai tuần lễ sau Thảo bị đổi lên làm việc ở các trại bịnh nội thương và bịnh lây. Thảo phản đối vì không phải là nữ cán sự và công việc không hợp với khả năng của mình.
Tên T. trả lời với hai hàm răng sắt nhọn rít lại với nhau:
-Nếu chị thấy không hợp với khả năng thì chị làm đơn xin thôi việc.
Thảo tái mặt vì tức giận. Chị Oanh khều Thảo ra dấu ngồi xuống, nói nhỏ vào tai:
-Thôi kệ ráng lên bà Thảo, còn ba đứa nhỏ ở nhà.
-Em mà không vì ba đứa con, em đâu có còn ngồi đây chị Oanh ơi!
Buổi họp giao ban buổi sáng nặng nề, Thảo nắm tay chị Oanh đứng dậy, lòng nặng trĩu ưu tư, không phải vì bị đổi đi các trại bịnh mà vì cái tương lai đen tối không cùng. Thảo ngâm nhỏ bên tai chị Oanh:
Mắt ta sáng, đường đi không ánh sáng,
Bởi bóng đêm vây phủ ở quanh ta.
Dã Thảo
10/03/1983
3. GỞI NGUỜI TÌNH ĐẦU
GỞI NGUỜI TÌNH ĐẦU
Tình yêu đầu đời đang đẹp,
Mà anh dại bỏ đi thật uổng
để ngày nay người ta ngồi nhớ lại
cứ tiếc hoài.
Anh biết không?
Ngày đó, thư trả lời anh,
viết rồi cứ để hoài trong tập.
Muốn đưa anh mà cứ sợ chúng bạn cười.
Thôi thì nhờ con chim xanh
trong lớp đưa thư,
Để sáng hôm sau, giờ ra chơi
thấy mặt anh tươi cười hớn hở
Để người ta thấy sân trường
hôm nay đẹp mà thương
Để hoa phượng đỏ tươi rơi đầy mặt cỏ,
như tình yêu mình đó, thuở học trò.
DÃ-THẢO
20/12/2002
Tình yêu đầu đời đang đẹp,
Mà anh dại bỏ đi thật uổng
để ngày nay người ta ngồi nhớ lại
cứ tiếc hoài.
Anh biết không?
Ngày đó, thư trả lời anh,
viết rồi cứ để hoài trong tập.
Muốn đưa anh mà cứ sợ chúng bạn cười.
Thôi thì nhờ con chim xanh
trong lớp đưa thư,
Để sáng hôm sau, giờ ra chơi
thấy mặt anh tươi cười hớn hở
Để người ta thấy sân trường
hôm nay đẹp mà thương
Để hoa phượng đỏ tươi rơi đầy mặt cỏ,
như tình yêu mình đó, thuở học trò.
DÃ-THẢO
20/12/2002
2. Câu Chuyện Đầu Năm.
Câu Chuyện Đầu Năm.
Đã qua rồi hai tuần holidays ngắn ngủi, quả thật thời gian dài hay ngắn cũng tùy ở nơi ta phải không các bạn, trước ngày nghỉ Thảo cứ trông dài trông ngắn cho mau tới 3 giờ chiều ngày thứ sáu để được nghỉ xả hơi cho bỏ mấy ngày cuối năm cày quần quật từ sáng tới chiều. Ấy vậy mà bây giờ đi ra đi vô cứ thở ngắn than dài với sắp nhỏ: “Lại phải đi làm rồi, chán quá!”
Nói thì nói vậy chứ cũng phải đi lên đi xuống cho nó giống thiên hạ với chứ, mấy ngày nghỉ nằm hoài cũng chán nên Thảo sánh áo sánh quần lang thang vào mấy tiệm sách cũ, ấy Thảo phải nói với bạn là sách cũ, vì Thảo chỉ có cái ví nhỏ xíu đựng tối đa 20 tì Nữ Hoàng, với 20 tì đó Thảo có thể rinh một chồng tiểu thuyết và linh tinh lỉnh kỉnh đọc ba tháng không hết. Chứ nếu bước vào tiệm sách mới thì với 20 tì chỉ đủ mua một cuốn sách sản khoa loại vỡ lòng.
