diễn đàn 2018
***************************************************************************************
18. Ơn Chúa Cả Một Đời
(Anh Tăng Sanh Tân, CHS.TQC.HA, Hiện sống tại Gardena, CA. Tín hữu Tin Lành. Một lòng tin tuyệt đối vào Ơn Chúa Cứu Rỗi. Anh mong được đưa bài viết này lên diễn đàn để Tạ Ơn Chúa và làm trọn tâm nguyện khi chính Anh và Gia Đình đã mang trọn Ơn Chúa Cứu Rỗi.)
17. SỐNG NHƯ ANH.
Sống như anh, bất khuất kiên cường
Chết như anh, oai hùng, dũng liệt
Cho nghìn thu nước Việt trường tồn
Anh là niềm hãnh diện khôn cùng
Của con dân Đại Việt, oai hùng
Cuối tháng tư, hai không mười lăm
Tròn bốn mươi năm, đền nợ nước
Tên của anh đã thành bất tử
Nguyễn Khoa Nam, sáng ngời trang sữ
Sữ oai hùng dân tộc Việt Nam
Thế giới TỰ DO ngã mũ chào
Tiễn đưa anh vào cõi vĩnh hằng
Riêng tôi, xin một lời khấn nguyện
Nếu kiếp lai sinh, được làm người
Xin được làm trai hùng nước Việt
Để theo gương dũng liệt, tiền nhân
Sống như anh, chết cũng như anh
NGUYÊN KHOA NAM, Anh Hùng Dân Tộc.
30 tháng 4 , 2015
Giổ thứ 40 của TT
Huỳnh Liên-Hoa
Chết như anh, oai hùng, dũng liệt
Cho nghìn thu nước Việt trường tồn
Anh là niềm hãnh diện khôn cùng
Của con dân Đại Việt, oai hùng
Cuối tháng tư, hai không mười lăm
Tròn bốn mươi năm, đền nợ nước
Tên của anh đã thành bất tử
Nguyễn Khoa Nam, sáng ngời trang sữ
Sữ oai hùng dân tộc Việt Nam
Thế giới TỰ DO ngã mũ chào
Tiễn đưa anh vào cõi vĩnh hằng
Riêng tôi, xin một lời khấn nguyện
Nếu kiếp lai sinh, được làm người
Xin được làm trai hùng nước Việt
Để theo gương dũng liệt, tiền nhân
Sống như anh, chết cũng như anh
NGUYÊN KHOA NAM, Anh Hùng Dân Tộc.
30 tháng 4 , 2015
Giổ thứ 40 của TT
Huỳnh Liên-Hoa
Sent: Wednesday, April 27, 2016 8:16 PM
Subject: Re: Thơ buồn
CÔ GIÁO TRẦN THỊ LAM (HÀ TĨNH) BỊ CÔNG AN BẮT, CÓ THỂ BỊ KỶ LUẬT ĐUỔI DẠY.
Thông tin mới nhất cho biết Cô Giáo dạy Văn trường THPT Chuyên ở Hà Tĩnh, tác giả bài thơ "ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH" đã bị Công An mời lên trụ sở sách nhiễu, đe dọa đồng thời đóng cửa Facebook (https://www.facebook.com/an.nhu.775)...và ngày mai chắc chắn cô giáo sẽ bị kỷ luật hoặc bị khởi tố về hình sự.
Các bạn học trường THPT Chuyên Hà Tĩnh hoặc quen biết với cô giáo Lam, xin xác minh cho biết tình hình, cập nhật.
Bài thơ được đăng lên FB vào 20h ngày 25.4.2016. Tới 23h ngày 26.4.2016 đã có hơn 2000 lượt chia sẻ. Bây giờ thì FB của cô ấy đã bị khóa lại.
ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH
Đất nước mình ngộ quá phải không anh
Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi…
Đất nước mình lạ quá phải không anh
Những chiếc bánh chưng vô cùng kỳ vỹ
Những dự án và tượng đài nghìn tỷ
Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay…
Đất nước mình buồn quá phải không anh
Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc
Rừng đã hết và biển thì đang chết
Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa…
Đất nước mình thương quá phải không anh
Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại
Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải
Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu…
Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh
Anh không biết em làm sao biết được
Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu…
TRẦN THI LAM (Hà Tĩnh)
Subject: Re: Thơ buồn
CÔ GIÁO TRẦN THỊ LAM (HÀ TĨNH) BỊ CÔNG AN BẮT, CÓ THỂ BỊ KỶ LUẬT ĐUỔI DẠY.
Thông tin mới nhất cho biết Cô Giáo dạy Văn trường THPT Chuyên ở Hà Tĩnh, tác giả bài thơ "ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH" đã bị Công An mời lên trụ sở sách nhiễu, đe dọa đồng thời đóng cửa Facebook (https://www.facebook.com/an.nhu.775)...và ngày mai chắc chắn cô giáo sẽ bị kỷ luật hoặc bị khởi tố về hình sự.
Các bạn học trường THPT Chuyên Hà Tĩnh hoặc quen biết với cô giáo Lam, xin xác minh cho biết tình hình, cập nhật.
Bài thơ được đăng lên FB vào 20h ngày 25.4.2016. Tới 23h ngày 26.4.2016 đã có hơn 2000 lượt chia sẻ. Bây giờ thì FB của cô ấy đã bị khóa lại.
ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH
Đất nước mình ngộ quá phải không anh
Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi…
Đất nước mình lạ quá phải không anh
Những chiếc bánh chưng vô cùng kỳ vỹ
Những dự án và tượng đài nghìn tỷ
Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay…
Đất nước mình buồn quá phải không anh
Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc
Rừng đã hết và biển thì đang chết
Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa…
Đất nước mình thương quá phải không anh
Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại
Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải
Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu…
Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh
Anh không biết em làm sao biết được
Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu…
TRẦN THI LAM (Hà Tĩnh)
*********************************************************************************************************************
HOÀNG TỬ THUỐC LÀO (HTTL)
Tớ là Dũng Hâm.Hiệu là HTTL. Nhảy dù xuống Yên Thành - xứ Nghệ - VN vào ngày 19/06/1986.Skype: adungz (*: Chỉ online khi có người pm trên fb).Bởi vì hâm, nên tớ có những ước vọng không được bình thường:
+ Ngắn hạn: VNCH trở lại.+ Trung hạn: Hoàng Kỳ tung bay trên toàn lãnh thổ tự do.+ Dài hạn: Lấy vợ, sinh con. Cũng bởi vì "hâm", nên chắc chắn tớ sẽ có những hành động không bình thường:
+ Tháng 10/2013, tớ bắt đầu đọc Bên Thắng Cuộc:https://www.facebook.com/photo.php?fbid=262902150523433;
+ Đọc xong, tớ nổi hứng làm thơ (Jan/20/2014): https://www.facebook.com/photo.php?fbid=285563854923929;+ Làm xong thơ, tớ thấy chưa đủ độ nên tớ làm đơn ngỏ kiện đương kim tổng bí thư cộng sản Nguyễn Phú Trọng và đương kim thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng:https://www.facebook.com/photo.php?fbid=288343734645941
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=288350554645259;
+ Sau đó tớ nhận ra kiện ông đương kim Tổng là chưa đủ, tớ viết luôn ĐƠN KIỆN ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM PHẢN BỘI TỔ QUỐC (Jan/26-Feb/5/2014):http://maudodavang.blogspot.com/2014/03/don-
kien-dang-cong-san-viet-nam-phan-boi-to-quoc.html (hoặc tại địa chỉ:https://www.facebook.com/notes/ho%C3%A0ng-t%E1%BB%AD-thu%E1%BB%91c-l%C3%A0o/%C4%91%C6%A1n-ki%E1%BB%87n-%C4%91%E1%BA%A3ng-c%E1%BB%99ng-s%E1%BA%A3n-vi%E1%BB%87t-nam-ph%E1%BA%A3n-b%E1%BB%99i-t%E1%BB%95-qu%E1%BB%91c/287585831388398 );+ Bắt đầu làm ảnh để cảnh báo nguy cơ bắc thuộc thời hiện đại. Bắt đầu chính thức chọn cờ vàng (Feb/26/2014): https://www.facebook.com/photo.php?fbid=297988587014789;
+ Từ khi nhận ra lá cờ vàng 3 sọc đỏ là lá cờ tự do, lá cờ dân tộc, tâm tớ luôn thôi thúc tớ phải làm sao để có được 1 lá cờ. Không ai chỉ cách nên tớ đành tự tìm cách:http://maudodavang.blogspot.com/2014/04/cach-may-co-vang.html;
+ Lần treo cờ vàng 3 sọc đỏ đầu tiên,, vào tháng tư đen:https://www.facebook.com/photo.php?fbid=310281512452163,https://www.facebook.com/photo.php?fbid=310300875783560;
+ Sau khi treo cờ, tớ viết lời tâm huyết, nhắn nhủ đến học sinh/sinh viên Việt Nam:https://www.facebook.com/photo.php?fbid=310578082422506;
+ Sau hôm đó, cứ hôm nào "nắng đẹp, tôi thấy chim bồ câu bay lượn" (trích nguyên văn chữ trong biên bản công an ghi) là tớ lại treo cờ:https://www.facebook.com/photo.php?fbid=318659528281028,https://www.facebook.com/photo.php?fbid=318658824947765,https://www.facebook.com/photo.php?fbid=375461995934114;
+ Vào đầu tháng Sáu năm 2014, tớ chọn làm công dân của chính thể Việt Nam Cộng Hòa: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=328829127264068; Từ khi là citizen của Republic of Vietnam, tớ ít đi chuyện viết bài, bởi tớ nhận ra tớ là người lưu vong ngay trên đất mẹ, bởi Tổ Quốc đã/đang bị VC chiếm đóng. Đây là bài thơ trải lòng tớ: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=334282020052112; Thật ra chuyện viết nhiều cũng không cần thiết. Những gì tinh túy nhất, tớ đã/sẽ mang lên trang Chính Nghĩa Quốc Gia(http://maudodavang.blogspot.com). Không phải là tớ không biết những vụ bắt bớ của chế độ cộng sản, với những lý do không đâu vào đâu.Trốn thuế, gây rối trật tự công cộng, 2 chiếc bao cao su đã qua sử dụng, 2 xe máy đi hàng 3... Nhưng, sự sợ hãi sẽ biến chúng ta thành nô lệ.Tớ viết cái này, đính kèm với profile picture, chỉ với 1 mục đích duy nhất, là nếu sau này tớ có bị ngục tù, ít ra mọi người cũng biết lý do chính đáng khiến tớ ngồi trong đó.Thật ra nếu viết cái này với mục đích khác, thì tớ cũng chẳng việc gì phải nói ở đây Mà thật ra thì do tớ bị hâm, nên các bạn cũng đừng để ý nhiều làm gì Chỉ xin chúc bằng hữu sức khỏe tốt.
Suy nghĩ thấu đáo. Muốn phán xét, hãy thu thập đủ dữ kiện và làm việc theo lý tính, đừng làm theo cảm tính. Tớ khuyên vậy thôi, chứ tớ ưng làm việc theo cảm tính. Bởi tớ thấy như vậy đong đầy tình người.[♫]"Tình yêu đây là khí giới, Tình thương đem về muôn nơi Việt Nam đây tiếng nói đi xây tình người " Chúc bằng hữu vững tâm, vững trí. Biết đâu VNCH sẽ trở lại thật cũng nên. Bởi lịch sử thường hay lặp lại. Chúc các bạn tất cả.
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=285563854923929;
Vua Quang trung vì dân vì nước
cộng sản tham tàn bán nước hại dân
Tư cách gì để cúi lạy tiền nhân?
Và lợi dụng ngài để làm điều phi nghĩa?
Cộng sản đốt 4 ngàn năm văn hiến
đốt cờ vàng có từ thuở Bà Trưng
đốt đền tiền nhân lệ máu chảy đỏ sông
đốt hết sạch văn minh Việt tộc
còn lại gì hỡi loài rắn độc?
Lấy bạo tàn đè tiếng nói nhân dân
Lấy đê hèn đội tàu cộng xuôi nam
cướp biển đảo, xây đầy làng trung cộng
Còn lại gì hỡi loài súc vật?
Đã biến dân thành một lũ vô tâm
Đã biến dân thành khốn khó cơ bần
Dân lươn lẹo, dân cúi luồn tựa cáo
Tiền nhân ơi! Tiền nhân ơi! Có thấu?
Nỗi lòng này của con cháu Lạc Hồng?
Xin phù hộ con để dẫn lối thành công
Đưa dân tộc thoát đường lầm lạc
Và lạy đất trời này giúp cho người khác
những người đang tranh đấu như con
thoát tù đày, thoát cảnh gầy mòn
cùng đưa đất nước đến bến bờ hạnh phúc
Thoát tủi nhục, thoát kiếp làm con vật
để vươn lên đứng thẳng làm người
gây dựng lại nền văn hiến ngàn đời
gây dựng lại non sông đất nước.
Xứ Nghệ, ngày 19+1 năm 2014.
HTTL.
16. Quê Hương, Niềm Mơ Ước
15. MẤY Ý KIẾN VỀ BÀI VIẾT Của NN NGẠN
( Gần đây đã từng tiếp tay kêu gọi Hải Ngoại về thăm VN)
Nguyễn Ngọc Ngạn là một nhà văn, nhưng nghề nghiệp chính là làm MC cho Trung Tâm Xướng Ca Thúy Nga Paris. Nếu Nguyễn Ngọc Ngạn không bị tại tiếng trong những vụ Thúy Nga Paris Bynight 40 … thì khi đọc bài viết nầy người ta đều cho rằng đây là một bài viết chẳng có gì mới mẻ của một nhà văn thiếu tầm nhìn. Mà chính vì thế nên người biết chuyện lại đánh giá đây là một bài tuyên truyền cho Cộng Sản rất khéo. Mách thì phải có chứng nên xin trưng dẫn như sau:
1)- Mặc dầu NNN chỉ đọc 2 trang của cuốn Vietnam War (không có tên tác giả) mà ông đã đồng quan điểm với tác giả là: “Chiến tranh Việt Nam là cuộc chạy đua võ trang, hay đúng hơn là cuộc chạy đua tiêu tiền, giữa hai khối tư bản và cộng sản.” Đây là lối tuyên truyền của bọn cộng sản để che đậy bản chất của cuộc chiến tranh Việt Nam vừa qua, mà vốn nó là cuộc “Chiến tranh xâm lược” do Cộng Sản Quốc Tế chủ trương với khẩu hiệu “Vô Sản Toàn Thế Giới Tất cả Đoàn Kết Lại” và đã sử dụng bọn Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Trường Chính, Lê Duẩn,Lê Đức Thọ…làm những tên tay sai đắc lực thực hiện chủ trương xâm lược đó, không may nước đầu tiên chúng thực hiện lại là Việt Nam ta. Thử hỏi ông NNN cuộc chiến tranh nào không là cuộc chạy đua võ trang ? Ví dụ dể hiểu như chiến tranh trong chuyện Phong Thần một bên hóa phép những bầy rết thì bên kia hóa phép những bầy gà… và bây giờ một bên sử dụng Cabin, Garant, M 16 thì bên kia sử dụng T 47, T 54… vậy thôi. Và cuộc chiến nào lại không tiêu tiền ?
2)- Bài viết của NNN rất lủng ca lủng củng, mâu thuẩn nhau nhằm che đậy cho những thất bại của bọn Cộng sản một cách lố bịch, vì khi thì NNN cho rằng : sự sụp đổ của đế quốc cộng sản không do tác động trực tiếp của thế giới tự do mà do chính nội bộ của đảng viên và quần chúng các nước xã hội chủ nghĩa dấy lên. Khi thì NNN cho rằng: Đến khi đảng cộng sản toàn cầu sụp đổ, tôi lại cho rằng, sự sụp ấy bắt nguồn sâu xa từ chiến tranh Việt Nam. Lúc thì NNN lại cho rằng: Sự sụp đổ của hệ thống Cộng Sản toàn cầu do chiến tranh Việt Nam gián tiếp gây nên. Vậy sự bắt nguồn sâu xa là gián tiếp hay sao ?
3)- Đến bây giờ mà ông NNN lại viết một câu nghe rất chói tai: “Lùi lại hồi đầu thế kỷ 20, phong trào Cộng Sản là một cái gì mới mẻ, hấp dẫn rất nhiều người trí thức ở thành thị. Nó hấp dẫn bởi về mặt lý thuyết, nó đề cao lý tưởng công bằng xã hội, xóa bỏ bất công bằng đấu tranh giai cấp” . Tôi xin hỏi ông NNN, những thằng chạy theo cái phong trào cộng sản lúc đó mà ông gọi là trí thức ở thành thị hay sao ? Trí thức mà không phân biệt được, không hiểu một lý thuyết mà đề cao đấu tranh giai cấp với đấu tố, cướp của, giết người… thì sao gọi được là thực thi công bằng xã hội và xóa bỏ bất công được ? Những “trí thức” mà ông gọi như thế và sau nầy cũng có những bọn như Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Hiếu Đằng, Hạ Đình Nguyên, Trịnh Đình Bang, Nguyễn Đăng Trừng … thì đó chỉ là những tên u mê ám chướng mà thôi ông NNN ơi.
4)- Ông NNN viết: “Từ khi các nước Đông Âu và nhất là Liên Xô sụp đổ, thế giới không còn ai nhắc đến Cộng Sản nữa. (Chắc chỉ còn cộng đồng người Việt ở hải ngoại vẫn bám lấy ma Cộng Sản để hù dọa hoặc chụp mũ nhau mà thôi)”. Theo tôi nhận định câu nầy ông NNN viết là để “xả cái tức” vì bị cộng đồng người Việt ở hải ngoại khinh khi và xem thường ông. Nhưng ông NNN lại để lộ cái dốt nát của một tên làm tuyên vận cho bọn Cộng Sản không hơn không kém. Tôi xin hỏi ông NNN như Việt Nam, Triều Tiên, Cuba, Trung Cộng hiện tại nó có từ bỏ cái bộ mặt cộng sản chưa? Hay nó vẫn vênh váo với “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, vẫn là đảng Cộng Sản của giai cấp công nhân ? Và điều 4 của Hiến Pháp CSVN vẫn giữ đảng Cộng Sản là đảng lãnh đạo toàn trị ? Vậy thì khi người Việt đấu tranh sẽ gọi chúng bằng gì? Và gọi những thằng đang làm tay sai cho chúng là làm tay sai cho ai ? Đến nay như ông nói không còn cộng sản nữa thế mà vẫn còn những thằng tự lấy nón cối đội lên đầu mình, viết bài ca ngợi cộng sản thì người ta phải nói nó là tay sai chứ có ai chụp mũ nó đâu?!
4)- Kết luận NNN viết: …thì thế giới tự do mới đích thực là “bên thắng cuộc”. Một câu kết mà ai cũng biết rồi, nhưng một số người đọc hời hợt cứ tưởng tác giả của nó đang đứng về phía những người đấu tranh chống cộng. Còn một số tay sai thi hỉ hạ hùa vào cho rằng: “Đúng, sự sụp đổ của Cộng Sản là không liên can gì đến khối tư bản…”. Hoặc “Một bài viết vô cùng có giá trị, bất khả phản biện…” Thì đủ cho chúng ta thấy bọn tay sai CS ở hải ngoại cũng tung hứng nhịp nhàn lắm đó!
LUONG NGUYEN 14.04.2015
( Gần đây đã từng tiếp tay kêu gọi Hải Ngoại về thăm VN)
Nguyễn Ngọc Ngạn là một nhà văn, nhưng nghề nghiệp chính là làm MC cho Trung Tâm Xướng Ca Thúy Nga Paris. Nếu Nguyễn Ngọc Ngạn không bị tại tiếng trong những vụ Thúy Nga Paris Bynight 40 … thì khi đọc bài viết nầy người ta đều cho rằng đây là một bài viết chẳng có gì mới mẻ của một nhà văn thiếu tầm nhìn. Mà chính vì thế nên người biết chuyện lại đánh giá đây là một bài tuyên truyền cho Cộng Sản rất khéo. Mách thì phải có chứng nên xin trưng dẫn như sau:
1)- Mặc dầu NNN chỉ đọc 2 trang của cuốn Vietnam War (không có tên tác giả) mà ông đã đồng quan điểm với tác giả là: “Chiến tranh Việt Nam là cuộc chạy đua võ trang, hay đúng hơn là cuộc chạy đua tiêu tiền, giữa hai khối tư bản và cộng sản.” Đây là lối tuyên truyền của bọn cộng sản để che đậy bản chất của cuộc chiến tranh Việt Nam vừa qua, mà vốn nó là cuộc “Chiến tranh xâm lược” do Cộng Sản Quốc Tế chủ trương với khẩu hiệu “Vô Sản Toàn Thế Giới Tất cả Đoàn Kết Lại” và đã sử dụng bọn Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Trường Chính, Lê Duẩn,Lê Đức Thọ…làm những tên tay sai đắc lực thực hiện chủ trương xâm lược đó, không may nước đầu tiên chúng thực hiện lại là Việt Nam ta. Thử hỏi ông NNN cuộc chiến tranh nào không là cuộc chạy đua võ trang ? Ví dụ dể hiểu như chiến tranh trong chuyện Phong Thần một bên hóa phép những bầy rết thì bên kia hóa phép những bầy gà… và bây giờ một bên sử dụng Cabin, Garant, M 16 thì bên kia sử dụng T 47, T 54… vậy thôi. Và cuộc chiến nào lại không tiêu tiền ?
2)- Bài viết của NNN rất lủng ca lủng củng, mâu thuẩn nhau nhằm che đậy cho những thất bại của bọn Cộng sản một cách lố bịch, vì khi thì NNN cho rằng : sự sụp đổ của đế quốc cộng sản không do tác động trực tiếp của thế giới tự do mà do chính nội bộ của đảng viên và quần chúng các nước xã hội chủ nghĩa dấy lên. Khi thì NNN cho rằng: Đến khi đảng cộng sản toàn cầu sụp đổ, tôi lại cho rằng, sự sụp ấy bắt nguồn sâu xa từ chiến tranh Việt Nam. Lúc thì NNN lại cho rằng: Sự sụp đổ của hệ thống Cộng Sản toàn cầu do chiến tranh Việt Nam gián tiếp gây nên. Vậy sự bắt nguồn sâu xa là gián tiếp hay sao ?
3)- Đến bây giờ mà ông NNN lại viết một câu nghe rất chói tai: “Lùi lại hồi đầu thế kỷ 20, phong trào Cộng Sản là một cái gì mới mẻ, hấp dẫn rất nhiều người trí thức ở thành thị. Nó hấp dẫn bởi về mặt lý thuyết, nó đề cao lý tưởng công bằng xã hội, xóa bỏ bất công bằng đấu tranh giai cấp” . Tôi xin hỏi ông NNN, những thằng chạy theo cái phong trào cộng sản lúc đó mà ông gọi là trí thức ở thành thị hay sao ? Trí thức mà không phân biệt được, không hiểu một lý thuyết mà đề cao đấu tranh giai cấp với đấu tố, cướp của, giết người… thì sao gọi được là thực thi công bằng xã hội và xóa bỏ bất công được ? Những “trí thức” mà ông gọi như thế và sau nầy cũng có những bọn như Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Hiếu Đằng, Hạ Đình Nguyên, Trịnh Đình Bang, Nguyễn Đăng Trừng … thì đó chỉ là những tên u mê ám chướng mà thôi ông NNN ơi.
