2. QUÊ NGOẠI
Quê Ngoại tôi ở Cẩm Nam …
Quê Ngoại tôi ở Cẩm Nam …
Ngày xưa khi còn bé, mỗi lần được Mẹ cho cùng về quê Ngoại, ôi thôi sung sướng lắm, suốt cả đêm trước đó không tài nào chợp mắt được!
Khi đó chưa có cây cầu như bây chừ … ra bến đò Bạch Đằng, đi đò để sang bờ bên kia … chòng chành, chòng chành … nhưng không hiểu sao lúc đó tôi chẳng thấy sợ (mặc dầu những lần đầu chưa biết bơi). Lần nào cũng vậy, tôi luôn đòi được ngồi bên mép đò để đưa một bàn tay xuống làn nước trong xanh … khi con đò lướt về trước, những tia nước bắn lên tung toé, đôi lúc ướt cả áo quần … thích quá đi mất!
… Đò cập bến, là thôn một, mà nhà Ngoại tôi ở tận dưới thôn ba, phải đi bộ xa lắm, thế mà chẳng thấy mệt tí nào cả … “Cô Bảy mới dzề đó hả?” Câu hỏi này có thể nghe đến cả hàng trăm lần trên đoạn đường từ bến đò về nhà Ngoại … Đúng là vùng quê Việt Nam! … Dường như bà con hàng xóm, họ cũng tự hào rằng có người con gái xứ quê mình về làm dâu bên Phố! Ba tôi khi đó cũng thuộc diện “con cưng, con nhà kha khá” của ông Nội tôi.
Ông Ngoại đã mất từ khi nào tôi cũng không biết, còn Bà thì lúc nào cũng vậy, chiếc áo bà ba ngắn tay, tóc trắng xoá được cắt theo kiểu “ca rê ba phân”, miệng luôn nhỏm nhẻm nhai trầu … “con bảy dzề đó hả, có đứa mô dzề theo đông không?” … Chạy u vô khi vừa đến ngõ, chùi đầu vào trong lòng Bà … những lúc Bà nói, nhất là khi cười mãn nguyện vì có con cháu bên Phố về xúm xít bên mình … nước trầu đỏ thắm văng lên cả tóc tai, áo quần của mình …
… Thường thì trong dịp Tết tôi mới được ở lại qua đêm, Mẹ tôi thì quanh năm buôn bán, đây là lúc người được chơi bài chòi ở cây đa gần nhà Ngoại … đêm đến thì không có điện mà sao lại thích thú với cái cảnh đèn dầu, và thêm vào đó lại là “Nhất Quận Công - Nhì ỉa đồng!”. Chỉ có về quê mới được … sướng nhì đấy chứ!
Nhà Cậu tôi cách nhà Ngoại gần lắm và ở mé sông … và cũng từ đây tôi lại được học bơi, một trong những lý do không chợp mắt được khi được biết ngày mai sẽ về với Ngoại … bì bà bì bỏm … uống no cả đầy bụng nước của dòng sông quê nhà … và nhờ thế mà lớn khôn đến ngày hôm nay!
… Thường thì trong dịp Tết tôi mới được ở lại qua đêm, Mẹ tôi thì quanh năm buôn bán, đây là lúc người được chơi bài chòi ở cây đa gần nhà Ngoại … đêm đến thì không có điện mà sao lại thích thú với cái cảnh đèn dầu, và thêm vào đó lại là “Nhất Quận Công - Nhì ỉa đồng!”. Chỉ có về quê mới được … sướng nhì đấy chứ!
Nhà Cậu tôi cách nhà Ngoại gần lắm và ở mé sông … và cũng từ đây tôi lại được học bơi, một trong những lý do không chợp mắt được khi được biết ngày mai sẽ về với Ngoại … bì bà bì bỏm … uống no cả đầy bụng nước của dòng sông quê nhà … và nhờ thế mà lớn khôn đến ngày hôm nay!
Những bữa cơm nhà Ngoại không thể thiếu được món đặc sản, bữa sáng thì hến được ăn cùng với bánh tráng dày bẻ nhỏ, ngon nhất là loại bánh tráng gạo lứt có màu nâu đỏ nhạt; hến cùng với nước hến được hâm lên cho thật nóng … cắn kèm với ớt trái xanh thật cay! Trưa và chiều tối, hến xào xúc với bánh tráng nướng, hoặc hến và nước được nấu chung với rau muống xắt nhỏ … hoặc với bí ngô đỏ … chỉ còn biết ngồi một chỗ mà thở ra sau khi ăn do cái bụng căng cứng!
… Và rồi đến một lúc, lính Công Binh về làm chiếc cầu bắc qua dòng sông Hoài quê tôi, thoạt nghe ai cũng lấy làm mừng rỡ lắm, đương nhiên là trong đó có cả tôi, như vậy mình sẽ thường xuyên được về thăm Ngoại hơn … nhưng đến lúc cầu xây xong … thì Ngoại cũng đã qua đời!
