6. Hình ảnh Dòng Sông trong thơ Phùng Minh Tiến
Tôi biết đến thơ Phùng Minh Tiến khá lâu, có đến trên ba chục năm, những năm của thập niên sau năm 1975, khi làm kẻ tha hương, trốn chạy quê hương. Sau này nhận ra nhau là bạn có nhiều cái “đồng” với nhau: đồng hương Quảng Nam, đồng song từ thuở học sinh từ trường Tiểu Học Chùa Bà Mụ, qua trường Trung Học Công Lập Trần Quý Cáp Hội An và cùng đồng song từ Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, trước khi bước chân vào đời và bây giờ trong tuổi lớn, gặp nhau trên xứ tự do Hoa Kỳ.
Phùng Minh Tiến trẻ tuổi hơn, sau mấy lớp, làm kẻ đi sau, nên tôi biết anh trể.
Ðâu khoảng năm 1980 hay 1981 gì đó, anh Lôi Tam, một nhà văn cũng có nhiều cái “đồng” khác, trên tờ Ðặc San Quê Hương từ thủ đô Hoa Kỳ, Washington DC, giới thiệu một bài thơ tiêu biểu của Phùng Minh Tiến, bài Dòng Sông Cát Lở:
Tôi đưa em về dòng sông cát lở
Dòng sông ba mươi năm chảy xiết một đời
Này cánh hoa xanh soi trên hồn nước cạn
Em tìm thấy gì trong sỏi đá không vui...
Bài thơ ngắn 12 câu thơ, trong ba đoạn ngắt rời, trong một hơi thơ đầy thi vị, xúc động về quê hương và những kỷ niệm một thời trẻ trung.
Thời đó tôi như đang làm kẻ “lưu đày” trên xứ người Da Ðỏ Oklahoma, sau khi thoát chạy từ thành phố miền biển Vũng Tàu, nơi tôi làm việc, với một gia đình nho nhỏ, vợ và ba con thơ, khi miền Nam, vùng đất tự do cuối cùng rơi vào tay Cộng Sản.
Trong cái ngột ngạt về thông tin từ quê nhà, quê hương một ốc đảo như cắt lìa với thế giới bên ngoài. Tôi tìm quên ưu sầu trong viết lách. Viết như một cách thế hóa giải nỗi bất lực đang vây bủa chung quanh. Viết để tìm lại mình trong các kỷ niệm mông lung đổ về. Viết để tìm lấy lại mình của một quê hương đã mất. Viết như một gợi nhớ trong tâm thức, khơi lại các kỷ niệm từ thuở ấu thơ đến ngày trưởng thành, vào đời.
Những dòng thơ của Phùng Minh Tiến đến với tôi như những hành trang thiếu sót trong nỗi nhớ bỏng cháy:
Tôi đưa em qua ven bờ cát lậm
Năm tháng phôi pha nay lở mai bồi
Dấu điêu linh còn ghi trên trán mỏi
Bàn chân ngoan cát cũng ngẩn ngơ lời.
Cát một đời nằm nghe sóng vỗ
Sông một đời chảy mãi khôn nguôi
Em là mây tình cờ qua đó
Một tháng một năm rồi cũng ngậm ngùi.
Tôi biết đến thơ Phùng Minh Tiến khá lâu, có đến trên ba chục năm, những năm của thập niên sau năm 1975, khi làm kẻ tha hương, trốn chạy quê hương. Sau này nhận ra nhau là bạn có nhiều cái “đồng” với nhau: đồng hương Quảng Nam, đồng song từ thuở học sinh từ trường Tiểu Học Chùa Bà Mụ, qua trường Trung Học Công Lập Trần Quý Cáp Hội An và cùng đồng song từ Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, trước khi bước chân vào đời và bây giờ trong tuổi lớn, gặp nhau trên xứ tự do Hoa Kỳ.
Phùng Minh Tiến trẻ tuổi hơn, sau mấy lớp, làm kẻ đi sau, nên tôi biết anh trể.
Ðâu khoảng năm 1980 hay 1981 gì đó, anh Lôi Tam, một nhà văn cũng có nhiều cái “đồng” khác, trên tờ Ðặc San Quê Hương từ thủ đô Hoa Kỳ, Washington DC, giới thiệu một bài thơ tiêu biểu của Phùng Minh Tiến, bài Dòng Sông Cát Lở:
Tôi đưa em về dòng sông cát lở
Dòng sông ba mươi năm chảy xiết một đời
Này cánh hoa xanh soi trên hồn nước cạn
Em tìm thấy gì trong sỏi đá không vui...
Bài thơ ngắn 12 câu thơ, trong ba đoạn ngắt rời, trong một hơi thơ đầy thi vị, xúc động về quê hương và những kỷ niệm một thời trẻ trung.
Thời đó tôi như đang làm kẻ “lưu đày” trên xứ người Da Ðỏ Oklahoma, sau khi thoát chạy từ thành phố miền biển Vũng Tàu, nơi tôi làm việc, với một gia đình nho nhỏ, vợ và ba con thơ, khi miền Nam, vùng đất tự do cuối cùng rơi vào tay Cộng Sản.
Trong cái ngột ngạt về thông tin từ quê nhà, quê hương một ốc đảo như cắt lìa với thế giới bên ngoài. Tôi tìm quên ưu sầu trong viết lách. Viết như một cách thế hóa giải nỗi bất lực đang vây bủa chung quanh. Viết để tìm lại mình trong các kỷ niệm mông lung đổ về. Viết để tìm lấy lại mình của một quê hương đã mất. Viết như một gợi nhớ trong tâm thức, khơi lại các kỷ niệm từ thuở ấu thơ đến ngày trưởng thành, vào đời.
Những dòng thơ của Phùng Minh Tiến đến với tôi như những hành trang thiếu sót trong nỗi nhớ bỏng cháy:
Tôi đưa em qua ven bờ cát lậm
Năm tháng phôi pha nay lở mai bồi
Dấu điêu linh còn ghi trên trán mỏi
Bàn chân ngoan cát cũng ngẩn ngơ lời.
Cát một đời nằm nghe sóng vỗ
Sông một đời chảy mãi khôn nguôi
Em là mây tình cờ qua đó
Một tháng một năm rồi cũng ngậm ngùi.
Tôi sinh ra ở thôn quê, làng Ái Nghĩa, quận Đại Lộc, nhưng lớn lên may mắn được gởi đi học hành và trưởng thành ở phố thị. Một kỷ niệm tôi nhớ mãi trong đời, gắn liền với dòng sông, khi tôi lên năm hay sáu tuổi.
Một buổi trưa hè nóng bức, tôi theo người anh cả ra con sông Ðào (dòng sông Ái Nghĩa, Ðại Lộc) trước mặt nhà, để tắm mát. Anh tôi bước xuống nước, tôi đeo theo anh bên vai. Anh hụp mạnh xuống dòng sông, sãi tay bơi. Tôi sút tay, chìm lỉm, có lẽ uống khá nhiều nước vào bụng. Anh vói tay kéo tôi lên, xách vào bờ. Tôi điếng hồn, khóc nức nở. Anh đã không dỗ dành mà còn đe dọa sẽ ném tôi xuống nước, cho uống nước nữa, đến khi nào tự huơ tay, huơ chân, biết bơi. Anh chỉ tay vào tôi, hét lớn :
- Con trai không được khóc. Con trai phải biết bơi, để tự cứu mình. Muốn biết bơi, phải chịu sặc nước, uống nước đầy bụng, nhiều lần, cho đến khi bơi giỏi.
Từ đó chắc tôi đã phải uống nhiều nước sông lắm, nhiều lần chìm lỉm trong dòng sông, để biết bơi và bơi giỏi. Và dòng sông gắn bó với tôi như một phần của đời sống. Và cũng từ nguyên do tiềm ẩn trên, khi đọc bài thơ Dòng Sông Cát Lở của Phùng Minh Tiến, tôi say sưa thích thú với kỷ niệm nằm sâu trong tiềm thức, trổi dậy.
Phùng Minh Tiến làm thơ khá nhiều, từ khi còn là một học sinh ở trường Trần Quý Cáp Hội An nhưng anh lại không gom góp lại, để in thành sách nên đã thất lạc thật nhiều.
Thơ Phùng Minh Tiến trải dài nhiều đề tài, nhiều lãnh vực. Hình ảnh dòng sông rõ nét nhất và mang nhiều ẩn dụ về cuộc đời trong kiếp sống vô thường.
Dòng sông không những là biểu tượng đẹp trong văn chương, thơ nhạc mà còn là những hình ảnh huy hoàng, bi hùng, lưu lại trong lịch sử oai hùng của từng quốc gia, từng dân tộc qua nhiều thời đại.
Với tôi dòng sông gắn liền với kỷ niệm từ thuở ấu thơ, rồi đến những ngày tản cư năm 1947 theo dòng sông Thu Bồn, chạy giặc Pháp đặt lại nền độc lập lên xứ sở. Tôi biết thêm được các địa danh mới của quê hương: đập Vĩnh Trinh, thác Phường Rạnh, bến sông Trung Phước, đẹp như một bức tranh thủy mặc ngày xưa...
Những ngày hồi cư trở về ngôi nhà cũ bị giặc Pháp đốt cháy, tôi ngày ngày bơi lội trên dòng sông Ðào trước nhà trước khi được gởi xuống Hội An trọ học, lại làm quen, bơi lội với bạn bè, trên dòng sông Thu Bồn, đổ về Phố Hội.
Từ những kỷ niệm gắn chặt trong tâm thức tôi như vậy, đọc lại Thơ Phùng Minh Tiến, tôi cảm nhận ra rằng, dòng sông trong Thơ anh là biểu tượng siêu hình về cuộc đời như một chiếc cầu nối vào suy tưởng tâm linh như Vũ Hoàng Chương:
Ta còn để lại gì không
Kìa non đá lở, này sông cát bồi.
Ðọc lại mấy câu thơ Phùng Minh Tiến:
Tôi đưa em qua ven bờ cát lậm
Năm thángphôi pha nay lở mai bồi
Dấu điêu linh còn ghi trên trán mỏi
Bàn chân ngoan cát cũng ngẩn ngơ lời.
Cát một đời nằm nghe sóng vỗ
Sông một đời chảy mãi khôn nguôi
Em là mây tình cờ qua đó
Một tháng một năm rồi cũng ngậm ngùi.
Một buổi trưa hè nóng bức, tôi theo người anh cả ra con sông Ðào (dòng sông Ái Nghĩa, Ðại Lộc) trước mặt nhà, để tắm mát. Anh tôi bước xuống nước, tôi đeo theo anh bên vai. Anh hụp mạnh xuống dòng sông, sãi tay bơi. Tôi sút tay, chìm lỉm, có lẽ uống khá nhiều nước vào bụng. Anh vói tay kéo tôi lên, xách vào bờ. Tôi điếng hồn, khóc nức nở. Anh đã không dỗ dành mà còn đe dọa sẽ ném tôi xuống nước, cho uống nước nữa, đến khi nào tự huơ tay, huơ chân, biết bơi. Anh chỉ tay vào tôi, hét lớn :
- Con trai không được khóc. Con trai phải biết bơi, để tự cứu mình. Muốn biết bơi, phải chịu sặc nước, uống nước đầy bụng, nhiều lần, cho đến khi bơi giỏi.
Từ đó chắc tôi đã phải uống nhiều nước sông lắm, nhiều lần chìm lỉm trong dòng sông, để biết bơi và bơi giỏi. Và dòng sông gắn bó với tôi như một phần của đời sống. Và cũng từ nguyên do tiềm ẩn trên, khi đọc bài thơ Dòng Sông Cát Lở của Phùng Minh Tiến, tôi say sưa thích thú với kỷ niệm nằm sâu trong tiềm thức, trổi dậy.
Phùng Minh Tiến làm thơ khá nhiều, từ khi còn là một học sinh ở trường Trần Quý Cáp Hội An nhưng anh lại không gom góp lại, để in thành sách nên đã thất lạc thật nhiều.
Thơ Phùng Minh Tiến trải dài nhiều đề tài, nhiều lãnh vực. Hình ảnh dòng sông rõ nét nhất và mang nhiều ẩn dụ về cuộc đời trong kiếp sống vô thường.
Dòng sông không những là biểu tượng đẹp trong văn chương, thơ nhạc mà còn là những hình ảnh huy hoàng, bi hùng, lưu lại trong lịch sử oai hùng của từng quốc gia, từng dân tộc qua nhiều thời đại.
Với tôi dòng sông gắn liền với kỷ niệm từ thuở ấu thơ, rồi đến những ngày tản cư năm 1947 theo dòng sông Thu Bồn, chạy giặc Pháp đặt lại nền độc lập lên xứ sở. Tôi biết thêm được các địa danh mới của quê hương: đập Vĩnh Trinh, thác Phường Rạnh, bến sông Trung Phước, đẹp như một bức tranh thủy mặc ngày xưa...
Những ngày hồi cư trở về ngôi nhà cũ bị giặc Pháp đốt cháy, tôi ngày ngày bơi lội trên dòng sông Ðào trước nhà trước khi được gởi xuống Hội An trọ học, lại làm quen, bơi lội với bạn bè, trên dòng sông Thu Bồn, đổ về Phố Hội.
Từ những kỷ niệm gắn chặt trong tâm thức tôi như vậy, đọc lại Thơ Phùng Minh Tiến, tôi cảm nhận ra rằng, dòng sông trong Thơ anh là biểu tượng siêu hình về cuộc đời như một chiếc cầu nối vào suy tưởng tâm linh như Vũ Hoàng Chương:
Ta còn để lại gì không
Kìa non đá lở, này sông cát bồi.