4)- Ông NNN viết: “Từ khi các nước Đông Âu và nhất là Liên Xô sụp đổ, thế giới không còn ai nhắc đến Cộng Sản nữa. (Chắc chỉ còn cộng đồng người Việt ở hải ngoại vẫn bám lấy ma Cộng Sản để hù dọa hoặc chụp mũ nhau mà thôi)”. Theo tôi nhận định câu nầy ông NNN viết là để “xả cái tức” vì bị cộng đồng người Việt ở hải ngoại khinh khi và xem thường ông. Nhưng ông NNN lại để lộ cái dốt nát của một tên làm tuyên vận cho bọn Cộng Sản không hơn không kém. Tôi xin hỏi ông NNN như Việt Nam, Triều Tiên, Cuba, Trung Cộng hiện tại nó có từ bỏ cái bộ mặt cộng sản chưa? Hay nó vẫn vênh váo với “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, vẫn là đảng Cộng Sản của giai cấp công nhân ? Và điều 4 của Hiến Pháp CSVN vẫn giữ đảng Cộng Sản là đảng lãnh đạo toàn trị ? Vậy thì khi người Việt đấu tranh sẽ gọi chúng bằng gì? Và gọi những thằng đang làm tay sai cho chúng là làm tay sai cho ai ? Đến nay như ông nói không còn cộng sản nữa thế mà vẫn còn những thằng tự lấy nón cối đội lên đầu mình, viết bài ca ngợi cộng sản thì người ta phải nói nó là tay sai chứ có ai chụp mũ nó đâu?!
4)- Kết luận NNN viết: …thì thế giới tự do mới đích thực là “bên thắng cuộc”. Một câu kết mà ai cũng biết rồi, nhưng một số người đọc hời hợt cứ tưởng tác giả của nó đang đứng về phía những người đấu tranh chống cộng. Còn một số tay sai thi hỉ hạ hùa vào cho rằng: “Đúng, sự sụp đổ của Cộng Sản là không liên can gì đến khối tư bản…”. Hoặc “Một bài viết vô cùng có giá trị, bất khả phản biện…” Thì đủ cho chúng ta thấy bọn tay sai CS ở hải ngoại cũng tung hứng nhịp nhàn lắm đó!
LUONG NGUYEN 14.04.2015
14. Cho những Thằng Bạn Cũ.
13. Những người luyến tiếc Chế độ VNCH vì họ có cái đầu tỉnh táo
CỘNG SẢN ĐANG BƯỚC VÀO CÁC NGÕ NGÁCH CỦA CÁC TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG , ĐANG DÙNG CHÍNH NHỮNG NHÂN VẬT CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỂ PHÂN HÓA , LÀM TÊ LIỆT Ý CHÍ , LÀM NGAO NGÁN SỰ CHỐNG ĐỐI CHÚNG , XIN ĐỒNG BÀO CẨN THẬN , CHÚNG DÙNG TÔN GIÁO ĐỂ CHỬI BỚI LẪN NHAU , PHÁ NÁT NIỀM TIN THIÊNG LIÊNG CỦA CHÚNG TA , BÔI NHỌ CÁC VỊ LÃNH ĐẠO CÁC TÔN GIÁO
ĐÓ LÀ MỤC ĐÍCH CỦA CHÚNG. AI THEO VÀ TIN ĐẠO NÀO CỨ MỘT LÒNG VỚI NIỀM TIN ẤY , ĐỪNG MẮC MƯU CHÚNG
Xin mời đọc. Một bài viết công phu và thâm diệu. Trân trọng
Những người luyến tiếc Chế độ VNCH vì họ có cái đầu tỉnh táo.
Lê Diễn Đức
Tôi không hứng thú lắm khi viết về ngày 30/4 vì đã nhiều năm nay, năm nào cũng viết, nhưng những bài viết thường chỉ mang đến cho tôi những nỗi buồn hơn là những ký ức khó quên.
Cái buổi hôm ấy, lúc mọi người trong nhà tù Hoả Lò khấp khởi vui mừng "chiến thắng" khi được giám thị thông báo, thì tôi đau xót, im lặng và hụt hẫng. Tôi vẫn hy vọng sau khi ra tù, sẽ tìm cách trốn vào Nam để sống. Với cái lý lịch ở tù, sự tồn tại vươn lên của tôi trong chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) chắc chắn sẽ vô cùng nan giải. Tôi đã từng kín đáo hỏi thăm, tìm hiểu cách "chạy" vào Nam từ một người bạn tù. Khó khăn nhất là đoạn từ sông Bến Hải vào đến sông Hàn, Đà nẵng. Còn qua được sông Hàn thì mọi việc êm xuôi. Lúc này tôi vẫn hy vọng bộ đội miền Bắc không tiến được vào sâu hơn nữa. Tôi không nghĩ đến một cái "chiến thắng" nhanh chóng như vậy!
Thật chua xót. Tôi từng là anh chàng học sinh, biết được đi nước ngoài du học nhưng vẫn rủ đám bạn bè trong lớp lấy máu viết thư xin đi bộ đội. Ra chiến trường, dù có chết, với chúng tôi thật vô cùng ý nghĩa. Tôi đã tận mắt trông thấy và tham gia cứu thương trong những trận dội bom của máy bay Mỹ xuống làng mạc miền Bắc làm chết nhiều người. Chỉ với lòng căm thù đế quốc Mỹ. Sôi sục ý chí trả nợ nước thù nhà. Nhưng rồi dần dà tôi đã hiểu. Đây là chiến tranh. Một cuộc chiến tranh khốc liệt, tắm máu, huynh đệ tương tàn, cho việc nhuộm đỏ toàn đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), một cuộc chiến ý thức hệ, rõ ràng và nhất quán. Mỹ và miền Nam đã phải nỗ lực ngăn chặn và bảo vệ tự do.
Năm 1954, Việt Nam chia hai. Việt Nam Cộng Hoà (VNCH) là một quốc gia độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, là quan sát viên tại Liên Hiệp Quốc. Miền Nam sẽ thanh bình, phát triển và đi lên nếu như miền Bắc không gây chiến và phá rối. Người ta có thể thống nhất đất nước bằng nhiều cách, không cần đổ máu, không cần đến "bạo lực cách mạng", mà nước Đức là một ví dụ. Nhưng để đánh chiếm miền Nam, miền Bắc có thể "đốt cả dãy Trường Sơn", dồn cả dân tộc vào máu lửa, quyết tâm trở thành "tiền đồn" của cả phe XHCN. Hồ Chí Minh từng nói: “Từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập, nhân dân Việt Nam luôn hướng về Liên Xô, đất nước của Lênin vĩ đại, và coi Liên Xô là Tổ quốc Cách Mạng, Tổ quốc thứ hai của mình”- (1959, HCM toàn tập, tập 11, trang 166).
Còn Lê Duẩn, trả lời phỏng vấn BBC Việt Ngữ, Nguyễn Mạnh Cầm, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam đã nói: "Chính sách này dựa trên nền tảng "một lý do quan trọng mà cố Tổng bí thư Lê Duẩn có lần đã giải thích một cách đơn giản: Ta đánh là đánh cả cho Trung Quốc, cho Liên Xô!".
Vâng, hầu như tất cả mọi phương tiện cho cuộc chiến, sản xuất, cũng như mọi nhu yếu phẩm cho đời sống, từ hạt gạo đến cây kim, sợi chỉ, đều do Liên Xô, Trung Quốc và các nước khác trong hệ thống cộng sản đổ tiền vào cung cấp. Nhưng vì "tất cả cho chiến trường", dân miền Bắc đã phải cam chịu cuộc sống đói nghèo, thiếu thốn, dồn hết tinh thần và vật chất cho công cuộc "giải phóng miền Nam". Và miền Bắc đã "giải phóng" miền Nam. Ngày 30/4/1975.
Trong bài "Phản nhân văn", nói về cuốn sách "Bên Thắng Cuộc" của nhà báo Huy Đức, tờ Công an Nhân dân (CAND) viết: "Đáng kinh ngạc nhất là Huy Đức “nhai lại” ý kiến sai trái, xạo xược của Dương Thu Hương. Trước khi sang châu Âu sống lưu vong, bà ta phun ra hàng loạt phát ngôn điên loạn, trong mớ hổ lốn, hồ đồ đó, có đoạn nói rằng, ngày mới đặt chân đến Sài Gòn, bà ta đã choáng ngợp trước cuộc sống tiện nghi ở miền Nam, khác rất xa với cuộc sống khó khăn ở miền Bắc: “Tôi đã ngồi phệt xuống vỉa hè Sài Gòn khóc, tôi biết miền Nam đã giải phóng miền Bắc chứ không phải ngược lại...”. Giờ đây, Huy Đức lại bắt câu đó với hàm ý khen miền Nam nhiều hàng hóa và đời sống sung túc hơn miền Bắc, tự do dân chủ hơn miền Bắc nên đã “giải phóng” ngược lại miền Bắc! Về đoạn này, trên mạng có bài viết ký tên “nhà văn Đông La” phân tích: “Cái nền văn minh mà Huy Đức thấy qua “mấy chiếc xe đạp bóng lộn”, “cặp nhẫn vàng chóe”, “những chiếc máy Akai, radio cassette” rồi “rạp chiếu bóng, nhạc viện và sân khấu ca nhạc”... đều có từ “925 tỷ USD” mà Mỹ đã chi cho cuộc chiến ở Việt Nam kèm theo 58.000 nhân mạng nữa để rồi mất trắng trở về...”.
Không chỉ nhà văn Dương Thu Hương khóc mà sau ngày "giải phóng", nhiều người khác đã vỡ mộng! Phải có tấm lòng thật nhân văn mới hiểu rằng, tiếng khóc của Dương Thu Hương là thành thật và là sự cảnh báo. Những thứ mà họ "giải phóng" và huỷ hoại thì chính họ chứ không ai khác lại đã quay lại một thập niên sau đó.
925 tỷ USD đã Mỹ chi cho cuộc chiến ở Việt Nam. Vâng, nhưng thử hỏi bao nhiêu tỷ USD mà Liên Xô, Trung Quốc và phe XHCN đã rót cho miền Bắc kèm theo hàng triệu nhân mạng cũng ra đi không trở về? Người miền Nam không chỉ có "những chiếc xe đạp bóng lộn", "cặp nhẫn vàng choé"... Việt Nam Cộng hoà (VNCH), trong 20 năm, tuy chưa có một nền dân chủ hoàn toàn, phải đối mặt với tình trạng chiến tranh, nhưng đã có một nền kinh tế đa dạng, một xã hội văn minh, một nền giáo dục kỷ cương đáng tự hào, một tập quán sinh hoạt công cộng lịch lãm và tiến bộ. Những người gắn bó với VNCH có lý do chính đáng để tiếc nuối.
Những thứ này sau 1975 đã dần dần bị băng hoại. Còn “mấy chiếc xe đạp bóng lộn”, “cặp nhẫn vàng chóe”, “những chiếc máy Akai, radio cassette”, tất tật mọi thứ của miền Nam sau ngày 30/04/1975, muốn hay không muốn, chúng vẫn trùng trùng nối nhau ra Bắc. Tôi vẫn nhớ cuối năm 1975, hình ảnh ở khu tập thể quân đội số 3B đường Ông Ích Khiêm, Hà Nội. Cứ tối đến, hàng xóm quây quần, xúm xít ngồi xem phim qua chiếc Motorola của gia đình mang từ trong Nam ra. Máy truyền hình ở miền Bắc lúc đó là cả nột tài sản lớn.
Bài báo CAND viết tiếp: "Cũng cần phải nhắc lại rằng: từ số tiền khổng lồ đó, Mỹ đã đổi ra 7,5 triệu lít chất độc da cam/dioxin; 7,85 triệu tấn bom đạn để rải xuống Việt Nam, giết chết khoảng 4 triệu người, gây thương tật cho hàng triệu người khác, nhất là những đứa trẻ nạn nhân của chất độc da cam/dioxin; tàn phá hàng ngàn thành phố, thị xã, làng mạc, trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo... Thế nhưng Huy Đức, Dương Thu Hương và một vài “nhà dân chủ” mới được “bơm”, cố tình không hiểu điều đó, họ tôn thờ tiện nghi vật chất hơn phẩm giá và lòng tự trọng của một dân tộc, sùng bái “bơ”, “sữa”... hơn xương máu của những người con dân đất Việt đã ngã xuống để có độc lập, tự do hôm nay!".
Tôi không nghĩ rằng, "số tiền khổng lồ đó, Mỹ đổi ra 7,85 triệu tấn bom đạn, để giết chết khoảng 4 triệu người và thương tật cho hàng triệu người khác". Cái chết của khoảng 4 triệu người và thương tật của hàng triệu người khác có sự can dự của cả hàng triệu tấn đạn dược của Liên Xô, Trung Quốc. Cuộc tổng tấn công của Việt Cộng trong Tết Mậu Thân 1968, những cuộc pháo kích, đánh mìn, nổ bom vào các chợ, trường học, rạp hát...
Cuối cùng, đây là con số của cả cuộc chiến. Chiến tranh, bên nào cũng đều phải sử dụng đến súng đạn. Còn "7,5 triệu lít chất độc da cam/dioxin" diệt cỏ, phát quang của Mỹ không nhắm vào dân thường mà nhắm vào nơi ẩn trú của Việt Cộng. Có thể nó để lại di hại cho môi trường nhưng không quá bị thổi phồng như bộ máy tuyên truyền của cộng sản.
Tôi đã vào sống trong Nam và đi nhiều nơi, ở đâu cũng thấy màu xanh cây lá. Những đám rừng bị chất độc da cam xa lắc lơ đâu đó tôi không có cơ hội nhìn thấy. Còn nạn phá rừng giờ đây khủng khiếp hơn nhiều.
Bọn cơ hội bắt tay với các quan chức cộng sản phá rừng, lấy gỗ làm giàu, mà Trầm Bê hay Cường Đô La là những ví dụ. Thực phẩm độc hại mà dân Việt dùng hôm nay, chủ yếu từ Trung Quốc, công khai huỷ diệt nòi giống Việt, làm cho bệnh ung thư của Việt Nam ở vị trí cao nhất thế giới và mỗi năm chết khoảng 75 ngàn người, man rợ và bi thảm hơn nhiều.
Người ta cứ thích nhớ mãi cái đã qua đi gần 40 năm mà cho phép mình "quên" hiện tại trước mặt! Sùng bái "bơ", "sữa" không ai hơn những quan chức cộng sản, những "đại gia" đỏ phè phỡn với ô tô siêu sang trọng, nhà lầu, người hầu kẻ hạ, con cái đi du học nước ngoài. XHCN không thấy đâu, nhưng tư bản chủ nghĩa ngấm sâu vào từng sinh hoạt nhỏ nhất của giới chức có quyền, của những ông "vua tập thể" trong triều đại phong kiến-cộng sản quái thai này.
Tôi quen thân với ông Nguyễn Lương Thuật, một cựu sĩ quan hải quân VNCH, cư ngụ ở Seattle, tiểu bang Washington. Chiều 29/4/1975 ông chỉ huy một chiến hạm và đã tiếp nhận hàng trăm người leo lên tàu di tản khỏi Sài Gòn., Ông đã đứng ngẩn ngơ nhìn con tàu xa dần bến bờ quê hương và thầm nghĩ, thôi, dù sao cũng đã chấm dứt một cuộc chiến, những người cộng sản đã thắng, đất nước thống nhất, mong rằng họ sẽ đưa đất nước phát triển, bình yên và dân chúng được hạnh phúc.
Ông đã chết năm 2007 vì ung thư và mang theo giấc mơ vô cùng vị tha của mình xuống mồ.
Máu xương của những người con đất Việt đã ngã xuống, nước nhà thống nhất, độc lập, nhưng hoàn toàn không có tự do. Người Việt phải bỏ nước ra đi, tha phương cầu thực, sự chia rẽ vẫn nhức nhối. Đất nước nằm trong tay một tập đoàn bao gồm các băng nhóm trục lợi. Quyền tự do của công dân bị bóp nghẹt và đàn áp. Không có bầu cử tự do, không có báo chí tự do, cả một hệ thống chính trị là một nhà tù vĩ đại giam cầm, khống chế dân tộc. Những người đã từng dấn thân, bị tù đày cho chính thể hôm nay đã phải thất vọng.
Có lẽ câu nói của ông Huỳnh Nhật Tấn, cựu Phó giám đốc Trường Đảng tỉnh Lâm Đồng, mang tính đại diện nhất: "Tôi có lỗi với dân tộc. Chính cái hăng hái, nhiệt huyết của tôi đã góp phần dựng nên chế độ độc tài hiện nay, đã vô tình đem lại sự đau khổ hiện nay".
Cầm quyền 38 năm, và còn tiếp tục 39, rồi 40 năm và có thể sẽ lâu hơn, ĐCSVN đã chứng tỏ là một tập đoàn phản động, phản bội, chạy theo đồng tiền bất chấp lợi ích và chủ quyền lãnh thổ của đất nước. Nhân dân, những người đã bỏ xương máu để có nhà nước hôm nay, trở thành kẻ nô lệ, bị lừa gạt và sống trong sợ hãi của sự đàn áp, bị u mê bởi những trò mị dân "mua thần bán thánh", hoặc bị lên đồng điên khùng bằng những chất kích hoạt khác.
Đất nước là tổng thể của một bức tranh ô hợp, lạc loạn, kẻ có địa vị giàu có cứ tiếp tục giàu có thêm, kẻ bần cùng vật lộn với miếng ăn hàng ngày, phó mặc sự đời, kỷ cương phép nước và các giá trị đạo đức của xã hội đảo lộn. 38 năm "giải phóng" thực sự trở thành 38 năm kinh hoàng của thời kỳ phong kiến-tư bản man sơ, hoang dã với mỹ từ "kinh tế thị trường định hướng XHCN". Vâng, chỉ mới "định hướng" thôi, còn tiến về đâu không biết. 38 năm đi hoài, đi loanh quanh, đi mãi về một nơi mà chẳng bao giờ biết nó là cái gì cả, có tồn tại hay không.
© 2013 Lê Diễn Đức - RFA Blog
CỘNG SẢN ĐANG BƯỚC VÀO CÁC NGÕ NGÁCH CỦA CÁC TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG , ĐANG DÙNG CHÍNH NHỮNG NHÂN VẬT CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỂ PHÂN HÓA , LÀM TÊ LIỆT Ý CHÍ , LÀM NGAO NGÁN SỰ CHỐNG ĐỐI CHÚNG , XIN ĐỒNG BÀO CẨN THẬN , CHÚNG DÙNG TÔN GIÁO ĐỂ CHỬI BỚI LẪN NHAU , PHÁ NÁT NIỀM TIN THIÊNG LIÊNG CỦA CHÚNG TA , BÔI NHỌ CÁC VỊ LÃNH ĐẠO CÁC TÔN GIÁO
ĐÓ LÀ MỤC ĐÍCH CỦA CHÚNG. AI THEO VÀ TIN ĐẠO NÀO CỨ MỘT LÒNG VỚI NIỀM TIN ẤY , ĐỪNG MẮC MƯU CHÚNG
Xin mời đọc. Một bài viết công phu và thâm diệu. Trân trọng
Những người luyến tiếc Chế độ VNCH vì họ có cái đầu tỉnh táo.
Lê Diễn Đức
Tôi không hứng thú lắm khi viết về ngày 30/4 vì đã nhiều năm nay, năm nào cũng viết, nhưng những bài viết thường chỉ mang đến cho tôi những nỗi buồn hơn là những ký ức khó quên.
Cái buổi hôm ấy, lúc mọi người trong nhà tù Hoả Lò khấp khởi vui mừng "chiến thắng" khi được giám thị thông báo, thì tôi đau xót, im lặng và hụt hẫng. Tôi vẫn hy vọng sau khi ra tù, sẽ tìm cách trốn vào Nam để sống. Với cái lý lịch ở tù, sự tồn tại vươn lên của tôi trong chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) chắc chắn sẽ vô cùng nan giải. Tôi đã từng kín đáo hỏi thăm, tìm hiểu cách "chạy" vào Nam từ một người bạn tù. Khó khăn nhất là đoạn từ sông Bến Hải vào đến sông Hàn, Đà nẵng. Còn qua được sông Hàn thì mọi việc êm xuôi. Lúc này tôi vẫn hy vọng bộ đội miền Bắc không tiến được vào sâu hơn nữa. Tôi không nghĩ đến một cái "chiến thắng" nhanh chóng như vậy!
Thật chua xót. Tôi từng là anh chàng học sinh, biết được đi nước ngoài du học nhưng vẫn rủ đám bạn bè trong lớp lấy máu viết thư xin đi bộ đội. Ra chiến trường, dù có chết, với chúng tôi thật vô cùng ý nghĩa. Tôi đã tận mắt trông thấy và tham gia cứu thương trong những trận dội bom của máy bay Mỹ xuống làng mạc miền Bắc làm chết nhiều người. Chỉ với lòng căm thù đế quốc Mỹ. Sôi sục ý chí trả nợ nước thù nhà. Nhưng rồi dần dà tôi đã hiểu. Đây là chiến tranh. Một cuộc chiến tranh khốc liệt, tắm máu, huynh đệ tương tàn, cho việc nhuộm đỏ toàn đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), một cuộc chiến ý thức hệ, rõ ràng và nhất quán. Mỹ và miền Nam đã phải nỗ lực ngăn chặn và bảo vệ tự do.
Năm 1954, Việt Nam chia hai. Việt Nam Cộng Hoà (VNCH) là một quốc gia độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, là quan sát viên tại Liên Hiệp Quốc. Miền Nam sẽ thanh bình, phát triển và đi lên nếu như miền Bắc không gây chiến và phá rối. Người ta có thể thống nhất đất nước bằng nhiều cách, không cần đổ máu, không cần đến "bạo lực cách mạng", mà nước Đức là một ví dụ. Nhưng để đánh chiếm miền Nam, miền Bắc có thể "đốt cả dãy Trường Sơn", dồn cả dân tộc vào máu lửa, quyết tâm trở thành "tiền đồn" của cả phe XHCN. Hồ Chí Minh từng nói: “Từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập, nhân dân Việt Nam luôn hướng về Liên Xô, đất nước của Lênin vĩ đại, và coi Liên Xô là Tổ quốc Cách Mạng, Tổ quốc thứ hai của mình”- (1959, HCM toàn tập, tập 11, trang 166).
