Ngọc Hoa là cô gái hai dòng máu, cha nàng là người Hoa chính cống, mẹ nàng là người Việt. Gia đình nàng dọn đến ngôi nhà sát vách với nhà của Huân ở đường Cường Để. Sau một tuần ổn định nhà cửa, nàng bắt đầu lân la qua nhà Huân làm quen với mấy bà chị.
Cha mẹ Ngọc Hoa ngày xưa sống ở Tam kỳ, có tiếng là một gia đình giàu có nhờ nghề thương buôn, Ngọc Hoa là đứa con gái duy nhất nên rất được cưng chìu, sau vì chiến tranh, cuộc sống ở Tam kỳ có vẻ khó khăn và thiếu an toàn, ông bà thân sinh của nàng cũng đã lớn tuổi nên quyết định dọn ra Hội An, nơi có nhiều người Hoa đồng chí hướng của ông, họ là những người tỵ nạn thời “Phản Thanh phục Minh” ở bên Tàu.
Cha mẹ Ngọc Hoa ngày xưa sống ở Tam kỳ, có tiếng là một gia đình giàu có nhờ nghề thương buôn, Ngọc Hoa là đứa con gái duy nhất nên rất được cưng chìu, sau vì chiến tranh, cuộc sống ở Tam kỳ có vẻ khó khăn và thiếu an toàn, ông bà thân sinh của nàng cũng đã lớn tuổi nên quyết định dọn ra Hội An, nơi có nhiều người Hoa đồng chí hướng của ông, họ là những người tỵ nạn thời “Phản Thanh phục Minh” ở bên Tàu.
Ngọc Hoa từ khi nhỏ đã nói tiếng Tàu rất sành nhờ trong gia đình mọi người đều nói chuyện với nhau bằng tiếng Tàu. Nhưng bắt đầu đi học thì nàng lại vào trường Việt. Khi rời Tam kỳ nàng đã đậu Tiểu học, nên khi đến Hội an thì nàng vào lớp Đệ Thất trường Trần quý Cáp, nàng tròn 15 tuổi,dáng người đẹp, hiền hậu, khi cười có má lúm đồng tiền, ăn nói nhỏ nhẹ, khôn ngoan, luôn luôn có nụ cười trên môi. Mấy bà chị của Huân thường gọi nàng là Lý Lệ Hoa (Một nữ tài tử màn bạc nổi tiếng đẹp của Trung hoa vào thời đó), sự thật nàng cũng họ Lý và cũng có một đôi nét giống Lý Lệ Hoa.
Ông Nội của Huân,theo tập tục của người Hội An, mỗi khi có cúng giỗ đều chuẩn bị những mâm đồ ăn để đem “kỉnh” hàng xóm, nhiều khi có đến mười mâm. Vì vậy gia đình nàng và gia đình Huân chẳng mấy chốc đã quen nhau.“Tía”của Ngọc Hoa thỉnh thoảng qua đàm đạo với ông Nội của Huân. Ông nói tiếng Việt với giọng “ba Tàu” một trăm phần trăm.
Ngọc Hoa thường chơi thân với em gái của Huân nên được giới thiệu với Thu Hồng, nhà ở trên đường Nguyễn thái Học. Cả ba rất tâm đầu ý hợp.
Lúc Ngọc Hoa kết bạn với Thu Hồng, nàng 16 tuổi, học lớp Đệ lục, Huân 17 tuổi học lớp Đệ Ngủ trường Trần quý Cáp,Huân cũng có một bạn thân cùng lớp, 18 tuổi, ngồi sát nhau.Vào thời đó học sinh ở Hội An thường bị học trể vì mất thời gian đi tản cư năm 1945. Đến năm 1946, 1947 mới hồi cư và tiếp tục đi học trở lại.
* * * *
Tâm, bạn chí thân của Huân,trong lớp ngồi sát nhau từ Đệ thất cho đến Đệ tứ, hai người dường như “ăn cùng mâm ngủ cùng giường,có gì thầm kín nhất đều thổ lộ cho nhau biết. Có những ngày Huân qua nhà Tâm cùng học bài làm bài rồi ở laị ăn cơm luôn, tối đến hai thằng đắp chung mềm ngủ đến sáng,thức giậy ăn sáng rồi cùng đi học. Ngày nghỉ cùng đi chơi, cùng chơi nhạc. Tại trường Trần quý Cáp cứ mỗi độ hè sắp đến,thầy Hiệu trưởng Tăng Dục làm gì cũng gọi hai thằng lên văn phòng giao cho trách nhiệm tổ chức văn nghệ phát phần thưởng. Cái thú vị nhất là được quyền đi tuyển lựa “ca sỹ “ tại tất cả các lớp của trường. Khi các cô hát hay không đủ thì có quyền tuyển lựa thêm, dĩ nhiên là các cô có chút nhan sắc dù chẳng hát hay gì cả. Đưa danh sách lên thầy Hiệu trưởng là thầy chấp nhận ngay. “Trác” đòi trình diện văn phòng Hiệu trưởng lập tức được thi hành không cô nào dám cải.Tâm còn có tài đóng hài kịch, kịch bản tự sáng tác, làm cho mọi người cười chảy nước mắt.
Tâm khi xưa là con trai đầu trong một gia đình ông Nghè có tiếng tăm ở Hội An. Tâm có dáng đẹp trai,thân hình mạnh khỏe, chơi các loại đàn dây rất hay, có hoa tay, vẽ rất đẹp, đặc biệt có năng khiếu hài hước.Em kế của Tâm là Thu Hồng, một thành viên trong nhóm Thu Hồng, Ngọc Hoa và em gái của Huân.
Nhà của Tâm rất rộng rãi, dài thông suốt từ đương Nguyễn thái Học ra đến đường Bờ Sông. Ông Nghè mất sớm, mấy anh em cuả Tâm sống với má.
Má của Tâm dễ tính, thương con nên thương luôn bạn của con. Bạn bè của Tâm và của Thu Hồng thường họp mặt vui chơi trong những ngày nghĩ tại nhà nầy.
Tâm và Ngọc Hoa quen nhau từ đó ,ngày họ quen nhau, Tâm 18 tuổi học lớp Đệ Ngủ, Ngọc Hoa 16 tuổi học lớp Đệ Lục cùng trường Trần quý Cáp,lúc đó trường còn ở tại chùa Hải Nam.
Mỗi buổi sáng,trước khi đi học,Ngọc Hoa thường mua thức ăn thật sớm đem đến nhà Tâm, hai người cùng ăn sáng. Xong họ cùng nhau đi học,thường hai người đi theo đường Nguyễn thái Học, không dám đi theo đường Cường Để vì sợ đi ngang qua nhà Ngọc Hoa, gia đình Ngọc Hoa sẽ thấy.
Những ngày nghỉ học, hai người đi chơi biển thường rủ Huân cùng đi. Đến nơi Huân thường chọn ngôi miếu thờ Cá Ông nằm trên đồi cát cao để ngắm biển, tạo điều kiện cho hai người tự do chuyện trò.
Bên trong Miếu có một cổ quan tài rất lớn ,đã có lần Huân tò mò dở nắp hòm lên xem thì thấy toàn là xương cá Voi. Dân chài ở làng Phước Trạch tin rằng mỗi khi họ ra biển gặp hoạn nạn chìm ghe thì cá Voi thường đến cứu họ bằng cách đội ghe lên và đưa họ vào bờ.Do đó mỗi khi có cá Voi chết trôi dạt vào bờ thì cả làng đều để tang và làm lễ an táng rất long trọng, Người ta cử gọi cá Voi mà gọi là “Cá Ông”để tỏ lòng kính trọng.