Ðọc lại mấy câu thơ Phùng Minh Tiến:
Tôi đưa em qua ven bờ cát lậm
Năm thángphôi pha nay lở mai bồi
Dấu điêu linh còn ghi trên trán mỏi
Bàn chân ngoan cát cũng ngẩn ngơ lời.
Cát một đời nằm nghe sóng vỗ
Sông một đời chảy mãi khôn nguôi
Em là mây tình cờ qua đó
Một tháng một năm rồi cũng ngậm ngùi.
Những câu thơ đẹp vô cùng, thoát tục và đầy thiền vị. Và từ đó đọc lại các bài thơ của anh tôi đang có trong tay, gần như đa số các bài thơ nằm trong dòng thơ tâm linh, như vang lên từ tiếng chuông, tiếng mỏ đẩm màu sắc không.
Cuốn tiểu thuyết Siddhartha của nhà văn người Đức Hermann Hesse mà Phùng Khánh và Phùng Thân dịch tuyệt với qua tiếng Việt, Câu Chuyện Dòng Sông, nói về một nhân vật tên Siddhartha, người Ấn Độ, cùng thời với Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, trong cuộc hành trình đi tìm ý nghĩa tâm linh của cuộc sống, đã trải qua biết bao thăng trầm, sung sướng, hạnh phúc lẫn khổ nạn cuối cùng nhìn thấy dòng sông lững lờ chảy, ngộ ra rằng cuộc sống chẳng khác nào dòng sông, vô thường như dòng nước chảy.
Sau khi đọc cuốn sách Câu Chuyện Dòng Sông, mỗi lần từ Huế, về quê thăm gia dình ở Ái Nghĩa, Đại Lộc, tôi đi xe đạp hoặc đi bộ theo dọc bờ sông Đào về nhà, tôi nhận thấy các đổi thay về cây cối, nhà cửa hai bên bờ sông và những lần mưa lụt lớn trước đó gây đất lỡ, làm thay đổi hẳn cả một thôn xóm, trông xa lạ như một nơi nào tôi mới đến.
Hình ảnh đó còn trong tâm thức tôi, khi đọc thơ Phùng Minh Tiến, tôi như thấy lại trước mắt và đọc thầm câu thơ của Vũ Hoàng Chương «kìa non đá lở, này sông cát bồi ».
Thơ Phùng Minh Tiến nặng về suy tưởng tâm linh, ngoài hình ảnh dòng sông, biểu tượng của cuộc đời, Phùng Minh Tiến nói đến Đôi Nẽo Có Không :
« Có cũng về
Không cũng về
Sao còn đứng đợi bến sông mê
Bốn phương gió nổi mùa hư ảo
Ngoãnh lại hoa xuân rụng não nề.
Có cũng về
Không cũng về
Về đâu, non nước về đâu nhỉ?
Chảy xiết cuồng lưu, vọng khứ hề
Có cũng về
Không cũng về
Sáu bảy mươi năm làm lữ khách
Một chiều tuyết phủ với sương che.
Có cũng về
Không cũng về
Thanh xuân giờ đã xa biền biệt
Dừng lại bên sông, lạnh bốn bề »
Thật sự Phùng Minh Tiến cảm nhận cuộc đời qua nhiều khía cạnh, góc độ và thế nhìn chứ nếu chỉ trích dẫn thơ anh qua các bài tâm linh, siêu hình về cuộc đới thì cũng cưởng ép oan uổng. Dọc bài thơ « Vầng Trăng Hạnh Ngộ » thấy thoải mái, nhẹ nhàng vô cùng :
Trăng cùa ngày xưa vẫn còn đây
Từ trong tiền kiếp đến nơi này
Biển dâu đã mấy lần dâu biển
Mùa đến mùa đi khuyết lại đầy
Trăng thuở thanh xuân mùa hạnh ngộ
Trăng thời chinh chiến khóc thương ai
Nỗi trôi vẫn một vầng trăng cũ
Cũng đành đá nát với vàng phai.
.....
Chiều nay đi giữa rừng thay lá
Còn chút keo sơn buổi chuyển mùa
Tóc tơ ai đợi nghìn năm trước
Trăng về quạnh quẻ bến sông xưa
Hãy nghe anh nhìn anh qua bài thơ tự phát họa, Nụ Cười Chiêm Bao:
Bây giờ tôi lại thương tôi
Bản lai diện mục nụ cười hư hao
Quê xưa chìm khuất nơi nao
Bước chân khổ hạnh lao xao bụi hồng
Tiền thân lạc cõi hư không
Em đi xa dấu ngựa hồng tìm đâu
Bao mùa nước chảy qua cầu
Sao còn đứng đợi năm châu mơ màng
Bây giờ tôi lại xa tôi
Biển xưa đã cạn sông bồi đã xanh
Trăm năm hạt cát viên thành
Trôi trong vô lượng mong manh phận người
Bây giờ tôi bỏ luôn tôi
Bỏ xuân xanh bỏ luân hồi, xưa, sau
Bỏ quê, bỏ xứ, bỏ chùa
“Giày rơm áo vải” chào thua cuộc đời
Ừ thôi cũng thế mà thôi
Được thua, hơn thiệt, nụ cười chiêm bao.
Ngay cả trong thơ tình cũng mang âm hưởng từ bi, như bài Theo Em sau đây:
Theo em dưới bóng Bồ Đề
Yêu em độ lượng vỗ về trong ta
Đông về buốt lạnh lời ca
Mùa xuân chợt đến tôi xa vội người
Hoang vu từ độ Em cười
Đôi tà áo mở khép vui thuở nào
Đường xưa trắng cả chiêm bao
Vang vang guốc mộc lao xao bụi hồng
Ai ngờ rồi cũng hư không
Chim bay biển bắc, tìm mong biển nào
Dáng xưa giờ đã hư hao
Tóc xưa chắc cũng phai màu còn đâu
Bao mùa nước chảy qua cầu
Ta giờ đã thất lạc nhau muôn trùng.
Một dịp anh về Phố Hội, chốn xưa, một thời trai trẻ yêu thương tràn đầy trong tim, trong bài thơ Tôi Về:
Tôi về phố cũ điều hiu
Sương pha núi dựng mây chiều đầu non
Bên xưa khói sóng vẫn còn
Sông Thu chạnh nhớ đò ngang năm nào
Nửa đời chưa hết lao đao
Trăng mùa thu cũ giờ sao úa màu
Sóng dồn lớp lớp xưa, sau
Góc sân hoang lạnh, hương cau nhạt nhòa
Biển dâu mấy độ quan hà
Xa Em mùi tóc hiên sau vẫn còn.
Và bài thơ Em Chợt Đến:
Em chợt đến nét cười âu yếm quá
Ấm đời ta cơn bão rớt cuối mùa
Khuya này về qua phố cũ nghe mưa
Linh hồn nhỏ mênh mang hoài nuối tiếc
................
Em đi qua một thoáng có ai ngờ
Mà nức nỡ đời ta cơn bão dậy.
Chúng tôi bên ly cà phê ở quán đông bạn bè, hay đùa Phùng Minh Tiến, kiếp trước anh là một thiền sư đạo hạnh nhưng say mê cái đẹp của một thiện nữ nên bị đọa, nay sống đời độc thân, làm thơ đầy thiền vị và cuộc đời sắc không trong tình thương của từ bi, bác ái.
Thơ Phùng Minh Tiến làm đẹp cuộc đời.
Quận Cam California cuối hè, chớm thu 2014
MINH TÂM XUÂN ĐỖ
Cuốn tiểu thuyết Siddhartha của nhà văn người Đức Hermann Hesse mà Phùng Khánh và Phùng Thân dịch tuyệt với qua tiếng Việt, Câu Chuyện Dòng Sông, nói về một nhân vật tên Siddhartha, người Ấn Độ, cùng thời với Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, trong cuộc hành trình đi tìm ý nghĩa tâm linh của cuộc sống, đã trải qua biết bao thăng trầm, sung sướng, hạnh phúc lẫn khổ nạn cuối cùng nhìn thấy dòng sông lững lờ chảy, ngộ ra rằng cuộc sống chẳng khác nào dòng sông, vô thường như dòng nước chảy.
Sau khi đọc cuốn sách Câu Chuyện Dòng Sông, mỗi lần từ Huế, về quê thăm gia dình ở Ái Nghĩa, Đại Lộc, tôi đi xe đạp hoặc đi bộ theo dọc bờ sông Đào về nhà, tôi nhận thấy các đổi thay về cây cối, nhà cửa hai bên bờ sông và những lần mưa lụt lớn trước đó gây đất lỡ, làm thay đổi hẳn cả một thôn xóm, trông xa lạ như một nơi nào tôi mới đến.
Hình ảnh đó còn trong tâm thức tôi, khi đọc thơ Phùng Minh Tiến, tôi như thấy lại trước mắt và đọc thầm câu thơ của Vũ Hoàng Chương «kìa non đá lở, này sông cát bồi ».
Thơ Phùng Minh Tiến nặng về suy tưởng tâm linh, ngoài hình ảnh dòng sông, biểu tượng của cuộc đời, Phùng Minh Tiến nói đến Đôi Nẽo Có Không :
« Có cũng về
Không cũng về
Sao còn đứng đợi bến sông mê
Bốn phương gió nổi mùa hư ảo
Ngoãnh lại hoa xuân rụng não nề.
Có cũng về
Không cũng về
Về đâu, non nước về đâu nhỉ?
Chảy xiết cuồng lưu, vọng khứ hề
Có cũng về
Không cũng về
Sáu bảy mươi năm làm lữ khách
Một chiều tuyết phủ với sương che.
Có cũng về
Không cũng về
Thanh xuân giờ đã xa biền biệt
Dừng lại bên sông, lạnh bốn bề »
Thật sự Phùng Minh Tiến cảm nhận cuộc đời qua nhiều khía cạnh, góc độ và thế nhìn chứ nếu chỉ trích dẫn thơ anh qua các bài tâm linh, siêu hình về cuộc đới thì cũng cưởng ép oan uổng. Dọc bài thơ « Vầng Trăng Hạnh Ngộ » thấy thoải mái, nhẹ nhàng vô cùng :
Trăng cùa ngày xưa vẫn còn đây
Từ trong tiền kiếp đến nơi này
Biển dâu đã mấy lần dâu biển
Mùa đến mùa đi khuyết lại đầy
Trăng thuở thanh xuân mùa hạnh ngộ
Trăng thời chinh chiến khóc thương ai
Nỗi trôi vẫn một vầng trăng cũ
Cũng đành đá nát với vàng phai.
.....
Chiều nay đi giữa rừng thay lá
Còn chút keo sơn buổi chuyển mùa
Tóc tơ ai đợi nghìn năm trước
Trăng về quạnh quẻ bến sông xưa
Hãy nghe anh nhìn anh qua bài thơ tự phát họa, Nụ Cười Chiêm Bao:
Bây giờ tôi lại thương tôi
Bản lai diện mục nụ cười hư hao
Quê xưa chìm khuất nơi nao
Bước chân khổ hạnh lao xao bụi hồng
Tiền thân lạc cõi hư không
Em đi xa dấu ngựa hồng tìm đâu
Bao mùa nước chảy qua cầu
Sao còn đứng đợi năm châu mơ màng
Bây giờ tôi lại xa tôi
Biển xưa đã cạn sông bồi đã xanh
Trăm năm hạt cát viên thành
Trôi trong vô lượng mong manh phận người
Bây giờ tôi bỏ luôn tôi
Bỏ xuân xanh bỏ luân hồi, xưa, sau
Bỏ quê, bỏ xứ, bỏ chùa
“Giày rơm áo vải” chào thua cuộc đời
Ừ thôi cũng thế mà thôi
Được thua, hơn thiệt, nụ cười chiêm bao.
Ngay cả trong thơ tình cũng mang âm hưởng từ bi, như bài Theo Em sau đây:
Theo em dưới bóng Bồ Đề
Yêu em độ lượng vỗ về trong ta
Đông về buốt lạnh lời ca
Mùa xuân chợt đến tôi xa vội người
Hoang vu từ độ Em cười
Đôi tà áo mở khép vui thuở nào
Đường xưa trắng cả chiêm bao
Vang vang guốc mộc lao xao bụi hồng
Ai ngờ rồi cũng hư không
Chim bay biển bắc, tìm mong biển nào
Dáng xưa giờ đã hư hao
Tóc xưa chắc cũng phai màu còn đâu
Bao mùa nước chảy qua cầu
Ta giờ đã thất lạc nhau muôn trùng.
Một dịp anh về Phố Hội, chốn xưa, một thời trai trẻ yêu thương tràn đầy trong tim, trong bài thơ Tôi Về:
Tôi về phố cũ điều hiu
Sương pha núi dựng mây chiều đầu non
Bên xưa khói sóng vẫn còn
Sông Thu chạnh nhớ đò ngang năm nào
Nửa đời chưa hết lao đao
Trăng mùa thu cũ giờ sao úa màu
Sóng dồn lớp lớp xưa, sau
Góc sân hoang lạnh, hương cau nhạt nhòa
Biển dâu mấy độ quan hà
Xa Em mùi tóc hiên sau vẫn còn.
Và bài thơ Em Chợt Đến:
Em chợt đến nét cười âu yếm quá
Ấm đời ta cơn bão rớt cuối mùa
Khuya này về qua phố cũ nghe mưa
Linh hồn nhỏ mênh mang hoài nuối tiếc
................
Em đi qua một thoáng có ai ngờ
Mà nức nỡ đời ta cơn bão dậy.