Còn Lê Duẩn, trả lời phỏng vấn BBC Việt Ngữ, Nguyễn Mạnh Cầm, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam đã nói: "Chính sách này dựa trên nền tảng "một lý do quan trọng mà cố Tổng bí thư Lê Duẩn có lần đã giải thích một cách đơn giản: Ta đánh là đánh cả cho Trung Quốc, cho Liên Xô!".
Vâng, hầu như tất cả mọi phương tiện cho cuộc chiến, sản xuất, cũng như mọi nhu yếu phẩm cho đời sống, từ hạt gạo đến cây kim, sợi chỉ, đều do Liên Xô, Trung Quốc và các nước khác trong hệ thống cộng sản đổ tiền vào cung cấp. Nhưng vì "tất cả cho chiến trường", dân miền Bắc đã phải cam chịu cuộc sống đói nghèo, thiếu thốn, dồn hết tinh thần và vật chất cho công cuộc "giải phóng miền Nam". Và miền Bắc đã "giải phóng" miền Nam. Ngày 30/4/1975.
Trong bài "Phản nhân văn", nói về cuốn sách "Bên Thắng Cuộc" của nhà báo Huy Đức, tờ Công an Nhân dân (CAND) viết: "Đáng kinh ngạc nhất là Huy Đức “nhai lại” ý kiến sai trái, xạo xược của Dương Thu Hương. Trước khi sang châu Âu sống lưu vong, bà ta phun ra hàng loạt phát ngôn điên loạn, trong mớ hổ lốn, hồ đồ đó, có đoạn nói rằng, ngày mới đặt chân đến Sài Gòn, bà ta đã choáng ngợp trước cuộc sống tiện nghi ở miền Nam, khác rất xa với cuộc sống khó khăn ở miền Bắc: “Tôi đã ngồi phệt xuống vỉa hè Sài Gòn khóc, tôi biết miền Nam đã giải phóng miền Bắc chứ không phải ngược lại...”. Giờ đây, Huy Đức lại bắt câu đó với hàm ý khen miền Nam nhiều hàng hóa và đời sống sung túc hơn miền Bắc, tự do dân chủ hơn miền Bắc nên đã “giải phóng” ngược lại miền Bắc! Về đoạn này, trên mạng có bài viết ký tên “nhà văn Đông La” phân tích: “Cái nền văn minh mà Huy Đức thấy qua “mấy chiếc xe đạp bóng lộn”, “cặp nhẫn vàng chóe”, “những chiếc máy Akai, radio cassette” rồi “rạp chiếu bóng, nhạc viện và sân khấu ca nhạc”... đều có từ “925 tỷ USD” mà Mỹ đã chi cho cuộc chiến ở Việt Nam kèm theo 58.000 nhân mạng nữa để rồi mất trắng trở về...”.
Không chỉ nhà văn Dương Thu Hương khóc mà sau ngày "giải phóng", nhiều người khác đã vỡ mộng! Phải có tấm lòng thật nhân văn mới hiểu rằng, tiếng khóc của Dương Thu Hương là thành thật và là sự cảnh báo. Những thứ mà họ "giải phóng" và huỷ hoại thì chính họ chứ không ai khác lại đã quay lại một thập niên sau đó.
925 tỷ USD đã Mỹ chi cho cuộc chiến ở Việt Nam. Vâng, nhưng thử hỏi bao nhiêu tỷ USD mà Liên Xô, Trung Quốc và phe XHCN đã rót cho miền Bắc kèm theo hàng triệu nhân mạng cũng ra đi không trở về? Người miền Nam không chỉ có "những chiếc xe đạp bóng lộn", "cặp nhẫn vàng choé"... Việt Nam Cộng hoà (VNCH), trong 20 năm, tuy chưa có một nền dân chủ hoàn toàn, phải đối mặt với tình trạng chiến tranh, nhưng đã có một nền kinh tế đa dạng, một xã hội văn minh, một nền giáo dục kỷ cương đáng tự hào, một tập quán sinh hoạt công cộng lịch lãm và tiến bộ. Những người gắn bó với VNCH có lý do chính đáng để tiếc nuối.
Những thứ này sau 1975 đã dần dần bị băng hoại. Còn “mấy chiếc xe đạp bóng lộn”, “cặp nhẫn vàng chóe”, “những chiếc máy Akai, radio cassette”, tất tật mọi thứ của miền Nam sau ngày 30/04/1975, muốn hay không muốn, chúng vẫn trùng trùng nối nhau ra Bắc. Tôi vẫn nhớ cuối năm 1975, hình ảnh ở khu tập thể quân đội số 3B đường Ông Ích Khiêm, Hà Nội. Cứ tối đến, hàng xóm quây quần, xúm xít ngồi xem phim qua chiếc Motorola của gia đình mang từ trong Nam ra. Máy truyền hình ở miền Bắc lúc đó là cả nột tài sản lớn.
Bài báo CAND viết tiếp: "Cũng cần phải nhắc lại rằng: từ số tiền khổng lồ đó, Mỹ đã đổi ra 7,5 triệu lít chất độc da cam/dioxin; 7,85 triệu tấn bom đạn để rải xuống Việt Nam, giết chết khoảng 4 triệu người, gây thương tật cho hàng triệu người khác, nhất là những đứa trẻ nạn nhân của chất độc da cam/dioxin; tàn phá hàng ngàn thành phố, thị xã, làng mạc, trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo... Thế nhưng Huy Đức, Dương Thu Hương và một vài “nhà dân chủ” mới được “bơm”, cố tình không hiểu điều đó, họ tôn thờ tiện nghi vật chất hơn phẩm giá và lòng tự trọng của một dân tộc, sùng bái “bơ”, “sữa”... hơn xương máu của những người con dân đất Việt đã ngã xuống để có độc lập, tự do hôm nay!".
Tôi không nghĩ rằng, "số tiền khổng lồ đó, Mỹ đổi ra 7,85 triệu tấn bom đạn, để giết chết khoảng 4 triệu người và thương tật cho hàng triệu người khác". Cái chết của khoảng 4 triệu người và thương tật của hàng triệu người khác có sự can dự của cả hàng triệu tấn đạn dược của Liên Xô, Trung Quốc. Cuộc tổng tấn công của Việt Cộng trong Tết Mậu Thân 1968, những cuộc pháo kích, đánh mìn, nổ bom vào các chợ, trường học, rạp hát...
Cuối cùng, đây là con số của cả cuộc chiến. Chiến tranh, bên nào cũng đều phải sử dụng đến súng đạn. Còn "7,5 triệu lít chất độc da cam/dioxin" diệt cỏ, phát quang của Mỹ không nhắm vào dân thường mà nhắm vào nơi ẩn trú của Việt Cộng. Có thể nó để lại di hại cho môi trường nhưng không quá bị thổi phồng như bộ máy tuyên truyền của cộng sản.
Tôi đã vào sống trong Nam và đi nhiều nơi, ở đâu cũng thấy màu xanh cây lá. Những đám rừng bị chất độc da cam xa lắc lơ đâu đó tôi không có cơ hội nhìn thấy. Còn nạn phá rừng giờ đây khủng khiếp hơn nhiều.
Bọn cơ hội bắt tay với các quan chức cộng sản phá rừng, lấy gỗ làm giàu, mà Trầm Bê hay Cường Đô La là những ví dụ. Thực phẩm độc hại mà dân Việt dùng hôm nay, chủ yếu từ Trung Quốc, công khai huỷ diệt nòi giống Việt, làm cho bệnh ung thư của Việt Nam ở vị trí cao nhất thế giới và mỗi năm chết khoảng 75 ngàn người, man rợ và bi thảm hơn nhiều.
Người ta cứ thích nhớ mãi cái đã qua đi gần 40 năm mà cho phép mình "quên" hiện tại trước mặt! Sùng bái "bơ", "sữa" không ai hơn những quan chức cộng sản, những "đại gia" đỏ phè phỡn với ô tô siêu sang trọng, nhà lầu, người hầu kẻ hạ, con cái đi du học nước ngoài. XHCN không thấy đâu, nhưng tư bản chủ nghĩa ngấm sâu vào từng sinh hoạt nhỏ nhất của giới chức có quyền, của những ông "vua tập thể" trong triều đại phong kiến-cộng sản quái thai này.
Tôi quen thân với ông Nguyễn Lương Thuật, một cựu sĩ quan hải quân VNCH, cư ngụ ở Seattle, tiểu bang Washington. Chiều 29/4/1975 ông chỉ huy một chiến hạm và đã tiếp nhận hàng trăm người leo lên tàu di tản khỏi Sài Gòn., Ông đã đứng ngẩn ngơ nhìn con tàu xa dần bến bờ quê hương và thầm nghĩ, thôi, dù sao cũng đã chấm dứt một cuộc chiến, những người cộng sản đã thắng, đất nước thống nhất, mong rằng họ sẽ đưa đất nước phát triển, bình yên và dân chúng được hạnh phúc.
Ông đã chết năm 2007 vì ung thư và mang theo giấc mơ vô cùng vị tha của mình xuống mồ.
Máu xương của những người con đất Việt đã ngã xuống, nước nhà thống nhất, độc lập, nhưng hoàn toàn không có tự do. Người Việt phải bỏ nước ra đi, tha phương cầu thực, sự chia rẽ vẫn nhức nhối. Đất nước nằm trong tay một tập đoàn bao gồm các băng nhóm trục lợi. Quyền tự do của công dân bị bóp nghẹt và đàn áp. Không có bầu cử tự do, không có báo chí tự do, cả một hệ thống chính trị là một nhà tù vĩ đại giam cầm, khống chế dân tộc. Những người đã từng dấn thân, bị tù đày cho chính thể hôm nay đã phải thất vọng.
Có lẽ câu nói của ông Huỳnh Nhật Tấn, cựu Phó giám đốc Trường Đảng tỉnh Lâm Đồng, mang tính đại diện nhất: "Tôi có lỗi với dân tộc. Chính cái hăng hái, nhiệt huyết của tôi đã góp phần dựng nên chế độ độc tài hiện nay, đã vô tình đem lại sự đau khổ hiện nay".
Cầm quyền 38 năm, và còn tiếp tục 39, rồi 40 năm và có thể sẽ lâu hơn, ĐCSVN đã chứng tỏ là một tập đoàn phản động, phản bội, chạy theo đồng tiền bất chấp lợi ích và chủ quyền lãnh thổ của đất nước. Nhân dân, những người đã bỏ xương máu để có nhà nước hôm nay, trở thành kẻ nô lệ, bị lừa gạt và sống trong sợ hãi của sự đàn áp, bị u mê bởi những trò mị dân "mua thần bán thánh", hoặc bị lên đồng điên khùng bằng những chất kích hoạt khác.
Đất nước là tổng thể của một bức tranh ô hợp, lạc loạn, kẻ có địa vị giàu có cứ tiếp tục giàu có thêm, kẻ bần cùng vật lộn với miếng ăn hàng ngày, phó mặc sự đời, kỷ cương phép nước và các giá trị đạo đức của xã hội đảo lộn. 38 năm "giải phóng" thực sự trở thành 38 năm kinh hoàng của thời kỳ phong kiến-tư bản man sơ, hoang dã với mỹ từ "kinh tế thị trường định hướng XHCN". Vâng, chỉ mới "định hướng" thôi, còn tiến về đâu không biết. 38 năm đi hoài, đi loanh quanh, đi mãi về một nơi mà chẳng bao giờ biết nó là cái gì cả, có tồn tại hay không.
© 2013 Lê Diễn Đức - RFA Blog
12. Việt Nam đang đi vào con đường diệt vong !!
Tháng Mười Một 24, 2014
BS. TRẦN MỘNG LÂM
Đã từ lâu, chúng tôi liên tiếp viết nhiều bài để báo động người Việt Nam, trong cũng như ngoài nước, về hiểm họa mất nước vào tay Trung Cộng. Nhiều người cho rằng việc này không thích hợp với tôi, trong tư thế một người bác sĩ, vốn không rành chuyện chính trị cũng như luật pháp.
Gần đây, trong dịp ông Điếu cầy được hay bị trục xuất sang Mỹ, dư luận ồn ào quanh việc ông ta không chịu cầm lá cờ vàng mà người ta đã trao cho ông. Kẻ công kích, người bênh vực, tất cả chú trọng vào một nhân vật, mà thực ra cá nhân ông ta, chả có gì là quan trọng. Hãy bàn về vận mệnh Việt Nam.
Việt Nam đang đi vào con đường diệt vong !!
Mật ước Thành Đô không thể bị tiết lộ một cách tình cờ. Có cả một kế hoạch đem nó ra ánh sáng.
Dĩ nhiên người ta đã dự trù sự công kích lúc ban đầu. Nhưng với thời gian, dần dần người Việt Nam sẽ làm quen với sự hiện diện của nó, không còn ngỡ ngàng như trước nữa. Nên nhớ chính quyền Hà Nội vẫn lửng lơ con cá vàng, không hề có một tiếng nói chính thức nào cải chính hay bác bỏ những tin đồn liên quan tới Mật Ước này.
Nếu như đến thời điểm nào đó, năm 2020 chẳng hạn, Bắc Kinh và Hà Nội cùng công bố quyết định Việt Nam trở thành một quận lỵ của Trung Quốc, là ván đã đóng thuyền. Khi đó, chúng ta sẽ như Tân Cương, Tây Tạng, hết đường cục cựa, và các tòa án quốc tế, các tòa án về Biển, sẽ không còn một lý do nào can thiệp vào chuyện này nữa, vì nó đã trở thành việc nội bộ, của một quốc gia có tên CHINA !!!
Năm nay là năm 2014, nghĩa là chỉ còn vỏn vẹn ít năm nữa mà thôi.Đảng Cộng Sản Việt Nam, một đảng hoàn toàn bị thống trị, chi phối bởi đảng CS Trung Cộng, chỉ là một công cụ để thi hành kế hoạch này. Chúng ta phải bỏ hẳn cái ảo tưởng là sẽ có nhiều người yêu nước trong Đảng CS Việt Nam bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam.
Tôi đã cùng một luật sư tên tuổi tại Montréal thảo luận nhiều lần về vấn đề này. Theo người luật sư này, thì trong tình hình hiện tại, người Việt Nam chỉ , trên căn bản luật pháp (nghĩa là chúng ta chỉ dùng lý trí 100%, không dùng tình cảm, ủng hộ hay không ủng hộ) trông cậy vào Lá Cờ Vàng.
Đây là một biểu tượng của một Quốc Gia được Quốc Tế công nhận, hiện diện tại Miền Nam, mang tên Việt Nam Cộng Hòa.Việt Nam Cộng Hòa không ký một văn kiện nào về Trường Sa, Hoàng Sa với Bắc Kinh.Việt Nam Cộng Hòa không liên quan gì đến Mật Ước Thành Đô.Năm 1975, với súng đạn, Miền Bắc bức tử VNCH. Việc thống nhất Việt Nam hoàn toàn không do một cuộc Trưng Cầu Dân Ý nào, cho nên, người Miền Nam , công dân của VNCH, trong và ngoài nước, có thể phản đối trên căn bản luật pháp về những gì liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa nói riêng, và lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa nói chung.
Bởi vậy cho nên, người Việt Nam nào yêu nước, muốn bảo vệ Việt Nam bằng Pháp Lý (Tránh cho trong tương lai,các thế hệ sau, phải làm những cuộc nổi dậy đẫm máu), không còn một lựa chọn nào khác, là cùng nhau đứng dưới Lá Cờ Vàng, dù thích hay không thích lá cờ này, vì lý do này hay lý do khác.Hãy hồi phục lại một tập thể các công dân của Việt Nam Cộng Hòa.Tổ Quốc Trên Hết
Xin gửi đến những nhà ái quốc Việt Nam câu nói trên, để mọi người suy nghĩ.
Tổ Quốc chúng ta đang lâm nguy. Xin mọi người nhớ rõ điều này và dẹp bỏ tất cả những tỵ hiềm cá nhân, chọn lá cờ vàng.Tôi xin nói rõ lại, là việc lựa chọn này hoàn toàn là lý trí chứ không nhất thiết vì tình cảm. Chúng ta không còn giải pháp nào khác. //
********************************************************************************************************************************
11. LỚN LÊN MỚI BIẾT
Hồi nhỏ tưởng học lịch sử để biết về tổ tiên nòi giống
Lớn lên mới biết là láu cá nhồi sọ
Hồi nhỏ tưởng ráng học thành tài để phục vụ đất nước
Lớn lên mới biết thành tài chỉ được phục vụ nước khác
Hồi nhỏ tưởng công an bắt cướp
Lớn lên mới biết công an ăn cướp
Hồi nhỏ tưởng cờ đỏ sao vàng là cờ tổ quốc
Lớn lên mới biết đó là cờ Phúc Kiến Trung Quốc
Hồi nhỏ tưởng Mỹ-Nguỵ là ác
Lớn lên mới biết CS mới ác
Hồi nhỏ tưởng bán vàng giàu nhất
Lớn lên mới biết bán nước giàu hơn
Hồi nhỏ tưởng đánh trận lập công lớn mới được lên tướng
Lớn lên mới biết lòn cúi hèn hạ với giặc cũng lên tướng
Hồi nhỏ tưởng chống TQ là yêu nước
Lớn lên mới biết chống TQ là phản quốc
Hồi nhỏ tưởng Đảng giải phóng miền Nam đói rách
Lớn lên mới biết là cướp miền nam giàu có
Hồi nhỏ tưởng bác Hồ là người Việt Nam
Lớn lên mới biết là người TQ
Hồi nhỏ tưởng cán bộ là đầy tớ lo cho dân ấm no
Lớn lên mới biết dân là đầy tớ lo cho cán bộ ấm no
Hồi nhỏ tưởng yêu nước là yêu tổ quốc
Lớn lên mới biết yêu nước là yêu Đảng
Hồi nhỏ tưởng những người lưu vong là Việt gian
Lớn lên mới biết đó là khúc ruột ngàn năm
Hồi nhỏ tưởng hi sinh xương máu đánh Mỹ là đánh cho dân tộc
Lớn lên mới biết đánh cho Liên Sô và TQ
Hồi nhỏ tưởng Lê Văn Tám, Tô Vĩnh Diện, Hồ Thị Kỷ là anh hùng
Lớn lên mới biết đó là sản phẫm tuyên truyền bố láo
Hồi nhỏ tưởng thác Bản Giốc, Ải Nam Quan, Đảo Gạc Ma là của Việt Nam
Lớn lên mới biết của TQ
Hồi nhỏ tưởng muốn thành tiên thành thánh phải tu thân tích đức
Lớn lên mới biết gian manh xảo trá độc ác giết vài triệu người mới được thành tiên thành thánh
Hồi nhỏ tưởng tiền cứu trợ thiên tai dành cho dân
Lớn lên mới biết dành cho cán bộ.
Hồi nhỏ tưởng cờ vàng của bọn nguỵ
Lớn lên mới biết cờ vàng có từ thời Vua Thành Thái
(Tác giả unkown)
10. Ngày tàn của chế độ CSVN.
9. XIN MỘT PHÚT ĐỂ XEM RÕ VAI TRÒ CỦA THÚY NGA PARIS NGÀY HÔM NAY
On Tuesday, November 11, 2014 6:42 PM, "vanngoc@sympatico.ca" <vanngoc@sympatico.ca> wrote:
Quá khứ cho thấy CS luôn thắng người Quốc gia bởi sự hời hợt, xem nhẹ, và bỏ qua những việc tưởng là nhỏ nhưng không hề nhỏ chút nào. XIN MỘT PHÚT ĐỂ XEM RÕ VAI TRÒ CỦA THÚY NGA PARIS NGÀY HÔM NAY
TỪ VIỆC VÂN SƠN VỀ VN LÀM SHOW,
SUY NGHĨ VỀ VIỆC THÚY NGA PARIS BY NIGHT ĐANG NHẬN TIỀN CỦA CÁC ĐẠI GIA (?) Ở VN
Không phải chỉ Vân Sơn, mà Thúy Nga Paris cũng đang từ từ biến thành công cụ tuyên truyền cho Cộng Sản, khi họ đang công khai và kín đáo nhận tiền tài trợ của Cộng sản, dưới danh nghĩa là của các nhà tài trợ trong nước để thực hiện các DVD Paris By Night.Mời quý anh chị xem lại cuốn Lụa 106 cùng Vip Party, rồi mới nhất là cuốn 109 kỷ niệm 30 năm và Vip Party, để thấy đầy dẫy các khuôn mặt hoa hậu, người mẫu, ca sĩ, diễn viên và các đại gia… ngồi chễm chệ ở các hàng ghế đầu, được ân cần và trang trọng giới thiệu, là khách mời danh dự trong Vip Party sau đó. Các anh chị có nhận thấy là khỏang 50% đến 60% tiền thưởng các câu đố là của các đại gia trong nước tặng không? (tuy họ không giới thiệu hết, nhưng cứ nhìn địa chỉ website chạy ở dưới, tận cùng bằng .vn là biết ở trong nước). Nham nhở lắm khi 2 MC tuyên bố khán giả được tham dự đố vui là do Trung tâm đã chọn sẵn!!! Đó là mặt nổi, còn bên trong, Thúy Nga nhận bao nhiêu tiền của VC?Vì nhận tiền của VC (?) nên các bài hát trong các cuốn DVD này, nếu là nhạc cũ trước năm 1975 thì vô thưởng vô phạt, như bài Hoa nở về đêm trong DVD 109, còn lại là các ca khúc bây giờ do các nhạc sĩ trong nước sáng tác, có nội dung phần lớn là than khóc cho cuộc tình dang dở, dở dang của các cô cậu mới lớn, hay khá hơn một chút là các bài hát ca ngợi quê hương tươi đẹp hiện nay (?) của VNCS.
Mục đích mà bấy lâu nay họ tự hào là giữ gìn và phát huy văn hóa, văn nghệ Việt Nam bây giờ đã từ từ thay đổi rồi: Thúy Nga đang quảng cáo, tuyên truyền có lợi cho VC một cách rất tinh vi khi họ dùng hình ảnh các doanh nhân thành đạt, các người mẫu, hoa hậu, ca sĩ, diễn viên xinh đẹp, hát hay, trình diễn giỏi từ trong nước ra…để cho một số người nhẹ dạ lầm tưởng rằng VN đang giàu mạnh, quê hương dưới sự cai trị của Đảng CS đang đẹp lên. Thúy Nga gián tiếp chỉ cho Cộng đồng tị nạn VN thấy là ở VN bây giờ được tự do kinh doanh, rất nhiều người thành đạt, giàu có rồi; ai cũng xinh tươi, ăn mặc đẹp đây này… Chính quyền CSVN bây giờ “thoáng” lắm rồi, cho phép đi nước ngoài, tham dự vào các sinh họat nổi đình đám và có một thời chống Cộng như Thúy Nga Paris… Ai bảo là ở VN không có tự do, dân chủ?