Từ trên đồi cát cao, Huân có thể nhìn bao quát toàn cảnh bãi biển Cửa Ðại. Hôm đó, một ngày nắng đẹp, mặt trời đã ngã về Tây, bãi biển vắng người, nắng chiều vàng diều dịu. Hai người đi chậm chậm ngược chiều gió, tà áo trắng và mái tóc đen dài của Ngọc Hoa bay bay theo chìu gió,in hình lên nền nước biển xanh thẩm, sóng lăng tăng những kim tuyến vàng óng ánh, Bên trên là bầu trời xanh lạt không một gợn mây. Xa xa phía tay trái là dãy núi Sơn Chà, phía trước mặt là quần đảo Cù lao Chàm mờ mờ màu xanh lạc,dưới chân họ là bãi cát trắng vàng rộng chạy dài theo bờ nước xanh.Có lẽ tâm hồn của họ lúc đó như phơi phới một niềm hạnh phúc bất tận, lúc họ đuổi nhau chạy dọc theo bờ nước, lúc họ ngối bệt trên nền cát, lúc thì đuổi theo những con còng (giống như con cua nhưng nhỏ bằng đầu ngón tay)từ hang dưới cát vừa trồi lên, lúc thì đuổi theo cái bông cỏ hình cầu có gai tua tủa như lông nhím bị gíó thổi chạy là là trên mặt cát.
Tiếng sóng vỗ nhè nhẹ vào bờ và tiếng thông reo theo từng cơn gió tạo thành một bản hòa tấu làm cho lòng Huân cảm thấy lân lân bay bổng, như hòa đồng với hạnh phúc của Tâm và Ngọc Hoa.
Thời gian êm đềm cứ tiếp diễn,Tâm không để cho tình yêu chi phối việc học hành, hằng tháng vẫn xếp hạng cao trong lớp nhờ luôn luôn thuộc bài và làm bài đạt điểm cao. Phòng học của Tâm ở trên lầu sắp xếp rất gọn gàng ngăn nắp. Nhờ viết chữ đẹp, Tâm treo rất nhiều những câu châm ngôn chữ lớn của các danh nhân làm kim chỉ nam cho cuộc sống.
Tâm và Ngọc Hoa làm bạn với nhau trong vòng lễ giáo, gia đình của Tâm ai cũng quý mến Ngọc Hoa, xem Ngọc Hoa như một thành viên trong gia đình. Nhưng ngược lại gia đình của Ngọc Hoa hoàn toàn không biết, chỉ biết Ngọc Hoa chơi thân với Thu Hồng.
Bỗng một hôm, khi Ngoc Hoa đã lên lớp Đệ ngũ, không rõ nguyên nhân nào, Ngọc Hoa bị cấm chơi với Thu Hồng. Ngọc Hoa không còn ngày ngày qua nhà Tâm nữa, nhưng thỉnh thoảng cũng lén đến thăm Tâm được. Sự việc lén lút nầy rồi cũng bị phát giác, hằng ngày đi học có người đưa đi rước về, ngày nghĩ bị giam trên căn lầu, giờ ăn cơm mới được xuống nhà dưới.
Huân biết việc nầy khá rõ, những gia đình người Hoa ở Hội An thường không muốn gã con gái mình cho người Việt, trừ khi người con trai Việt đạt những tiêu chuẩn cao trong xã hội như giàu có, kỷ sư, bác sỹ. Trong lúc đó Tâm chỉ là một cậu học trò lớp Đệ tứ, chưa có một bằng cấp, một sự nghiệp gì cả. Với lứa tuổi của Ngọc Hoa thì tình yêu không bao giờ có tính toán. Người Hoa cũng như một số gia đình người Việt ngày xưa thường không muốn con mình được tự do chọn lựa, mà phải do cha mẹ sắp đặt..
Ngọc Hoa bị giam trên căn lầu hiu quạnh, cả ngày không một tiếng nói, chỉ biết khóc, khóc đến sưng mắt.
Nhà của Ngọc Hoa và nhà của Huân sát vách, nhà Ngọc Hoa có căn lầu phía sau, cửa lầu và lang cang xoay ngang về hướng nhà của Huân. Từ lang cang có thể nhìn thấy toàn bộ mái nhà và một sân nhỏ nhà của Huân.
Một hôm, ngày nghỉ hè, ăn cơm trưa xong Huân ra sân dọn dẹp, bỗng nghe tiếng ai gọi giống như tiếng của Ngọc Hoa, nhìn lên thì thấy Ngọc Hoa mặt bộ đồ bà ba trắng đứng dựa vào lang cang, đưa tay lên miệng nói nhỏ nhưng cũng đủ nghe:
- Anh Huân, cho Hoa mượn cái thang một tí.
- Làm chi? Huân hỏi lại.
- Hoa qua nhà anh chơi một chút, buồn quá!
- Không được, tía biết là anh cũng bị ăn đòn đó!
- Hoa qua chơi với mấy chị một chút rồi trở lên,má và tía đang ngủ trưa, không biết đâu!
Huân thấy tội nghiệp và tin lời của Hoa, bắt cái thang dựa vào mái nhà. Ngọc Hoa từ lang cang trèo xuống, băng qua mái nhà, Huân vịn cái thang cho Ngọc Hoa bước xuống, đoạn nàng nhanh nhẹn bước vào nhà. Huân dẹp cái thang xong vào nhà thì không thấy Ngọc Hoa đâu cả, bà chị của Huân cho biết Ngọc Hoa đã vội vả đi đâu không biết.
Huân mặc áo quần lấy xe đạp chạy thẳng qua nhà Tâm, đúng như dự đoán, Ngọc Hoa đang nói chuyện với Tâm. Huân bàng hoàng, không ngờ nổi một người con gái yếu đuối nhưng tình yêu lại mạnh mẽ đến thế.
Hai người nói chuyện chớp nhoáng chỉ trong vòng mười phút thì Ngọc Hoa vội vã ra về. Huân lại phải bắt thang cho nàng leo lên mái nhà trở về lại căn lầu hiu quạnh.
Vài ngày sau lại một lần nữa, cứ như vậy vài ngày đi thăm Tâm một lần mà không bị phát giác Niên học qua mau, Tâm và Huân đều đậu trung học, trong lòng liên tưởng đến những triển vọng tươi đẹp cho tương lai. Ít nhất phải ba năm nữa mới nghĩ đến chuyện ra đời hay lên Đại học.
Nghỉ hè năm nay Tâm không còn được đi chơi với Ngọc Hoa nữa, hằng đêm Tâm và Huân ra bờ sông ngắm trăng sao, hưởng gió mát, tâm sự buồn vui với nhau, nhưng Tâm vẫn không quên đươc hình bóng của Ngọc Hoa, lúc nào cũng thấy nét buồn trên gương mặt. Huân ra sức an ủi Tâm và hứa sẽ tìm cách giúp Tâm.
Khoảng sau một tháng nghỉ hè, bỗng không thấy Ngọc Hoa lén qua thăm Tâm nữa, biền biệt một tuần, rồi hai tuần....
Ông Nội của Huân,theo tập tục của người Hội An, mỗi khi có cúng giỗ đều chuẩn bị những mâm đồ ăn để đem “kỉnh” hàng xóm, nhiều khi có đến mười mâm. Vì vậy gia đình nàng và gia đình Huân chẳng mấy chốc đã quen nhau.“Tía”của Ngọc Hoa thỉnh thoảng qua đàm đạo với ông Nội của Huân. Ông nói tiếng Việt với giọng “ba Tàu” một trăm phần trăm.
Ngọc Hoa thường chơi thân với em gái của Huân nên được giới thiệu với Thu Hồng, nhà ở trên đường Nguyễn thái Học. Cả ba rất tâm đầu ý hợp.