Chúng tôi bên ly cà phê ở quán đông bạn bè, hay đùa Phùng Minh Tiến, kiếp trước anh là một thiền sư đạo hạnh nhưng say mê cái đẹp của một thiện nữ nên bị đọa, nay sống đời độc thân, làm thơ đầy thiền vị và cuộc đời sắc không trong tình thương của từ bi, bác ái.
Thơ Phùng Minh Tiến làm đẹp cuộc đời.
Quận Cam California cuối hè, chớm thu 2014
MINH TÂM XUÂN ĐỖ
|
5. CÀNH LAN TRONG GIÓ
Thương em mong manh như một cành lan... ( Gọi Người Yêu Dấu. Nhạc Vũ Đức Nghiêm) 1.Khải cầm cây đàn guitar từ người em cô cậu đưa cho, khảy vài nốt nhạc. Anh hỏi Thành: - Anh thấy hình như Thành có bản nhạc mới nào đó, phải không? Thành gật đầu: - Dạ, bản Gọi Người Yêu Dấu của Vũ Đức Nghiêm, em mới lượm ngoài nhà sách Sông Đà sáng nay, anh dạo thử xem sao. Em nghe Thái Thanh hát trên đài Sài Gòn tuần trước. Khải xốc lại cây đàn, đặt trên chân, khảy vài nốt nhạc, tằng hắng cố hát thử, rồi đọc khe khẻ lời hát. Vừa ư ử trong cổ họng, vừa gục gặt đầu: - Thành này, bản này được lắm. - Ờ, anh hát thử cho em nghe. Khải dạo nhạc trở lại, cất giọng... ồ ồ. “Gọi.., gọi.., gọi người yêu dấu xa vời...”. Thành bật cười: - Nè anh Khải, đừng sửa lời ca của người ta chứ! Làm gì có gọi, gọi gọi đến ba lần! Khải bỏ chiếc đàn xuống bàn, cười hô hố: - Mày kê tủ đứng vào mồm tao thì hát hò cái con khỉ khô gì được nữa. Thôi để lúc khác. bây giờ ra bao lơn ngồi nhìn trời mây, hoa lá và thiên hạ qua lại cho vui. Vừa đi ra bao lơn Thành vừa cười khúc khích: - Anh bây giờ nhìn cuộc đời toàn màu hồng! Tương lai của anh đang rộng mở. Anh đã có quyết định chi chưa, chọn cái học bỗng Úc hay vào học Phú Thọ? - Chắc anh chọn cái học bỗng Úc. Đi cho biết đó biết đây, học được cái gì hữu ích, hầu mai sau đem về giúp đỡ quê hương. Chả lẽ quê hương mình cứ bị chiến tranh tàn phá, giết chóc nhau mãi sao? - Hy vọng anh đi học bên Úc bốn năm, về nước thì chiến tranh cũng chấm dứt. Thanh bình trở lại trên quê hương này, chắc cần những kiến thức của những kẻ đi du học mang về. Anh mang trên vai cái trọng trách nặng lắm đó. Ráng học cho giỏi, thành tài. về nước tái thiết quê hương anh Khải nhé. Qua bên đó thấy các cô gái Úc, da trắng, mắt xanh, tóc vàng, cũng đừng quên nơi chôn nhau cắt rốn khổ đau của mình nghe anh! Nói xong Thành cười hô hố. Khải chăm chú nhìn một cô gái đi xe đạp, áo dài trắng tung bay theo gió. Chiếc nón lá kẹp bên guidon xe. Cô gái xuống xe, dắt xe vào nhà Thành. Khải muốn buột miệng, la nho nhỏ, “cô bé nhà ai mà xinh quá”. Thành đi ra, đến bên Khải hỏi: - Anh nhìn gì mà chăm chú quá vậy? - Thành này, có cô bé nào vào nhà mày mà xinh quá vậy? Thành nhìn xuống sân, thấy cô gái đi vào, nói: - À, học trò lớp hè, học thêm Anh văn của mẹ em đó anh. Cô bé này tên là Hạnh, xinh lắm, nhưng ốm nhom, nên bạn bè của cô ta gọi là Hạnh “gầy”, Hạnh “cây tăm”. Anh chịu hả? Để em giới thiệu cho anh nhé. Anh bây giờ có giá lắm. Đậu Tú Tài II hạng bình này, chớp được học bỗng đi Úc này. Đẹp trai, học giỏi, con nhà giàu này, tương lai thật rộng mở. Nói xong, Thành chạy xuống nhà tìm nước uống. Khải trở vào, cầm lại cây đàn, mở bản nhạc “Gọi Người Yêu Dấu”, chăm chú xem các nốt nhạc và lời ca. Khải muốn la lên “tuyệt diệu quá” , cái anh nhạc sĩ này có lẽ làm bản nhạc này cho riêng ta đây. “ Thương yêu tóc buông lơi dịu dàng...Thương đôi mắt sao trời lung linh... Thương yêu dáng vai gầy thanh thanh...” Ô là là, như viết dùm ta, cho cô bé mới nhìn thấy. Khải bấm và khảy lớn nốt nhạc, khi hát “Thương em mong manh như một cành lan...” Khải muốn bỏ cây đàn xuống, vỗ tay thật lớn. Đúng quá “thương em mong manh như một cành lan....”.Đúng quá, như một cành lan. Có lẽ ta nên gọi cô bé là Hạnh Lan thì hay quá! Khải hát đi, hát lại bài nhạc nhiều lần. Để chiếc đàn xuống bàn, Khải với tay, lượm tờ giấy xanh trên bàn học của Thành, viết nắn nót “Thương em mong manh như một cành lan...”, rồi gấp tờ giấy bỏ vào túi áo, đi lững thững xuống cầu thang để ra về. Bên phòng khách, mẹ của Thành đang nói chuyện với ba bốn nữ sinh, có lẽ đến xin học lớp hè như Thành vừa nói. Khải nghĩ, có lẽ trong số các cô bé đó, có Hạnh Lan. Bước ra cửa, không thấy ai, Khải đi rón rén lại chiếc xe đạp có treo chiếc nón lá, kẹp miếng giấy xanh xanh vào quai nón, rồi ra về nhẹ nhàng. Khải nghĩ chắc chẳng ai biết anh ta đã gởi một “thông điệp” cho cô bé Hạnh Lan. Những ngày kế tiếp, Khải nhận được giấy tờ từ Nha Du Học, bảo phải vào Sài Gòn gấp, bổ túc giấy tờ hợp lệ quân dịch trong hồ sơ du học. Khải vội vàng đi Sài Gòn, mang theo hình ảnh cô bé áo trắng mảnh dẻ như một cành lan. Một tuần lễ ở Sài Gòn, lo giấy tờ hoàn tất, Khải nôn nóng trở về Đà Nẵng. Về đến nhà của người anh, chỉ kịp vất chiếc xách tay trong phòng học, chào anh chị, nói năm ba câu chuyện Sài Gòn, rồi nhãy lên xe đạp đến nhà Thành. Thành không có nhà, có lẽ đạp xe đap, đi chơi với bạn bè. Khải thất vọng, không biết ai để hỏi về cô bé Hạnh Lan. Ngồi nói chuyện với mẹ Thành, Khải thấp thỏm: - Thành đi chơi đâu, khi nào về, thưa cô? - Thật sự cô cũng không biết. Nghỉ hè và sang năm nó lên lớp 12 , chuẩn bị thi tú tài II, nhưng nó ham chơi quá. Cô cũng muốn để cho nó nghỉ ngơi xả hơi, vài ba tuần nữa, sẽ cho cậu ta vaò kỷ luật, chuẩn bị bài vở cho năm cuối của bậc trung học. Khải thả quả bóng dò la: - Hôm trước con thấy mấy nữ sinh đến xin cô học thêm Anh văn. Lớp dạy thêm của cô có được mấy học trò tất cả? - Đến hôm nay, cô nhận được sáu em. Có lẽ như vậy đủ rồi. Ít học trò, việc kèm cho các em có kết quả hơn, nhất là về đàm thoại, luyện giọng, phát âm cho đúng và nghe cho quen. - Sáu trò rồi à? Ai vậy cô? - Ờ, thì có Thu Hà, Mỹ Anh, Duyên, Bích, Tố Nga và Hồng Hạnh. Khải buộc miệng: - Hồng Hạnh, chứ không phải Hạnh Lan, hả cô? - Cô hỏi thật Khải nhé, có phải con viết cho Hồng Hạnh câu thơ, “thương em mong manh như một cành lan”, rồi kẹp trên vành nón của Hồng Hạnh, phải không? Khải lúng túng, đỏ mặt, muốn chối. Mẹ Thành nói: - Lúc đầu khi thấy mãnh giấy xanh xanh đó trên nón của Hồng Hạnh, cô không biết ai nghịch như vậy. Nhưng thấy nét chữ và nhất là hôm nay, cô nghe Khải gọi Hồng Hạnh là Hạnh Lan, thì con hết đường chối cãi rồi nhé. Cô cười nhưng nét mặt thật nghiêm trang, Khải chỉ ngồi yên, nghe và dạ. Cô tiếp: - Thật sự cô không ngăn cấm, nhưng cả con và Hồng Hạnh, tuổi bây giờ, phải đặt việc học trên hết. Không nên lãng mạn, mộng mơ mà làm hỏng con đường học vấn. Khải dạ nhịp. Cô nhìn đồng hồ tay, Khải mừng thầm, đứng lên chào cô ra về. Khải phóng xe chạy như bay, qua đường Quang Trung, xuống bờ sông, chạy lên Độc Lập, thấy phố phường nhộn nhịp, vui quá. Khải cảm thấy như mọi người, phố phường chia niềm vui với mình. Khải ước ao, phải chi mình là cánh chim biển, bay lên bầu trời xanh bao la, sõi mình trong biển trời mênh mông, bay về cuối trời, nơi đó có Hạnh Lan, đang mong chờ. Khải muốn la thật to cho thỏa thích, cô bé Hạnh Lan đã nhận được “thông điệp tình yêu” của ta rồi. |
2.-
Còn hai tuần lễ nữa đến ngày tựu trường. Hồng Hạnh được ba mẹ thưởng, cho đi Sài Gòn chơi, thăm gia đình người anh cả đang ở trong đó. Nghe Thành tiết lộ nguồn tin đó, Khải tìm cách đi Sài Gòn với lý do liên lạc bên tòa đại sứ Úc, để xin thêm tài liệu về các chương trình học ở đại học Úc.
Đến Sài Gòn buổi trưa, Khải chỉ nghỉ ngơi chốc lát, rồi nhờ tên bạn thân chở bằng xe gắn máy đến địa chỉ của người anh Hồng Hạnh, Thành mới cho. Lững thững lội bộ qua lại trên những con đường nhiều cây lá, mát rượi, góc đường Trần Quí Cáp - Gia Long. Tìm đúng số nhà, Khải khựng lại, nhìn vào, không dám bấm chuông. May qúa có chiếc xe vespa Ý chạy qua, rẽ vào cổng nhà. Khải nhận ra thầy Nhuận, dạy toán lớp 12 B của Khải năm kia, Thầy Nhuận mới đổi về Sài Gòn hơn hai năm. Khải chào thầy. Thầy Nhuận vồn vã:
- Khải, em đi đâu đây? Thầy có nghe em được học bỗng đi Úc. Như vậy tốt quá. Vô nhà thầy chơi cho biết.
Khải riu ríu đi vào, bụng mừng khấp khỡi và trống ngực đánh rộn ràng. Khải nghĩ “té ra thầy Nhuận là anh của Hạnh Lan à”. Thầy Nhuận gọi Khải vào phòng khách, bảo ngồi chơi, thầy cất chiếc cặp, rồi xuống nói chuyện Hội An, Đà Nẵng. Có tiếng trẻ em reo vang và tiếng cười trong trẻo chạy lên, Khải quay nhìn và khựng lại. Ồ Hạnh Lan đang dắt một bé trai, có lẽ con của thầy Nhuận chạy lên, thấy Khải, Hạnh Lan như chiếc xe đang chạy nhanh,thắng gấp, muốn té theo đà chạy của cậu bé. Khải buột miệng:
- Hạnh Lan.
Hạnh có lẽ quá sững sờ, như Từ Hải bị quân Hồ Tôn Hiến phục kích, ngây người trong câm lặng. Thầy Nhuận quay lại, cười nói:
- Khải học ở Trần Quí Cáp, có biết Hồng Hạnh, em gái út của thầy học ở Phan Chu Trinh, Đà Nẵng không?. Cô bé vào Sài Gòn chơi trong dịp cuối hè, tuần sau về lại Đà Nẵng, để chuẩn bị cho năm lớp 11 thi Tú Tài I.
Cả Khải và Hồng Hạnh đứng lớ ngớ như hai tên Mán trên rừng vừa xuống phố thị. Thầy Nhuận đi lên lầu, có lẽ để thay áo quần cho mát. Khải một lúc lâu mới mở nổi miệng:
- Hạnh Lan ở chơi bao lâu?
Hạnh muốn cười, hỏi vội:
- Xin lỗi anh Khải, Hạnh Lan là ai vậy?
Khải cũng bật cười xòa:
- Cái tên này đẹp quá, hợp quá, mong manh như tơ trời. Và không ngờ quả đất nhỏ bé thật, Hạnh Lan lại là em của thầy Nhuận, một vị thầy trẻ trung và rất gần với tuổi trẻ của bọn tôi ở Hội An trong hai, ba năm vừa qua.
Có đến trên mười lăm, hai mươi phút sau thầy Nhuận mới đi xuống, gọn gàng trong quần short, áo tennis, chuẩn bị đi chơi quần vợt. Khải và Hồng Hạnh chỉ trao đổi năm ba câu chuyện đâu đâu. Khải chào thầy ra về. Thầy Nhuận nói:
- Khải, em còn ở lại Sài Gòn chơi lâu không?