Rõ ràng là CSVN đã bật đèn xanh để cho các thành phần nêu trên được vào Mỹ, dùng dollars để dần dần biến Thúy Nga Paris thành sân khấu của họ. Khi mà các đoàn văn công của CSVN như Duyên Dáng VN, không thể qua đây để trình diễn vì gặp sự phản kháng quyết liệt của Cộng đồng, thì cách dùng tiền bạc để điều khiển, thao túng và lũng đọan từ từ...dùng chính Trung Tâm mà bấy lâu nay Người Việt tị nạn CS nuôi dưỡng để tuyên truyền khéo léo, thật là một kế sách thâm độc và có kết quả tuyệt vời!
Đúng là tuyệt vời vì khán giả ở khắp nơi trên thế giới vẫn đi xem, vẫn mua băng Thúy Nga về xem vì có hình thức đẹp quá mà, họ đâu có thấy bài nào ca ngợi HCM, khen tụng Đảng CSVN đâu! từ đó nội dung tuyên truyền lòng yêu nước VNCS hiện tại, yêu Chủ Nghĩa Xã Hội sẽ thấm từ từ… Khán giả sẽ dần quen với các khuôn mặt showbiz ở trong nước, sẽ quen nghe và yêu thích các ca khúc (phần lớn không thể gọi là nhạc đúng nghĩa) lúc nào không hay, sẽ quên mất căn cước tị nạn CS của mình, quên rằng nước VN gần 40 năm kể từ năm 1975 vẫn là nước chậm tiến, tham nhũng so với các nước lân cận như: Thái Lan, Singapore, Mã lai, Nam Hàn… Quên rằng đa số người dân VN là nghèo khổ, rất nhiều gia đình bị mất đất, mất nhà, mất ruộng vườn vì chủ trương lấy đất bán cho các công ty nước ngoài để làm công ty, sân golf, xây các chung cư cao cấp cho nhà giàu… VNCS là một trong những nước dẫn đầu về thành tích tham nhũng, vi phạm nhân quyền. Hiện tại có rất nhiều nhà đấu tranh dân chủ đang bị giam cầm, gia đình họ bị đàn áp, sách nhiễu. Đau đớn hơn, VNCS là một trong các nước bị thế giới kết án nhiều nhất về việc bán phụ nữ, trẻ em để làm nô lệ tình dục.
Kết quả có thể thấy ngay lúc này là VC có thể tíến hành nghị quyết 36 một cách êm ả nhưng hiệu quả vô cùng, có thể vô hiệu hóa nỗ lực chống xâm nhập văn hóa, văn công của CS vào Cộng Đồng Tị Nạn, xoi mòn chút tinh thần đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền còn lại nơi những người Việt còn có tấm lòng, bằng chứng là họ chẳng vấp phải sự lên tiếng chống đối của ai cả!
Tôi tự hỏi “Tại sao ông Tô văn Lai, cô Marie Tô, ông Nguyễn Ngọc Ngạn lại làm như vậy?” Hơn ai hết, họ biết là sau các đồng tiền tài trợ (hay đầu tư?), chắc chắn là có bàn tay lông lá của Đảng CS. Ngoài việc muốn có nhiều tiền tài trợ để có thể sản xuất các cuốn DVD ngày càng tầm cỡ như họ cho biết, còn có ý đồ nào khác không? Có phải họ muốn bán băng Thúy Nga Paris by Night ở trong nước? Có phải họ cho rằng sau gần 40 năm, họ không còn là dân tị nạn CS nữa mà là Việt kiều yêu nước? Họ có bổn phận đóng góp, tiếp tay cho chính quyền CS thực hiện nghị quyết 36 ở Hải Ngoại? Hay đơn thuần là vì mục đích thương mại, muốn thu vào nhiều tiền hơn nên cần đến quảng cáo và tài trợ của các công ty trong nước?
Tôi cố ép lòng để chấp nhận lý do cuối cùng là vì TIỀN mà Thúy Nga làm như thế (không đề cập gì đến các vấn đề kinh tế, xã hội…của VN đang sôi nổi, chính trị dĩ nhiên là không dám rồi, đưa giới showbiz trong nước vào trong các màn trình diễn, quảng cáo cho các công ty trong nước…). Nhưng tôi rất e ngại vì xưa nay có mấy ai nhận đồng tiền, trực tiếp hay gián tiếp, của Cộng Sản mà không phải làm theo chỉ thị của họ? Không bị họ khống chế, điều khiển?
Chỉ là giải trí thôi, có gì đâu mà lo sợ quá thế? Tôi vẫn muốn tin là không có tác hại gì quan trọng đến đời sống, tư tưởng, quan điểm của người Việt quốc gia ở Little Saigon, nhưng tôi không thể. Xin quý anh chị đừng cho tôi là quá bi quan, lo chuyện bao đồng...Quá khứ cho thấy CS luôn thắng người Quốc gia bởi sự hời hợt, xem nhẹ, và bỏ qua những việc tưởng là nhỏ nhưng không hề nhỏ chút nào.
Cám ơn đã đọc.
Thời Lê 20
Ý Kiến Bạn Đọc:
-CHS tại Boston: Không phải hôm nay, mà đã từ lâu. Nguyễn cao Kỳ & Kỳ Duyên đã thả bong bóng. MC NNG cũng đã quay lưng với cộng đồng (vì những xót thương cho vợ con Y tử vong trên đường vượt biên) đã gom sức xây đắp cho thành công của Y & TN. TN bây giờ chỉ là "diện", nhưng "điểm" chính là những tên CS tư bản đỏ. Hãy tuyệt đối "tẩy chay" những sản phẩn của TN cùng tập đoàn Ăn Cơm Quốc Gia thờ ma CS đang giấu mặt trong chiêu bài văn hóa dân tộc của TN Paris By Night. Cám Ơn.
On Tuesday, November 11, 2014 6:42 PM, "vanngoc@sympatico.ca" <vanngoc@sympatico.ca> wrote:
Quá khứ cho thấy CS luôn thắng người Quốc gia bởi sự hời hợt, xem nhẹ, và bỏ qua những việc tưởng là nhỏ nhưng không hề nhỏ chút nào. XIN MỘT PHÚT ĐỂ XEM RÕ VAI TRÒ CỦA THÚY NGA PARIS NGÀY HÔM NAY
TỪ VIỆC VÂN SƠN VỀ VN LÀM SHOW,
SUY NGHĨ VỀ VIỆC THÚY NGA PARIS BY NIGHT ĐANG NHẬN TIỀN CỦA CÁC ĐẠI GIA (?) Ở VN
Không phải chỉ Vân Sơn, mà Thúy Nga Paris cũng đang từ từ biến thành công cụ tuyên truyền cho Cộng Sản, khi họ đang công khai và kín đáo nhận tiền tài trợ của Cộng sản, dưới danh nghĩa là của các nhà tài trợ trong nước để thực hiện các DVD Paris By Night.Mời quý anh chị xem lại cuốn Lụa 106 cùng Vip Party, rồi mới nhất là cuốn 109 kỷ niệm 30 năm và Vip Party, để thấy đầy dẫy các khuôn mặt hoa hậu, người mẫu, ca sĩ, diễn viên và các đại gia… ngồi chễm chệ ở các hàng ghế đầu, được ân cần và trang trọng giới thiệu, là khách mời danh dự trong Vip Party sau đó. Các anh chị có nhận thấy là khỏang 50% đến 60% tiền thưởng các câu đố là của các đại gia trong nước tặng không? (tuy họ không giới thiệu hết, nhưng cứ nhìn địa chỉ website chạy ở dưới, tận cùng bằng .vn là biết ở trong nước). Nham nhở lắm khi 2 MC tuyên bố khán giả được tham dự đố vui là do Trung tâm đã chọn sẵn!!! Đó là mặt nổi, còn bên trong, Thúy Nga nhận bao nhiêu tiền của VC?Vì nhận tiền của VC (?) nên các bài hát trong các cuốn DVD này, nếu là nhạc cũ trước năm 1975 thì vô thưởng vô phạt, như bài Hoa nở về đêm trong DVD 109, còn lại là các ca khúc bây giờ do các nhạc sĩ trong nước sáng tác, có nội dung phần lớn là than khóc cho cuộc tình dang dở, dở dang của các cô cậu mới lớn, hay khá hơn một chút là các bài hát ca ngợi quê hương tươi đẹp hiện nay (?) của VNCS.
Mục đích mà bấy lâu nay họ tự hào là giữ gìn và phát huy văn hóa, văn nghệ Việt Nam bây giờ đã từ từ thay đổi rồi: Thúy Nga đang quảng cáo, tuyên truyền có lợi cho VC một cách rất tinh vi khi họ dùng hình ảnh các doanh nhân thành đạt, các người mẫu, hoa hậu, ca sĩ, diễn viên xinh đẹp, hát hay, trình diễn giỏi từ trong nước ra…để cho một số người nhẹ dạ lầm tưởng rằng VN đang giàu mạnh, quê hương dưới sự cai trị của Đảng CS đang đẹp lên. Thúy Nga gián tiếp chỉ cho Cộng đồng tị nạn VN thấy là ở VN bây giờ được tự do kinh doanh, rất nhiều người thành đạt, giàu có rồi; ai cũng xinh tươi, ăn mặc đẹp đây này… Chính quyền CSVN bây giờ “thoáng” lắm rồi, cho phép đi nước ngoài, tham dự vào các sinh họat nổi đình đám và có một thời chống Cộng như Thúy Nga Paris… Ai bảo là ở VN không có tự do, dân chủ?
Rõ ràng là CSVN đã bật đèn xanh để cho các thành phần nêu trên được vào Mỹ, dùng dollars để dần dần biến Thúy Nga Paris thành sân khấu của họ. Khi mà các đoàn văn công của CSVN như Duyên Dáng VN, không thể qua đây để trình diễn vì gặp sự phản kháng quyết liệt của Cộng đồng, thì cách dùng tiền bạc để điều khiển, thao túng và lũng đọan từ từ...dùng chính Trung Tâm mà bấy lâu nay Người Việt tị nạn CS nuôi dưỡng để tuyên truyền khéo léo, thật là một kế sách thâm độc và có kết quả tuyệt vời!
Đúng là tuyệt vời vì khán giả ở khắp nơi trên thế giới vẫn đi xem, vẫn mua băng Thúy Nga về xem vì có hình thức đẹp quá mà, họ đâu có thấy bài nào ca ngợi HCM, khen tụng Đảng CSVN đâu! từ đó nội dung tuyên truyền lòng yêu nước VNCS hiện tại, yêu Chủ Nghĩa Xã Hội sẽ thấm từ từ… Khán giả sẽ dần quen với các khuôn mặt showbiz ở trong nước, sẽ quen nghe và yêu thích các ca khúc (phần lớn không thể gọi là nhạc đúng nghĩa) lúc nào không hay, sẽ quên mất căn cước tị nạn CS của mình, quên rằng nước VN gần 40 năm kể từ năm 1975 vẫn là nước chậm tiến, tham nhũng so với các nước lân cận như: Thái Lan, Singapore, Mã lai, Nam Hàn… Quên rằng đa số người dân VN là nghèo khổ, rất nhiều gia đình bị mất đất, mất nhà, mất ruộng vườn vì chủ trương lấy đất bán cho các công ty nước ngoài để làm công ty, sân golf, xây các chung cư cao cấp cho nhà giàu… VNCS là một trong những nước dẫn đầu về thành tích tham nhũng, vi phạm nhân quyền. Hiện tại có rất nhiều nhà đấu tranh dân chủ đang bị giam cầm, gia đình họ bị đàn áp, sách nhiễu. Đau đớn hơn, VNCS là một trong các nước bị thế giới kết án nhiều nhất về việc bán phụ nữ, trẻ em để làm nô lệ tình dục.
Kết quả có thể thấy ngay lúc này là VC có thể tíến hành nghị quyết 36 một cách êm ả nhưng hiệu quả vô cùng, có thể vô hiệu hóa nỗ lực chống xâm nhập văn hóa, văn công của CS vào Cộng Đồng Tị Nạn, xoi mòn chút tinh thần đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền còn lại nơi những người Việt còn có tấm lòng, bằng chứng là họ chẳng vấp phải sự lên tiếng chống đối của ai cả!
Tôi tự hỏi “Tại sao ông Tô văn Lai, cô Marie Tô, ông Nguyễn Ngọc Ngạn lại làm như vậy?” Hơn ai hết, họ biết là sau các đồng tiền tài trợ (hay đầu tư?), chắc chắn là có bàn tay lông lá của Đảng CS. Ngoài việc muốn có nhiều tiền tài trợ để có thể sản xuất các cuốn DVD ngày càng tầm cỡ như họ cho biết, còn có ý đồ nào khác không? Có phải họ muốn bán băng Thúy Nga Paris by Night ở trong nước? Có phải họ cho rằng sau gần 40 năm, họ không còn là dân tị nạn CS nữa mà là Việt kiều yêu nước? Họ có bổn phận đóng góp, tiếp tay cho chính quyền CS thực hiện nghị quyết 36 ở Hải Ngoại? Hay đơn thuần là vì mục đích thương mại, muốn thu vào nhiều tiền hơn nên cần đến quảng cáo và tài trợ của các công ty trong nước?
Tôi cố ép lòng để chấp nhận lý do cuối cùng là vì TIỀN mà Thúy Nga làm như thế (không đề cập gì đến các vấn đề kinh tế, xã hội…của VN đang sôi nổi, chính trị dĩ nhiên là không dám rồi, đưa giới showbiz trong nước vào trong các màn trình diễn, quảng cáo cho các công ty trong nước…). Nhưng tôi rất e ngại vì xưa nay có mấy ai nhận đồng tiền, trực tiếp hay gián tiếp, của Cộng Sản mà không phải làm theo chỉ thị của họ? Không bị họ khống chế, điều khiển?
Chỉ là giải trí thôi, có gì đâu mà lo sợ quá thế? Tôi vẫn muốn tin là không có tác hại gì quan trọng đến đời sống, tư tưởng, quan điểm của người Việt quốc gia ở Little Saigon, nhưng tôi không thể. Xin quý anh chị đừng cho tôi là quá bi quan, lo chuyện bao đồng...Quá khứ cho thấy CS luôn thắng người Quốc gia bởi sự hời hợt, xem nhẹ, và bỏ qua những việc tưởng là nhỏ nhưng không hề nhỏ chút nào.
Cám ơn đã đọc.
Thời Lê 20
Ý Kiến Bạn Đọc:
-CHS tại Boston: Không phải hôm nay, mà đã từ lâu. Nguyễn cao Kỳ & Kỳ Duyên đã thả bong bóng. MC NNG cũng đã quay lưng với cộng đồng (vì những xót thương cho vợ con Y tử vong trên đường vượt biên) đã gom sức xây đắp cho thành công của Y & TN. TN bây giờ chỉ là "diện", nhưng "điểm" chính là những tên CS tư bản đỏ. Hãy tuyệt đối "tẩy chay" những sản phẩn của TN cùng tập đoàn Ăn Cơm Quốc Gia thờ ma CS đang giấu mặt trong chiêu bài văn hóa dân tộc của TN Paris By Night. Cám Ơn.
8. Người Con Gái Việt Nam Trên Đại Lộ Ayuthaya
Tác giả: Trần Trung Đạo Người con gái Việt Nam Trên đại lộ Sri Ayuthaya, Bangkok Em đứng đó một mình ôm mặt khóc Như chợt nhớ ra đây không phải Sài Gòn Mái tóc thu buồn Mái tóc héo hon Bay phơ phất giữa phố phường xa lạ Mười sáu tuổi kiếp giang hồ chung chạ Trôi lang thang như những bọt bèo Ðất nước nghèo không giữ nổi chân em Nên xứ người em làm thân gái khách Tuổi của em như sao mai mới mọc Ðẹp vô tư như những cánh lan rừng Tuổi bắt đầu của một mùa xuân Có hoa bướm tung tăng Có một chút tình yêu nhẹ nhàng thơ mộng Lẽ ra ngày này em đang ngồi trong lớp học Học làm người phụ nữ Việt Nam Học chuyện thêu thùa may vá trông con Học cả chuyện yêu đương Ðẹp như trăng khi tròn khi khuyết Bỗng dưng hôm nay em mất hết Mất cả tuổi thơ mất cả cuộc đời Bangkok chiều nay mưa lất phất rơi Có làm em nhớ Sài Gòn mưa tháng sáu Nhớ con hẻm vào nhà em Dường như lúc nào cũng tối Nhớ mẹ già đôi mắt dõi mù tăm Nhớ đám em thơ đang đứng mỏi mòn trông Tin của chị từ phương nào biền biệt Còn ở đấy cả một trời thương tiếc Như ngàn năm mây trắng vẫn còn bay Nhìn sông Chao Phraya nước đục chiều nay Có làm em nhớ đến sông Nhà Bè Nhớ những con lạch nhỏ Ðầy những rong rêu rác rưới Cống rãnh gập ghềnh Nước vẫn một màu đen nhưng là nước của em Sẽ không thể nào đen như thế mãi Khi cố bập bẹ vài ba tiếng Thái Có làm em nhớ thuở lên năm Ba bảo em đánh vần hai chữ Việt Nam Em cố gắng năm lần bảy lượt Nhưng cuối cùng dù sao em nói được Mẹ thưởng em bằng những chiếc hôn nồng Ba mỉm cười hy vọng chảy mênh mông Ánh lửa tương lai đã bắt đầu nhen nhúm Ánh lửa ngày xưa Cho ngày mai tươi sáng |
Ðã tàn đi theo giông bão cuộc đời Sau những lúc đau thương da thịt rã rời Em có khóc một mình trong bóng tối Mỗi giọt lệ sẽ mang màu sám hối Mỗi lời rên chôn giấu những ăn năn Tóc thu buồn như những sợi oan khiên Trói lấy cuộc đời em nghiệt ngã Về đâu em chiều nay trên đất lạ Về đâu em mưa gió phủ đầy sông Người con gái Việt Nam trên đại lộ Sri Ayuthaya Ðang nhắm mắt nhìn đời trôi vô tận Lịch sử Việt Nam Vinh nhục thăng trầm bao nhiêu bận Nhưng chưa bao giờ đen tối hơn hôm nay Ông cha ta có khi phải xuống biển tìm ngọc trai Lên non tìm ngà voi trầm hương châu báu Có những lúc cả giòng sông thắm máu Có nhiều khi xương trắng gởi rừng sâu Nhưng chưa một lần trong bốn ngàn năm Có những cô gái Việt Nam Phải sang xứ người bán thân nuôi miệng Tủi nhục nầy không bao giờ rửa sạch Nỗi đau nầy không phải của riêng em Mà của mọi người còn một chút lương tâm Và còn biết thế nào là quốc nhục Ðêm nay anh viết nốt bài thơ Dẫu biết chẳng thể nào tới tay em được Thơ của anh Tâm sự của một người anh nhu nhược Giữa muôn vạn khổ đau chỉ biết đứng nhìn Lơ láo giữa chợ đời Vết thương nặng trong tim Anh vẫn ung dung như người khách lạ Nước Mỹ ấm no làm anh quên tất cả Quên bảy chục triệu đồng bào đang cảnh lầm than Quên đám em thơ lưu lạc bốn phương ngàn Quên cả chính anh với những đau thương thời thơ ấu Ngày anh đi mang hờn căm nung nấu Hẹn non sông một sớm sẽ quay về Ðem thanh bình gieo rắc vạn trời quê Ðem mạch sống ươm trên từng nắm đất Giấc mộng ngày xưa Dù anh không còn muốn nhắc Vẫn lạnh lùng sống lại giữa đêm mơ Anh đang khóc một mình Hay đang khóc trong thơ Không, chỉ hạt bụi vừa rơi vào trong mắt Hạt bụi đó chính là đời em đã mất. |
Tác giả là phó hội trưởng nội vụ của "Hội Ái Hữu Người Việt Miền Trung Tỵ Nạn Cộng Sản Âu Châu".
Kính chúc anh chị cùng gia đình các cháu luôn an lành.
Kính mail
Lê Huế
7. "Gởi người Thương Binh Xứ Việt "
Cuộc chiến tàn hai mươi năm lẻ
Nhọc nhằn thay kiếp sống thương binh,
Lê la thân xác trên hè phố,
Tìm chiếc lon nhôm vỏ đạn thừa."
Đời Anh đó sau Bảy Lăm oan nghiệt
Cay đắng, tật nguyền, tất tưởi, cô đơn.
Anh vẫn một lòng mơ đến ngày mai,
Bình minh sẽ rạng ngời trên Đất Mẹ.
Hôm nay ngày hội ngộ giữa Quê Người
Gửi về Anh niềm cảm thông sâu sắc
Của thuở nào em bé nhỏ hậu phương
Luôn thương về những chiến sĩ tha phương
Đem hạnh phúc đời mình dâng Tổ Quốc
Chào Anh nhé người Chiến Binh năm cũ
Sáng tinh sương Anh lê khắp phố phường
Đem điệu đàn giọng hát gửi muôn phương
Để nuôi sống đời mình trong danh dự
Từng bánh xe lăn lăn trên hè phố
Vé số này anh mong bán niềm may
Để dân mình bớt cảnh đắng cay
Bán hy vọng xóa tan đời tăm tối
Anh chiến binh ơi chiều nay nắng đổ
Ngập trời Quê hâm nóng lại tình người
Em vẫn yêu màu nắng ấm Quê Hương
Vẫn yêu người chiến sĩ sống tha phương
Đem hiến dâng đời mình cho Dân Tộc
Thân thể Anh một phần cho đất Mẹ
Đất thương yêu của vạn kiếp con người
Đất đã nuôi em "tiếng nói con người"
Đất nuôi mãi những linh hồn Tổ Quốc
Em vẫn mơ ngày đất Mẹ hồi sinh
Để được cùng Anh nói tiếng tri ân
Cùng với Anh hát bài ca Dân Tộc
Của giống dòng Hưng Đạo, Triệu Trưng
Chào Anh nhé Người Chiến Binh dũng cảm
Có nghe chăng lời gọi khắp non sông
Đang gào thét đòi tự do dân chủ
Nắng sẽ rọi qua đêm dài tăm tối
Từng đàn chim tìm tổ ấm bay về
Tạm biệt nhé người Thương Binh dũng cảm
Hẹn gặp nhau Ngày Hội lớn Quê Hương
Hẹn gặp nhau trên ngàn vạn nẻo đường
Nam Trung Bắc hân hoan Ngày Quang Phục
Nguyên Ngọc
PTBT Đức Quốc
*****************************************************
Kính chúc anh chị cùng gia đình các cháu luôn an lành.
Kính mail
Lê Huế
7. "Gởi người Thương Binh Xứ Việt "
Cuộc chiến tàn hai mươi năm lẻ
Nhọc nhằn thay kiếp sống thương binh,
Lê la thân xác trên hè phố,
Tìm chiếc lon nhôm vỏ đạn thừa."