Lúc Ngọc Hoa kết bạn với Thu Hồng, nàng 16 tuổi, học lớp Đệ lục, Huân 17 tuổi học lớp Đệ Ngủ trường Trần quý Cáp,Huân cũng có một bạn thân cùng lớp, 18 tuổi, ngồi sát nhau.Vào thời đó học sinh ở Hội An thường bị học trể vì mất thời gian đi tản cư năm 1945. Đến năm 1946, 1947 mới hồi cư và tiếp tục đi học trở lại.
* * * *
Tâm, bạn chí thân của Huân,trong lớp ngồi sát nhau từ Đệ thất cho đến Đệ tứ, hai người dường như “ăn cùng mâm ngủ cùng giường,có gì thầm kín nhất đều thổ lộ cho nhau biết. Có những ngày Huân qua nhà Tâm cùng học bài làm bài rồi ở laị ăn cơm luôn, tối đến hai thằng đắp chung mềm ngủ đến sáng,thức giậy ăn sáng rồi cùng đi học. Ngày nghỉ cùng đi chơi, cùng chơi nhạc. Tại trường Trần quý Cáp cứ mỗi độ hè sắp đến,thầy Hiệu trưởng Tăng Dục làm gì cũng gọi hai thằng lên văn phòng giao cho trách nhiệm tổ chức văn nghệ phát phần thưởng. Cái thú vị nhất là được quyền đi tuyển lựa “ca sỹ “ tại tất cả các lớp của trường. Khi các cô hát hay không đủ thì có quyền tuyển lựa thêm, dĩ nhiên là các cô có chút nhan sắc dù chẳng hát hay gì cả. Đưa danh sách lên thầy Hiệu trưởng là thầy chấp nhận ngay. “Trác” đòi trình diện văn phòng Hiệu trưởng lập tức được thi hành không cô nào dám cải.Tâm còn có tài đóng hài kịch, kịch bản tự sáng tác, làm cho mọi người cười chảy nước mắt.
Tâm khi xưa là con trai đầu trong một gia đình ông Nghè có tiếng tăm ở Hội An. Tâm có dáng đẹp trai,thân hình mạnh khỏe, chơi các loại đàn dây rất hay, có hoa tay, vẽ rất đẹp, đặc biệt có năng khiếu hài hước.Em kế của Tâm là Thu Hồng, một thành viên trong nhóm Thu Hồng, Ngọc Hoa và em gái của Huân.
Nhà của Tâm rất rộng rãi, dài thông suốt từ đương Nguyễn thái Học ra đến đường Bờ Sông. Ông Nghè mất sớm, mấy anh em cuả Tâm sống với má.
Má của Tâm dễ tính, thương con nên thương luôn bạn của con. Bạn bè của Tâm và của Thu Hồng thường họp mặt vui chơi trong những ngày nghĩ tại nhà nầy.
Tâm và Ngọc Hoa quen nhau từ đó ,ngày họ quen nhau, Tâm 18 tuổi học lớp Đệ Ngủ, Ngọc Hoa 16 tuổi học lớp Đệ Lục cùng trường Trần quý Cáp,lúc đó trường còn ở tại chùa Hải Nam.
Mỗi buổi sáng,trước khi đi học,Ngọc Hoa thường mua thức ăn thật sớm đem đến nhà Tâm, hai người cùng ăn sáng. Xong họ cùng nhau đi học,thường hai người đi theo đường Nguyễn thái Học, không dám đi theo đường Cường Để vì sợ đi ngang qua nhà Ngọc Hoa, gia đình Ngọc Hoa sẽ thấy.
Những ngày nghỉ học, hai người đi chơi biển thường rủ Huân cùng đi. Đến nơi Huân thường chọn ngôi miếu thờ Cá Ông nằm trên đồi cát cao để ngắm biển, tạo điều kiện cho hai người tự do chuyện trò.
Bên trong Miếu có một cổ quan tài rất lớn ,đã có lần Huân tò mò dở nắp hòm lên xem thì thấy toàn là xương cá Voi. Dân chài ở làng Phước Trạch tin rằng mỗi khi họ ra biển gặp hoạn nạn chìm ghe thì cá Voi thường đến cứu họ bằng cách đội ghe lên và đưa họ vào bờ.Do đó mỗi khi có cá Voi chết trôi dạt vào bờ thì cả làng đều để tang và làm lễ an táng rất long trọng, Người ta cử gọi cá Voi mà gọi là “Cá Ông”để tỏ lòng kính trọng.
Từ trên đồi cát cao, Huân có thể nhìn bao quát toàn cảnh bãi biển Cửa Ðại. Hôm đó, một ngày nắng đẹp, mặt trời đã ngã về Tây, bãi biển vắng người, nắng chiều vàng diều dịu. Hai người đi chậm chậm ngược chiều gió, tà áo trắng và mái tóc đen dài của Ngọc Hoa bay bay theo chìu gió,in hình lên nền nước biển xanh thẩm, sóng lăng tăng những kim tuyến vàng óng ánh, Bên trên là bầu trời xanh lạt không một gợn mây. Xa xa phía tay trái là dãy núi Sơn Chà, phía trước mặt là quần đảo Cù lao Chàm mờ mờ màu xanh lạc,dưới chân họ là bãi cát trắng vàng rộng chạy dài theo bờ nước xanh.Có lẽ tâm hồn của họ lúc đó như phơi phới một niềm hạnh phúc bất tận, lúc họ đuổi nhau chạy dọc theo bờ nước, lúc họ ngối bệt trên nền cát, lúc thì đuổi theo những con còng (giống như con cua nhưng nhỏ bằng đầu ngón tay)từ hang dưới cát vừa trồi lên, lúc thì đuổi theo cái bông cỏ hình cầu có gai tua tủa như lông nhím bị gíó thổi chạy là là trên mặt cát.
Tiếng sóng vỗ nhè nhẹ vào bờ và tiếng thông reo theo từng cơn gió tạo thành một bản hòa tấu làm cho lòng Huân cảm thấy lân lân bay bổng, như hòa đồng với hạnh phúc của Tâm và Ngọc Hoa.
Thời gian êm đềm cứ tiếp diễn,Tâm không để cho tình yêu chi phối việc học hành, hằng tháng vẫn xếp hạng cao trong lớp nhờ luôn luôn thuộc bài và làm bài đạt điểm cao. Phòng học của Tâm ở trên lầu sắp xếp rất gọn gàng ngăn nắp. Nhờ viết chữ đẹp, Tâm treo rất nhiều những câu châm ngôn chữ lớn của các danh nhân làm kim chỉ nam cho cuộc sống.
Tâm và Ngọc Hoa làm bạn với nhau trong vòng lễ giáo, gia đình của Tâm ai cũng quý mến Ngọc Hoa, xem Ngọc Hoa như một thành viên trong gia đình. Nhưng ngược lại gia đình của Ngọc Hoa hoàn toàn không biết, chỉ biết Ngọc Hoa chơi thân với Thu Hồng.
Bỗng một hôm, khi Ngoc Hoa đã lên lớp Đệ ngũ, không rõ nguyên nhân nào, Ngọc Hoa bị cấm chơi với Thu Hồng. Ngọc Hoa không còn ngày ngày qua nhà Tâm nữa, nhưng thỉnh thoảng cũng lén đến thăm Tâm được. Sự việc lén lút nầy rồi cũng bị phát giác, hằng ngày đi học có người đưa đi rước về, ngày nghĩ bị giam trên căn lầu, giờ ăn cơm mới được xuống nhà dưới.
Huân biết việc nầy khá rõ, những gia đình người Hoa ở Hội An thường không muốn gã con gái mình cho người Việt, trừ khi người con trai Việt đạt những tiêu chuẩn cao trong xã hội như giàu có, kỷ sư, bác sỹ. Trong lúc đó Tâm chỉ là một cậu học trò lớp Đệ tứ, chưa có một bằng cấp, một sự nghiệp gì cả. Với lứa tuổi của Ngọc Hoa thì tình yêu không bao giờ có tính toán. Người Hoa cũng như một số gia đình người Việt ngày xưa thường không muốn con mình được tự do chọn lựa, mà phải do cha mẹ sắp đặt..