- Dạ, có lẽ ... tuần sau em mới về lại Đà Nẵng.
- Thế thì thế này nhé. Chiều thứ bảy sắp đến, em đến đây chơi, nhân sinh nhật của thằng bé này, con trai thầy lên sáu. Và cũng rất đặc biệt, cũng là ngày sinh của Hồng Hạnh này. Hai cô cháu sinh cùng năm con Mèo , cùng tháng, cùng ngày, chỉ cách nhau một vòng con giáp thôi.
Khải nhìn Hạnh Lan mỉm cười, nói với thầy Nhuận:
- Dạ, em sẽ đến, cám ơn thầy.
Đi bộ lang thang các phố Sài Gòn, Khải cứ phân vân hoài, mua món quà gì cho sinh nhật Hạnh Lan. Quà cho thằng bé con thầy thì dễ quá rồi. Chắc cậu bé thích đồ chơi. Còn cho Hạnh Lan, Khải nghĩ mãi không ra. Cái vụ này, mình dốt thực tình, vì bấy lâu nay, mình chỉ vùi đầu vào sách vở. Chỉ đôi khi chạy chơi với bạn bè, đá banh, tắm sông, xi nê nhưng cũng chừng mực trong vài giờ, rồi về nhà, ngồì vào bàn học. Đôi khi cũng có trao đổi năm ba câu chuyện với các cô bạn cùng lớp, nhưng cũng chỉ trong bài vở mà thôi. Mấy tên bạn chịu chơi, đã thầm thì với nhau, cô bé này xinh, cô kia duyên dáng, Khải nghe qua rồi quên, không có thì giờ tham dự. Nay chọn một món quà sinh nhật cho người mình có cảm tình, quà gì đây? Một chiếc áo dài chăng? Màu gì? Vải gì? Kích thước ra sao? Một chiếc vòng đeo tay chăng? Lại những câu hỏi quanh quẩn trong đầu Khải, vòng gì, màu gì, to nhỏ thế nào? Một chai nước hoa? Một hộp các dụng cụ làm đẹp cho phái nữ? Khải chợt cười, phải chi mình biết kẻ lông mày như tụi bạn kháo nhau, Trương Vô Kỵ kẻ lông mi cho Triệu Minh. Khải lắc đầu, thôi mệt và rắc rối quá.
Ngày thứ bảy, Khải khệ nệ mang món quà sinh hật cho người bạn gái đầu tiên trong đời với nhiều e ngại, lúng túng. May quá, vừa bước vào góc sân nhà, Hạnh Lan vừa đi ra, tươi cười. Khải trao món quà, Hạnh Lan reo lên:
- Ồ, anh Khải, giò lan đẹp quá. Hạnh thích lắm. Cám ơn anh.
Khải nghe người nhẹ nhõm, đùa:
- Giò lan đẹp, mong manh như tên Hạnh Lan vậy.
- Anh Khải này, nghe anh Thành nói anh đàn hay, hát cũng hay. Nghe anh thích bản nhạc ”Gọi Người Yêu Dấu” lắm phải không? Hạnh mong có dịp nghe anh hát bản nhạc đó.
- Vâng, tôi thích bản nhạc đó lắm. Lời, nhạc hay và thật trử tình. Tôi nghĩ tác giả bản nhạc như viết dành riêng cho ... tôi vậy! Và giò lan này cũng mang hình ảnh của cái đẹp nhẹ nhàng, mong manh ... như một cành lan.
Còn hai tuần lễ nữa đến ngày tựu trường. Hồng Hạnh được ba mẹ thưởng, cho đi Sài Gòn chơi, thăm gia đình người anh cả đang ở trong đó. Nghe Thành tiết lộ nguồn tin đó, Khải tìm cách đi Sài Gòn với lý do liên lạc bên tòa đại sứ Úc, để xin thêm tài liệu về các chương trình học ở đại học Úc.
Đến Sài Gòn buổi trưa, Khải chỉ nghỉ ngơi chốc lát, rồi nhờ tên bạn thân chở bằng xe gắn máy đến địa chỉ của người anh Hồng Hạnh, Thành mới cho. Lững thững lội bộ qua lại trên những con đường nhiều cây lá, mát rượi, góc đường Trần Quí Cáp - Gia Long. Tìm đúng số nhà, Khải khựng lại, nhìn vào, không dám bấm chuông. May qúa có chiếc xe vespa Ý chạy qua, rẽ vào cổng nhà. Khải nhận ra thầy Nhuận, dạy toán lớp 12 B của Khải năm kia, Thầy Nhuận mới đổi về Sài Gòn hơn hai năm. Khải chào thầy. Thầy Nhuận vồn vã:
- Khải, em đi đâu đây? Thầy có nghe em được học bỗng đi Úc. Như vậy tốt quá. Vô nhà thầy chơi cho biết.
Khải riu ríu đi vào, bụng mừng khấp khỡi và trống ngực đánh rộn ràng. Khải nghĩ “té ra thầy Nhuận là anh của Hạnh Lan à”. Thầy Nhuận gọi Khải vào phòng khách, bảo ngồi chơi, thầy cất chiếc cặp, rồi xuống nói chuyện Hội An, Đà Nẵng. Có tiếng trẻ em reo vang và tiếng cười trong trẻo chạy lên, Khải quay nhìn và khựng lại. Ồ Hạnh Lan đang dắt một bé trai, có lẽ con của thầy Nhuận chạy lên, thấy Khải, Hạnh Lan như chiếc xe đang chạy nhanh,thắng gấp, muốn té theo đà chạy của cậu bé. Khải buột miệng:
- Hạnh Lan.
Hạnh có lẽ quá sững sờ, như Từ Hải bị quân Hồ Tôn Hiến phục kích, ngây người trong câm lặng. Thầy Nhuận quay lại, cười nói:
- Khải học ở Trần Quí Cáp, có biết Hồng Hạnh, em gái út của thầy học ở Phan Chu Trinh, Đà Nẵng không?. Cô bé vào Sài Gòn chơi trong dịp cuối hè, tuần sau về lại Đà Nẵng, để chuẩn bị cho năm lớp 11 thi Tú Tài I.
Cả Khải và Hồng Hạnh đứng lớ ngớ như hai tên Mán trên rừng vừa xuống phố thị. Thầy Nhuận đi lên lầu, có lẽ để thay áo quần cho mát. Khải một lúc lâu mới mở nổi miệng:
- Hạnh Lan ở chơi bao lâu?
Hạnh muốn cười, hỏi vội:
- Xin lỗi anh Khải, Hạnh Lan là ai vậy?
Khải cũng bật cười xòa:
- Cái tên này đẹp quá, hợp quá, mong manh như tơ trời. Và không ngờ quả đất nhỏ bé thật, Hạnh Lan lại là em của thầy Nhuận, một vị thầy trẻ trung và rất gần với tuổi trẻ của bọn tôi ở Hội An trong hai, ba năm vừa qua.
Có đến trên mười lăm, hai mươi phút sau thầy Nhuận mới đi xuống, gọn gàng trong quần short, áo tennis, chuẩn bị đi chơi quần vợt. Khải và Hồng Hạnh chỉ trao đổi năm ba câu chuyện đâu đâu. Khải chào thầy ra về. Thầy Nhuận nói:
- Khải, em còn ở lại Sài Gòn chơi lâu không?
- Dạ, có lẽ ... tuần sau em mới về lại Đà Nẵng.
- Thế thì thế này nhé. Chiều thứ bảy sắp đến, em đến đây chơi, nhân sinh nhật của thằng bé này, con trai thầy lên sáu. Và cũng rất đặc biệt, cũng là ngày sinh của Hồng Hạnh này. Hai cô cháu sinh cùng năm con Mèo , cùng tháng, cùng ngày, chỉ cách nhau một vòng con giáp thôi.
Khải nhìn Hạnh Lan mỉm cười, nói với thầy Nhuận:
- Dạ, em sẽ đến, cám ơn thầy.
Đi bộ lang thang các phố Sài Gòn, Khải cứ phân vân hoài, mua món quà gì cho sinh nhật Hạnh Lan. Quà cho thằng bé con thầy thì dễ quá rồi. Chắc cậu bé thích đồ chơi. Còn cho Hạnh Lan, Khải nghĩ mãi không ra. Cái vụ này, mình dốt thực tình, vì bấy lâu nay, mình chỉ vùi đầu vào sách vở. Chỉ đôi khi chạy chơi với bạn bè, đá banh, tắm sông, xi nê nhưng cũng chừng mực trong vài giờ, rồi về nhà, ngồì vào bàn học. Đôi khi cũng có trao đổi năm ba câu chuyện với các cô bạn cùng lớp, nhưng cũng chỉ trong bài vở mà thôi. Mấy tên bạn chịu chơi, đã thầm thì với nhau, cô bé này xinh, cô kia duyên dáng, Khải nghe qua rồi quên, không có thì giờ tham dự. Nay chọn một món quà sinh nhật cho người mình có cảm tình, quà gì đây? Một chiếc áo dài chăng? Màu gì? Vải gì? Kích thước ra sao? Một chiếc vòng đeo tay chăng? Lại những câu hỏi quanh quẩn trong đầu Khải, vòng gì, màu gì, to nhỏ thế nào? Một chai nước hoa? Một hộp các dụng cụ làm đẹp cho phái nữ? Khải chợt cười, phải chi mình biết kẻ lông mày như tụi bạn kháo nhau, Trương Vô Kỵ kẻ lông mi cho Triệu Minh. Khải lắc đầu, thôi mệt và rắc rối quá.
Ngày thứ bảy, Khải khệ nệ mang món quà sinh hật cho người bạn gái đầu tiên trong đời với nhiều e ngại, lúng túng. May quá, vừa bước vào góc sân nhà, Hạnh Lan vừa đi ra, tươi cười. Khải trao món quà, Hạnh Lan reo lên:
- Ồ, anh Khải, giò lan đẹp quá. Hạnh thích lắm. Cám ơn anh.
Khải nghe người nhẹ nhõm, đùa:
- Giò lan đẹp, mong manh như tên Hạnh Lan vậy.
- Anh Khải này, nghe anh Thành nói anh đàn hay, hát cũng hay. Nghe anh thích bản nhạc ”Gọi Người Yêu Dấu” lắm phải không? Hạnh mong có dịp nghe anh hát bản nhạc đó.
- Vâng, tôi thích bản nhạc đó lắm. Lời, nhạc hay và thật trử tình. Tôi nghĩ tác giả bản nhạc như viết dành riêng cho ... tôi vậy! Và giò lan này cũng mang hình ảnh của cái đẹp nhẹ nhàng, mong manh ... như một cành lan.
3.-
Chỉ còn mười ngày nữa, đến ngày Khải vào Sài Gòn, chuẩn bị đi Úc, du học trong bốn năm. Khải hẹn Hạnh Lan ra ngồi quán kem Diệp Hải Dung hay xuống bờ sông Bạch Đằng, ngồi ghế đá, nhìn ra sông Hàn, xem ghe thuyền qua lại. Hạnh Lan đều lắc đầu, ngại bạn bè thấy, xầm xì,,rồi ba mẹ không vui lòng. Chợt nhớ mẹ Thành đi Huế chưa về, Khải nói:
- Hay Hạnh Lan đến nhà Thành chơi, như đến thăm cô giáo.
- Nhưng em cũng sợ cô vì cô nghiêm lắm.
- Em khỏi lo vì cô đi Huế chưa về. Em lại chơi, anh đàn và hát bản “Gọi Người Yêu Dấu” cho em nghe nhé. “Thương yêu dáng em gầy thanh thanh...”.
- Thôi, anh để dành hát có đàn đệm, nghe hay hơn, vì hát mà không có đàn, giống Sơn Đông mãi võ, bán thuốc dán quá. Anh biết không, hồi nhỏ ba mẹ và anh Nhuận gọi em là con bé út ròm. Cả nhà không ai dám động tới em cả, sợ Út Ròm khóc nhè!
- Thôi như vậy khi anh sang Úc học, xa em, anh sẽ nhớ Út Ròm, chứ không thèm nhớ cành lan mong manh nhé.
Hai tháng sau, Khải đến Sydney, vào học trường Kinh tế Nông Nghiệp. Những ngày tháng đầu tiên, xa nhà, cái gì cũng xa lạ, thử thách ý chí Khải đến tận cùng. Chương trình học và ngay cả khả năng Anh ngữ, cũng là những điều khó khăn chí mạng. Khải bận rộn tới tấp, không còn chút thì giờ rảnh rỗi nào để mơ mộng, nhớ về quê nhà vừa bỏ lại đằng sau lưng. Không thể quên Út Ròm hay Hạnh Lan, mong manh trong cô đơn ở Đà Nẵng. Khải chỉ kịp chạy lại văn phòng nhà trường, lựa tấm post card, viết vội vài câu nhớ thương, dán con tem gởi đi.
Nước Uc, nhất là vùng thôn quê, đất đai rộng mênh mông. Trong một dịp lớp học được đi về một nông trại, để khảo sát tại chỗ, một trang trại gần như kiểu mẫu. Ở Việt Nam, Khải sinh ra và lớn lên trong thời kỳ chến tranh, nên ít khi có dịp về một vùng quê an ninh và rộng lớn. Nay đến một xứ chưa hề bị chiến tranh tàn phá, đất đai trồng trọt rộng ngút ngàn, cò bay thẳng cánh, không còn ranh giới, chạy mãi đến cuối chân trời. Trước quang cảnh thanh bình, an lạc của họ, Khải đau lòng nhớ lại quê hương đã nghèo khổ, lại bị chiến tranh tàn phá, không biết đến lúc nào ngưng. Liệu những kiến thức mình học được, những kinh nghiệm lăn lộn thực sự khi đi thực tập ở các nông trại trong chương trình học, khi về lại Việt Nam có cơ hội xử không?
