2. Kêu gọi.
Bộ lạc khổ đau Từ hỗn nguyên mịt mù Như hóa thân là da vàng dân Việt Lịch sử nghẹn ngào biến cố muôn thu Như kiếp làm người khóc tiếng ban đầu Lời ca kì bí... Đã cháy đen màu da thời bắc thuộc Phận nghèo canh tang trong lòng phải đắng đo Mộng thực dân rắp tâm từ viễn quốc Ai san định dùm hai tiếng Tự Do? Nên chúng ta thiết tha làm Trưng Vương Làm Ngô Quyền viết cờ Phục Hưng... Khi lòng chúng ta đã chín câm hờn Sức mạnh toàn dân như Cửu Long Giang Khí thế sắt son nghìn phương hội tụ Chúng ta vùng lên Không bao giờ thúc thủ Nhận yêu thương là tiếng kinh cầu Lũ hung thần còn chạy đi đâu Còn ẩn núp chổ anh em mình đố kỵ Súng gươm chúng ta bị nhìn khinh thị Học thuyết nào rồi cũng chối từ Những con người nhớ tiếng khóc thôi nôi Nhìn nhau về thân phận Cùng hàng ngũ ta không gây hấn Lũ hung thần rẫy chết đời đời Đúng với lòng tin lịch sử kêu đòi Lê đình Kịp |
|
3. VỀ RU TÌNH QUẢNG
Anh đứng lại nhìn buổi chiều Thượng Đức Đồng trâu ăn mà lắm sự hồ nghi Lửa đã dậy một đêm nơi Hà-Dục Thì đổi Hà-Tân yên ổn được gì? Dắt dìu nhau qua bên cầu Ái Nghïa Vào trại tập trung trăm mối ngổn ngang Bom sẽ cày đồi kia ra bình địa Cây cối nào còn sau đợt khai hoang Thắp niềm thương qua muôn ngàn cách trở Quế Sơn ơi! Khổ cực đến bao ngày? Những buổi sáng đã không còn phìên chợ Duy-Xuyên buồn, em gái lãng khung quay Rồi nhìn lại Điện Bàn, quê cha đó Đồng tan hoang trước tuổi lúa dậy thì Sợ nhiều nỗi tai bay và vạ gió Nên xóm thôn nào giữ được người đi Anh bỗng nhớ mỗi lần lên Trung-Phước Mấy ai không mơ hò hẹn đá vàng Dân xứ mõ tháng năm còn xuôi ngược Khói sa trường thay bụi khói hầm than Khi nỗi buồn đã cô thành tượng đá Lòng hoang vu, Hiếu-Đức vọng phi trường Ôi một dạo triền sơn này rộn rã Thị trấn còn di tích Túy-Loan thôn Lối Ngũ-Hành Sơn không chờ du khách Đường xuyên Hãi-Vân mìn bẩy không lường Đà Nẵng - Quãng Nam không xa mà cách Anh biết làm sao sớm gặp người thương Một chiều Hội-An nhớ về mấy ngã Anh bâng khuâng nhìn suốt dãi sông Thu Chãy trong lòng quê hương nghèo tơi tã Nên rất buồn trên những bước phiêu du Lê Đình Kịp |