Ngọc Hoa bị giam trên căn lầu hiu quạnh, cả ngày không một tiếng nói, chỉ biết khóc, khóc đến sưng mắt.
Nhà của Ngọc Hoa và nhà của Huân sát vách, nhà Ngọc Hoa có căn lầu phía sau, cửa lầu và lang cang xoay ngang về hướng nhà của Huân. Từ lang cang có thể nhìn thấy toàn bộ mái nhà và một sân nhỏ nhà của Huân.
Một hôm, ngày nghỉ hè, ăn cơm trưa xong Huân ra sân dọn dẹp, bỗng nghe tiếng ai gọi giống như tiếng của Ngọc Hoa, nhìn lên thì thấy Ngọc Hoa mặt bộ đồ bà ba trắng đứng dựa vào lang cang, đưa tay lên miệng nói nhỏ nhưng cũng đủ nghe:
- Anh Huân, cho Hoa mượn cái thang một tí.
- Làm chi? Huân hỏi lại.
- Hoa qua nhà anh chơi một chút, buồn quá!
- Không được, tía biết là anh cũng bị ăn đòn đó!
- Hoa qua chơi với mấy chị một chút rồi trở lên,má và tía đang ngủ trưa, không biết đâu!
Huân thấy tội nghiệp và tin lời của Hoa, bắt cái thang dựa vào mái nhà. Ngọc Hoa từ lang cang trèo xuống, băng qua mái nhà, Huân vịn cái thang cho Ngọc Hoa bước xuống, đoạn nàng nhanh nhẹn bước vào nhà. Huân dẹp cái thang xong vào nhà thì không thấy Ngọc Hoa đâu cả, bà chị của Huân cho biết Ngọc Hoa đã vội vả đi đâu không biết.
Huân mặc áo quần lấy xe đạp chạy thẳng qua nhà Tâm, đúng như dự đoán, Ngọc Hoa đang nói chuyện với Tâm. Huân bàng hoàng, không ngờ nổi một người con gái yếu đuối nhưng tình yêu lại mạnh mẽ đến thế.
Hai người nói chuyện chớp nhoáng chỉ trong vòng mười phút thì Ngọc Hoa vội vã ra về. Huân lại phải bắt thang cho nàng leo lên mái nhà trở về lại căn lầu hiu quạnh.
Vài ngày sau lại một lần nữa, cứ như vậy vài ngày đi thăm Tâm một lần mà không bị phát giác Niên học qua mau, Tâm và Huân đều đậu trung học, trong lòng liên tưởng đến những triển vọng tươi đẹp cho tương lai. Ít nhất phải ba năm nữa mới nghĩ đến chuyện ra đời hay lên Đại học.
Nghỉ hè năm nay Tâm không còn được đi chơi với Ngọc Hoa nữa, hằng đêm Tâm và Huân ra bờ sông ngắm trăng sao, hưởng gió mát, tâm sự buồn vui với nhau, nhưng Tâm vẫn không quên đươc hình bóng của Ngọc Hoa, lúc nào cũng thấy nét buồn trên gương mặt. Huân ra sức an ủi Tâm và hứa sẽ tìm cách giúp Tâm.
Khoảng sau một tháng nghỉ hè, bỗng không thấy Ngọc Hoa lén qua thăm Tâm nữa, biền biệt một tuần, rồi hai tuần....
Huân nhờ bà chị giả vờ qua nhà Ngọc Hoa chơi và hỏi thăm thì được biết Ngọc Hoa đã đi Đà Nẵng. Sau đó vài ngày Huân nhận được lá thư của Ngọc Hoa,trong thư nàng chỉ hỏi thăm qua loa sức khỏe gia đình, cầu chúc Huân tiếp tục học hành mau thành đạt. Nàng cho biết đang ở nhà ông chú ruột ở Đà Nãng và sẽ tiếp tục đi học, tuyệt nhiên không đả động đến Tâm. Trong thư Ngọc Hoa không cho địa chỉ, như vậy là nàng có ý không muốn hồi âm. Tuy nhiên nàng sơ sót vì dùng cái bì thư thương mại của ông chú có in sẳn địa chỉ người gởi (tên ông chú).
Huân mừng thầm vì đã ló dạng biện pháp giúp Tâm. Huân muốn dành sự ngạc nhiên cho Tâm nên không cho biết kế hoạch.
Huân âm thầm viết cho Ngọc Hoa một lá thư.
Hội An ngày 10 tháng 8 năm 1956
Ngọc Hoa thân mến,
Thật là bất ngờ nhận được thư của Hoa, có lẽ Hoa không muốn anh hồi âm nhưng Hoa đã sơ suất, anh đã biết địa chỉ và làm một việc ngoài ý muốn của Hoa. Nhưng không làm thì tâm hồn anh không yên ổn. Trước hết xin cầu chúc Hoa có một cuộc sống mới tại một thành phố mới được nhiều tốt đẹp. Kế đến xin Hoa cho anh biết lý do gì Hoa rời Hội An một cách âm thầm, không một lời từ biệt. Đến nổi viết thư cho anh mà chẳng ban cho Tâm một lời thăm hỏi.
Hoa biết không, Tâm mấy lâu nay buồn lắm, chữ buồn còn nhẹ, phải dùng chữ đau khổ mới đúng. Tối nào hai thằng cũng ra bờ sông ngồi tâm sự, đưa ra nhiều giả thuyết về sự ra đi của Hoa, bài toán không giải nổi.
Xin Hoa nể lời anh, viết cho Tâm một lá thư an ủi, cho biết lý do ra đi của Hoa, Anh nhận thấy Tâm là một thanh niên đẹp trai, đa tài, có nhiều đức tính tốt. Tâm lại là đứa con rất có hiếu với mẹ, chứng tỏ một con người tốt. Còn đối với Hoa, anh bảo đảm là một tình yêu chân thật một trăm phần trăm.
Lời khuyên của anh là Hoa nên tha thứ cho Tâm những gì không vừa ý.Tâm cũng là con người bình thường, dĩ nhiên phải có khuyết điểm, nhưng cái quan trọng là biết lắng nghe và biết sửa chữa, Tâm có đức tính đó.
Năm học tới có thể Tâm sẽ tiếp tục việc học ở Sài Gòn. Dù hai người ở hai phương trời xa cách nhưng nếu có lòng thì vẫn gần nhau.
Mong rằng Hoa sẽ hồi âm và anh rất sung sướng được giúp hai người hàn gắn những gì đã bị sức mẻ (hy vọng không phải đổ vỡ.
Chúc Hoa có những ngày sắp đến nhiều niềm vui.
Bạn của Hoa và Tâm
Huân
Gởi thư đi rồi Huân hồi hộp chờ đợi. Mãi đến ngày Tâm đến nhà Huân từ biệt đi Sài gòn là 15 ngày vẫn chưa thấy gì cả. Con người của Ngọc Hoa sao bí hiểm đến thế.
Huân và Tâm theo học tại trường Trung học Công lập Trần quý Cáp từ năm 1952, năm thành lập trường, lớp Đệ Thất, đậu Trung học năm 1956. Vào lúc đó trường chưa có Đệ nhị cấp nên phải tứ tán, người đi Huế, ngưới đi Sài Gòn. Huân đi Huế.
Trước ngày đi Huế khỏang 5 ngày thì Huân nhận được thư của Hoa. Huân vội vàng mở ra xem.
Đà Nẵng Ngày 02 tháng 9 năm 1956
Anh Huân thân,
Cảm ơn anh đã quan tâm đến cuộc sống tình cảm của Hoa.