Đi bằng xe đạp, rồi bằng xe máy trên cầu … dần dần quê Ngoại của tôi cũng “bê tông hoá” … mỗi lần về quê … những ngày thơ ấu lại ùa về bóp nghẹt lấy lồng ngực mình!
Một lần trở về khi tóc đã điểm bạc!
Một người em!
tranvanlanchau
tranvanlanchau
1. NGÀY TRỞ VỀ
Tuy hiện ở Đà Nẵng, cách phố cổ không bao xa, nhưng mỗi lần về Hội An lại là một lần có công chuyện gì đó, phần lớn là chuyện gia đình.
Lần này cũng vậy, về đám giỗ cho Ba Má tôi, nhưng trong tôi đã có sẵn một “chương trình” nên về khá sớm …
Tuy hiện ở Đà Nẵng, cách phố cổ không bao xa, nhưng mỗi lần về Hội An lại là một lần có công chuyện gì đó, phần lớn là chuyện gia đình.
Lần này cũng vậy, về đám giỗ cho Ba Má tôi, nhưng trong tôi đã có sẵn một “chương trình” nên về khá sớm …
Bánh phở “một nắng” dai dai sựt sựt, những lát bò tái thật mềm, bỏ thêm một ít tương cà, một ít sa tế, ăn kèm với đu đủ dầm vừa đủ chua và mấy cọng rau thơm … đó là tất cả những gì của tô phở Liến mà không thể nào không ghé mỗi khi có dịp về quê …
Và sau khi uống cà phê tại góc ngã tư đối diện “Tiểu Khu” cũ … tôi lẩn thẩn đi men theo con đường cũ trở về mái trường xưa..
Dọc đường những chiếc lá bàng đổi sắc đỏ trên cao, từng đoàn khách du lịch rảo bước … như càng thúc giục lòng người…
Trước đây có thông tin là ngôi trường này sẽ bị đổi tên và trở thành trường “chuyên của Tỉnh” … thật xót xa! Nhưng nay đã rõ, người ta đang xây một ngôi trường “chuyên” mới và tạm đặt “trụ sở ”tại ngôi trường cũ của tôi …
Sáng chủ nhật, sân trường thật vắng lặng, những tia nắng ấm đầu Xuân tràn ngập sân trường và xuyên qua từng kẽ lá … Các cổng trường đều được khoá kỹ … leo trèo tường rào … ồ may quá! Thấy “Bác cai trường” rồi … đang cởi trần quét dọn sân trường … sau vài câu đối đáp thì “Bác” cũng vui lòng mở cửa cho tôi vào trong … qua ánh mắt của “Bác” tôi nghĩ “Bác” cũng đang vui khi có một người học trò cũ quay lại thăm ngôi trường xưa!
Những hình ảnh xưa cũ tràn về trong tâm trí … tuy hiện giờ những phòng học dường như đã được xây mới nhưng vị trí thì không hề thay đổi … những phòng học từ lớp đệ thất đến đệ tam (trước 30 tháng 4 năm 1975), rồi từ nửa năm sau lớp 10 đến lớp 12 vẫn còn nguyên đó (tôi học lớp 12 niên khoá 1976 - 1977).
Những ngày đầu sau 30/4/1975, “họ” đã quên tất cả! Trong trường khi chúng tôi đi học lúc bấy giờ toàn là những câu khẩu hiệu “thời thượng”: 5 điều bác dạy! Sống, học tập và làm việc theo gương bác Hồ vĩ đại! …
Bây chừ … những gì thuộc về chân lý, thuộc về đạo lý học làm trò, học làm người … đều phải được trả lại đúng nguyên giá trị của nó!
“Cái gì của Ceasar - Hãy trả lại cho Ceasar!”
Bây chừ … những gì thuộc về chân lý, thuộc về đạo lý học làm trò, học làm người … đều phải được trả lại đúng nguyên giá trị của nó!
“Cái gì của Ceasar - Hãy trả lại cho Ceasar!”
Duy chỉ có một sự “mất mát”: Những phòng học “chuồng gà” phía sau không còn nữa, thay vào đó là một căn tin và một sân bóng chuyền, sân bóng đá mini...
Mải mê với ngày xưa … nhìn chiếc trống trường … chuông điện thoại reo cứ ngỡ là hết tiết học … vâng, phải quay về nhà thôi! Khách mời và bà con nội ngoại đã bắt đầu đến dự đám giỗ của Ba Má tôi …
Ngày trở về thật sự bùi ngùi khi phải chia tay!
Một buổi sáng chủ nhật đầu Xuân Quý Tỵ!
Một người em!
TQC TranvanLanChau
Một người em!
TQC TranvanLanChau