Khải tự tin, luôn luôn giữ quan niệm, cái gì cũng do mình cả thôi. Nếu mình nhất quyết làm những gì mình nghĩ rằng đúng, hợp với lý tưởng của mình, thì trước sau gì cũng làm được.
Những lá thư đầy thương yêu nhớ nhung của Hạnh Lan càng mang cho anh cái cảm giác gần gũi với người yêu, gia đình, quê hương, dân tộc. Nhưng đôi khi, những bản tin tức trên đài truyền hình Úc, buổi chiều, về chiến tranh và cuộc hòa đàm ở Paris, để tìm một giải pháp chấm dứt chiến tranh, như vô vọng. Cuộc chiến càng ngày càng thảm khốc, có lẽ phải đi đến một giải pháp chiến thắng cho bên này hoặc bên kia. Nhưng cũng các bản tin tức thời sự quốc tế, các cuộc biểu tình, chống đối lại cuộc chiến tranh Việt Nam, của các phong trào phản chiến, ở Mỹ, ở Úc, ở các nước tây phương, càng ngày càng bất lợi cho Miền Nam Việt Nam.
Giữa năm cuối của chương trình học, một hôm ông Khoa trưởng cho gọi Khải lên văn phòng gặp ông nói chuyện về chuẩn bị ngày tốt nghiệp trong gần một tháng sắp tới.
Ông đã từng làm việc tại Sài Gòn trong hai năm với cương vị Tùy Viên Văn Hóa tòa Đại Sứ Úc tại Việt Nam. Bây giờ trở về lãnh vực giáo dục, ông vẫn theo dõi tình hình chiến sự và giữ thiện cảm với Miền Nam Việt Nam, nhưng càng ngày ông càng bi quan cho số phận Việt Nam. Ông nói, đó là trên phương diện chính trị, ông không muốn chen chân vào. Ông rất tha thiết muốn giúp những người trẻ, có kiến thức về Kinh Tế Nông Nghiệp như Khải, tiếp tục việc học hỏi và nghiên cứu, hầu sau này hữu dụng hơn cho đất nước Việt Nam. Hiện phân khoa Kinh Tế Nông Nghiệp dưới quyền điều khiển và giảng dạy của ông, còn vài học bỗng Cao Học, sẵn sàng giúp cho những sinh viên xuất sắc như Khải tiếp tục học. Ông nói nếu Khải muốn, ông sẵn sàng giúp. Quyết định là do Khải và ông sẽ can thiệp với chính phủ Úc và Việt Nam, qua các văn thư chính thức.
Khải rất phân vân, thưa với ông:
- Thưa Giáo Sư, có thể nói, đây là một ước mơ rất lớn cho bất kỳ sinh viên nào trong cuộc đời của mình. Điều khó khăn của tôi là, tôi luôn luôn tự hứa với chính mình, là đi du học ở Úc trong bốn năm, một khi đã thủ đắc được kiến thức căn bản về nền kinh tế nông nghiệp, một lãnh vực quan trong của nền kinh tế Việt Nam, tôi sẽ về nước, để phục vụ cho quê hương tôi, đang bị chiến tranh tàn phá, mà vùng thôn quê là nơi bị tàn phá nhiều nhất. Hơn nữa một vấn đề tình cảm riêng tư khác, là tôi có hứa với người yêu, tôi phải về càng sớm càng tốt. chúng tôi đã xa nhau bốn năm rồi. Đối với chúng tôi, tuổi trẻ, tình yêu là điều quan trọng và nếu xa nhau mãi, tình yêu sẽ phôi phai, và đi đến chỗ quên nhau, làm cho hạnh phúc đang chờ đón, vụt bay ra khỏi vòng tay của mình.
Vị khoa trưởng cười vui vẻ:
- Này người bạn trẻ của tôi. Tôi rất nể phục những ý kiến chân thành và đáng kính của anh. Nhưng hai điểm anh nêu ra, tôi có ý kiến cũng rất chân thật như thế này. Theo tin tức quốc tế, chiến cuộc Việt Nam đang ở hồi khốc liệt nhất, trong lúc hòa đàm để đi đến một ký kết, tìm một con đường rút lui cho người Hoa Kỳ, ra khỏi thế bế tắc về chính trị cả quốc tế và quốc nội của họ, nên Việt Nam Cộng Hòa, sẽ đi vào con đường rất khó khăn, không biết tương lai đi về đâu. Đây không phải là lúc thuận tiện anh mang kiến thức vừa học được trên nhà trường về nước phục vụ. Điểm này anh nên thảo luận nhiều hơn với bạn bè, thân quyến của anh ở Việt Nam. Về điểm thứ hai, thật tế nhị, tôi chia xẻ với anh hoàn toàn, đó là người yêu của anh đã đợi chờ anh trong bốn năm, nay đang mong chờ anh về từng ngày, từng giờ. Tuy nhiên nếu nàng biết rằng, hy sinh thêm một thời gian ngắn nữa, để giúp anh bước thêm vững chắc trên đường học vấn và chọn một thời điểm tốt để trở về, chắc nàng sẽ gật đầu với anh vì nàng yêu anh và sẵn sàng chiều ý người yêu. Với lại khi anh tốt ngiệp xong văn bằng cử nhân Kinh Tế, anh có một thời hạn sáu đến bảy tuần lễ nghỉ ngơi, trước khi vào học Cao Học. Nghĩa là anh vẫn có đủ thời gian để về Việt Nam một chuyến thăm gia đình, thăm người yêu.
Trong một lá thư dài gởi về Việt Nam cho ba mẹ, ở Hội An, Khải nêu lên những nhận xét và đề nghị của vị khoa trưởng, để xin ba mẹ giúp Khải có một quyết định sáng suốt, nên về hay nên ở lại Úc học thêm hai năm nữa. Những lá thư đầy nhớ nhung, băn khoăn cho Hạnh Lan, làm Khải xót xa, suy nghĩ mãi, mới viết xong.
Khải biết rằng ba mẹ sẽ khuyên như những lời khuyên của vị khoa trưởng, chọn sự học vấn và an toàn cho bản thân con. Ba mẹ vì quá thương con mà quên rằng, khi được đi du học trong một thời chinh chiến, trong lúc bạn bè đều phải ra chiến trường, đối diện với cái chết trong từng phút, từng giây, là một đặc ân, một món nợ với mọi người, xã hội, quốc gia. Khải như bị xâu xé trong việc chọn lựa này.
Những lá thư Hạnh Lan gởi từ Huế, bên cạnh cuộc sống bình thường của một sinh viên Văn Khoa, còn hai năm nữa xong Cử Nhân Nhân Văn. Hạnh Lan mong ước rằng, khi ra trường, nàng sẽ chọn nghề giáo tại một trường trung học nào đó ở Đà Nẵng, hoặc Sài Gòn, bên cạnh người yêu, người chồng tương lai ở ngoại quốc về. Đôi khi Hạnh Lan kể cho Khải nghe những nỗi sợ hãi trong những ngày Huế bị pháo kích, đánh phá và con đường thông thương giữa Huế Đà Nẵng bị mìn bẫy, chết chóc thường xuyên. Thành phố Huế về đêm, sau biến cố thảm khốc Tết Mậu Thân, 1968, như một bóng ma, luôn luôn ám ảnh mọi người. Hạnh Lan kể rằng, trong mùa hè năm 72,khi chiền trường sôi động dữ dội, Hạnh Lan cùng một người bạn gái thân, ra bến xe An Cựu về Đà Nẵng, bên gia đình ba mẹ. Chiếc xe đò bị nằm đúng trong tầm đạn phục kích và giao tranh giữa hai toán quân hai bên. Mọi người trên xe nhảy đại xuống hai bên, nằm lăn, tránh đạn. Khi tiếng súng im, áo quần Hạnh Lan đầy bùn đất và máu. Có lẽ do mấy người trên xe bị trúng đạn. Lúc đó tự nhiên Hạnh Lan hết sợ, chạy lại dìu mấy người bị thương tìm y tá băng bó, cầm máu. Hạnh Lan nghĩ đến Khải, mong Khải đừng về nước lúc này. Nơi quê hương này đang là địa ngục trần gian, anh đừng về anh nhé. Đọc thư Hạnh Lan anh thấy tim mình quặn đau.
Chỉ còn mười ngày nữa, đến ngày Khải vào Sài Gòn, chuẩn bị đi Úc, du học trong bốn năm. Khải hẹn Hạnh Lan ra ngồi quán kem Diệp Hải Dung hay xuống bờ sông Bạch Đằng, ngồi ghế đá, nhìn ra sông Hàn, xem ghe thuyền qua lại. Hạnh Lan đều lắc đầu, ngại bạn bè thấy, xầm xì,,rồi ba mẹ không vui lòng. Chợt nhớ mẹ Thành đi Huế chưa về, Khải nói:
- Hay Hạnh Lan đến nhà Thành chơi, như đến thăm cô giáo.
- Nhưng em cũng sợ cô vì cô nghiêm lắm.
- Em khỏi lo vì cô đi Huế chưa về. Em lại chơi, anh đàn và hát bản “Gọi Người Yêu Dấu” cho em nghe nhé. “Thương yêu dáng em gầy thanh thanh...”.
- Thôi, anh để dành hát có đàn đệm, nghe hay hơn, vì hát mà không có đàn, giống Sơn Đông mãi võ, bán thuốc dán quá. Anh biết không, hồi nhỏ ba mẹ và anh Nhuận gọi em là con bé út ròm. Cả nhà không ai dám động tới em cả, sợ Út Ròm khóc nhè!
- Thôi như vậy khi anh sang Úc học, xa em, anh sẽ nhớ Út Ròm, chứ không thèm nhớ cành lan mong manh nhé.
Hai tháng sau, Khải đến Sydney, vào học trường Kinh tế Nông Nghiệp. Những ngày tháng đầu tiên, xa nhà, cái gì cũng xa lạ, thử thách ý chí Khải đến tận cùng. Chương trình học và ngay cả khả năng Anh ngữ, cũng là những điều khó khăn chí mạng. Khải bận rộn tới tấp, không còn chút thì giờ rảnh rỗi nào để mơ mộng, nhớ về quê nhà vừa bỏ lại đằng sau lưng. Không thể quên Út Ròm hay Hạnh Lan, mong manh trong cô đơn ở Đà Nẵng. Khải chỉ kịp chạy lại văn phòng nhà trường, lựa tấm post card, viết vội vài câu nhớ thương, dán con tem gởi đi.
Nước Uc, nhất là vùng thôn quê, đất đai rộng mênh mông. Trong một dịp lớp học được đi về một nông trại, để khảo sát tại chỗ, một trang trại gần như kiểu mẫu. Ở Việt Nam, Khải sinh ra và lớn lên trong thời kỳ chến tranh, nên ít khi có dịp về một vùng quê an ninh và rộng lớn. Nay đến một xứ chưa hề bị chiến tranh tàn phá, đất đai trồng trọt rộng ngút ngàn, cò bay thẳng cánh, không còn ranh giới, chạy mãi đến cuối chân trời. Trước quang cảnh thanh bình, an lạc của họ, Khải đau lòng nhớ lại quê hương đã nghèo khổ, lại bị chiến tranh tàn phá, không biết đến lúc nào ngưng. Liệu những kiến thức mình học được, những kinh nghiệm lăn lộn thực sự khi đi thực tập ở các nông trại trong chương trình học, khi về lại Việt Nam có cơ hội xử không?
Khải tự tin, luôn luôn giữ quan niệm, cái gì cũng do mình cả thôi. Nếu mình nhất quyết làm những gì mình nghĩ rằng đúng, hợp với lý tưởng của mình, thì trước sau gì cũng làm được.
Những lá thư đầy thương yêu nhớ nhung của Hạnh Lan càng mang cho anh cái cảm giác gần gũi với người yêu, gia đình, quê hương, dân tộc. Nhưng đôi khi, những bản tin tức trên đài truyền hình Úc, buổi chiều, về chiến tranh và cuộc hòa đàm ở Paris, để tìm một giải pháp chấm dứt chiến tranh, như vô vọng. Cuộc chiến càng ngày càng thảm khốc, có lẽ phải đi đến một giải pháp chiến thắng cho bên này hoặc bên kia. Nhưng cũng các bản tin tức thời sự quốc tế, các cuộc biểu tình, chống đối lại cuộc chiến tranh Việt Nam, của các phong trào phản chiến, ở Mỹ, ở Úc, ở các nước tây phương, càng ngày càng bất lợi cho Miền Nam Việt Nam.
Giữa năm cuối của chương trình học, một hôm ông Khoa trưởng cho gọi Khải lên văn phòng gặp ông nói chuyện về chuẩn bị ngày tốt nghiệp trong gần một tháng sắp tới.
Ông đã từng làm việc tại Sài Gòn trong hai năm với cương vị Tùy Viên Văn Hóa tòa Đại Sứ Úc tại Việt Nam. Bây giờ trở về lãnh vực giáo dục, ông vẫn theo dõi tình hình chiến sự và giữ thiện cảm với Miền Nam Việt Nam, nhưng càng ngày ông càng bi quan cho số phận Việt Nam. Ông nói, đó là trên phương diện chính trị, ông không muốn chen chân vào. Ông rất tha thiết muốn giúp những người trẻ, có kiến thức về Kinh Tế Nông Nghiệp như Khải, tiếp tục việc học hỏi và nghiên cứu, hầu sau này hữu dụng hơn cho đất nước Việt Nam. Hiện phân khoa Kinh Tế Nông Nghiệp dưới quyền điều khiển và giảng dạy của ông, còn vài học bỗng Cao Học, sẵn sàng giúp cho những sinh viên xuất sắc như Khải tiếp tục học. Ông nói nếu Khải muốn, ông sẵn sàng giúp. Quyết định là do Khải và ông sẽ can thiệp với chính phủ Úc và Việt Nam, qua các văn thư chính thức.