Có lẽ anh nóng lòng chờ đợi đáp số bài toán? Hoa suy nghĩ mãi không biết có nên viết cho anh hay không, cuối cùng Hoa nghĩ không nên để sự thắc mắc tồn đọng mãi trong lòng anh.
Anh có để ý không? Trong phòng học của Tâm ở trên lầu có rất nhiều những câu châm ngôn, Tâm đã bỏ công viết chữ lớn rất đẹp, Hoa nghĩ đó là mẫu mực cho cuộc sống của Tâm. Trong số đó có một câu làm cho Hoa chú ý, đó là câu "Tiền tài danh vọng không làm cho ta mù quán".
Trong thời gian bị giam lỏng trên căn lầu, Hoa đã suy nghĩ nhiều về câu đó. Một hôm, trong lúc lén qua thăm Tâm như anh đã biết,trong một phút bồng bột trước một hoàn cảnh éo le không cách giải quyết, Hoa cảm thấy yêu thương Tâm vô hạng nên đã ngỏ lời rủ Tâm trốn gia đình đi một nơi thật xa để được sống bên nhau mãi mãi. Tâm trầm ngâm suy nghĩ thật lâu, rồi cầm tay Hoa cảm động với giọng run run:
- Má anh thương yêu anh lắm, anh không nở xa má, cho anh suy nghĩ kỹ.
Hoa thúc giục hỏi Tâm:
- Nếu anh không theo Hoa thì giải quyết bằng cách nào? Gia đình Hoa cũng thương Hoa lắm, Hoa cũng không muốn xa cha mẹ, nhưng Tía và má dứt khoát không chấp nhận anh. Vậy mình không tự giải quyết thì chỉ có một con đường là chia tay.
Tâm yên lặng một lúc lâu rồi như năn nỉ:
- Cho anh vaì ngày suy nghĩ xem thử có giải pháp nào tốt đẹp hơn.
Vài ngày sau Hoa trở laị thăm Tâm, bảo Tâm lên lầu, xem kỷ không có ai, Hoa đưa tay vào trong áo, mở dây lấy ra một "ruột tượng" bằng vải quấn quanh bụng, đổ lên bàn một đống vàng lượng, những lượng vàng gói trong giấy màu nâu in nhản hiệu "Kim Thành" cất trong tủ lâu ngày nhưng vẫn còn mới toanh.
Tâm sửng sốt nhìn Hoa không hiểu chuyện gì, miệng không thốt nên lời, Hoa hỏi Tâm:
- Đây là hành trang Hoa mang theo, còn một phần nữa nhiều hơn, anh mang bớt giùm Hoa. Vậy có đủ để mình lập sự nghiệp không? Anh còn lo lắng gì nữa không? Tâm như đứng trước ngả ba đường, một bên là gia đình của mình, một bên là đống vàng, không phải là Hoa. Cuối cùng Tâm chọn con đường thứ hai.
Hoa buồn bã gom góp lại số vàng cho vào ruột tượng, mang vào quanh bụng, thả áo xuống che lại và ra về.
Không biết Tâm suy nghĩ gì về sự mặc cả của Hoa. Nhưng Hoa đã có quyết định dứt khoát ngay khi bước ra khỏi nhà của Tâm.
Sự thật Hoa không dại gì đem một tài sản lớn như vậy để mua lấy hai điều: một là con người của Tâm, hai là sự bất hiếu của một đứa con đã được nuông chìu từ nhỏ.
Đó chẳng qua là một sự thử thách với câu châm ngôn "Tiền tài danh vọng không làm ta mù quáng" mà Tâm đã viết thật lớn treo trong phòng học.
Hoa vâng lời cha mẹ rời khỏi Hội An để mong quên đi nổi đau khổ của đứa con gái mới biết yêu lần đầu.
Việc nầy chỉ có Hoa và anh biết thôi. Mong anh xem xong đốt thư nầy và đừng bao giờ cho một người thứ ba biết.
Chúc anh nhiều điều tốt đẹp sẽ đến trong tương lai. Còn Hoa thì chưa chắc ở Đà Nẵng lâu dài. Có gì không đúng xin anh thứ lỗi.
Nay kính thư
Ngọc Hoa
Đọc xong thư, Huân ngã người trên giường, nhìn lên trần nhà suy nghĩ mông lung, sự việc xảy đến quá bất ngờ, Huân cảm thấy buồn vì không thực hiện được lời hứa đem Hoa trở về với Tâm, lỗi phải về ai? Bạn mình sao bị đánh giá như vậy? Hoa có phải là người con gái phản bội không?
Huân xếp thư ngay ngắn bỏ lại vào bì, không đốt!
Sau đó vài ngày Huân theo người anh đưa hành lý lên xe đi Huế để tiếp tục việc học, cẩn thận mang theo bức thư tuyệt tình đó.
Đối với Tâm ở Sài gòn, Huân vẫn viết thư thăm hỏi, kể chuyện học hành và bạn bè mới ở Huế, nhưng không hề nói gì về lá thư của Ngọc Hoa cả.
Thời gian trôi qua, cả hai đều bận việc học hành, bận với cuộc sống riêng tư, sự liên lạc cũng thưa dần. Nhưng vẫn theo sát tin tức của nhau rất kỹ, thỉnh thoảng có dịp cũng ghé thăm nhau, có lần Huân vào Sài Gòn đến nhà Tâm, lúc nầy Tâm đã có gia đình và cũng khá có tiếng tăm trong giới nghệ sĩ ở Sài Gòn, tối hôm đó đi chơi về khuya, Tâm để vợ ngủ trong phòng, ra phòng khách trải chiếu đưới đất, đem hai cái gối ra, hai thằng ngủ chung với nhau như lúc còn ở Hôi An.
Theo tình hình chiến sự, cả hai cùng nhập ngũ, rồi mất nước, cả hai cùng tỵ nạn tại Mỹ, kẻ trước người sau. Hình ảnh Ngọc Hoa năm xưa lâu ngày có lẽ cũng mờ dần trong tâm trí của Tâm. Huân đã có ý dò tìm tin tức Ngọc Hoa nhiều lần nhưng không kết quả.
Vào khoảng năm 2007, được tin Tâm bị bệnh nặng, Huân ghé thăm Tâm ở Los Angeles, lúc đó Tâm ra tiếp Huân phải có người dìu đi, giọng nói không còn rõ ràng nữa. Tâm tặng Huân một tập truyện ngắn nhan đề "CHÂN DUNG" do Tâm sáng tác và tự thiết kế hình bìa. Không ngờ đó là lần cuối cùng hai thằng bạn còn ngồi nói chuyện với nhau.
Khoảng vài tháng sau thì được tin Tâm qua đời ở tuổi 71.
Đứng trước linh cửu của bạn, Huân nhìn bạn nằm bất động trong quan tài, gương mặt thanh thản, Huân thầm nói với bạn:
- Tâm ơi! trông mầy thanh thản quá, bụi đời đã phủi sạch, chúc mầy sớm đi vào cõi phúc.Quy luật trời đất không ai thoát khỏi cửa ải nầy, chỉ có kẻ trước người sau thôi. Mầy đi trước, không biết kiếp sau, tau và mầy có còn gặp nhau nữa không?
Trên đường lái xe về nhà lúc nhá nhem tối, Huân hồi tưởng lại những kỷ niệm ngày xưa, nhớ đến gương mặt của người bạn tri kỷ, nhớ lại câu chuyện tình của Tâm và Ngọc Hoa, Freeway 605 trước mặt vắng xe bỗng nhòe đi, giọt nước mắt khóc bạn đã đọng trên mắt Huân.