Kệ sách thuộc loại gỗ tạp được sơn màu trắng và đã ngã sang màu vàng ngà. Sách xếp không thứ tự, mặc dù Thảo biết người bán cũng cố sắp đặt cho được ngăn nắp, tuy nhiên có cố gắng thế mấy đi nữa thì những bìa sách cũ kỹ cũng không đem lại cho cái kệ sách nhỏ bé kia một cái nhìn khả quan hơn. Nhưng có hề gì đâu , tinh túy là cái phần chứa đựng ở bên trong phải không bạn. Thảo ngồi gần như bệt xuống đất, lấy cặp mắt kiếng dán vào mắt và bắt đầu lục loi. Cái thú ở đây là bạn tha hồ đọc bất cứ quyển nào, và không sợ người bán bắt bạn phải mua quyển sách mà bạn đang đọc, như ở một vài tiệm bán sách khác có ghi chú câu: “Nếu đọc bạn phải mua” Nói như thế không có nghĩa là Thảo xúi bạn đọc, rồi không mua đâu nhé!
Thảo lấy vài quyển chuyện thần tiên và khoa học giả tưởng cho chú út, vài chuyện kinh dị phiêu lưu trinh thám cho cậu giữa, một cuốn sách toán có giải cho con gái đầu, và riêng cho Thảo một chồng tuyển tập truyện dài. Eo ơi! với cái vốn sinh ngữ: đọc một lúc lại phải hỏi “ông thầy câm”, không biết đến bao giờ mới hết đây. Tuy nhiên thấy rẽ ai mà chẳng ham. Người ta thường nói: của rẻ của hôi, nhưng ở đây đã rẻ mà cái giá trị phẫm chất đâu có thua gì một quyển sách mới in đâu. Ngần ấy sách, nếu còn mới tính ngang ngữa cũng phải gần một trăm tì Nữ Hoàng. Ấy vậy mà lúc tính tiền mỗi cuốn một đô hoặc năm mươi xu, tổng cộng chỉ có mười đô.
Sách mang về nhà rồi, bây giờ Thảo mời bạn cùng Thảo đọc một vài chuyện nho nhỏ trong một quyển sách nhỏ với giá tiền nho nhỏ năm mươi xu.
Chuyện một đôi vợ chồng tuyệt vọng vì biết rằng mình không bao giờ có thể có con được, vợ mới có hai mươi lăm tuổi và chồng ở khoảng tuổi ba mươi, họ lập gia đình đã năm năm. Một thời gian sau khi biết là họ không thể hy vọng được, họ quyết định nuôi con nuôi.
Phải chờ đợi khá lâu hai vợ chồng kia mới xin được một bé gái. Người vợ vẫn để tâm tìm kiếm và sau đó hai năm họ lại nuôi thêm một bé trai.
Rồi hai mươi năm sau, người bạn gái thân nhất của người vợ nhận được bức thư như sau:
“Joan thân mến,
Bạn còn nhớ không hai mươi lăm năm về trước, tin buồn không con như bầu trời sụp đỗ ở quanh tôi, hai ngày trời tôi khóc sưng cả mắt, lười cả ăn ngủ, bạn ưu ái tới lui thăm viếng an ủi tôi biết chừng nào. Tôi nghe lời bạn khuyên và sau đó như Joan đã biết, tôi có hai đứa con nuôi. Ôi hạnh phúc biết bao nhiêu, mặt trời như lúc nào cũng chiếu sáng rực rỡ trong căn nhà kỷ niệm thời thơ ấu của hai đứa con tôi.
Con gái tôi bây giờ đã có chồng và thường đến thăm tôi luôn. Con trai tôi trở thành một nghệ si tài danh, thường đi du lịch khắp nơi. Mùa hè năm nay tôi sẽ cùng với con trai tôi sang Mỹ quốc, mọi chi phí đều do con trai tôi đài thọ. Tôi bây giờ là một goá phụ sống một mình, sống cho các con tôi. Tôi vẫn thường chờ đợi những bức thư từ ở những địa chỉ khác nhau của con trai tôi gởi về, và tiếng cười reo của vợ chồng con gái tôi vào mỗi chiều cuối tuần. Hằng đêm tôi vẫn thường cám ơn đấng thiêng liêng đã cho tôi những đứa trẻ này. Tôi hạnh phúc, Joan ơi tôi hạnh phúc!”