Khải rất phân vân, thưa với ông:
- Thưa Giáo Sư, có thể nói, đây là một ước mơ rất lớn cho bất kỳ sinh viên nào trong cuộc đời của mình. Điều khó khăn của tôi là, tôi luôn luôn tự hứa với chính mình, là đi du học ở Úc trong bốn năm, một khi đã thủ đắc được kiến thức căn bản về nền kinh tế nông nghiệp, một lãnh vực quan trong của nền kinh tế Việt Nam, tôi sẽ về nước, để phục vụ cho quê hương tôi, đang bị chiến tranh tàn phá, mà vùng thôn quê là nơi bị tàn phá nhiều nhất. Hơn nữa một vấn đề tình cảm riêng tư khác, là tôi có hứa với người yêu, tôi phải về càng sớm càng tốt. chúng tôi đã xa nhau bốn năm rồi. Đối với chúng tôi, tuổi trẻ, tình yêu là điều quan trọng và nếu xa nhau mãi, tình yêu sẽ phôi phai, và đi đến chỗ quên nhau, làm cho hạnh phúc đang chờ đón, vụt bay ra khỏi vòng tay của mình.
Vị khoa trưởng cười vui vẻ:
- Này người bạn trẻ của tôi. Tôi rất nể phục những ý kiến chân thành và đáng kính của anh. Nhưng hai điểm anh nêu ra, tôi có ý kiến cũng rất chân thật như thế này. Theo tin tức quốc tế, chiến cuộc Việt Nam đang ở hồi khốc liệt nhất, trong lúc hòa đàm để đi đến một ký kết, tìm một con đường rút lui cho người Hoa Kỳ, ra khỏi thế bế tắc về chính trị cả quốc tế và quốc nội của họ, nên Việt Nam Cộng Hòa, sẽ đi vào con đường rất khó khăn, không biết tương lai đi về đâu. Đây không phải là lúc thuận tiện anh mang kiến thức vừa học được trên nhà trường về nước phục vụ. Điểm này anh nên thảo luận nhiều hơn với bạn bè, thân quyến của anh ở Việt Nam. Về điểm thứ hai, thật tế nhị, tôi chia xẻ với anh hoàn toàn, đó là người yêu của anh đã đợi chờ anh trong bốn năm, nay đang mong chờ anh về từng ngày, từng giờ. Tuy nhiên nếu nàng biết rằng, hy sinh thêm một thời gian ngắn nữa, để giúp anh bước thêm vững chắc trên đường học vấn và chọn một thời điểm tốt để trở về, chắc nàng sẽ gật đầu với anh vì nàng yêu anh và sẵn sàng chiều ý người yêu. Với lại khi anh tốt ngiệp xong văn bằng cử nhân Kinh Tế, anh có một thời hạn sáu đến bảy tuần lễ nghỉ ngơi, trước khi vào học Cao Học. Nghĩa là anh vẫn có đủ thời gian để về Việt Nam một chuyến thăm gia đình, thăm người yêu.
Trong một lá thư dài gởi về Việt Nam cho ba mẹ, ở Hội An, Khải nêu lên những nhận xét và đề nghị của vị khoa trưởng, để xin ba mẹ giúp Khải có một quyết định sáng suốt, nên về hay nên ở lại Úc học thêm hai năm nữa. Những lá thư đầy nhớ nhung, băn khoăn cho Hạnh Lan, làm Khải xót xa, suy nghĩ mãi, mới viết xong.
Khải biết rằng ba mẹ sẽ khuyên như những lời khuyên của vị khoa trưởng, chọn sự học vấn và an toàn cho bản thân con. Ba mẹ vì quá thương con mà quên rằng, khi được đi du học trong một thời chinh chiến, trong lúc bạn bè đều phải ra chiến trường, đối diện với cái chết trong từng phút, từng giây, là một đặc ân, một món nợ với mọi người, xã hội, quốc gia. Khải như bị xâu xé trong việc chọn lựa này.
Những lá thư Hạnh Lan gởi từ Huế, bên cạnh cuộc sống bình thường của một sinh viên Văn Khoa, còn hai năm nữa xong Cử Nhân Nhân Văn. Hạnh Lan mong ước rằng, khi ra trường, nàng sẽ chọn nghề giáo tại một trường trung học nào đó ở Đà Nẵng, hoặc Sài Gòn, bên cạnh người yêu, người chồng tương lai ở ngoại quốc về. Đôi khi Hạnh Lan kể cho Khải nghe những nỗi sợ hãi trong những ngày Huế bị pháo kích, đánh phá và con đường thông thương giữa Huế Đà Nẵng bị mìn bẫy, chết chóc thường xuyên. Thành phố Huế về đêm, sau biến cố thảm khốc Tết Mậu Thân, 1968, như một bóng ma, luôn luôn ám ảnh mọi người. Hạnh Lan kể rằng, trong mùa hè năm 72,khi chiền trường sôi động dữ dội, Hạnh Lan cùng một người bạn gái thân, ra bến xe An Cựu về Đà Nẵng, bên gia đình ba mẹ. Chiếc xe đò bị nằm đúng trong tầm đạn phục kích và giao tranh giữa hai toán quân hai bên. Mọi người trên xe nhảy đại xuống hai bên, nằm lăn, tránh đạn. Khi tiếng súng im, áo quần Hạnh Lan đầy bùn đất và máu. Có lẽ do mấy người trên xe bị trúng đạn. Lúc đó tự nhiên Hạnh Lan hết sợ, chạy lại dìu mấy người bị thương tìm y tá băng bó, cầm máu. Hạnh Lan nghĩ đến Khải, mong Khải đừng về nước lúc này. Nơi quê hương này đang là địa ngục trần gian, anh đừng về anh nhé. Đọc thư Hạnh Lan anh thấy tim mình quặn đau.
4.-
Chuyến về thăm quê hương trong bốn tuần lễ, thật vui mừng, sum họp với gia đình, ba mẹ, các anh chị em. Thành phố Hội An như co cụm lại trong im vắng, cũ kỹ và rêu phong. Trên chiếc xe đạp mượn của đứa cháu, Khải đi vòng hết các đường phố vẫn còn chật hẹp, thưa thớt người qua lại. Đến cổng trường Trần Quí Cáp, đang mùa nghỉ hè, cửa trường khép kín, xích khóa to lớn, rỉ sét chắn ngang. Các cây phượng ngày trước còn nhỏ, nay đã to lớn, thân cây sần sùi. Hoa phượng đỏ rợp một khoảng sân trường. Khải dựa xe đạp vào bức tường, đẩy cửa hông bước vào trong sân. Các lớp học vẫn như xưa, Vôi trên các bức tường ngả qua màu trắng đục. Khải bước lại ngồi xuống bệ xi măng bên cạnh trụ cờ, nhìn mông lung toàn cảnh ngôi trường. Khải đã trải bảy năm học hành trên ngôi trường thân yêu này. Các thầy, cô giáo, bạn học nay tản mát khắp nơi, Khải đi tìm để thăm viếng, chỉ gặp được các thầy, cô lớn tuổi.
Sau bốn năm sống trên một xứ sở rộng lớn, thanh bình, nay trở về nơi chôn nhau, cắt rốn, gặp lại con người, cảnh vật thân quen, Khải nhận ra sự cam chịu cái nhỏ bé, truyền đời từ bao nhiêu thế hệ. Sự cam chịu đôi khi pha trộn một chút hoài cổ, hãnh diện ngầm về một quá khứ huy hoàng, về những ngày xa xưa. Lần trở về này, Khải tìm thấy mãnh quá khứ hãnh diện ẩn hiện trên các chùa cổ, từ ngôi chùa Bà Mụ một thời đã được xử dụng làm trường học tiểu học, nay trở lại cảnh tịch liêu. Chùa Cầu vẫn buồn cô quạnh trên rạch nước nhỏ chảy ra sông Thu Bồn. Các ngôi chùa, miếu khác cũng đượm nét phong sương cùng năm tháng buồn hiu của một thành phố nhỏ bé, cổ kính, còn in đậm dấu ấn của một nền đa văn hóa một thời phồn thịnh.
Khải đạp xe loanh quanh thành phố một hồi lâu, rồi trở về nhà, ngồi bên mẹ, nghe mẹ kể chuyện ngày xưa. Cái cảm giác êm ấm, quên tất cả buồn lo chung quanh, mỗi khi ngồi bên mẹ, Khải tìm thấy lại. Thế giới trong mẹ chỉ vỏn vẹn bên gia đình, chồng, con, cháu chắc và sự thương yêu, đùm bọc. Không có hận thù, không có chiến tranh, giết hại nhau.
Trở ra Đà Nẵng, mượn chiếc xe gắn máy của người anh, đưa Hạnh Lan chạy quanh các phố phường tương đối đông đúc, vui nhộn hơn Hội An. Vào Viện Bảo Tàng Chàm xem các bức tượng và các di tích lịch sử của một dân tộc bị mất đất nước, mất quê hương. Khải chỉ các bức tượng trưng bày, hỏi Hạnh Lan:
- Em xem trong các bức tượng này, bức nào là tượng của vua Chàm Chế Mân, vị vua đa tình, đã cắt đất của quốc gia, dâng cho Việt Nam mình, để cưới được người đẹp Huyền Trân?
Hạnh Lan lắc đầu, cười:
- Em không biết. Nhưng em hỏi lại anh nhé:
- Nếu anh là Chế Mân, anh có hành xử như vậy không? Vì tình yêu hay vì đất nước?
Khải cười thật lớn, lắc đầu:
- Nếu anh đi thi mà gặp một vị giám khảo như em, hỏi những câu hóc búa như thế này, anh chắc rớt mất. Để có thể trả lới được, anh muốn tách hai câu hỏi rời ra nhau. Hai câu hỏi nằm trong hai lãnh vực, hai phạm trù riêng biệt và xung khắc nhau. Về tình yêu, đây là một chuyện tình đẹp, bước qua được những rào cản chủng tộc, quyền lợi quốc gia. Khi yêu, Chế Mân chỉ nghĩ đến tình yêu, đến hy sinh và chiếm đoạt người mình yêu. Ông có lẽ đã quên quyền lợi vật chất của quốc gia, dân tộc. Có thể trong tâm thức, ông ta nghĩ rằng, ông đã mang lại cho dân tộc Chàm niềm hãnh diện và mang lại cảnh hòa bình cho hai quốc gia lân bang. Nhưng lịch sử và dân tộc Chàm sau này, nhìn ông như là kẻ tiên phong ký bản án bán nước, xóa bỏ vương quốc Chàm trên bản đồ thế giới. Nói chung anh muốn nhìn Chế Mân như một con người bình thường, thăng hoa trong tình yêu. Cái bi kịch của Chế Mân là, ông ta là một vì vua, phải đặt quyền lợi đất nước trên hết và đôi khi phải hy sinh tình yêu. Anh may mắn hơn ông ta, vì anh không là chi cả. Như anh được về bên em thế này là chúng ta đang có hạnh phúc trong tay.
Lang thang dưới bóng các cây cao, tỏa đầy bóng mát ngoài vườn Viện Bảo Tàng, Khải cầm tay Hạnh Lan trong tay mình, Khải nói:
- Thật sự anh muốn ở lại quê nhà với em trong lúc này. Trở qua Úc học tiếp là cái mộng anh ấp ủ từ lâu, nhưng anh nghĩ, tình thế Việt Nam sắp có nhiều biến chuyển quan trọng, thật sự anh không muốn xa em chút nào. Anh muốn ở bên cạnh em, chia xẻ với em trong mọi hoàn cảnh. Sống chết bên nhau, em ạ!
Xúc động trước những lời chân tình của Khải, nhưng có lẽ để đánh trống lảng, Hạnh Lan, cười :
- Đừng có làm biếng học hành. Hãy nghĩ đến tương lai. Em luôn luôn ghi nhớ những điều anh nói, dù xa nhau nhưng em vẫn nghĩ như có anh bên cạnh và mong ngày anh sớm về với em.
Chuyến về thăm quê hương trong bốn tuần lễ, thật vui mừng, sum họp với gia đình, ba mẹ, các anh chị em. Thành phố Hội An như co cụm lại trong im vắng, cũ kỹ và rêu phong. Trên chiếc xe đạp mượn của đứa cháu, Khải đi vòng hết các đường phố vẫn còn chật hẹp, thưa thớt người qua lại. Đến cổng trường Trần Quí Cáp, đang mùa nghỉ hè, cửa trường khép kín, xích khóa to lớn, rỉ sét chắn ngang. Các cây phượng ngày trước còn nhỏ, nay đã to lớn, thân cây sần sùi. Hoa phượng đỏ rợp một khoảng sân trường. Khải dựa xe đạp vào bức tường, đẩy cửa hông bước vào trong sân. Các lớp học vẫn như xưa, Vôi trên các bức tường ngả qua màu trắng đục. Khải bước lại ngồi xuống bệ xi măng bên cạnh trụ cờ, nhìn mông lung toàn cảnh ngôi trường. Khải đã trải bảy năm học hành trên ngôi trường thân yêu này. Các thầy, cô giáo, bạn học nay tản mát khắp nơi, Khải đi tìm để thăm viếng, chỉ gặp được các thầy, cô lớn tuổi.