Thời gian sống tại Mỹ, Tâm không còn tha thiết về thăm Hội An, nơi ấy đã để lại cho Tâm một vết thương lòng khó quên. Riêng Huân đã có lần phải về Hội An để di dời phần mộ tổ tiên cha mẹ. Trong lần đó, Huân dứng giữa Hội An như một nơi chốn xa lạ, mọi cảnh vật đều thay đổi.Người Hội an bây giờ cũng nhìn Huân với con mắt xa lạ. Dường như thế hệ của Tâm và Huân nay đã đi vào dĩ vãng. Huân trở lại ngôi nhà cũ của mình thời niên thiếu, giả vờ hỏi thăm một cô gái khoảng tuổi ba mươi lăm, bán hàng ở nhà bên cạnh:
- Xin lỗi cô, cho tôi hỏi, cô sống ở đây bao lâu rồi?
- Con sinh trưởng ở Hội An và sống ở ngôi nhà nầy từ mấy đời rồi.
- Vậy cô có biết nhà ông Huân ở xóm nầy không?
- Ông Huân mô?
- Ông Huân, trước năm 75 nhà ở trên đường nầy, gần chợ.
Cô gái đăm chiêu như cố moi laị ký ức, rồi trả lời:
- Xin lỗi bác con không biết.
Huân có cảm tưởng mình như Lưu Nguyễn lạc vào chốn thiên thai, nay trở về trần gian, một ngày chốn Thiên thai bằng một trăm năm trần gian.
Huân buồn bả đi tìm lại bạn bè, nhưng phần lớn đã rời Hội an từ lâu,hoặc đã qua đời, chỉ còn lại vài ông bạn nay đã già, có người có cuộc sống cũng tương đối khá nhờ thành phố du lịch, có người thì xơ xác với mái tóc đã bạc.
Huân lần mò xuống biển Cửa đại tìm lại ngôi miếu cổ thờ CÁ ÔNG nhưng tuyệt nhiên không định hướng được, không còn một dấu vết nào để nhận ra vị trí ngôi miếu.
¤ ¤ ¤ ¤ ¤ ¤
Bây giờ tuổi đã xế chiều, sống lưu vong trên xứ người, những câu chuyện thời son trẻ như những quyển sách cũ để sâu dưới đáy "tủ ký ức", nay rảnh rỗi lục ra xem lại, Huân xúc động vô cùng.
Với kinh nghiệm tuổi đời, Huân đem "câu chuyện Tình dang dở Tâm và Ngọc Hoa " ra mổ xẻ để tìm cái nguyên nhân của sự tan rã, phải chăng những mối tình thời học trò thường ít khi thành công vì những nguyên nhân tất yếu của nó?
Xét về Tâm, một con người rất mẫu mực, làm việc gì cũng suy nghĩ kỷ lưỡng, sống rất tình cảm với gia đình và bạn bè. Khi Ngọc Hoa đề nghị thoát ly gia đình, Tâm không từ chối ngay sợ phật lòng người yêu, xin Ngọc Hoa cho vài ngày để tìm một giải pháp tốt đẹp hơn, đó là một hành động khôn ngoan. Thật ra Tâm cũng biết nghĩ đến sự nghiệp tương lai, mới đậu trung học khó có thể tạo được một chỗ đứng vững vàng trong xã hội, một xã hội mà cái vốn học thức được coi trọng. Tâm đang sống trong một gia đình đầm ấm đầy thương yêu, tại sao phải lìa bỏ để theo người yêu, hẳn Tâm đã có một sự cân nhắc và đánh giá hành động của mình.
Khi Ngọc Hoa đem của cải vật chất ra khuyến dụ Tâm, có lẽ Tâm nghĩ nông cạn rằng với số tài sản đó mình có thể tiếp tục việc học hành, tạo dựng cơ nghiệp và báo hiếu với mẹ mình, mà không nghĩ đến nguồn gốc của tài sản đó, nó có thể bất chính khi vào tay mình. Tuổi trẻ nông cạn và thiếu kinh nghiệm, với quyết định nhận lời Ngọc Hoa có thể đưa đến một hậu quả không thể lường trước được. Cha mẹ Ngọc Hoa là giới thương buôn giàu có, đâu để yên khi có kẻ cướp mất đứa con duy nhất và một tài sản to lớn của mình. Hay là Tâm nhận lời như một kế hoản binh.
Xét về Ngọc Hoa, hành động trốn khỏi căn lầu hiu quạnh để đi thăm người yêu có thể nói nàng có tính liều lĩnh. Tình yêu của nàng đối với Tâm quả là một tình yêu bốc lửa, thế nhưng nàng thử thách Tâm để làm gì? "Khi thương trái ấu cũng tròn" mà! Với những gia đình chỉ có một con, nếu là con gái thì thường mẹ con rất khắn khít nhau, dạy con hoặc khuyên bảo con bằng phương pháp "rĩ tai" là hữu hiệu nhất. Phải chăng Ngọc Hoa đã nghe lời mẹ để chuyển sang một con thuyền khác nguy nga tráng lệ hơn, và chuyện thử thách Tâm bằng một tài sản to lớn chỉ là cái cớ (cho rằng Tâm là người ham tiền hơn tình yêu Ngọc Hoa).
Thật khó mà phán đoán lòng người.
¤ ¤ ¤ ¤ ¤ ¤
Thưa quý bạn,
Trên đây là câu chuyện có thật chín mươi phần trăm, chỉ có tên nhân vật được thay đổi. Huân là nhân vật trung gian, đã có những nhận xét khách quan, nhưng có thể chưa chính xác và chưa có đáp số.
Mong quý bạn giúp cho một đáp số, dù âm hay dương, để an ủi cho người bạn cùng trường cùng lớp đã an nghĩ bên kia thế giới.
Nếu Ngọc Hoa còn ở trên đời này và đón nhận được bài viết nầy, mong Ngọc Hoa thứ lỗi cho Huân đã tiết lộ một bí mật được giấu kín hơn 55 năm nay, đồng thời cho Huân một đáp số chính xác nhất, chỉ có Ngọc Hoa và trời biết mà thôi./.
California, tháng 6 năm 2011
Trần ngọc Hạnh
Huân mừng thầm vì đã ló dạng biện pháp giúp Tâm. Huân muốn dành sự ngạc nhiên cho Tâm nên không cho biết kế hoạch.
Huân âm thầm viết cho Ngọc Hoa một lá thư.
Hội An ngày 10 tháng 8 năm 1956
Ngọc Hoa thân mến,
Thật là bất ngờ nhận được thư của Hoa, có lẽ Hoa không muốn anh hồi âm nhưng Hoa đã sơ suất, anh đã biết địa chỉ và làm một việc ngoài ý muốn của Hoa. Nhưng không làm thì tâm hồn anh không yên ổn. Trước hết xin cầu chúc Hoa có một cuộc sống mới tại một thành phố mới được nhiều tốt đẹp. Kế đến xin Hoa cho anh biết lý do gì Hoa rời Hội An một cách âm thầm, không một lời từ biệt. Đến nổi viết thư cho anh mà chẳng ban cho Tâm một lời thăm hỏi.
Hoa biết không, Tâm mấy lâu nay buồn lắm, chữ buồn còn nhẹ, phải dùng chữ đau khổ mới đúng. Tối nào hai thằng cũng ra bờ sông ngồi tâm sự, đưa ra nhiều giả thuyết về sự ra đi của Hoa, bài toán không giải nổi.
Xin Hoa nể lời anh, viết cho Tâm một lá thư an ủi, cho biết lý do ra đi của Hoa, Anh nhận thấy Tâm là một thanh niên đẹp trai, đa tài, có nhiều đức tính tốt. Tâm lại là đứa con rất có hiếu với mẹ, chứng tỏ một con người tốt. Còn đối với Hoa, anh bảo đảm là một tình yêu chân thật một trăm phần trăm.