Đời Anh đó sau Bảy Lăm oan nghiệt
Cay đắng, tật nguyền, tất tưởi, cô đơn.
Anh vẫn một lòng mơ đến ngày mai,
Bình minh sẽ rạng ngời trên Đất Mẹ.
Hôm nay ngày hội ngộ giữa Quê Người
Gửi về Anh niềm cảm thông sâu sắc
Của thuở nào em bé nhỏ hậu phương
Luôn thương về những chiến sĩ tha phương
Đem hạnh phúc đời mình dâng Tổ Quốc
Chào Anh nhé người Chiến Binh năm cũ
Sáng tinh sương Anh lê khắp phố phường
Đem điệu đàn giọng hát gửi muôn phương
Để nuôi sống đời mình trong danh dự
Từng bánh xe lăn lăn trên hè phố
Vé số này anh mong bán niềm may
Để dân mình bớt cảnh đắng cay
Bán hy vọng xóa tan đời tăm tối
Anh chiến binh ơi chiều nay nắng đổ
Ngập trời Quê hâm nóng lại tình người
Em vẫn yêu màu nắng ấm Quê Hương
Vẫn yêu người chiến sĩ sống tha phương
Đem hiến dâng đời mình cho Dân Tộc
Thân thể Anh một phần cho đất Mẹ
Đất thương yêu của vạn kiếp con người
Đất đã nuôi em "tiếng nói con người"
Đất nuôi mãi những linh hồn Tổ Quốc
Em vẫn mơ ngày đất Mẹ hồi sinh
Để được cùng Anh nói tiếng tri ân
Cùng với Anh hát bài ca Dân Tộc
Của giống dòng Hưng Đạo, Triệu Trưng
Chào Anh nhé Người Chiến Binh dũng cảm
Có nghe chăng lời gọi khắp non sông
Đang gào thét đòi tự do dân chủ
Nắng sẽ rọi qua đêm dài tăm tối
Từng đàn chim tìm tổ ấm bay về
Tạm biệt nhé người Thương Binh dũng cảm
Hẹn gặp nhau Ngày Hội lớn Quê Hương
Hẹn gặp nhau trên ngàn vạn nẻo đường
Nam Trung Bắc hân hoan Ngày Quang Phục
Nguyên Ngọc
PTBT Đức Quốc
*****************************************************
Gởi anh bài thơ để đóng góp trang web. CHS/TQC phong phú thêm những kỷ niệm ngày xưa.
Cám ơn anh
Nguyễn đình Tri (chs/TQC 1955-1962)
6. HỘI AN ƠI TA VẪN NHỚ
Hội An ơi ngày xưa ta vẫn nhớ,
Tối đông nào ta song bước bên em,
Mưa buốt lạnh vai kề vai sưởi ấm,
Nón nghiêng che hai đứa tóc ướt mềm.
Nắm tay nhẹ thẹn thùng lên đôi má,
Áo học trò ươm trắng cả hồn nhau.
Đường thênh thang nhuộm hồng màu tình ái,
Phố đông buồn lặng lẽ cứ qua mau.
Vẫn còn đó con đường ta đi học,
Buổi tan trường hai đứa chậm chân về
Đi bên em thơm mùi hương của tóc,
Để đêm đêm hương tóc gọi cơn mê.
Có một lần nắng ngập ngừng lên phố,
Đã lâu rồi tiếng trống giục trường xa,
Mòn đôi mắt chờ em không qua ngỏ,
Ta sững sờ trong cả mấy ngày qua.
Ta vẫn nhớ những chiều thu hò hẹn,
Bên sông Hoài ngồi ngắm cánh mây trôi.
Em yên lặng mắt buồn trông xa vợi,
Thế là ta, mây xoáy giữa dòng đời.
Rồi ngày ấy ra trường em ở lại,
Một mùa hè buồn lắm Hội an ơi!
Không còn nữa chung đường ta đi học,
Em cuối đầu giấu giọt nước mắt rơi.
Góc phố nhỏ mưa thì thầm trên lá,
Lần đầu tiên ôm hôn mái tóc em.
Lần hẹn cuối thời gian trôi nhanh quá,
Anh đèn đường vàng vọt cả phố đêm.
Hội an ơi ngày xưa ta vẫn nhớ
Thuở học trò nuôi mộng ước mong manh.
Mối tình đầu thơm từng trang sách vở,
Giờ ngồi đây ngày ấy cứ vây quanh.
Nguyễn đình Tri (VN)
(9/2014)
Cám ơn anh
Nguyễn đình Tri (chs/TQC 1955-1962)
6. HỘI AN ƠI TA VẪN NHỚ
Hội An ơi ngày xưa ta vẫn nhớ,
Tối đông nào ta song bước bên em,
Mưa buốt lạnh vai kề vai sưởi ấm,
Nón nghiêng che hai đứa tóc ướt mềm.
Nắm tay nhẹ thẹn thùng lên đôi má,
Áo học trò ươm trắng cả hồn nhau.
Đường thênh thang nhuộm hồng màu tình ái,
Phố đông buồn lặng lẽ cứ qua mau.
Vẫn còn đó con đường ta đi học,
Buổi tan trường hai đứa chậm chân về
Đi bên em thơm mùi hương của tóc,
Để đêm đêm hương tóc gọi cơn mê.
Có một lần nắng ngập ngừng lên phố,
Đã lâu rồi tiếng trống giục trường xa,
Mòn đôi mắt chờ em không qua ngỏ,
Ta sững sờ trong cả mấy ngày qua.
Ta vẫn nhớ những chiều thu hò hẹn,
Bên sông Hoài ngồi ngắm cánh mây trôi.
Em yên lặng mắt buồn trông xa vợi,
Thế là ta, mây xoáy giữa dòng đời.
Rồi ngày ấy ra trường em ở lại,
Một mùa hè buồn lắm Hội an ơi!
Không còn nữa chung đường ta đi học,
Em cuối đầu giấu giọt nước mắt rơi.
Góc phố nhỏ mưa thì thầm trên lá,
Lần đầu tiên ôm hôn mái tóc em.
Lần hẹn cuối thời gian trôi nhanh quá,
Anh đèn đường vàng vọt cả phố đêm.
Hội an ơi ngày xưa ta vẫn nhớ
Thuở học trò nuôi mộng ước mong manh.
Mối tình đầu thơm từng trang sách vở,
Giờ ngồi đây ngày ấy cứ vây quanh.
Nguyễn đình Tri (VN)
(9/2014)
*******************************************************
Tháng Tư Đen
Những bài viết về Tháng Tư
Những bài viết về Tháng Tư
Trân trọng giới thiệu bạn đọc
MỘT TUYỆT TÁC
5. BẢN TRƯỜNG CA THỨ BẢY
(Gởi người anh em bên kia giới tuyến)
Gió thu lạnh, từng lá vàng run rẩy
Cây trơ cành buồn bã hứng trời sương
Tôi viết tiếp bản trường ca thứ bảy
Chút lòng người vong quốc gởi quê hương !
Một quê hương bên kia bờ đại hải
Nửa địa cầu vời vợi cánh chim bay
Quê tôi đấy, dân đau thương quằn quại
Tôi xa quê, lòng nhớ qúa, đêm ngày!
Xưa, đẹp lắm, từng bờ sông, ngọn núi
Giặc tràn về tất cả trắng màu tang
Hăm mấy năm tôi chờ cơn gió nổi
Tôi đợi Kinh Kha phất ngọn cờ vàng!
Anh hỏi chúng tôi sao yêu đất nước
Lại âm thầm rời bỏ để ra đi
Và chị hỏi vì sao yêu tổ quốc
Cần bàn tay xây dựng lại không về ???
Tôi thẳng thắn trả lời anh và chị
Giận cũng đành. Tôi nói thật lòng tôi
Nếu còn đó, một độc tài đảng trị
Tôi có về, về tranh đấu mà thôi !
Quê hương đấy nhưng tôi không ở được
Cũng không về đóng góp bởi vì saỏ
Bởi Bác Đảng qúa tham tàn, bạo ngược
Hút máu dân đen, xiết họng đồng bào !
Hai chúng ta ở hai bờ giới tuyến
Hai con đường, lý tưởng nghịch chiều nhau
Tôi yêu tự do, công bình, chính thiện
Chế độ do dân lựa chọn, dân bầu
Đường anh chị rắc gieo mầm oan nghiệt
Nào giáo điều, nào lừa mị, gian tham
Nào khủng bố, nào tù lao, tiêu diệt
Nên căm hờn đầy dẫy Bắc Trung Nam !
Tôi nói thế nếu anh không vui lắm
Thì xin nhìn đất nước một lần xem
Có phải dân lành đói ăn, rách mặc
Chẳng tự do, không một chút nhân quyền ?
Dòng Bến Hải, Đảng chia đôi vĩ tuyến
Rồi Đảng xua quân xâm lược miền Nam
Có phải Đảng ném thương binh xuống biển
Đoạn tôn danh người ..."mất tích"...vinh quang ?
Có phải Đảng đã trả thù ác độc
Dân miền Nam sau khi cướp miền Nam
Nhãn "Cải tạo", mác "khoan hồng, học tập"
Thực chất giết người quỷ quyệt, dã man ?
Có phải Đảng chặt cây rừng, trộm gỗ
Để lụt hàng năm nước nổi, dân chìm ?
Cứu trợ gởi về, tiền kia Đảng giữ
Hiện vật nhập khọ Dân đói, đứng nhìn ?
Có phải đất dân Đảng thu, Đảng lấy
Dân biểu tình đòi, Đảng trả lại chưa ?
Có phải khắp nơi lòng dân chán ngấy
Những oán hờn cao chất ngất đơn thưa ?
Có phải Đảng bán dân làm nô lệ
Hết hạn rồi chẳng nhận họ về không?
Nước người trả. Đảng làm ngơ, mặc kệ
Chỉ dân đen là thân phận khốn cùng!
Có phải trẻ thơ bao em thất học
Đêm vỉa hè, ngày bới rác tìm cơm
Trường lớp thiếu nhưng hotel vẫn mọc
Dân không nhà nhưng Đảng lắm sân golf ?
Có phải Đảng bôi đen dòng lịch sử
Dạy trẻ thơ thù hận, dối gian không?
Trăm năm trồng người, người thành công cụ
Luồn cúi Nga Tàu, khinh rẻ tổ tông
Có phải thiếu niên đốt đời xuân trẻ
Để tương lai không là thoáng phân vân ?
Em gái mười hai môi tô, mắt vẽ
Ai thắp đèn hồng mời mọc thiêu thân ?
Có phải Đảng, đỉnh cao ngồi chễm chệ
Trên ngai vàng, lòng chẳng xót thương dân
Kiểu bạo chúa, reo cười trên máu lệ
Trên bạc vàng, trên quyền lực, phi nhân ?
Đảng và dân rõ ràng hai giai cấp
Đảng sang giàu, dân nghèo đói,đau thương
Đảng thống trị và người dân bị trị
Đảng tàn hung, dân khốn cực trăm đường !
Lệ đã thấm. Mầm xanh từ lòng đất
Đã nẩy chồi, đang lớn giữa quê hương
Dân Việt Nam với tinh thần bất khuất
Sẽ vùng lên mà rửa mối căm hờn
Anh thừa biết những lời tôi nói: ĐÚNG
Nên lo buồn mà chẳng dám nghe thôi
Đừng sợ nữạ Hãy nhìn vào sự thật
Để thương thân và thương đến giống nòi
Thế giới ngoài kia từng ngày biến chuyển
Những Bắc Hàn, Đông Đức, những Nam Tư
Khối Cộng Sản đang đi vào cõi chết
Vì lòng người bừng tỉnh giấc hoang mơ...
Thì hỡi chị, hỡi anh và hỡi bạn
Cùng chúng tôi, ta bước lại từ đầu
Hãy thành thật cho tình không đơn bạc
Muốn vườn tươi, phải diệt những loài sâu!
Muốn đất nước kịp người trong hội mới
Muốn ta không mai một chính đời ta
Muốn dân tộc tương lai không mù tối
Muốn ấm no hạnh phúc tới muôn nhà
Thì ta phải đập tan đời áp bức
Phá gông xiềng đòi dân chủ, tự do
Một thể chế chính quyền dân tạo dựng
Phải không anh? dân Việt vẫn mong chờ ???
Tôi đang nói với anh lời chí thiết'
Bằng con tim, bằng chân thật, tình người
Anh chẳng muốn nghe như tôi vẫn biết
Trong lòng anh, nguồn thác đã ngầm khơi...
Dòng thác đó lớn dần, lan rộng mãi
Trong trái tim người tiến bộ các anh
Thành những dòng sông hướng về đại hải
Cùng với muôn lòng, đốt lửa đấu tranh!
Ngày anh về, quê hương vui biết mấy
Cả ba miền vàng rực bóng cờ xưa
Anh đọc lại bản trường ca thứ bảy
Nhìn anh, tôi cười. Mắt biếc. Xinh chưa ???
Ngô Minh Hằng
MỘT TUYỆT TÁC
5. BẢN TRƯỜNG CA THỨ BẢY
(Gởi người anh em bên kia giới tuyến)
Gió thu lạnh, từng lá vàng run rẩy
Cây trơ cành buồn bã hứng trời sương
Tôi viết tiếp bản trường ca thứ bảy
Chút lòng người vong quốc gởi quê hương !
Một quê hương bên kia bờ đại hải
Nửa địa cầu vời vợi cánh chim bay
Quê tôi đấy, dân đau thương quằn quại
Tôi xa quê, lòng nhớ qúa, đêm ngày!
Xưa, đẹp lắm, từng bờ sông, ngọn núi
Giặc tràn về tất cả trắng màu tang
Hăm mấy năm tôi chờ cơn gió nổi
Tôi đợi Kinh Kha phất ngọn cờ vàng!
Anh hỏi chúng tôi sao yêu đất nước
Lại âm thầm rời bỏ để ra đi
Và chị hỏi vì sao yêu tổ quốc
Cần bàn tay xây dựng lại không về ???
Tôi thẳng thắn trả lời anh và chị
Giận cũng đành. Tôi nói thật lòng tôi
Nếu còn đó, một độc tài đảng trị
Tôi có về, về tranh đấu mà thôi !
Quê hương đấy nhưng tôi không ở được
Cũng không về đóng góp bởi vì saỏ
Bởi Bác Đảng qúa tham tàn, bạo ngược
Hút máu dân đen, xiết họng đồng bào !
Hai chúng ta ở hai bờ giới tuyến
Hai con đường, lý tưởng nghịch chiều nhau
Tôi yêu tự do, công bình, chính thiện
Chế độ do dân lựa chọn, dân bầu
Đường anh chị rắc gieo mầm oan nghiệt
Nào giáo điều, nào lừa mị, gian tham
Nào khủng bố, nào tù lao, tiêu diệt
Nên căm hờn đầy dẫy Bắc Trung Nam !
Tôi nói thế nếu anh không vui lắm
Thì xin nhìn đất nước một lần xem
Có phải dân lành đói ăn, rách mặc
Chẳng tự do, không một chút nhân quyền ?
Dòng Bến Hải, Đảng chia đôi vĩ tuyến
Rồi Đảng xua quân xâm lược miền Nam
Có phải Đảng ném thương binh xuống biển
Đoạn tôn danh người ..."mất tích"...vinh quang ?
Có phải Đảng đã trả thù ác độc
Dân miền Nam sau khi cướp miền Nam
Nhãn "Cải tạo", mác "khoan hồng, học tập"
Thực chất giết người quỷ quyệt, dã man ?
Có phải Đảng chặt cây rừng, trộm gỗ
Để lụt hàng năm nước nổi, dân chìm ?
Cứu trợ gởi về, tiền kia Đảng giữ
Hiện vật nhập khọ Dân đói, đứng nhìn ?
Có phải đất dân Đảng thu, Đảng lấy
Dân biểu tình đòi, Đảng trả lại chưa ?
Có phải khắp nơi lòng dân chán ngấy
Những oán hờn cao chất ngất đơn thưa ?
Có phải Đảng bán dân làm nô lệ
Hết hạn rồi chẳng nhận họ về không?
Nước người trả. Đảng làm ngơ, mặc kệ
Chỉ dân đen là thân phận khốn cùng!
Có phải trẻ thơ bao em thất học
Đêm vỉa hè, ngày bới rác tìm cơm
Trường lớp thiếu nhưng hotel vẫn mọc
Dân không nhà nhưng Đảng lắm sân golf ?
Có phải Đảng bôi đen dòng lịch sử
Dạy trẻ thơ thù hận, dối gian không?
Trăm năm trồng người, người thành công cụ
Luồn cúi Nga Tàu, khinh rẻ tổ tông
Có phải thiếu niên đốt đời xuân trẻ
Để tương lai không là thoáng phân vân ?
Em gái mười hai môi tô, mắt vẽ
Ai thắp đèn hồng mời mọc thiêu thân ?
Có phải Đảng, đỉnh cao ngồi chễm chệ
Trên ngai vàng, lòng chẳng xót thương dân
Kiểu bạo chúa, reo cười trên máu lệ
Trên bạc vàng, trên quyền lực, phi nhân ?
Đảng và dân rõ ràng hai giai cấp
Đảng sang giàu, dân nghèo đói,đau thương
Đảng thống trị và người dân bị trị
Đảng tàn hung, dân khốn cực trăm đường !
Lệ đã thấm. Mầm xanh từ lòng đất
Đã nẩy chồi, đang lớn giữa quê hương
Dân Việt Nam với tinh thần bất khuất
Sẽ vùng lên mà rửa mối căm hờn
Anh thừa biết những lời tôi nói: ĐÚNG
Nên lo buồn mà chẳng dám nghe thôi
Đừng sợ nữạ Hãy nhìn vào sự thật
Để thương thân và thương đến giống nòi
Thế giới ngoài kia từng ngày biến chuyển
Những Bắc Hàn, Đông Đức, những Nam Tư
Khối Cộng Sản đang đi vào cõi chết
Vì lòng người bừng tỉnh giấc hoang mơ...
Thì hỡi chị, hỡi anh và hỡi bạn
Cùng chúng tôi, ta bước lại từ đầu
Hãy thành thật cho tình không đơn bạc
Muốn vườn tươi, phải diệt những loài sâu!
Muốn đất nước kịp người trong hội mới
Muốn ta không mai một chính đời ta
Muốn dân tộc tương lai không mù tối
Muốn ấm no hạnh phúc tới muôn nhà
Thì ta phải đập tan đời áp bức
Phá gông xiềng đòi dân chủ, tự do
Một thể chế chính quyền dân tạo dựng
Phải không anh? dân Việt vẫn mong chờ ???
Tôi đang nói với anh lời chí thiết'
Bằng con tim, bằng chân thật, tình người
Anh chẳng muốn nghe như tôi vẫn biết
Trong lòng anh, nguồn thác đã ngầm khơi...
Dòng thác đó lớn dần, lan rộng mãi
Trong trái tim người tiến bộ các anh
Thành những dòng sông hướng về đại hải
Cùng với muôn lòng, đốt lửa đấu tranh!
Ngày anh về, quê hương vui biết mấy
Cả ba miền vàng rực bóng cờ xưa
Anh đọc lại bản trường ca thứ bảy
Nhìn anh, tôi cười. Mắt biếc. Xinh chưa ???
Ngô Minh Hằng
4. Những Thân Cò Thương Binh VNCH
3. Tháng 4 lại về:
(i) Trần Mộng Tú: Ngụm Cà Phê Tháng Tư
Ta ngồi một mình
ly cà phê cạn
lòng như tháng tư
Đứt ra từng đoạn.
Tháng tư, tôi ngồi trong quán cà phê Starbucks trên đường 20th của thành phố tôi cư trú. Tôi cúi xuống nhìn mầu cà phê đen đặc, sóng sánh sót lại một ngụm trong chiếc ly giấy. Tôi cầm chiếc ly chao nhẹ đi một chút, do dự chưa muốn ngửa cổ uống nốt ngụm cuối cùng. Ngụm cà phê trông như ngụm nước mắt đen. Chao ôi nước mắt đã có một lúc nào đó, ta ngửa cổ uống được cả ngụm hay sao !
Tháng tư, tháng tư, tháng tư năm đó! Đứt ra từng đoạn: đoạn cha, đoạn mẹ, đoạn vợ, đoạn chồng, đoạn con, đoạn anh, chị, em, đoạn bạn hữu. Mỗi đoạn đứt một chỗ, rơi một nơi, đoạn mất đi ngút ngàn biệt tích, không để lại dấu vết, đoạn còn sót lại ngơ ngẩn, mù lòa.
Tháng tư của ba mươi bẩy năm sau, ngụm nước mắt không bao giờ cạn được.
Tôi ngồi trong quán một mình. Ngó những khuôn mặt lạ, họ không phải bạn bè, nhưng vẫn thấy thân thuộc, vì đó là những khuôn mặt của dân bản xứ tôi gặp thường ngày. Cách ăn mặc và lối cư xử của họ na ná giống nhau. Mình nhìn mấy chục năm, mình quen với cách kéo ghế, cách chụm đầu vào nhau nói khe khẽ, cách nghiêng mình xin lỗi của họ khi phải đi qua mặt ai, nên bỗng trở thành gần gũi.
Tự ngậm ngùi tưởng tượng, nếu bây giờ mình ngồi ở trong một quán cà phê ở Việt Nam, ngắm những người ngồi chung quanh, chắc chắn mình sẽ thấy lạc lõng lắm, vì cách ăn mặc và cư xử rất khác mình. Họ cũng sẽ chẳng để mắt nhìn đến mình, một kẻ thường thường trên mọi phương diện. Mình lạc lõng ngay chính trên quê mình.
Ngồi một mình với ly cà phê Starbucks trong một ngày của tháng tư, quê người; tôi chỉ nhìn ra mình là người lạ với chính mình. Cúi nhìn mấy ngón tay đang cầm ly, những ngón tay gầy đã bắt đầu xanh xao gân lá, biết mình ở đây lâu lắm rồi. Đôi vai bỗng trĩu nặng như có bàn tay ai vô hình ấn xuống ghế. Thôi, đã đến đây rồi, thì ngồi xuống đây, còn đi đâu được nữa. Ngồi đây mà hồn như thác đổ, tiếng nước ầm ầm vọng tới từ một ký ức xa xôi, rồi bỗng òa ra khi chạm vào tảng đá cuối cùng, tảng đá tháng tư.
Tháng tư ở đây là mùa xuân, chim chóc rủ nhau bay vào thành phố, hoa đào nở hồng trên mỗi con đường, nắng mới lách mình vào những khung cửa mở, trong vườn nhà ai hoa táo, hoa lê trắng xóa. Những người Việt di tản như tôi, tháng tư không ít thì nhiều quay đầu nhìn lại quá khứ, nhớ lại những giọt nắng quê nhà năm đó hòa vào máu và nước mắt. Hoa nắng quê người chỉ làm gợi thêm nỗi xót xa.