Sau bốn năm sống trên một xứ sở rộng lớn, thanh bình, nay trở về nơi chôn nhau, cắt rốn, gặp lại con người, cảnh vật thân quen, Khải nhận ra sự cam chịu cái nhỏ bé, truyền đời từ bao nhiêu thế hệ. Sự cam chịu đôi khi pha trộn một chút hoài cổ, hãnh diện ngầm về một quá khứ huy hoàng, về những ngày xa xưa. Lần trở về này, Khải tìm thấy mãnh quá khứ hãnh diện ẩn hiện trên các chùa cổ, từ ngôi chùa Bà Mụ một thời đã được xử dụng làm trường học tiểu học, nay trở lại cảnh tịch liêu. Chùa Cầu vẫn buồn cô quạnh trên rạch nước nhỏ chảy ra sông Thu Bồn. Các ngôi chùa, miếu khác cũng đượm nét phong sương cùng năm tháng buồn hiu của một thành phố nhỏ bé, cổ kính, còn in đậm dấu ấn của một nền đa văn hóa một thời phồn thịnh.
Khải đạp xe loanh quanh thành phố một hồi lâu, rồi trở về nhà, ngồi bên mẹ, nghe mẹ kể chuyện ngày xưa. Cái cảm giác êm ấm, quên tất cả buồn lo chung quanh, mỗi khi ngồi bên mẹ, Khải tìm thấy lại. Thế giới trong mẹ chỉ vỏn vẹn bên gia đình, chồng, con, cháu chắc và sự thương yêu, đùm bọc. Không có hận thù, không có chiến tranh, giết hại nhau.
Trở ra Đà Nẵng, mượn chiếc xe gắn máy của người anh, đưa Hạnh Lan chạy quanh các phố phường tương đối đông đúc, vui nhộn hơn Hội An. Vào Viện Bảo Tàng Chàm xem các bức tượng và các di tích lịch sử của một dân tộc bị mất đất nước, mất quê hương. Khải chỉ các bức tượng trưng bày, hỏi Hạnh Lan:
- Em xem trong các bức tượng này, bức nào là tượng của vua Chàm Chế Mân, vị vua đa tình, đã cắt đất của quốc gia, dâng cho Việt Nam mình, để cưới được người đẹp Huyền Trân?
Hạnh Lan lắc đầu, cười:
- Em không biết. Nhưng em hỏi lại anh nhé:
- Nếu anh là Chế Mân, anh có hành xử như vậy không? Vì tình yêu hay vì đất nước?
Khải cười thật lớn, lắc đầu:
- Nếu anh đi thi mà gặp một vị giám khảo như em, hỏi những câu hóc búa như thế này, anh chắc rớt mất. Để có thể trả lới được, anh muốn tách hai câu hỏi rời ra nhau. Hai câu hỏi nằm trong hai lãnh vực, hai phạm trù riêng biệt và xung khắc nhau. Về tình yêu, đây là một chuyện tình đẹp, bước qua được những rào cản chủng tộc, quyền lợi quốc gia. Khi yêu, Chế Mân chỉ nghĩ đến tình yêu, đến hy sinh và chiếm đoạt người mình yêu. Ông có lẽ đã quên quyền lợi vật chất của quốc gia, dân tộc. Có thể trong tâm thức, ông ta nghĩ rằng, ông đã mang lại cho dân tộc Chàm niềm hãnh diện và mang lại cảnh hòa bình cho hai quốc gia lân bang. Nhưng lịch sử và dân tộc Chàm sau này, nhìn ông như là kẻ tiên phong ký bản án bán nước, xóa bỏ vương quốc Chàm trên bản đồ thế giới. Nói chung anh muốn nhìn Chế Mân như một con người bình thường, thăng hoa trong tình yêu. Cái bi kịch của Chế Mân là, ông ta là một vì vua, phải đặt quyền lợi đất nước trên hết và đôi khi phải hy sinh tình yêu. Anh may mắn hơn ông ta, vì anh không là chi cả. Như anh được về bên em thế này là chúng ta đang có hạnh phúc trong tay.
Lang thang dưới bóng các cây cao, tỏa đầy bóng mát ngoài vườn Viện Bảo Tàng, Khải cầm tay Hạnh Lan trong tay mình, Khải nói:
- Thật sự anh muốn ở lại quê nhà với em trong lúc này. Trở qua Úc học tiếp là cái mộng anh ấp ủ từ lâu, nhưng anh nghĩ, tình thế Việt Nam sắp có nhiều biến chuyển quan trọng, thật sự anh không muốn xa em chút nào. Anh muốn ở bên cạnh em, chia xẻ với em trong mọi hoàn cảnh. Sống chết bên nhau, em ạ!
Xúc động trước những lời chân tình của Khải, nhưng có lẽ để đánh trống lảng, Hạnh Lan, cười :
- Đừng có làm biếng học hành. Hãy nghĩ đến tương lai. Em luôn luôn ghi nhớ những điều anh nói, dù xa nhau nhưng em vẫn nghĩ như có anh bên cạnh và mong ngày anh sớm về với em.
5.-
Những môn thi cuối cùng vừa xong, Khải lên gặp ông Khoa Trưởng, để xin về Việt Nam:
- Thưa ông Khoa Trưởng, tôi đến gặp để xin ông một đặc ân.
Ông Khoa Trưởng mời Khải ngồi, ân cần hỏi:
- Nếu có thể giúp gì được cho anh trong thẩm quyền của tôi, tôi sẵn sàng. Xin anh cho tôi biết, tôi có thể giúp gì được.
Khải trình bày :
- Như ông Khoa Trưởng biết, tình hình tại Việt Nam rất khó khăn cho Miền Nam. Qua tin tức báo chí, truyền hình thế giới,đến ngày hôm nay, gần cuối tháng 3 năm 75, Việt Nam Cộng Hòa đã mất vùng Cao Nguyên, các tỉnh giới tuyến, cũng như các tỉnh, thành phố Bình Định, Qui Nhơn, Phú Yên, Quãng Ngãi, Quãng Nam, Hội An, Huế, Quảng Trị và Đà Nẵng cũng gần như sắp rơi vào lực lượng Bắc quân Cộng sản.
Ông Khoa Trưởng gật đầu:
- Vâng, tôi cũng biết những tin tức này qua đài truyền hình. Tôi... tôi... giúp...
Khải nói nhanh:
- Tôi chỉ xin ông Khoa Trưởng cho tôi được về Việt Nam ngay. Có thể ngày mai, hay bất cứ lúc nào tôi lấy được vé máy bay về Việt Nam.
Ông Khoa Trưởng khoát khoát tay như hoảng hốt:
- Không thể về Việt Nam lúc này được. Tôi thành thật khuyên anh nên bình tĩnh. Tôi hiểu và chia xẻ với anh những lo lắng của anh về gia đình, người yêu của anh tại Đà Nẵng và Sài Gòn. Nhưng... nhưng như anh cũng biết, tại Việt Nam lúc này, nhất là ở Sài Gòn, mọi người đều muốn ra đi, nếu có thể và có phương tiện hay liên lạc được với các sứ quán. Anh trở về Việt Nam là một điều ngược đời, dù hợp tình. Anh nên bình tĩnh.
Khải ngồi gục đầu. Ông Khoa Trưởng lưỡng lự, rồi tiếp:
- Giả sử trong trường hợp tệ hại nhất,Miền Nam Việt Nam rơi vào tay Cộng Sản, tôi sẵn sàng giúp anh trong việc tìm công việc làm hợp với khả năng học vấn, nghề nghiệp. Trong lúc đó anh tìm mọi cách liên lạc với thân nhân tại Việt Nam.
Khải chán nản đứng lên, chào ông Khoa Trưởng, thất thểu bước ra. Ông Khoa Trưởng nói theo:
- Khải, anh nên liên lạc với tôi hằng ngày. Văn phòng tôi luôn luôn mở cửa và anh cũng biết số điện thoại của tôi, phải không? Dù anh quyết định thế nào đi nữa, tôi mong anh gọi cho tôi biết. Tôi nhắc lại, tôi sẵn sàng giúp đỡ anh.
Buổi chiều, ngồi xem tin tức, thấy cảnh Đà Nẵng hỗn loạn và phi trường không còn an toàn cho máy bay đáp xuống hay cất cánh, Khải biết rằng con hấp hối của quê hương đang xãy ra. Tối đó, trong cơn khắc khoải và các ác mộng trong giấc ngũ chập chờn, Khải quyết định ngày hôm sau điện thoại cho hãng máy bay, lấy vé về Việt Nam.
Buổi sáng Khải gọi cho ông Khoa Trưởng thật sớm. Nghe giọng chào hỏi của Khải, ông hỏi ngay như hoảng hốt:
- Khải, anh có quyết định gì?
Khải nói:
- Thưa ông Khoa Trưởng, tôi đã lấy vé máy bay về Việt Nam ngày mốt. Tôi xin chào từ giã ông và cám ơn thịnh tình của ông dành cho tôi. Đà Nẵng đã rơi vào tay Cộng Sản và tôi không thể bỏ gia đình tôi, người yêu tôi trong lúc này được. Tôi cũng biết tôi về cũng chẳng làm gì giúp được các người thân yêu, nhưng nếu tôi sống ở đây mà không biết số phận người mình yêu thương, sống chết ra sao, tôi cũng như người chết rồi, còn tệ hại hơn là về Việt Nam.
Khải nghẹn ngào. Ông Khoa Trưởng cũng cố gắng giữ cơn xúc động, nói:
- Tôi không có cách nào khác ngoài việc cầu chúc anh an bình, may mắn khi về Việt Nam, gặp lại được gia đình, người yêu. Tuy nhiên ngày mai anh cần đến văn phòng Học Vụ để nhận các giấy tờ chứng chỉ học vấn vì văn bằng tốt nghiệp chưa được duyệt ký. Và tôi cũng sẽ viết cho anh một giấy giới thiệu, anh là cựu sinh viên du học tại Úc, để khi cần thết, anh đến tòa Đại Sứ Úc ở Sài Gòn, gặp ông Tùy Viên Văn Hóa là bạn thạn của tôi, giúp đỡ anh khi cần thiết. Chúc anh may mắn, Khải.
Trên chiếc máy bay to lớn, chỉ có sáu hành khách đi Việt Nam. Khải là người Việt Nam duy nhất. Năm người còn lại, ba người da trắng, có lẽ là những nhà báo Tây phương. Hai người kia gốc Á Châu, cũng có vẻ nhà báo hay nhân viên truyền hình của các hãng truyền hình quốc tế. Trong chuyến bay dài gần sáu giờ, Khải chập chờn trong các giấc ngủ ngắn. Có lẽ mấy đêm nay Khải không thể ngủ ngon giấc. Những cơn ác mộng cứ lảng vảng, có khi Khải nghe tiếng kêu thảng thốt của Hạnh Lan, như thật bên tai. Khải vùng dậy, nhìn ra cửa sổ, những áng mây đen hình thù kỳ quái, những tàn cây gió đưa bên cửa sổ, giống các bóng ma đang kêu khóc. Khải ôm đầu trong hai tay, nghe tim quặn thắt.
Máy bay hạ cánh xuống phi trường Tân Sơn Nhất vào một buổi chiều, trong cơn mưa tầm tã miền nhiệt đới. Phòng khách phi trường vắng lặng. Sân bay bên cạnh dành cho quân sự, máy bay vận tải lớn, lên xuống nhộn nhịp. Xa xa tiếng súng lớn nổ vang dội khá gần.
Có lẽ Sài Gòn đang giờ giới nghiêm, chỉ có xe đưa rước của hãng hàng không, đón khách mới đến, về trạm dưới đường Tự Do. Thành phố nhộn nhịp về đêm năm nào, nay như đắm chìm trong yên lặng, ngột ngạt. May quá, Khải thấy một chiếc xe gắn máy, do một người đàn ông mặc áo quần nhà binh chạy qua. Khải đưa tay xin cho về đường Trần Quí Cáp, góc Hiền Vương, nhà của thầy Nhuận, anh của Hạnh Lan.
Kêu cửa một lúc khá lâu, thầy Nhuận mới ra mở cửa, sau khi hỏi vọng ra:
- Ai kêu cửa vậy?
Khải nói thật lớn:
- Thầy Nhuận ơi, em là Khải, ở Úc về đây.
Thầy Nhuận mở cửa, mắt mở lớn ngạc nhiên cực độ:
- Khải, sao em về lúc này!
Khải bước vào nhà, hỏi vội:
- Gia đình em, gia đình thầy, Hồng Hạnh có vào được không thầy?
Thầy Nhuận lặng yên, lắc đầu:
- Kẹt hết ngoài đó, em ơi! Mà tại sao, em lại về trong lúc này? Mọi người đang tìm mọi cách ra đi, em lại về.
Khải cảm thấy chiếc túi đeo sau lưng nặng trĩu. Khải ngồi xuống chiếc ghế, ôm đầu, thổn thức:
- Làm sao bây giờ thầy? Em tìm cách về Đà Nẵng, được không?
- Chịu thôi, em ạ. Đi lạng quạng là mất xác ngay. Hai bên đang đánh nhau dữ dội, tình thế nguy cập lắm rồi. Thầy cũng đang liên lạc với bạn bè bên hải quân, có gì xãy ra cho Sài Gòn, thì đưa vợ con xuống tàu, ra đi. Khổ quá, em đang ở bên Úc, lại về. Em lựa chọn một quyết định sai lầm quá. Sao không suy nghĩ cho đúng?
Khải khóc ấm ức:
- Em không thể ở lại bên ấy, an toàn cho em, trong lúc gia đình,ba mẹ, Hồng Hạnh, không biết sống chết ra sao!