Lời khuyên của anh là Hoa nên tha thứ cho Tâm những gì không vừa ý.Tâm cũng là con người bình thường, dĩ nhiên phải có khuyết điểm, nhưng cái quan trọng là biết lắng nghe và biết sửa chữa, Tâm có đức tính đó.
Năm học tới có thể Tâm sẽ tiếp tục việc học ở Sài Gòn. Dù hai người ở hai phương trời xa cách nhưng nếu có lòng thì vẫn gần nhau.
Mong rằng Hoa sẽ hồi âm và anh rất sung sướng được giúp hai người hàn gắn những gì đã bị sức mẻ (hy vọng không phải đổ vỡ.
Chúc Hoa có những ngày sắp đến nhiều niềm vui.
Bạn của Hoa và Tâm
Huân
Gởi thư đi rồi Huân hồi hộp chờ đợi. Mãi đến ngày Tâm đến nhà Huân từ biệt đi Sài gòn là 15 ngày vẫn chưa thấy gì cả. Con người của Ngọc Hoa sao bí hiểm đến thế.
Huân và Tâm theo học tại trường Trung học Công lập Trần quý Cáp từ năm 1952, năm thành lập trường, lớp Đệ Thất, đậu Trung học năm 1956. Vào lúc đó trường chưa có Đệ nhị cấp nên phải tứ tán, người đi Huế, ngưới đi Sài Gòn. Huân đi Huế.
Trước ngày đi Huế khỏang 5 ngày thì Huân nhận được thư của Hoa. Huân vội vàng mở ra xem.
Đà Nẵng Ngày 02 tháng 9 năm 1956
Anh Huân thân,
Cảm ơn anh đã quan tâm đến cuộc sống tình cảm của Hoa.
Có lẽ anh nóng lòng chờ đợi đáp số bài toán? Hoa suy nghĩ mãi không biết có nên viết cho anh hay không, cuối cùng Hoa nghĩ không nên để sự thắc mắc tồn đọng mãi trong lòng anh.
Anh có để ý không? Trong phòng học của Tâm ở trên lầu có rất nhiều những câu châm ngôn, Tâm đã bỏ công viết chữ lớn rất đẹp, Hoa nghĩ đó là mẫu mực cho cuộc sống của Tâm. Trong số đó có một câu làm cho Hoa chú ý, đó là câu "Tiền tài danh vọng không làm cho ta mù quán".
Trong thời gian bị giam lỏng trên căn lầu, Hoa đã suy nghĩ nhiều về câu đó. Một hôm, trong lúc lén qua thăm Tâm như anh đã biết,trong một phút bồng bột trước một hoàn cảnh éo le không cách giải quyết, Hoa cảm thấy yêu thương Tâm vô hạng nên đã ngỏ lời rủ Tâm trốn gia đình đi một nơi thật xa để được sống bên nhau mãi mãi. Tâm trầm ngâm suy nghĩ thật lâu, rồi cầm tay Hoa cảm động với giọng run run:
- Má anh thương yêu anh lắm, anh không nở xa má, cho anh suy nghĩ kỹ.
Hoa thúc giục hỏi Tâm:
- Nếu anh không theo Hoa thì giải quyết bằng cách nào? Gia đình Hoa cũng thương Hoa lắm, Hoa cũng không muốn xa cha mẹ, nhưng Tía và má dứt khoát không chấp nhận anh. Vậy mình không tự giải quyết thì chỉ có một con đường là chia tay.
Tâm yên lặng một lúc lâu rồi như năn nỉ:
- Cho anh vaì ngày suy nghĩ xem thử có giải pháp nào tốt đẹp hơn.
Vài ngày sau Hoa trở laị thăm Tâm, bảo Tâm lên lầu, xem kỷ không có ai, Hoa đưa tay vào trong áo, mở dây lấy ra một "ruột tượng" bằng vải quấn quanh bụng, đổ lên bàn một đống vàng lượng, những lượng vàng gói trong giấy màu nâu in nhản hiệu "Kim Thành" cất trong tủ lâu ngày nhưng vẫn còn mới toanh.
Tâm sửng sốt nhìn Hoa không hiểu chuyện gì, miệng không thốt nên lời, Hoa hỏi Tâm:
- Đây là hành trang Hoa mang theo, còn một phần nữa nhiều hơn, anh mang bớt giùm Hoa. Vậy có đủ để mình lập sự nghiệp không? Anh còn lo lắng gì nữa không? Tâm như đứng trước ngả ba đường, một bên là gia đình của mình, một bên là đống vàng, không phải là Hoa. Cuối cùng Tâm chọn con đường thứ hai.
Hoa buồn bã gom góp lại số vàng cho vào ruột tượng, mang vào quanh bụng, thả áo xuống che lại và ra về.
Không biết Tâm suy nghĩ gì về sự mặc cả của Hoa. Nhưng Hoa đã có quyết định dứt khoát ngay khi bước ra khỏi nhà của Tâm.
Sự thật Hoa không dại gì đem một tài sản lớn như vậy để mua lấy hai điều: một là con người của Tâm, hai là sự bất hiếu của một đứa con đã được nuông chìu từ nhỏ.
Đó chẳng qua là một sự thử thách với câu châm ngôn "Tiền tài danh vọng không làm ta mù quáng" mà Tâm đã viết thật lớn treo trong phòng học.
Hoa vâng lời cha mẹ rời khỏi Hội An để mong quên đi nổi đau khổ của đứa con gái mới biết yêu lần đầu.
Việc nầy chỉ có Hoa và anh biết thôi. Mong anh xem xong đốt thư nầy và đừng bao giờ cho một người thứ ba biết.
Chúc anh nhiều điều tốt đẹp sẽ đến trong tương lai. Còn Hoa thì chưa chắc ở Đà Nẵng lâu dài. Có gì không đúng xin anh thứ lỗi.
Nay kính thư
Ngọc Hoa
Đọc xong thư, Huân ngã người trên giường, nhìn lên trần nhà suy nghĩ mông lung, sự việc xảy đến quá bất ngờ, Huân cảm thấy buồn vì không thực hiện được lời hứa đem Hoa trở về với Tâm, lỗi phải về ai? Bạn mình sao bị đánh giá như vậy? Hoa có phải là người con gái phản bội không?
Huân xếp thư ngay ngắn bỏ lại vào bì, không đốt!
Sau đó vài ngày Huân theo người anh đưa hành lý lên xe đi Huế để tiếp tục việc học, cẩn thận mang theo bức thư tuyệt tình đó.
Đối với Tâm ở Sài gòn, Huân vẫn viết thư thăm hỏi, kể chuyện học hành và bạn bè mới ở Huế, nhưng không hề nói gì về lá thư của Ngọc Hoa cả.
Thời gian trôi qua, cả hai đều bận việc học hành, bận với cuộc sống riêng tư, sự liên lạc cũng thưa dần. Nhưng vẫn theo sát tin tức của nhau rất kỹ, thỉnh thoảng có dịp cũng ghé thăm nhau, có lần Huân vào Sài Gòn đến nhà Tâm, lúc nầy Tâm đã có gia đình và cũng khá có tiếng tăm trong giới nghệ sĩ ở Sài Gòn, tối hôm đó đi chơi về khuya, Tâm để vợ ngủ trong phòng, ra phòng khách trải chiếu đưới đất, đem hai cái gối ra, hai thằng ngủ chung với nhau như lúc còn ở Hôi An.
Theo tình hình chiến sự, cả hai cùng nhập ngũ, rồi mất nước, cả hai cùng tỵ nạn tại Mỹ, kẻ trước người sau. Hình ảnh Ngọc Hoa năm xưa lâu ngày có lẽ cũng mờ dần trong tâm trí của Tâm. Huân đã có ý dò tìm tin tức Ngọc Hoa nhiều lần nhưng không kết quả.