- Bạn nghĩ gì về câu chuyện trên đây?
Vẫn biết mọi việc bất như ý có thể xãy ra cho người đàn bà đáng yêu đó, nhưng Thảo chắc chắn cả ba chúng ta (người đàn bà , bạn và Thảo ) đều cố gắng luôn luôn nhìn về phương diện tươi sáng của nó.
Chúng ta hiện đang có rất nhiều trẻ VN mồ côi, Thảo biết sự suy nghĩ và chọn lựa phải được dành cho các bạn.
Và đây là câu chuyện thứ hai cũng trong cùng một
quyển sách nhỏ, Thảo tạm đặt tên cho câu chuyện nhỏ là: “Con voi xa xứ”
Chuyện viết: “ Bạn có thể không biết đến câu chuyện nhỏ nhất nói về nhà văn Rudyard Kipling*, một nhà văn nỗi tiếng sống nhiều năm ở Ấn Độ và chết năm 1936.
Một ngày kia, trong khi đi thăm sở thú ở Luân Đôn, ông nghe rằng có một con voi đang hấp hối. Nó từ chối không ăn gì cả và sự xáo trộn ở nó hầu như không hết được. Nó hình như không thể ở được nơi đây, nó mới đến từ phương xa Ấn Độ. Khi thấy con vật ông thắc mắc tự hỏi: “Tại sao? Con vật nhớ nhà chăng!”. Kipling bước đến gần con voi và bắt đầu thì thầm với nó bằng tiếng Ấn Độ. Nhẹ nhàng dịu dàng dùng những chữ êm ái mà chủ nhân cũ của con vật thường dùng để nói với nó. Rồi ông nói tiếp thì thầm: “Từ từ ông bạn già ơi ! Rồi ông sẽ thấy ở đây cũng dễ chịu lắm!”
Mọi người đều ngạc nhiên nhận thấy con voi dịu xuống tức thì, không lồng lộn như trước nữa và chịu phục tùng người giữ voi mới.
Câu chuyện thứ hai đến đây là hết. Sự suy luận về câu chuyện trên đây Thảo vẫn dành cho các bạn.
Dã-Thảo
Tháng giêng năm 1985
*Rudyard Kipling: Nhà văn và thi sĩ người Anh, sinh ngày 30 tháng 12 năm 1865 tại Bombay Ấn-Độ, là một văn thi sĩ nổi tiếng vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.
1. Thở Dài.
Thở Dài.
Vườn xuân chẳng có bướm vàng,
Đêm xuân còn đượm bên nàng Thủy Tiên, Nắng xuân chẳng ấm mọi miền,
Ngày xuân nhớ bạn ưu phiền chốn nao Ta từ dạo ấy xôn xao,
Nửa chừng xuân gãy gánh đào non tiên. Ta đi quảy gánh ưu phiền,
Xin đừng hờn nhé bạn hiền năm xưa. Bây giờ trời lại đổ mưa,
Lòng ta lại nhớ vườn xưa của mình,
Đầy hoa đầy bướm đầy tình,
Đêm xuân đầy mộng đôi mình ở trong. Dã thảo 1982
Vườn xuân chẳng có bướm vàng,
Đêm xuân còn đượm bên nàng Thủy Tiên, Nắng xuân chẳng ấm mọi miền,
Ngày xuân nhớ bạn ưu phiền chốn nao Ta từ dạo ấy xôn xao,
Nửa chừng xuân gãy gánh đào non tiên. Ta đi quảy gánh ưu phiền,
Xin đừng hờn nhé bạn hiền năm xưa. Bây giờ trời lại đổ mưa,
Lòng ta lại nhớ vườn xưa của mình,
Đầy hoa đầy bướm đầy tình,
Đêm xuân đầy mộng đôi mình ở trong. Dã thảo 1982