Anh ạ tháng tư mềm nắng lụa
hoa táo hoa lê nở trắng vườn
quê nhà thăm thẳm sau trùng núi
em mở lòng xem lại vết thương.
Chung quanh tôi, một vài bàn nhỏ có người ngồi trước tách cà phê và cái laptop. Họ im lặng làm việc, học hay sáng tác. Có người với một tờ báo mở trước mặt, hay hai người bạn thì thào nho nhỏ. Quán tĩnh mịch, nghe được cả tiếng gõ khe khẽ của những ngón tay chạm trên bàn phím, thậm chí cả tiếng thở của người ngồi ở bàn gần mình.
Tôi ngồi với ly cà phê cạn. Tôi biết trang mạng của người Việt khắp nơi trên thế giới, vào mỗi tháng tư họ cũng trao đổi cho nhau trên khung hình nhỏ: những tấm hình đang bốc lửa, những khẩu súng đang nhả đạn.Tiếng người đang khóc, đang la vang, đang chạy hoảng loạn, đang giẫm lên nhau. Tiếng súng nổ, tiếng kêu thất thanh….Tất cả hiện ra trên khung hình nhỏ.
Trong một tiệm cà phê ở Mỹ. Tôi ngồi đó, ngửa mặt uống ngụm cà phê đen cuối cùng. Bỗng dưng má tôi ươn ướt. Nước mắt ứa ra từ hai con mắt, bờ mi đã bắt đầu sụp xuống như hai chiếc lá cuốn khô. Nước mắt của một người di tản vì chiến tranh lâu quá rồi, xót xa cho phận mình, phận người, phận quê hương đất nước.
Ba mươi bẩy năm rồi, mà thỉnh thoảng vẫn đọc được ở trên mạng, lẫn vào những bài vở giải trí, kiến thức hay nghệ thuật, những lời nhắn với nội dung thật buồn: Một hài cốt với tên họ, ngày sinh và số quân đầy đủ của một quân nhân VNCH, ai đó vừa tìm được bên đường. Mong có thân nhân đến nhận. Nào ai biết thân nhân của bộ xương đó còn sống hay đã chết? Tin đó đến từ Việt Nam và đã chuyển đi nhiều lần.
Tin những người ở Mỹ về bốc mộ, một hố chôn tập thể của binh sĩ VNCH trong một sân trường hay bên cạnh một con mương. Tin cả trăm bộ xương tìm thấy ở ven biển miền Trung không biết của bên này hay bên kia. Rồi còn cả những tin như sĩ quan H.O qua đời ở Mỹ không có thân nhân, được những người trong cộng đồng phụ nhau mai táng. Lời nhắn về một vị tá Hải Quân, có con ở Cali. Xác nằm trong bệnh viện Texas hai tuần rồi. Cha qua đời, con ở đâu chưa đến nhận.
Những dòng chữ như thế, thực sự là một “Tin Buồn” với ý nghĩa đúng nhất của nó.
Tháng Tư là tháng tôi sợ đọc, sợ xem hình trên mạng. Sợ nhìn lại những hình ảnh và đọc lại những bài viết kinh hoàng của những nạn nhân vượt biển; hình ảnh nghĩa trang quân đội bị đập phá trong tủi nhục; những câu chuyện thương tâm của tù nhân và nhà tù cải tạo; Sợ phải xem lại những hình ảnh của một thành phố mình đã sống và lớn lên bị tàn phá bởi chiến tranh; sợ những bức hình và tên tuổi, binh nghiệp của các tướng lãnh tự sát vào ngày cuối cùng, tôi sợ mỗi khi đọc thêm một danh sách tự vận của các cấp tá, cấp úy, các hạ sĩ quan. Họ tự sát riêng lẻ hay có khi cùng với vợ con. Những bức hình im lìm đó là những tiếng gào thét phẫn nộ của những anh hùng VNCH. Tôi không nhớ là mình đã đọc được câu này ở đâu: “Thật đáng thương cho một đất nước nào có quá nhiều anh hùng” vì anh hùng đồng nghĩa với hy sinh và cái chết.
Đau đớn nhất là bao giờ khi xem hình, khi đọc những bài viết xong, cuối cùng mình nhận thức rất rõ rệt: đó là một cuộc chiến huynh đệ tương tàn.Người giết và người bị giết đều mang họ Nguyễn, họ Lê, họ Trần...
Ba mười bẩy năm rồi, người ta nói là Việt Nam đã hết chiến tranh, người dân đã có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, nhưng trên mạng, người Việt trong và ngoài nước vẫn có những dòng chữ gửi đến cho nhau mang theo những thông điệp thật buồn: Việt Nam tôi đâu? Người dân mất nhà, mất đất. Gái Việt bán sang Đài Loan. Gái Việt xếp hàng lấy chồng Đại Hàn. Không có Tự Do cho Việt Nam. Ngư dân Việt bị tầu Trung Quốc bắt ngay trên biển của mình. Nước Việt âm thầm mất dần từng mảnh cho Trung Quốc….
Tháng tư, cà phê đắng, đắng thêm khi pha vào những giọt nước mắt vì nước mắt bao giờ cũng có muối ở trong. Nỗi đau tháng tư với một số đông người Việt ở thế hệ bạn hữu tôi, là một vết thương không thành sẹo được, nó lên da non, rồi ngưng lại ở đó. Nhìn xuống vẫn thấy màu hồng, vẫn thấy như còn rơm rớm máu.
Tôi cúi xuống nhìn chiếc ly không, tự lấy tay áo lau thầm những giọt nước mắt mình. Đứng dậy, trở về một nơi tôi gọi là nhà, tiếp tục sống với trái tim di tản.
Vạt nắng tháng tư chỉ bay xiên vào trong quán này một năm một lần, nhưng khi tôi đến đây, dù bất cứ tháng nào trong năm, hồn tôi, tháng tư có thể đến bất chợt ghé xuống và rơi cùng những giọt cà phê.
Anh ạ tháng tư sương mỏng lắm / sao em nhìn mãi chẳng thấy quê / hay sương thành lệ tra vào mắt / mờ khuất trong em mọi nẻo về.
(ii) Trần Mộng Tú: Có phải tôi không?
Có người gửi tôi tấm hình trên mạng
cô gái Sài gòn áo trắng khăn tang
đi trong Sài gòn bốn mươi năm cũ
cô gái trong hình có phải tôi không?
Ô hay tại sao tự nhiên tôi nhận
Sài gòn cả trăm cô gái giống tôi
cả ngàn khăn tang trên đầu góa phụ
góa phụ còn hồng một vệt son môi
Ô hay tại sao tự nhiên tôi chối
Sài gòn ngày ấy trắng toát khăn tang
những cô trẻ lắm mắt đầm đìa lệ
theo tay ai dắt đi vào nghĩa trang
Sài gòn bây giờ khói nhang đã tắt
góa phụ ngây thơ tóc đã phai xanh
nhìn lại tấm hình nhận ra cô gái
khẽ gọi tên cô Trần Thị Chiến Tranh.
(iii) Nguyễn Đông Giang: Westminster, ngày anh về
(Tặng những chiếc áo dài VN ở quê người – nđg)
Lòng mừng , về thăm Westminster
Đi trên Bolsa, vàng rực phố cờ
Áo dài Việt Nam, bay trên đất lạ
Cuối tháng Tư buồn, anh viết bài thơ
Áo dài em bay, tiếc ngày tháng cũ
Còn nhớ không em, xưa buổi lên đường
Em mang Tổ quốc, đi vượt biển
Thơ, vẫn vô cùng, nhớ quá quê hương
Về đây gặp, những bạn bè xưa
Đời tù tội, nhiều năm chung đủ
Người thù người, cắt tình máu mủ
Đủ rồi, anh bỏ đất sang sông
Anh tin rằng, như có cố hương
Theo chúng ta, những ngày lạc bước
Ngày tháng này, của bao năm trước
Sài gòn cờ bay, rộn rã tấm lòng
Em có tình, có nghĩa với non sông
Nên mới gặp, anh đem lòng cảm mến
Nước Mỹ, những ngày anh mới đến
Nhìn lá cờ bay, nước mắt chảy dài
Thành phố anh về, đã có bóng em
Con đường Bolsa, đầy dấu chân mình
Tiếng nói tiếng cười, người lên kẻ xuống
Hơi hám quê nhà, ấm buổi nhục vinh
Lòng mừng, về thăm Westminster
Thành phố tháng Tư, đẹp những áo dài
Trong nỗi vui buồn, anh xin quên hết
Quên cả chính mình, đời đã tàn phai
(iv) Huy Uyên: Tháng 4-2014
Mẹ đã qua lâu thời con gái
tháng tư bây giờ
đầy lá rụng ngoài hiên
mới đó đã bốn-mươi-năm mưa dầu nắng dãi
mẹ thức từng đêm dỗ mãi ưu-phiền.
Xưa áo trắng bên ai sân trường
bên ngoài dập dồn tiếng súng
những lớp đời trai binh lữa chiến trường
quê nhà căm hờn uất nghẹn .
Tháng tư đổ từng hồi chuông đau đớn
báo tin người nằm chết sớm mai
cầm súng nhắm đầu thù mà bắn
cờ gãy ngang dưới gốc kỳ-đài .
Tháng tư tiếng phát-thanh-viên giọng buồn
đã đổ sụp cơ-đồ đất nước
lệ chảy hai tay đưa đầu hàng
người chôn trong tim nổi đau Tổ-quốc .
Khắp nơi quanh đây quá đổi nghẹn ngào
tim thắt lại bàn tay đóng cửa
giặc điên cuồng ngõ trước sân sau
vội vã chôn mồ ma,trận đòn thù bão tố .
Bốn mươi năm bẫy người rình rập
ngày cần-lao quanh quẫn đói nghèo
ngoại-ô buồn cửa nhà tan nát
bạo-tàn lơ lững ai treo ?
Em, tôi nghèo xơ xác thân ma
con đường cùng làm thân trâu ngựa
năm tháng đày đọa đạp chà
quê-hương ngập tàn lữa đỏ .
Tháng tư đau chôn rồi bao mơ ước
em xưa giờ tóc bạc da mồi
khổ đau đem trút lên người đói rách
để tôi ôm lòng dạ khôn nguôi
để tôi luống những ngậm-ngùi .
Sài-gòn tháng 4-2014
thành-phố ngập bay lá đỏ khô vàng
gởi nước mắt về chan trời Đà-Nẳng
thân phận người xa xót chìm quanh .
Bao giò có được thanh-bình
(v) Lê Hân: Hương khói tháng tư
chẳng hiểu làm sao mỗi tháng tư
lâng lâng lòng nặng những ngậm ngùi
tha phương từ thuở hơn mười chín
vào giữa thập niên của sáu mươi
ảnh hưởng không nhiều từ chiến tranh
sang trang lịch sử khá an lành
cho cha, anh, chị nơi quê cũ
lòng vẫn hoang mang những không đành
dân tộc quê hương quá khổ đau
bao nhiêu bi thảm đổ trên đầu
núi sông thương tích không lành lặn
liền một dãi mà không có nhau
chẳng phải hận thù giữa bắc nam
chỉ vì chế độ chuộng dã man
người xa quê quán ra biển lớn
tìm một chỗ về trong đốm than
thôi nhắc làm gì những xót xa
thế giới từng đau một quê nhà
lương tâm nhân loại từng rúng động
năm tháng dần qua buồn chưa qua
ái ngại cảm thương hồn tháng tư
khi không mang nỗi hận con người
mỗi năm gồng gánh bao hương khói
cờ rủ trong tim của mỗi người
(vi) Trần Yên Hòa: Tráng ca
Khi ta Quỳ Xuống giữa Vũ Đình Trường
Là ta đã tự nguyền với đất
Đất của ta và nước của ta
Không bao giờ mất được.
Khi ta Đứng dậy các tân Sĩ quan
Ta đã ngạo nghễ nhìn trời
Bầu trời xanh cao rộng
Ta đã đủ sức vươn vai
Trên muôn ngàn bờ cõi
Bờ cõi ta một dãy đất trời
Có núi cao ngút xanh, rừng thẳm
Có sông dài ôm vùng biển rộng
Rót phù sa về tận muôn nơi
Bờ cõi ta một vùng nam phương
Chạy dài xa tít mù biển bắc
Chiếc lưng thon miền trung muối mặn
Quây quần bên vú mẹ, Việt Nam
Ta người trai ra đi giữ nước
Ngày Khe Sanh hun hút gió lào
Nóng rang khô đất trời Quảng Trị
Đêm mịt mù chong mắt Chu Pao
Hành phương Nam đồng bằng ngược nước
Tiếng quân ca xé gió đêm trường
Đồi Bình Giả điệu kèn xung trận
Đoàn quân tràn trăm cõi đao binh
Ta lại về miền đông nước nổi
Rừng hoang vu Duyên Hải mịt mùng
Vẹt tràm đước đặc khu Rừng Sát
Lại quay về giải toả An Phong
Trên bốn quân khu ta đều có mặt
Chiến sử ca được viết chữ hoa
Quảng Trị cổ thành, Đông Hà nóng bỏng
Bình Long ghi danh Chiến Sĩ Cộng Hoà
Khúc quân hành vinh danh bè bạn
Bờ cõi trời Nam thiên định vẫn còn
Tháng sáu tung hô hùng ca quân lực
Để nhớ ngàn đời chiến sử vàng son
Bạn bè ta nay mỗi người mỗi ngã
Kẻ ở quê nhà, kẻ dạt tha phương
Đời sống lất lây như thuyền không bến
Có bến nào chờ, bến đậu yêu thương?
Ta sẽ về thôi về cùng đất nước
Sẽ về cùng Em, sẽ về cùng Mẹ
Về xây quê hương Dân chủ, Hùng cường
Sẽ về và dành lại Việt Nam.(vii) Cao Đồng Khánh: Thơ cho Sài Gòn
tôi một bữa ngồi yên như bàn ghế
nắng rọi trong đầu những trắng bao la
còn đôi mắt tôi ở Nhà Bè Gia Định
ở ngã Tư Bảy Hiền ly nước mía, má, môi
em đạp xe mini trời gió mềm trong áo
thành phố bập bềnh trôi giữa nắng mênh mông
sợi tóc chẻ hai gần đường xích đạo
vạt áo sau lưng khép hở Saigon
tôi một bữa đợi em mòn con mắt
từ Suối Máu em về xanh như lá cây
những kẻ đã sống chết cho Độc Lập Tự Do bị xử tội phản quốc
anh bỏ đi rồi em ở với ai
phần hoa cúc dại nở trên ngọn gió
buổi chiều dưới thung lũng héo hon
tôi kể tôi đã chết mấy mươi năm về trước
bây giờ là thằng bù nhìn tơi tả thê lương
em hãy kể tôi như trái cây lột vỏ
để quá đêm ngày hôi gió thịt xương tôi
như gái tỉnh lẻ thất thân nơi thị trấn
lỡ một lần lỡ thêm nữa chẳng sao
em hãy kể tôi đã tới hồi mạt vận
tuyết phủ đầy đóng đá tay chân
hồn hải điểu bay ngày đêm qua biển
bay mãi có ngày rụng cánh bơ vơ
em rớt thăm thẳm xuống vực sâu thời cuộc
sương Saigon thấm lạnh áo mồ hôi
mưa lất phất ngoài ngã năm ngã bảy
gió lọt vào em từ ngã bảy ngã ba
em ở cư xá Thanh Đa em ở chung cư Minh Mạng
em ở khắp đất trời trong thế giới tôi
em ở với Việt Nam ở với ly cà phê đá
ở với chỗ em ngồi ấm uyên ủy tôi
tôi ngủ mấy ngày đêm vẫn chưa mộng mị
thử tưởng tượng một ngày cho đỡ thê lương
em với nắng với Saigon với tôi tập họp
nắng trên Saigon, Saigon trên nắng lô nhô
em đâu biết, tôi bây giờ, hầu như cây kiểng
bỏ phế trong nhà cũng mấy năm qua
tôi sống, cảm giác, ngọn dáo đâm trước ngực.."
......................................................................................................
(i) Trần Mộng Tú: Ngụm Cà Phê Tháng Tư
Ta ngồi một mình
ly cà phê cạn
lòng như tháng tư
Đứt ra từng đoạn.
Tháng tư, tôi ngồi trong quán cà phê Starbucks trên đường 20th của thành phố tôi cư trú. Tôi cúi xuống nhìn mầu cà phê đen đặc, sóng sánh sót lại một ngụm trong chiếc ly giấy. Tôi cầm chiếc ly chao nhẹ đi một chút, do dự chưa muốn ngửa cổ uống nốt ngụm cuối cùng. Ngụm cà phê trông như ngụm nước mắt đen. Chao ôi nước mắt đã có một lúc nào đó, ta ngửa cổ uống được cả ngụm hay sao !
Tháng tư, tháng tư, tháng tư năm đó! Đứt ra từng đoạn: đoạn cha, đoạn mẹ, đoạn vợ, đoạn chồng, đoạn con, đoạn anh, chị, em, đoạn bạn hữu. Mỗi đoạn đứt một chỗ, rơi một nơi, đoạn mất đi ngút ngàn biệt tích, không để lại dấu vết, đoạn còn sót lại ngơ ngẩn, mù lòa.
Tháng tư của ba mươi bẩy năm sau, ngụm nước mắt không bao giờ cạn được.
Tôi ngồi trong quán một mình. Ngó những khuôn mặt lạ, họ không phải bạn bè, nhưng vẫn thấy thân thuộc, vì đó là những khuôn mặt của dân bản xứ tôi gặp thường ngày. Cách ăn mặc và lối cư xử của họ na ná giống nhau. Mình nhìn mấy chục năm, mình quen với cách kéo ghế, cách chụm đầu vào nhau nói khe khẽ, cách nghiêng mình xin lỗi của họ khi phải đi qua mặt ai, nên bỗng trở thành gần gũi.
Tự ngậm ngùi tưởng tượng, nếu bây giờ mình ngồi ở trong một quán cà phê ở Việt Nam, ngắm những người ngồi chung quanh, chắc chắn mình sẽ thấy lạc lõng lắm, vì cách ăn mặc và cư xử rất khác mình. Họ cũng sẽ chẳng để mắt nhìn đến mình, một kẻ thường thường trên mọi phương diện. Mình lạc lõng ngay chính trên quê mình.
Ngồi một mình với ly cà phê Starbucks trong một ngày của tháng tư, quê người; tôi chỉ nhìn ra mình là người lạ với chính mình. Cúi nhìn mấy ngón tay đang cầm ly, những ngón tay gầy đã bắt đầu xanh xao gân lá, biết mình ở đây lâu lắm rồi. Đôi vai bỗng trĩu nặng như có bàn tay ai vô hình ấn xuống ghế. Thôi, đã đến đây rồi, thì ngồi xuống đây, còn đi đâu được nữa. Ngồi đây mà hồn như thác đổ, tiếng nước ầm ầm vọng tới từ một ký ức xa xôi, rồi bỗng òa ra khi chạm vào tảng đá cuối cùng, tảng đá tháng tư.
Tháng tư ở đây là mùa xuân, chim chóc rủ nhau bay vào thành phố, hoa đào nở hồng trên mỗi con đường, nắng mới lách mình vào những khung cửa mở, trong vườn nhà ai hoa táo, hoa lê trắng xóa. Những người Việt di tản như tôi, tháng tư không ít thì nhiều quay đầu nhìn lại quá khứ, nhớ lại những giọt nắng quê nhà năm đó hòa vào máu và nước mắt. Hoa nắng quê người chỉ làm gợi thêm nỗi xót xa.
Anh ạ tháng tư mềm nắng lụa
hoa táo hoa lê nở trắng vườn
quê nhà thăm thẳm sau trùng núi
em mở lòng xem lại vết thương.
Chung quanh tôi, một vài bàn nhỏ có người ngồi trước tách cà phê và cái laptop. Họ im lặng làm việc, học hay sáng tác. Có người với một tờ báo mở trước mặt, hay hai người bạn thì thào nho nhỏ. Quán tĩnh mịch, nghe được cả tiếng gõ khe khẽ của những ngón tay chạm trên bàn phím, thậm chí cả tiếng thở của người ngồi ở bàn gần mình.
Tôi ngồi với ly cà phê cạn. Tôi biết trang mạng của người Việt khắp nơi trên thế giới, vào mỗi tháng tư họ cũng trao đổi cho nhau trên khung hình nhỏ: những tấm hình đang bốc lửa, những khẩu súng đang nhả đạn.Tiếng người đang khóc, đang la vang, đang chạy hoảng loạn, đang giẫm lên nhau. Tiếng súng nổ, tiếng kêu thất thanh….Tất cả hiện ra trên khung hình nhỏ.
Trong một tiệm cà phê ở Mỹ. Tôi ngồi đó, ngửa mặt uống ngụm cà phê đen cuối cùng. Bỗng dưng má tôi ươn ướt. Nước mắt ứa ra từ hai con mắt, bờ mi đã bắt đầu sụp xuống như hai chiếc lá cuốn khô. Nước mắt của một người di tản vì chiến tranh lâu quá rồi, xót xa cho phận mình, phận người, phận quê hương đất nước.
Ba mươi bẩy năm rồi, mà thỉnh thoảng vẫn đọc được ở trên mạng, lẫn vào những bài vở giải trí, kiến thức hay nghệ thuật, những lời nhắn với nội dung thật buồn: Một hài cốt với tên họ, ngày sinh và số quân đầy đủ của một quân nhân VNCH, ai đó vừa tìm được bên đường. Mong có thân nhân đến nhận. Nào ai biết thân nhân của bộ xương đó còn sống hay đã chết? Tin đó đến từ Việt Nam và đã chuyển đi nhiều lần.
Tin những người ở Mỹ về bốc mộ, một hố chôn tập thể của binh sĩ VNCH trong một sân trường hay bên cạnh một con mương. Tin cả trăm bộ xương tìm thấy ở ven biển miền Trung không biết của bên này hay bên kia. Rồi còn cả những tin như sĩ quan H.O qua đời ở Mỹ không có thân nhân, được những người trong cộng đồng phụ nhau mai táng. Lời nhắn về một vị tá Hải Quân, có con ở Cali. Xác nằm trong bệnh viện Texas hai tuần rồi. Cha qua đời, con ở đâu chưa đến nhận.
Những dòng chữ như thế, thực sự là một “Tin Buồn” với ý nghĩa đúng nhất của nó.
Tháng Tư là tháng tôi sợ đọc, sợ xem hình trên mạng. Sợ nhìn lại những hình ảnh và đọc lại những bài viết kinh hoàng của những nạn nhân vượt biển; hình ảnh nghĩa trang quân đội bị đập phá trong tủi nhục; những câu chuyện thương tâm của tù nhân và nhà tù cải tạo; Sợ phải xem lại những hình ảnh của một thành phố mình đã sống và lớn lên bị tàn phá bởi chiến tranh; sợ những bức hình và tên tuổi, binh nghiệp của các tướng lãnh tự sát vào ngày cuối cùng, tôi sợ mỗi khi đọc thêm một danh sách tự vận của các cấp tá, cấp úy, các hạ sĩ quan. Họ tự sát riêng lẻ hay có khi cùng với vợ con. Những bức hình im lìm đó là những tiếng gào thét phẫn nộ của những anh hùng VNCH. Tôi không nhớ là mình đã đọc được câu này ở đâu: “Thật đáng thương cho một đất nước nào có quá nhiều anh hùng” vì anh hùng đồng nghĩa với hy sinh và cái chết.