Vào khoảng năm 2007, được tin Tâm bị bệnh nặng, Huân ghé thăm Tâm ở Los Angeles, lúc đó Tâm ra tiếp Huân phải có người dìu đi, giọng nói không còn rõ ràng nữa. Tâm tặng Huân một tập truyện ngắn nhan đề "CHÂN DUNG" do Tâm sáng tác và tự thiết kế hình bìa. Không ngờ đó là lần cuối cùng hai thằng bạn còn ngồi nói chuyện với nhau.
Khoảng vài tháng sau thì được tin Tâm qua đời ở tuổi 71.
Đứng trước linh cửu của bạn, Huân nhìn bạn nằm bất động trong quan tài, gương mặt thanh thản, Huân thầm nói với bạn:
- Tâm ơi! trông mầy thanh thản quá, bụi đời đã phủi sạch, chúc mầy sớm đi vào cõi phúc.Quy luật trời đất không ai thoát khỏi cửa ải nầy, chỉ có kẻ trước người sau thôi. Mầy đi trước, không biết kiếp sau, tau và mầy có còn gặp nhau nữa không?
Trên đường lái xe về nhà lúc nhá nhem tối, Huân hồi tưởng lại những kỷ niệm ngày xưa, nhớ đến gương mặt của người bạn tri kỷ, nhớ lại câu chuyện tình của Tâm và Ngọc Hoa, Freeway 605 trước mặt vắng xe bỗng nhòe đi, giọt nước mắt khóc bạn đã đọng trên mắt Huân.
Thời gian sống tại Mỹ, Tâm không còn tha thiết về thăm Hội An, nơi ấy đã để lại cho Tâm một vết thương lòng khó quên. Riêng Huân đã có lần phải về Hội An để di dời phần mộ tổ tiên cha mẹ. Trong lần đó, Huân dứng giữa Hội An như một nơi chốn xa lạ, mọi cảnh vật đều thay đổi.Người Hội an bây giờ cũng nhìn Huân với con mắt xa lạ. Dường như thế hệ của Tâm và Huân nay đã đi vào dĩ vãng. Huân trở lại ngôi nhà cũ của mình thời niên thiếu, giả vờ hỏi thăm một cô gái khoảng tuổi ba mươi lăm, bán hàng ở nhà bên cạnh:
- Xin lỗi cô, cho tôi hỏi, cô sống ở đây bao lâu rồi?
- Con sinh trưởng ở Hội An và sống ở ngôi nhà nầy từ mấy đời rồi.
- Vậy cô có biết nhà ông Huân ở xóm nầy không?
- Ông Huân mô?
- Ông Huân, trước năm 75 nhà ở trên đường nầy, gần chợ.
Cô gái đăm chiêu như cố moi laị ký ức, rồi trả lời:
- Xin lỗi bác con không biết.
Huân có cảm tưởng mình như Lưu Nguyễn lạc vào chốn thiên thai, nay trở về trần gian, một ngày chốn Thiên thai bằng một trăm năm trần gian.
Huân buồn bả đi tìm lại bạn bè, nhưng phần lớn đã rời Hội an từ lâu,hoặc đã qua đời, chỉ còn lại vài ông bạn nay đã già, có người có cuộc sống cũng tương đối khá nhờ thành phố du lịch, có người thì xơ xác với mái tóc đã bạc.
Huân lần mò xuống biển Cửa đại tìm lại ngôi miếu cổ thờ CÁ ÔNG nhưng tuyệt nhiên không định hướng được, không còn một dấu vết nào để nhận ra vị trí ngôi miếu.
¤ ¤ ¤ ¤ ¤ ¤
Bây giờ tuổi đã xế chiều, sống lưu vong trên xứ người, những câu chuyện thời son trẻ như những quyển sách cũ để sâu dưới đáy "tủ ký ức", nay rảnh rỗi lục ra xem lại, Huân xúc động vô cùng.
Với kinh nghiệm tuổi đời, Huân đem "câu chuyện Tình dang dở Tâm và Ngọc Hoa " ra mổ xẻ để tìm cái nguyên nhân của sự tan rã, phải chăng những mối tình thời học trò thường ít khi thành công vì những nguyên nhân tất yếu của nó?
Xét về Tâm, một con người rất mẫu mực, làm việc gì cũng suy nghĩ kỷ lưỡng, sống rất tình cảm với gia đình và bạn bè. Khi Ngọc Hoa đề nghị thoát ly gia đình, Tâm không từ chối ngay sợ phật lòng người yêu, xin Ngọc Hoa cho vài ngày để tìm một giải pháp tốt đẹp hơn, đó là một hành động khôn ngoan. Thật ra Tâm cũng biết nghĩ đến sự nghiệp tương lai, mới đậu trung học khó có thể tạo được một chỗ đứng vững vàng trong xã hội, một xã hội mà cái vốn học thức được coi trọng. Tâm đang sống trong một gia đình đầm ấm đầy thương yêu, tại sao phải lìa bỏ để theo người yêu, hẳn Tâm đã có một sự cân nhắc và đánh giá hành động của mình.
Khi Ngọc Hoa đem của cải vật chất ra khuyến dụ Tâm, có lẽ Tâm nghĩ nông cạn rằng với số tài sản đó mình có thể tiếp tục việc học hành, tạo dựng cơ nghiệp và báo hiếu với mẹ mình, mà không nghĩ đến nguồn gốc của tài sản đó, nó có thể bất chính khi vào tay mình. Tuổi trẻ nông cạn và thiếu kinh nghiệm, với quyết định nhận lời Ngọc Hoa có thể đưa đến một hậu quả không thể lường trước được. Cha mẹ Ngọc Hoa là giới thương buôn giàu có, đâu để yên khi có kẻ cướp mất đứa con duy nhất và một tài sản to lớn của mình. Hay là Tâm nhận lời như một kế hoản binh.
Xét về Ngọc Hoa, hành động trốn khỏi căn lầu hiu quạnh để đi thăm người yêu có thể nói nàng có tính liều lĩnh. Tình yêu của nàng đối với Tâm quả là một tình yêu bốc lửa, thế nhưng nàng thử thách Tâm để làm gì? "Khi thương trái ấu cũng tròn" mà! Với những gia đình chỉ có một con, nếu là con gái thì thường mẹ con rất khắn khít nhau, dạy con hoặc khuyên bảo con bằng phương pháp "rĩ tai" là hữu hiệu nhất. Phải chăng Ngọc Hoa đã nghe lời mẹ để chuyển sang một con thuyền khác nguy nga tráng lệ hơn, và chuyện thử thách Tâm bằng một tài sản to lớn chỉ là cái cớ (cho rằng Tâm là người ham tiền hơn tình yêu Ngọc Hoa).
Thật khó mà phán đoán lòng người.
¤ ¤ ¤ ¤ ¤ ¤
Thưa quý bạn,
Trên đây là câu chuyện có thật chín mươi phần trăm, chỉ có tên nhân vật được thay đổi. Huân là nhân vật trung gian, đã có những nhận xét khách quan, nhưng có thể chưa chính xác và chưa có đáp số.
Mong quý bạn giúp cho một đáp số, dù âm hay dương, để an ủi cho người bạn cùng trường cùng lớp đã an nghĩ bên kia thế giới.
Nếu Ngọc Hoa còn ở trên đời này và đón nhận được bài viết nầy, mong Ngọc Hoa thứ lỗi cho Huân đã tiết lộ một bí mật được giấu kín hơn 55 năm nay, đồng thời cho Huân một đáp số chính xác nhất, chỉ có Ngọc Hoa và trời biết mà thôi./.
California, tháng 6 năm 2011
Trần ngọc Hạnh