Đau đớn nhất là bao giờ khi xem hình, khi đọc những bài viết xong, cuối cùng mình nhận thức rất rõ rệt: đó là một cuộc chiến huynh đệ tương tàn.Người giết và người bị giết đều mang họ Nguyễn, họ Lê, họ Trần...
Ba mười bẩy năm rồi, người ta nói là Việt Nam đã hết chiến tranh, người dân đã có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, nhưng trên mạng, người Việt trong và ngoài nước vẫn có những dòng chữ gửi đến cho nhau mang theo những thông điệp thật buồn: Việt Nam tôi đâu? Người dân mất nhà, mất đất. Gái Việt bán sang Đài Loan. Gái Việt xếp hàng lấy chồng Đại Hàn. Không có Tự Do cho Việt Nam. Ngư dân Việt bị tầu Trung Quốc bắt ngay trên biển của mình. Nước Việt âm thầm mất dần từng mảnh cho Trung Quốc….
Tháng tư, cà phê đắng, đắng thêm khi pha vào những giọt nước mắt vì nước mắt bao giờ cũng có muối ở trong. Nỗi đau tháng tư với một số đông người Việt ở thế hệ bạn hữu tôi, là một vết thương không thành sẹo được, nó lên da non, rồi ngưng lại ở đó. Nhìn xuống vẫn thấy màu hồng, vẫn thấy như còn rơm rớm máu.
Tôi cúi xuống nhìn chiếc ly không, tự lấy tay áo lau thầm những giọt nước mắt mình. Đứng dậy, trở về một nơi tôi gọi là nhà, tiếp tục sống với trái tim di tản.
Vạt nắng tháng tư chỉ bay xiên vào trong quán này một năm một lần, nhưng khi tôi đến đây, dù bất cứ tháng nào trong năm, hồn tôi, tháng tư có thể đến bất chợt ghé xuống và rơi cùng những giọt cà phê.
Anh ạ tháng tư sương mỏng lắm / sao em nhìn mãi chẳng thấy quê / hay sương thành lệ tra vào mắt / mờ khuất trong em mọi nẻo về.
(ii) Trần Mộng Tú: Có phải tôi không?
Có người gửi tôi tấm hình trên mạng
cô gái Sài gòn áo trắng khăn tang
đi trong Sài gòn bốn mươi năm cũ
cô gái trong hình có phải tôi không?
Ô hay tại sao tự nhiên tôi nhận
Sài gòn cả trăm cô gái giống tôi
cả ngàn khăn tang trên đầu góa phụ
góa phụ còn hồng một vệt son môi
Ô hay tại sao tự nhiên tôi chối
Sài gòn ngày ấy trắng toát khăn tang
những cô trẻ lắm mắt đầm đìa lệ
theo tay ai dắt đi vào nghĩa trang
Sài gòn bây giờ khói nhang đã tắt
góa phụ ngây thơ tóc đã phai xanh
nhìn lại tấm hình nhận ra cô gái
khẽ gọi tên cô Trần Thị Chiến Tranh.
(iii) Nguyễn Đông Giang: Westminster, ngày anh về
(Tặng những chiếc áo dài VN ở quê người – nđg)
Lòng mừng , về thăm Westminster
Đi trên Bolsa, vàng rực phố cờ
Áo dài Việt Nam, bay trên đất lạ
Cuối tháng Tư buồn, anh viết bài thơ
Áo dài em bay, tiếc ngày tháng cũ
Còn nhớ không em, xưa buổi lên đường
Em mang Tổ quốc, đi vượt biển
Thơ, vẫn vô cùng, nhớ quá quê hương
Về đây gặp, những bạn bè xưa
Đời tù tội, nhiều năm chung đủ
Người thù người, cắt tình máu mủ
Đủ rồi, anh bỏ đất sang sông
Anh tin rằng, như có cố hương
Theo chúng ta, những ngày lạc bước
Ngày tháng này, của bao năm trước
Sài gòn cờ bay, rộn rã tấm lòng
Em có tình, có nghĩa với non sông
Nên mới gặp, anh đem lòng cảm mến
Nước Mỹ, những ngày anh mới đến
Nhìn lá cờ bay, nước mắt chảy dài
Thành phố anh về, đã có bóng em
Con đường Bolsa, đầy dấu chân mình
Tiếng nói tiếng cười, người lên kẻ xuống
Hơi hám quê nhà, ấm buổi nhục vinh
Lòng mừng, về thăm Westminster
Thành phố tháng Tư, đẹp những áo dài
Trong nỗi vui buồn, anh xin quên hết
Quên cả chính mình, đời đã tàn phai
(iv) Huy Uyên: Tháng 4-2014
Mẹ đã qua lâu thời con gái
tháng tư bây giờ
đầy lá rụng ngoài hiên
mới đó đã bốn-mươi-năm mưa dầu nắng dãi
mẹ thức từng đêm dỗ mãi ưu-phiền.
Xưa áo trắng bên ai sân trường
bên ngoài dập dồn tiếng súng
những lớp đời trai binh lữa chiến trường
quê nhà căm hờn uất nghẹn .
Tháng tư đổ từng hồi chuông đau đớn
báo tin người nằm chết sớm mai
cầm súng nhắm đầu thù mà bắn
cờ gãy ngang dưới gốc kỳ-đài .
Tháng tư tiếng phát-thanh-viên giọng buồn
đã đổ sụp cơ-đồ đất nước
lệ chảy hai tay đưa đầu hàng
người chôn trong tim nổi đau Tổ-quốc .
Khắp nơi quanh đây quá đổi nghẹn ngào
tim thắt lại bàn tay đóng cửa
giặc điên cuồng ngõ trước sân sau
vội vã chôn mồ ma,trận đòn thù bão tố .
Bốn mươi năm bẫy người rình rập
ngày cần-lao quanh quẫn đói nghèo
ngoại-ô buồn cửa nhà tan nát
bạo-tàn lơ lững ai treo ?
Em, tôi nghèo xơ xác thân ma
con đường cùng làm thân trâu ngựa
năm tháng đày đọa đạp chà
quê-hương ngập tàn lữa đỏ .
Tháng tư đau chôn rồi bao mơ ước
em xưa giờ tóc bạc da mồi
khổ đau đem trút lên người đói rách
để tôi ôm lòng dạ khôn nguôi
để tôi luống những ngậm-ngùi .
Sài-gòn tháng 4-2014
thành-phố ngập bay lá đỏ khô vàng
gởi nước mắt về chan trời Đà-Nẳng
thân phận người xa xót chìm quanh .
Bao giò có được thanh-bình
(v) Lê Hân: Hương khói tháng tư
chẳng hiểu làm sao mỗi tháng tư
lâng lâng lòng nặng những ngậm ngùi
tha phương từ thuở hơn mười chín
vào giữa thập niên của sáu mươi
ảnh hưởng không nhiều từ chiến tranh
sang trang lịch sử khá an lành
cho cha, anh, chị nơi quê cũ
lòng vẫn hoang mang những không đành
dân tộc quê hương quá khổ đau
bao nhiêu bi thảm đổ trên đầu
núi sông thương tích không lành lặn
liền một dãi mà không có nhau
chẳng phải hận thù giữa bắc nam
chỉ vì chế độ chuộng dã man
người xa quê quán ra biển lớn
tìm một chỗ về trong đốm than
thôi nhắc làm gì những xót xa
thế giới từng đau một quê nhà
lương tâm nhân loại từng rúng động
năm tháng dần qua buồn chưa qua
ái ngại cảm thương hồn tháng tư
khi không mang nỗi hận con người
mỗi năm gồng gánh bao hương khói
cờ rủ trong tim của mỗi người
(vi) Trần Yên Hòa: Tráng ca
Khi ta Quỳ Xuống giữa Vũ Đình Trường
Là ta đã tự nguyền với đất
Đất của ta và nước của ta
Không bao giờ mất được.
Khi ta Đứng dậy các tân Sĩ quan
Ta đã ngạo nghễ nhìn trời
Bầu trời xanh cao rộng
Ta đã đủ sức vươn vai
Trên muôn ngàn bờ cõi
Bờ cõi ta một dãy đất trời
Có núi cao ngút xanh, rừng thẳm
Có sông dài ôm vùng biển rộng
Rót phù sa về tận muôn nơi
Bờ cõi ta một vùng nam phương
Chạy dài xa tít mù biển bắc
Chiếc lưng thon miền trung muối mặn
Quây quần bên vú mẹ, Việt Nam
Ta người trai ra đi giữ nước
Ngày Khe Sanh hun hút gió lào
Nóng rang khô đất trời Quảng Trị
Đêm mịt mù chong mắt Chu Pao
Hành phương Nam đồng bằng ngược nước
Tiếng quân ca xé gió đêm trường
Đồi Bình Giả điệu kèn xung trận
Đoàn quân tràn trăm cõi đao binh
Ta lại về miền đông nước nổi
Rừng hoang vu Duyên Hải mịt mùng
Vẹt tràm đước đặc khu Rừng Sát
Lại quay về giải toả An Phong
Trên bốn quân khu ta đều có mặt
Chiến sử ca được viết chữ hoa
Quảng Trị cổ thành, Đông Hà nóng bỏng
Bình Long ghi danh Chiến Sĩ Cộng Hoà
Khúc quân hành vinh danh bè bạn
Bờ cõi trời Nam thiên định vẫn còn
Tháng sáu tung hô hùng ca quân lực
Để nhớ ngàn đời chiến sử vàng son
Bạn bè ta nay mỗi người mỗi ngã
Kẻ ở quê nhà, kẻ dạt tha phương
Đời sống lất lây như thuyền không bến
Có bến nào chờ, bến đậu yêu thương?
Ta sẽ về thôi về cùng đất nước
Sẽ về cùng Em, sẽ về cùng Mẹ
Về xây quê hương Dân chủ, Hùng cường
Sẽ về và dành lại Việt Nam.(vii) Cao Đồng Khánh: Thơ cho Sài Gòn
tôi một bữa ngồi yên như bàn ghế
nắng rọi trong đầu những trắng bao la
còn đôi mắt tôi ở Nhà Bè Gia Định
ở ngã Tư Bảy Hiền ly nước mía, má, môi
em đạp xe mini trời gió mềm trong áo
thành phố bập bềnh trôi giữa nắng mênh mông
sợi tóc chẻ hai gần đường xích đạo
vạt áo sau lưng khép hở Saigon
tôi một bữa đợi em mòn con mắt
từ Suối Máu em về xanh như lá cây
những kẻ đã sống chết cho Độc Lập Tự Do bị xử tội phản quốc
anh bỏ đi rồi em ở với ai
phần hoa cúc dại nở trên ngọn gió
buổi chiều dưới thung lũng héo hon
tôi kể tôi đã chết mấy mươi năm về trước
bây giờ là thằng bù nhìn tơi tả thê lương
em hãy kể tôi như trái cây lột vỏ
để quá đêm ngày hôi gió thịt xương tôi
như gái tỉnh lẻ thất thân nơi thị trấn
lỡ một lần lỡ thêm nữa chẳng sao
em hãy kể tôi đã tới hồi mạt vận
tuyết phủ đầy đóng đá tay chân
hồn hải điểu bay ngày đêm qua biển
bay mãi có ngày rụng cánh bơ vơ
em rớt thăm thẳm xuống vực sâu thời cuộc
sương Saigon thấm lạnh áo mồ hôi
mưa lất phất ngoài ngã năm ngã bảy
gió lọt vào em từ ngã bảy ngã ba
em ở cư xá Thanh Đa em ở chung cư Minh Mạng
em ở khắp đất trời trong thế giới tôi
em ở với Việt Nam ở với ly cà phê đá
ở với chỗ em ngồi ấm uyên ủy tôi
tôi ngủ mấy ngày đêm vẫn chưa mộng mị
thử tưởng tượng một ngày cho đỡ thê lương
em với nắng với Saigon với tôi tập họp
nắng trên Saigon, Saigon trên nắng lô nhô
em đâu biết, tôi bây giờ, hầu như cây kiểng
bỏ phế trong nhà cũng mấy năm qua
tôi sống, cảm giác, ngọn dáo đâm trước ngực.."
......................................................................................................
2. Dư Mỹ- Văn Ngọc -TH Long
1. Buổi ta về buồn như thế đó
Ta về tóc nhuốm hoàng hôn
Nỗi đau xưa tưởng vẫn còn đâu đây
Tám năm rừng núi tù đày
Hận thù gặm nhấm hao gầy xác thân
Ta về lạ bước đồng lân
Con đường xưa đã mấy lần đổi tên
Ngỡ ngàng kẻ lạ người quen
Cho ta yên phận đứng bên dòng đời
Ta về như cánh bèo trôi
Giữa dòng nhục sử ai ngồi dửng dưng
Thương con mãnh thú nhớ rừng
Thương ta gãy cánh chim ưng nửa vời
Ta về dở khóc dở cười
Dở say dở tỉnh như người mộng du
Đốt đèn đọc lại cổ thư
Nuốt từng uất hận giã từ kiếm cung
Ta về còn lại tay không
Cùng em gạo chợ nước sông qua ngày
Miệt mài tính chuyện tương lai …
2. Còn nợ nước non
Một chút hận lòng dẫu cỏn con
Quê hương ? Đừng hỏi mất hay còn
Chiến trường ta đã tan cơn mộng
Hậu tuyến ai tròn giấc ngủ ngon ?
Thất trân tiếc chưa tròn khí tiết
Tan hàng đâu vẹn tấm lòng son
Chiến chinh ? Cho dẫu hờn chinh chiến
Non nước ? Ta còn nợ nước non .
Dư Mỹ
1. Buổi ta về buồn như thế đó
Ta về tóc nhuốm hoàng hôn
Nỗi đau xưa tưởng vẫn còn đâu đây
Tám năm rừng núi tù đày
Hận thù gặm nhấm hao gầy xác thân
Ta về lạ bước đồng lân
Con đường xưa đã mấy lần đổi tên
Ngỡ ngàng kẻ lạ người quen
Cho ta yên phận đứng bên dòng đời
Ta về như cánh bèo trôi
Giữa dòng nhục sử ai ngồi dửng dưng
Thương con mãnh thú nhớ rừng
Thương ta gãy cánh chim ưng nửa vời
Ta về dở khóc dở cười
Dở say dở tỉnh như người mộng du
Đốt đèn đọc lại cổ thư
Nuốt từng uất hận giã từ kiếm cung
Ta về còn lại tay không
Cùng em gạo chợ nước sông qua ngày
Miệt mài tính chuyện tương lai …
2. Còn nợ nước non
Một chút hận lòng dẫu cỏn con
Quê hương ? Đừng hỏi mất hay còn
Chiến trường ta đã tan cơn mộng
Hậu tuyến ai tròn giấc ngủ ngon ?
Thất trân tiếc chưa tròn khí tiết
Tan hàng đâu vẹn tấm lòng son
Chiến chinh ? Cho dẫu hờn chinh chiến
Non nước ? Ta còn nợ nước non .
Dư Mỹ
3. Mời em nâng chén
Mời em nâng chén cùng ta
Nghĩa gì đâu chút vinh hoa cõi trần
Uống quên những chuyện phù vân
Để hồn thanh thản chín tầng mây cao
Mời em tưởng chén bồ đào
Uống thương ta dưới chiến hào năm xưa
Mời em một chén tiễn đưa
Bao năm bỏ nước đi chưa trở về
Hồn mang trĩu nặng tình quê
Cây đa đầu xóm,con đê cuối đường
Mời em nâng chén thân thương
Uống chút tình nghĩa đồng hương xứ người
Mời em một chén hận đời
Uống thương ta lỡ một thời dọc ngang
Mời em cạn chén đêm tàn
Ta ru tình ái vô vàn trong em .
Dư Mỹ
Mời em nâng chén cùng ta
Nghĩa gì đâu chút vinh hoa cõi trần
Uống quên những chuyện phù vân
Để hồn thanh thản chín tầng mây cao
Mời em tưởng chén bồ đào
Uống thương ta dưới chiến hào năm xưa
Mời em một chén tiễn đưa
Bao năm bỏ nước đi chưa trở về
Hồn mang trĩu nặng tình quê
Cây đa đầu xóm,con đê cuối đường
Mời em nâng chén thân thương
Uống chút tình nghĩa đồng hương xứ người
Mời em một chén hận đời
Uống thương ta lỡ một thời dọc ngang
Mời em cạn chén đêm tàn
Ta ru tình ái vô vàn trong em .
Dư Mỹ
4. Một lần trở lại
Tôi trở lại thăm quê hương đã mất
Phố vẫn buồn cổ kính tự trăm năm
Nước sông Hoài âm thầm xuôi ra biển
Như đời mình trôi giạt chốn xa xăm .
Tôi trở lại phố quen mà rất lạ
Bạn bè xưa trăm ngã lạc về đâu
Giọng hát em chiều nay nghe buồn quá
Tháng tư đau ,ai phổ điệu cung sầu
Tôi trở lại tìm thăm bao chiến hữu
Đã bao lần san sẻ phút tử sinh
Rồi uất hận tan hàng trong bức tử
Tiếc một thời tuổi trẻ với đao binh .
Tôi trở lại mẹ già không còn nữa
Chuông đưa linh tiễn biệt một kiếp người
Còn đâu nữa những chiều bên khung cửa
Mẹ mõi mòn trông đợi bóng hình tôi .
Tôi trở lại con đường trăng trên phố
Tuổi vàng theo trăng vỡ biết đâu tìm
Em đừng tiếc một thời xuân sắc đó
Tình dẫu già nhưng trẻ mãi trong tim .
Tôi trở lại tìm ân tình xứ Quảng
Quên đau thương nốc cạn chén hồng đào
Đêm trở giấc tìm về trong hoảng loạn
Ôi đời mình như một giấc chiêm bao .
Tôi trở lại,tôi tìm tôi thuở trước
Soi mặt mình trong dòng nước Hoài giang
Và tự hỏi tôi đã làm gì được
Lời hẹn thề theo sóng nước vỡ tan .
Dư Mỹ
Tôi trở lại thăm quê hương đã mất
Phố vẫn buồn cổ kính tự trăm năm
Nước sông Hoài âm thầm xuôi ra biển
Như đời mình trôi giạt chốn xa xăm .
Tôi trở lại phố quen mà rất lạ
Bạn bè xưa trăm ngã lạc về đâu
Giọng hát em chiều nay nghe buồn quá
Tháng tư đau ,ai phổ điệu cung sầu
Tôi trở lại tìm thăm bao chiến hữu
Đã bao lần san sẻ phút tử sinh
Rồi uất hận tan hàng trong bức tử
Tiếc một thời tuổi trẻ với đao binh .
Tôi trở lại mẹ già không còn nữa
Chuông đưa linh tiễn biệt một kiếp người
Còn đâu nữa những chiều bên khung cửa
Mẹ mõi mòn trông đợi bóng hình tôi .
Tôi trở lại con đường trăng trên phố
Tuổi vàng theo trăng vỡ biết đâu tìm
Em đừng tiếc một thời xuân sắc đó
Tình dẫu già nhưng trẻ mãi trong tim .
Tôi trở lại tìm ân tình xứ Quảng
Quên đau thương nốc cạn chén hồng đào
Đêm trở giấc tìm về trong hoảng loạn
Ôi đời mình như một giấc chiêm bao .
Tôi trở lại,tôi tìm tôi thuở trước
Soi mặt mình trong dòng nước Hoài giang
Và tự hỏi tôi đã làm gì được
Lời hẹn thề theo sóng nước vỡ tan .
Dư Mỹ
Tháng Tư Đen
Văn Ngọc
Một mình hít hương càfê
đang vui chợt có chi đè lòng ta
tháng tư đen về rồi à ?
vết thương rướm máu chưa nhòa tâm can
giờ này, ngày ấy tan hoang
người thương, nhà cửa ngổn ngang buồn phiền
bình thân mà trí đảo điên
nghe trong tiềm thức niềm riêng sa đà
ngó ra hồ tắm, vườn hoa
mùa xuân đang tới sao ta ngậm ngùi
tháng tư, nắng đẹp quê người
có chi lợn cợn không vui trong lòng
tháng tư vẫn đến mỗi năm
màu đen vẫn đọng nặng hồn đau thương
Cherise rộ nở trong vườn
vói tay hái chợt buồn buồn ngẩn ngơ
quê nhà xa tít nơi nào
nhớ đau thắc ruột giả vờ như không
bạo quyền phủ đen núi sông
tháng tư vô tội, buồn lòng tháng tư
Văn Ngọc
Văn Ngọc
Một mình hít hương càfê
đang vui chợt có chi đè lòng ta
tháng tư đen về rồi à ?
vết thương rướm máu chưa nhòa tâm can
giờ này, ngày ấy tan hoang
người thương, nhà cửa ngổn ngang buồn phiền
bình thân mà trí đảo điên
nghe trong tiềm thức niềm riêng sa đà
ngó ra hồ tắm, vườn hoa
mùa xuân đang tới sao ta ngậm ngùi
tháng tư, nắng đẹp quê người
có chi lợn cợn không vui trong lòng
tháng tư vẫn đến mỗi năm
màu đen vẫn đọng nặng hồn đau thương
Cherise rộ nở trong vườn
vói tay hái chợt buồn buồn ngẩn ngơ
quê nhà xa tít nơi nào
nhớ đau thắc ruột giả vờ như không
bạo quyền phủ đen núi sông
tháng tư vô tội, buồn lòng tháng tư
Văn Ngọc
Chàng Về Đêm Mưa Gió
( Cảm tác từ bài ca Người Tình Không Chân Dung của Hoàng Trọng
https://www.youtube.com/watch?v=4iAJcGYt5ro )
Anh đã chọn về đêm đầy mưa gió
Để gặp em trong giấc ngủ say nồng
Mộng về anh đang ở chốn hư không
Môi mấp máy khàn kêu anh đứt quãng !...
Em hẳn nhớ lần hẹn giông, sét nhoáng
Bíu vào nhau, cùng rung cảm lâng lâng
Thả đắm say cho trời đất xoay vần
Mình thì xoắn vào nhau rồi đi mất !
Mối tình đầu ôm Xuân, Hạ ngây ngất
Đến hợp hôn áo cưới trắng nên thơ
Đẹp lứa đôi Tạo Vật nhuốm Thu mờ
Lúc bên nhau, tình tạ ơn tất cả
Xuân này anh đã về miền đất lạ
Để một mình em chăn gối cô đơn
Em yêu dấu nếu còn chút dỗi hờn
Anh xin lỗi chẵng kịp lời vĩnh biệt !…
Thái Huy Long
( Tháng Tư Đen, nhớ ơn những chiến sĩ QĐVNCH đã sớm anh dũng vị quốc vong thân )
Sóng Ngầm Kỷ Niệm
Sánh bước men đồng lúa trổ bông
Bên em thôn nữ má ngây hồng…
Cuồng phong lịch sử quay non nước
Bảo tố thuyền nhân bỏ bến sông
Thảng thốt vội đi, đành lỗi hẹn
Không nguôi lặng bước, nén hương lòng
Nương về quê cũ, vương hoài niệm
Mặc đoạ thân này nỗi nhớ mong !
Thái Huy Long
(Thương cho ai lỡ làng đã gần 40 năm qua vì di tản và vượt biên !)
( Cảm tác từ bài ca Người Tình Không Chân Dung của Hoàng Trọng
https://www.youtube.com/watch?v=4iAJcGYt5ro )
Anh đã chọn về đêm đầy mưa gió
Để gặp em trong giấc ngủ say nồng
Mộng về anh đang ở chốn hư không
Môi mấp máy khàn kêu anh đứt quãng !...
Em hẳn nhớ lần hẹn giông, sét nhoáng
Bíu vào nhau, cùng rung cảm lâng lâng
Thả đắm say cho trời đất xoay vần
Mình thì xoắn vào nhau rồi đi mất !
Mối tình đầu ôm Xuân, Hạ ngây ngất
Đến hợp hôn áo cưới trắng nên thơ
Đẹp lứa đôi Tạo Vật nhuốm Thu mờ
Lúc bên nhau, tình tạ ơn tất cả
Xuân này anh đã về miền đất lạ
Để một mình em chăn gối cô đơn
Em yêu dấu nếu còn chút dỗi hờn
Anh xin lỗi chẵng kịp lời vĩnh biệt !…
Thái Huy Long
( Tháng Tư Đen, nhớ ơn những chiến sĩ QĐVNCH đã sớm anh dũng vị quốc vong thân )
Sóng Ngầm Kỷ Niệm
Sánh bước men đồng lúa trổ bông
Bên em thôn nữ má ngây hồng…
Cuồng phong lịch sử quay non nước
Bảo tố thuyền nhân bỏ bến sông
Thảng thốt vội đi, đành lỗi hẹn
Không nguôi lặng bước, nén hương lòng
Nương về quê cũ, vương hoài niệm
Mặc đoạ thân này nỗi nhớ mong !
Thái Huy Long
(Thương cho ai lỡ làng đã gần 40 năm qua vì di tản và vượt biên !)
01. SỰ VỖ NGỰC KỂ CÔNG VÔ LỐI.
Phạm Đình Trọng
Từ khi có được chính quyền, đảng Cộng sản Việt Nam liền tự huyễn hoặc bằng một khẩu hiệu mang đầy đủ sự kiêu ngạo cộng sản, mang cả vẻ lấp lóa vàng son của những ngai vàng trung cổ và mang âm hưởng tiếng tung hô của những vương triều phong kiến: Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm.
Năm nay, mùa xuân thứ 84 đất nước chìm trong hận thù giai cấp, chia rẽ dân tộc bởi cuộc cách mạng giai cấp sắt máu khi đảng cộng sản lấy giai cấp thống trị dân tộc, xã hội đang xao xác vì tham nhũng làm trống rỗng, kiệt quệ nền kinh tế đất nước, người dân đang xót xa nhận ra máu xương và năm tháng cuộc đời bấy lâu nay họ đã mang cống hiến cho một giá trị giả và đang vô cùng hoang mang vì họ vẫn bị buộc phải theo đuổi cái giá trị giả mù mịt đó “đến cuối thế kỉ này chưa chắc đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện” như lời của chính ông Tổng bí thư đảng Cộng sản đã nói với họ, thì đảng Cộng sản lại đưa ra khẩu hiệu mà giá trị thực tế còn kém xa cả giá trị thực tế của chủ nghĩa xã hội: Đảng Cộng sản Việt Nam – người tổ chức và lãnh đạo nhân dân giành những thắng lợi vĩ đại!
Chưa tính những cuộc tắm máu lớn nhỏ do đảng Cộng sản Việt Nam liên tiếp gây ra cho dân tộc Việt Nam. Từ những cuộc chém giết của lòng hận thù giai cấp mù quáng như: Tổ chức, lãnh đạo, kích động nông dân Nghệ Tĩnh nổi dậy thẳng tay giết bỏ Trí, Phú, Địa, Hào năm 1930, ngay khi đảng Cộng sản Đông Dương vừa ra đời. Tổ chức, lãnh đạo cuộc cải cách ruộng đất bắn giết hàng trăm ngàn nông dân ưu tú biết làm giàu cho gia đình, cho quê hương đất nước và đã đóng góp lớn lao xương máu, của cải cho cuộc kháng chiến chống Pháp của đảng Cộng sản. Đến việc lùa hàng trăm ngàn người dân Việt Nam không cùng ý thức hệ cộng sản vào những nhà tù hà khắc núp dưới tên trại tập trung cải tạo để rồi người thì vùi xác trong những bãi tha ma hoang vu giữa rừng heo hút, người may mắn sống sót trở về gia đình liền cùng với cả gia đình phải mang thân phận là công dân hạng hai, công dân có lí lịch xấu, không có chỗ đứng trong xã hội, phải bơ vơ lưu vong ngay trên quê hương đất nước mình.
Tắm máu trên đất liền. Tắm máu ngoài biển khơi. Chính đảng Cộng sản Việt Nam đã gây ra thảm họa “Thuyền Nhân”, gần chục triệu người dân Việt phải cố sống cố chết vượt biển bỏ nước ra đi để rồi nửa triệu người phải vùi xác dưới đáy biển. Máu dân lành tiếp tục loang đỏ trên đất nước Việt Nam thân yêu đến tận hôm nay. Với học thuyết chuyên chính vô sản, giữ quyền thống trị xã hội bằng bạo lực, lực lượng công an, lá chắn bảo vệ đảng cộng sản, bảo vệ nhà nước cộng sản, được quyền đứng trên pháp luật và ngôn ngữ hàng ngày của công an từ cấp xã nói với dân là “Luật là tao”. Luật là “công an nhân dân còn đảng còn mình” nên công an của nhà nước cộng sản đánh chết dân trong trại giam, đánh chết dân trong trụ sở công an, đánh chết dân ngay trên đường phố diễn ra hàng ngày trên khắp đất nước Việt Nam đau thương.
Chưa tính đến sự lạnh lùng nhẫn tâm của đảng Cộng sản Việt Nam coi chín mươi triệu dân Việt con Rồng cháu Lạc chỉ là vật thí nghiệm của cuộc cách mạng Xã hội chủ nghĩa ngông cuồng, vô vọng chỉ mang lại quyền sinh quyền sát, quyền vơ vét cướp bóc, quyền cha truyền con nối cho số ít người có quyền lực trong đảng cộng sản và làm cho đất nước kiệt quệ, làm cho toàn dân Việt Nam trắng tay. Trắng tay từ quyền làm người trở đi.
Chưa tính đến đảng Cộng sản Việt Nam với tư duy bạo lực, bạo lực và bạo lực, quá ỷ vào bạo lực, quá lạm dụng bạo lực đã đưa người dân Việt Nam vào những cuộc chiến tranh đẫm máu không đáng có và người dân Việt Nam đã phải trả một giá máu quá lớn, quá đắt làm nên thắng lợi trong những cuộc chiến tranh thảm khốc đó. Chưa tính đến đảng Cộng sản Việt Nam đã buộc dân tộc Việt Nam Văn Hiến phải trở thành tên lính xung kích trong cuộc chiến tranh ý thức hệ thế giới ngập máu và nước mắt, buộc dân tộc Việt Nam bé nhỏ hiền lành phải trở thành tên lính đánh thuê không công cho sự sống còn của chủ nghĩa cộng sản thế giới.
Chưa cần tính sổ đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền đầu tiên và duy nhất trong lịch sử Việt Nam đã quyết liệt, triệt để và đầy cảm hứng mê say trong xỉ nhục, đày đọa, tiêu diệt những tài năng, trí tuệ, tinh hoa dân tộc. Tất cả các chiến dịch máu và nước mắt: Cải cách ruộng đất, Nhân văn Giai phẩm, Xét lại, Cải tạo tư sản... đều nhằm triệt hạ, tiêu diệt, xóa sổ những tài năng, những tinh hoa ưu tú nhất của dân tộc Việt Nam, những trí thức uyên bác, những nhà khoa học tiếp cận được với khoa học thế giới, những văn nghệ sĩ chân chính, những doanh nghiệp tạo dựng nên nền công thương Việt Nam hiện đại.
Chưa tính đến đảng Cộng sản Việt Nam đã tổ chức lên một Nhà nước tham nhũng tràn lan, tham nhũng hối hả không có điểm dừng, tổ chức và lãnh đạo một Chính phủ đưa nền kinh tế đi từ khủng hoảng này đến khủng hoảng khác, làm cho nền kinh tế đất nước ngày càng tụt lại phía sau trong đời sống kinh tế thế giới. Nhà nước cộng sản đó, Chính phủ cộng sản đó đã tạo cho người dân nỗi oan khiên ngút trời và tiếng than ai oán dậy đất.
Chỉ cần nêu một tội trạng của đảng Cộng sản Việt Nam đối với đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam, để lại nỗi đau nhức nhối trong trong lịch sử Việt Nam huy hoàng và để lại nỗi nhục ê chề trong lòng người dân Việt Nam là: Suốt mấy ngàn năm tồn tại, tổ tiên ta đã phải liên tục đương đầu với Nhà nước Đại Hán khổng lồ, liên tục chống chọi với đội quân Đại Hán xâm lược hùng mạnh và đã phải trải qua gần ngàn năm cai trị của Đại Hán, ông cha ta không những không để mất đất đai của tổ tiên mà còn mở mang bờ cõi cương vực rộng lớn về phía Nam và phía Đông.
Gần trăm năm xâm chiếm nước ta, cai trị dân ta, dù chỉ là chính quyền đô hộ Việt Nam, thực dân Pháp cũng không để Đại Hán xê dịch một cột mốc cương vực lãnh thổ Việt Nam. Nhưng chỉ mấy chục năm thống trị nhân dân bằng bạo lực hà khắc song lại vô cùng nhún nhường, dễ dãi trước đòi hỏi ngang ngược về lãnh thổ của bành trướng Đại Hán, đảng Cộng sản Việt Nam đã kí hiệp định biên giới năm 1999 với Đại Hán, đã xê dịch hàng chục cột mốc biên cương lùi sâu vào bên trong lãnh thổ Việt Nam, dâng cho Đại Hán phần thác Bản Giốc thắng cảnh đẹp nhất nước ở Cao Bằng, dâng cho Đại Hán những điểm cao chiến lược hiểm yếu ở Hà Giang, dâng cho Đại Hán cả tòa thành cổng nước ở Lạng Sơn! Năm 1974, Đại Hán chiếm được quần đảo Hoàng Sa của ông cha ta để lại, xét đến tận cùng căn nguyên, Đảng cộng sản Việt Nam cũng không thể trốn tránh được trách nhiệm về sự mất mát đó!
Là một đảng bộ của quốc tế cộng sản, đặt lợi ích của giai cấp, của cộng sản quốc tế lên trên lợi ích dân tộc Việt Nam, đảng cộng sản Việt Nam đã chấp nhận sự áp đặt của cộng sản quốc tế chia đôi đất nước Việt Nam, chia đôi dân tộc Việt Nam thành hai trận tuyến đối kháng bắn giết nhau. Người Việt càng bắn giết người Việt, máu người Việt càng đổ, dân tộc Việt Nam càng kiệt sức, càng phụ thuộc vào nước ngoài, trước hết là càng phụ thuộc vào Trung Cộng và Mĩ. Trong tình thế đó, Trung Cộng đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam dễ dàng như thò tay lấy vật trong túi áo.
Không phải chỉ chiếm Hoàng Sa, Trung Cộng đã tính đến làm chủ cả dải đất Việt Nam, nô dịch dân tộc Việt Nam, đồng hóa văn hóa Việt Nam ngay từ khi gây áp lực ép đảng Cộng sản Việt Nam chấp nhận hiệp định Genève năm 1954 chia đôi đất nước Việt Nam, chia đôi dân tộc Việt Nam. Và điều Trung Cộng toan tính từ năm 1954 đang diễn ra trong hiện thực hôm nay! Một đảng của chính trường Việt Nam đã đưa đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam đến những nổi đau mất mát lớn như vậy mà vẫn thản nhiên vỗ ngực kể công “đã tổ chức và lãnh đạo nhân dân giành những thắng lợi vĩ đại” được sao?
Phạm Đình Trọng
Theo FB Phạm đình Trọng
Phạm Đình Trọng
Từ khi có được chính quyền, đảng Cộng sản Việt Nam liền tự huyễn hoặc bằng một khẩu hiệu mang đầy đủ sự kiêu ngạo cộng sản, mang cả vẻ lấp lóa vàng son của những ngai vàng trung cổ và mang âm hưởng tiếng tung hô của những vương triều phong kiến: Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm.
Năm nay, mùa xuân thứ 84 đất nước chìm trong hận thù giai cấp, chia rẽ dân tộc bởi cuộc cách mạng giai cấp sắt máu khi đảng cộng sản lấy giai cấp thống trị dân tộc, xã hội đang xao xác vì tham nhũng làm trống rỗng, kiệt quệ nền kinh tế đất nước, người dân đang xót xa nhận ra máu xương và năm tháng cuộc đời bấy lâu nay họ đã mang cống hiến cho một giá trị giả và đang vô cùng hoang mang vì họ vẫn bị buộc phải theo đuổi cái giá trị giả mù mịt đó “đến cuối thế kỉ này chưa chắc đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện” như lời của chính ông Tổng bí thư đảng Cộng sản đã nói với họ, thì đảng Cộng sản lại đưa ra khẩu hiệu mà giá trị thực tế còn kém xa cả giá trị thực tế của chủ nghĩa xã hội: Đảng Cộng sản Việt Nam – người tổ chức và lãnh đạo nhân dân giành những thắng lợi vĩ đại!
Chưa tính những cuộc tắm máu lớn nhỏ do đảng Cộng sản Việt Nam liên tiếp gây ra cho dân tộc Việt Nam. Từ những cuộc chém giết của lòng hận thù giai cấp mù quáng như: Tổ chức, lãnh đạo, kích động nông dân Nghệ Tĩnh nổi dậy thẳng tay giết bỏ Trí, Phú, Địa, Hào năm 1930, ngay khi đảng Cộng sản Đông Dương vừa ra đời. Tổ chức, lãnh đạo cuộc cải cách ruộng đất bắn giết hàng trăm ngàn nông dân ưu tú biết làm giàu cho gia đình, cho quê hương đất nước và đã đóng góp lớn lao xương máu, của cải cho cuộc kháng chiến chống Pháp của đảng Cộng sản. Đến việc lùa hàng trăm ngàn người dân Việt Nam không cùng ý thức hệ cộng sản vào những nhà tù hà khắc núp dưới tên trại tập trung cải tạo để rồi người thì vùi xác trong những bãi tha ma hoang vu giữa rừng heo hút, người may mắn sống sót trở về gia đình liền cùng với cả gia đình phải mang thân phận là công dân hạng hai, công dân có lí lịch xấu, không có chỗ đứng trong xã hội, phải bơ vơ lưu vong ngay trên quê hương đất nước mình.
Tắm máu trên đất liền. Tắm máu ngoài biển khơi. Chính đảng Cộng sản Việt Nam đã gây ra thảm họa “Thuyền Nhân”, gần chục triệu người dân Việt phải cố sống cố chết vượt biển bỏ nước ra đi để rồi nửa triệu người phải vùi xác dưới đáy biển. Máu dân lành tiếp tục loang đỏ trên đất nước Việt Nam thân yêu đến tận hôm nay. Với học thuyết chuyên chính vô sản, giữ quyền thống trị xã hội bằng bạo lực, lực lượng công an, lá chắn bảo vệ đảng cộng sản, bảo vệ nhà nước cộng sản, được quyền đứng trên pháp luật và ngôn ngữ hàng ngày của công an từ cấp xã nói với dân là “Luật là tao”. Luật là “công an nhân dân còn đảng còn mình” nên công an của nhà nước cộng sản đánh chết dân trong trại giam, đánh chết dân trong trụ sở công an, đánh chết dân ngay trên đường phố diễn ra hàng ngày trên khắp đất nước Việt Nam đau thương.
Chưa tính đến sự lạnh lùng nhẫn tâm của đảng Cộng sản Việt Nam coi chín mươi triệu dân Việt con Rồng cháu Lạc chỉ là vật thí nghiệm của cuộc cách mạng Xã hội chủ nghĩa ngông cuồng, vô vọng chỉ mang lại quyền sinh quyền sát, quyền vơ vét cướp bóc, quyền cha truyền con nối cho số ít người có quyền lực trong đảng cộng sản và làm cho đất nước kiệt quệ, làm cho toàn dân Việt Nam trắng tay. Trắng tay từ quyền làm người trở đi.
Chưa tính đến đảng Cộng sản Việt Nam với tư duy bạo lực, bạo lực và bạo lực, quá ỷ vào bạo lực, quá lạm dụng bạo lực đã đưa người dân Việt Nam vào những cuộc chiến tranh đẫm máu không đáng có và người dân Việt Nam đã phải trả một giá máu quá lớn, quá đắt làm nên thắng lợi trong những cuộc chiến tranh thảm khốc đó. Chưa tính đến đảng Cộng sản Việt Nam đã buộc dân tộc Việt Nam Văn Hiến phải trở thành tên lính xung kích trong cuộc chiến tranh ý thức hệ thế giới ngập máu và nước mắt, buộc dân tộc Việt Nam bé nhỏ hiền lành phải trở thành tên lính đánh thuê không công cho sự sống còn của chủ nghĩa cộng sản thế giới.
Chưa cần tính sổ đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền đầu tiên và duy nhất trong lịch sử Việt Nam đã quyết liệt, triệt để và đầy cảm hứng mê say trong xỉ nhục, đày đọa, tiêu diệt những tài năng, trí tuệ, tinh hoa dân tộc. Tất cả các chiến dịch máu và nước mắt: Cải cách ruộng đất, Nhân văn Giai phẩm, Xét lại, Cải tạo tư sản... đều nhằm triệt hạ, tiêu diệt, xóa sổ những tài năng, những tinh hoa ưu tú nhất của dân tộc Việt Nam, những trí thức uyên bác, những nhà khoa học tiếp cận được với khoa học thế giới, những văn nghệ sĩ chân chính, những doanh nghiệp tạo dựng nên nền công thương Việt Nam hiện đại.
Chưa tính đến đảng Cộng sản Việt Nam đã tổ chức lên một Nhà nước tham nhũng tràn lan, tham nhũng hối hả không có điểm dừng, tổ chức và lãnh đạo một Chính phủ đưa nền kinh tế đi từ khủng hoảng này đến khủng hoảng khác, làm cho nền kinh tế đất nước ngày càng tụt lại phía sau trong đời sống kinh tế thế giới. Nhà nước cộng sản đó, Chính phủ cộng sản đó đã tạo cho người dân nỗi oan khiên ngút trời và tiếng than ai oán dậy đất.
Chỉ cần nêu một tội trạng của đảng Cộng sản Việt Nam đối với đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam, để lại nỗi đau nhức nhối trong trong lịch sử Việt Nam huy hoàng và để lại nỗi nhục ê chề trong lòng người dân Việt Nam là: Suốt mấy ngàn năm tồn tại, tổ tiên ta đã phải liên tục đương đầu với Nhà nước Đại Hán khổng lồ, liên tục chống chọi với đội quân Đại Hán xâm lược hùng mạnh và đã phải trải qua gần ngàn năm cai trị của Đại Hán, ông cha ta không những không để mất đất đai của tổ tiên mà còn mở mang bờ cõi cương vực rộng lớn về phía Nam và phía Đông.
Gần trăm năm xâm chiếm nước ta, cai trị dân ta, dù chỉ là chính quyền đô hộ Việt Nam, thực dân Pháp cũng không để Đại Hán xê dịch một cột mốc cương vực lãnh thổ Việt Nam. Nhưng chỉ mấy chục năm thống trị nhân dân bằng bạo lực hà khắc song lại vô cùng nhún nhường, dễ dãi trước đòi hỏi ngang ngược về lãnh thổ của bành trướng Đại Hán, đảng Cộng sản Việt Nam đã kí hiệp định biên giới năm 1999 với Đại Hán, đã xê dịch hàng chục cột mốc biên cương lùi sâu vào bên trong lãnh thổ Việt Nam, dâng cho Đại Hán phần thác Bản Giốc thắng cảnh đẹp nhất nước ở Cao Bằng, dâng cho Đại Hán những điểm cao chiến lược hiểm yếu ở Hà Giang, dâng cho Đại Hán cả tòa thành cổng nước ở Lạng Sơn! Năm 1974, Đại Hán chiếm được quần đảo Hoàng Sa của ông cha ta để lại, xét đến tận cùng căn nguyên, Đảng cộng sản Việt Nam cũng không thể trốn tránh được trách nhiệm về sự mất mát đó!
Là một đảng bộ của quốc tế cộng sản, đặt lợi ích của giai cấp, của cộng sản quốc tế lên trên lợi ích dân tộc Việt Nam, đảng cộng sản Việt Nam đã chấp nhận sự áp đặt của cộng sản quốc tế chia đôi đất nước Việt Nam, chia đôi dân tộc Việt Nam thành hai trận tuyến đối kháng bắn giết nhau. Người Việt càng bắn giết người Việt, máu người Việt càng đổ, dân tộc Việt Nam càng kiệt sức, càng phụ thuộc vào nước ngoài, trước hết là càng phụ thuộc vào Trung Cộng và Mĩ. Trong tình thế đó, Trung Cộng đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam dễ dàng như thò tay lấy vật trong túi áo.
Không phải chỉ chiếm Hoàng Sa, Trung Cộng đã tính đến làm chủ cả dải đất Việt Nam, nô dịch dân tộc Việt Nam, đồng hóa văn hóa Việt Nam ngay từ khi gây áp lực ép đảng Cộng sản Việt Nam chấp nhận hiệp định Genève năm 1954 chia đôi đất nước Việt Nam, chia đôi dân tộc Việt Nam. Và điều Trung Cộng toan tính từ năm 1954 đang diễn ra trong hiện thực hôm nay! Một đảng của chính trường Việt Nam đã đưa đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam đến những nổi đau mất mát lớn như vậy mà vẫn thản nhiên vỗ ngực kể công “đã tổ chức và lãnh đạo nhân dân giành những thắng lợi vĩ đại” được sao?
Phạm Đình Trọng
Theo FB Phạm đình Trọng