Bên ngoài cơn mưa càng nặng hạt, tiếng sét nổ thật lớn, ánh sáng chớp tắt qua cửa sổ. Một cánh cửa gương bật mở, gió tạt mạnh, đưa nước mưa vào phòng khách. Tiếng một chậu hoa ngoài sân đổ nhào, vỡ tan. Qua ánh đèn trước cửa, Khải nhìn thấy những cành hoa lăn lóc trong gió cuốn. Khãi nghĩ, không biết có phải chậu hoa lan, anh tặng Hạnh Lan trước đây, nhân ngày sinh nhật của Hạnh, lần đầu tiên gặp nhau.
Tim Khải đau quặn thắt./.
XUÂN ĐỖ
Những môn thi cuối cùng vừa xong, Khải lên gặp ông Khoa Trưởng, để xin về Việt Nam:
- Thưa ông Khoa Trưởng, tôi đến gặp để xin ông một đặc ân.
Ông Khoa Trưởng mời Khải ngồi, ân cần hỏi:
- Nếu có thể giúp gì được cho anh trong thẩm quyền của tôi, tôi sẵn sàng. Xin anh cho tôi biết, tôi có thể giúp gì được.
Khải trình bày :
- Như ông Khoa Trưởng biết, tình hình tại Việt Nam rất khó khăn cho Miền Nam. Qua tin tức báo chí, truyền hình thế giới,đến ngày hôm nay, gần cuối tháng 3 năm 75, Việt Nam Cộng Hòa đã mất vùng Cao Nguyên, các tỉnh giới tuyến, cũng như các tỉnh, thành phố Bình Định, Qui Nhơn, Phú Yên, Quãng Ngãi, Quãng Nam, Hội An, Huế, Quảng Trị và Đà Nẵng cũng gần như sắp rơi vào lực lượng Bắc quân Cộng sản.
Ông Khoa Trưởng gật đầu:
- Vâng, tôi cũng biết những tin tức này qua đài truyền hình. Tôi... tôi... giúp...
Khải nói nhanh:
- Tôi chỉ xin ông Khoa Trưởng cho tôi được về Việt Nam ngay. Có thể ngày mai, hay bất cứ lúc nào tôi lấy được vé máy bay về Việt Nam.
Ông Khoa Trưởng khoát khoát tay như hoảng hốt:
- Không thể về Việt Nam lúc này được. Tôi thành thật khuyên anh nên bình tĩnh. Tôi hiểu và chia xẻ với anh những lo lắng của anh về gia đình, người yêu của anh tại Đà Nẵng và Sài Gòn. Nhưng... nhưng như anh cũng biết, tại Việt Nam lúc này, nhất là ở Sài Gòn, mọi người đều muốn ra đi, nếu có thể và có phương tiện hay liên lạc được với các sứ quán. Anh trở về Việt Nam là một điều ngược đời, dù hợp tình. Anh nên bình tĩnh.
Khải ngồi gục đầu. Ông Khoa Trưởng lưỡng lự, rồi tiếp:
- Giả sử trong trường hợp tệ hại nhất,Miền Nam Việt Nam rơi vào tay Cộng Sản, tôi sẵn sàng giúp anh trong việc tìm công việc làm hợp với khả năng học vấn, nghề nghiệp. Trong lúc đó anh tìm mọi cách liên lạc với thân nhân tại Việt Nam.
Khải chán nản đứng lên, chào ông Khoa Trưởng, thất thểu bước ra. Ông Khoa Trưởng nói theo:
- Khải, anh nên liên lạc với tôi hằng ngày. Văn phòng tôi luôn luôn mở cửa và anh cũng biết số điện thoại của tôi, phải không? Dù anh quyết định thế nào đi nữa, tôi mong anh gọi cho tôi biết. Tôi nhắc lại, tôi sẵn sàng giúp đỡ anh.
Buổi chiều, ngồi xem tin tức, thấy cảnh Đà Nẵng hỗn loạn và phi trường không còn an toàn cho máy bay đáp xuống hay cất cánh, Khải biết rằng con hấp hối của quê hương đang xãy ra. Tối đó, trong cơn khắc khoải và các ác mộng trong giấc ngũ chập chờn, Khải quyết định ngày hôm sau điện thoại cho hãng máy bay, lấy vé về Việt Nam.
Buổi sáng Khải gọi cho ông Khoa Trưởng thật sớm. Nghe giọng chào hỏi của Khải, ông hỏi ngay như hoảng hốt:
- Khải, anh có quyết định gì?
Khải nói:
- Thưa ông Khoa Trưởng, tôi đã lấy vé máy bay về Việt Nam ngày mốt. Tôi xin chào từ giã ông và cám ơn thịnh tình của ông dành cho tôi. Đà Nẵng đã rơi vào tay Cộng Sản và tôi không thể bỏ gia đình tôi, người yêu tôi trong lúc này được. Tôi cũng biết tôi về cũng chẳng làm gì giúp được các người thân yêu, nhưng nếu tôi sống ở đây mà không biết số phận người mình yêu thương, sống chết ra sao, tôi cũng như người chết rồi, còn tệ hại hơn là về Việt Nam.
Khải nghẹn ngào. Ông Khoa Trưởng cũng cố gắng giữ cơn xúc động, nói:
- Tôi không có cách nào khác ngoài việc cầu chúc anh an bình, may mắn khi về Việt Nam, gặp lại được gia đình, người yêu. Tuy nhiên ngày mai anh cần đến văn phòng Học Vụ để nhận các giấy tờ chứng chỉ học vấn vì văn bằng tốt nghiệp chưa được duyệt ký. Và tôi cũng sẽ viết cho anh một giấy giới thiệu, anh là cựu sinh viên du học tại Úc, để khi cần thết, anh đến tòa Đại Sứ Úc ở Sài Gòn, gặp ông Tùy Viên Văn Hóa là bạn thạn của tôi, giúp đỡ anh khi cần thiết. Chúc anh may mắn, Khải.
Trên chiếc máy bay to lớn, chỉ có sáu hành khách đi Việt Nam. Khải là người Việt Nam duy nhất. Năm người còn lại, ba người da trắng, có lẽ là những nhà báo Tây phương. Hai người kia gốc Á Châu, cũng có vẻ nhà báo hay nhân viên truyền hình của các hãng truyền hình quốc tế. Trong chuyến bay dài gần sáu giờ, Khải chập chờn trong các giấc ngủ ngắn. Có lẽ mấy đêm nay Khải không thể ngủ ngon giấc. Những cơn ác mộng cứ lảng vảng, có khi Khải nghe tiếng kêu thảng thốt của Hạnh Lan, như thật bên tai. Khải vùng dậy, nhìn ra cửa sổ, những áng mây đen hình thù kỳ quái, những tàn cây gió đưa bên cửa sổ, giống các bóng ma đang kêu khóc. Khải ôm đầu trong hai tay, nghe tim quặn thắt.
Máy bay hạ cánh xuống phi trường Tân Sơn Nhất vào một buổi chiều, trong cơn mưa tầm tã miền nhiệt đới. Phòng khách phi trường vắng lặng. Sân bay bên cạnh dành cho quân sự, máy bay vận tải lớn, lên xuống nhộn nhịp. Xa xa tiếng súng lớn nổ vang dội khá gần.
Có lẽ Sài Gòn đang giờ giới nghiêm, chỉ có xe đưa rước của hãng hàng không, đón khách mới đến, về trạm dưới đường Tự Do. Thành phố nhộn nhịp về đêm năm nào, nay như đắm chìm trong yên lặng, ngột ngạt. May quá, Khải thấy một chiếc xe gắn máy, do một người đàn ông mặc áo quần nhà binh chạy qua. Khải đưa tay xin cho về đường Trần Quí Cáp, góc Hiền Vương, nhà của thầy Nhuận, anh của Hạnh Lan.
Kêu cửa một lúc khá lâu, thầy Nhuận mới ra mở cửa, sau khi hỏi vọng ra:
- Ai kêu cửa vậy?
Khải nói thật lớn:
- Thầy Nhuận ơi, em là Khải, ở Úc về đây.
Thầy Nhuận mở cửa, mắt mở lớn ngạc nhiên cực độ:
- Khải, sao em về lúc này!
Khải bước vào nhà, hỏi vội:
- Gia đình em, gia đình thầy, Hồng Hạnh có vào được không thầy?
Thầy Nhuận lặng yên, lắc đầu:
- Kẹt hết ngoài đó, em ơi! Mà tại sao, em lại về trong lúc này? Mọi người đang tìm mọi cách ra đi, em lại về.
Khải cảm thấy chiếc túi đeo sau lưng nặng trĩu. Khải ngồi xuống chiếc ghế, ôm đầu, thổn thức:
- Làm sao bây giờ thầy? Em tìm cách về Đà Nẵng, được không?
- Chịu thôi, em ạ. Đi lạng quạng là mất xác ngay. Hai bên đang đánh nhau dữ dội, tình thế nguy cập lắm rồi. Thầy cũng đang liên lạc với bạn bè bên hải quân, có gì xãy ra cho Sài Gòn, thì đưa vợ con xuống tàu, ra đi. Khổ quá, em đang ở bên Úc, lại về. Em lựa chọn một quyết định sai lầm quá. Sao không suy nghĩ cho đúng?
Khải khóc ấm ức:
- Em không thể ở lại bên ấy, an toàn cho em, trong lúc gia đình,ba mẹ, Hồng Hạnh, không biết sống chết ra sao!
Bên ngoài cơn mưa càng nặng hạt, tiếng sét nổ thật lớn, ánh sáng chớp tắt qua cửa sổ. Một cánh cửa gương bật mở, gió tạt mạnh, đưa nước mưa vào phòng khách. Tiếng một chậu hoa ngoài sân đổ nhào, vỡ tan. Qua ánh đèn trước cửa, Khải nhìn thấy những cành hoa lăn lóc trong gió cuốn. Khãi nghĩ, không biết có phải chậu hoa lan, anh tặng Hạnh Lan trước đây, nhân ngày sinh nhật của Hạnh, lần đầu tiên gặp nhau.
Tim Khải đau quặn thắt./.
XUÂN ĐỖ
4. Cào Lá Vàng (Đoản Văn)
Có tiếng gõ trên cành cây khô, như tiếng gõ mõ " cốc... cốc... cốc..." Ngưng một chốc, rồi như tiếng gõ nhanh hơn " cốc cốc... cốc cốc... cốc cốc...". Tôi ngưng tay cào lá vàng trong vườn. Có lẽ tiếng gõ của con chim gõ gỗ, ăn kiến. Cành cây chắc khô lắm, nên âm vang nghe thật rõ, như tiếng gõ mõ tụng kinh. Chỉ thiếu tiếng chuông. Gió rì rào trong cây lá như lời kinh tụng niệm.
Tôi ngừng tay, đi lại ngồi nghỉ dưới gốc cây già. Lá cây trên các cành cây đã vàng úa, đỏ tía và rơi đầy sân . Tôi cào lá vàng để sân vườn trước, vườn sau sạch sẽ và trông không quá đổi hoang tàn trong tiết cuối thu.
Tôi ngước lên nhìn cành cây khô. Không thấy con chim mổ kiến đâu cả. Nắng thu vàng. Gió nhè nhẹ. Thật mát, thật dễ chịu. Việc cào lá vàng đã gần xong. Các đống lá đã được cào dồn lại trong góc vườn, để khi nào lá khô, sẽ nhẹ hơn trong việc hốt vào bao, đem ra cho xe đổ rác chở đi. Tôi thèm một ly cà phê hay một bình trà nóng. Tôi định đứng lên đi vào nhà bếp tìm Bích Hải, bà xã tôi, không có gì đãi cho người làm vườn giỏi, cần cù sao?
Tiếng gõ của con chim trên cành cây lại vang lên. " cốc cố cốc... cốc cốc cốc..." và càng lúc càng thúc dục hơn. Tôi lắng nghe chăm chú. Một lúc nào đó, tiếng mõ, tiếng chuông, tiếng tụng kinh như phát ra từ một ngôi chùa hay một Thiền viện, như lảng vảng đâu đây. Như đêm qua, tôi và Bích Hải nghe say sưa tiếng tụng bài Kinh A Di Đà trên một đĩa CD. Tiếng tụng kinh ấm áp, đều đặn, chậm, nhanh theo tiếng mõ, tiếng chuông. Cuối bài Kinh A Di Đà, qua bài kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh. Tiếng tụng dồn dập, dồn dập như sóng biển vỗ vào bờ đá trong một đêm rằm đầy trăng sao.
" Sắc bất dị không, không bất dị sắc. Sắc tức thị không, không tức thị sắc..." . Bài tâm kinh này chỉ có 260 chữ, cô đọng từ 600 pho kinh, ghi lại lời Đức Phật thuyết giảng ròng rã trong 22 năm. Về lẽ Vô Thường .
Tất cả pháp hữu vi,
Như mộng huyển, như ảo ảnh
Như sương và như chớp
Hãy quan sát như vậy.
Bốn câu kệ thi mở đầu pho kinh Kim Cương, rút ra từ 600 pho kinh " Kim Cương Bát Nhã Bát Nhã Ba La Mật" đó.
Cuối bài kinh, giọng đọc gấp rút. Tiếng mõ liên hồi. Tiếng chuông dứt từng câu, từng đoạn. Cuối bài kinh, câu chú "Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, Bồ Đề Tát Bà Ha" .
Lần đầu tiên tôi nghe kinh thuở còn nhỏ, ở thành phố cố kính Hội An. Tôi học Tiểu học, trường Nam Chùa Bà Mụ. Cậu mẹ tôi gởi tôi xuống ở trọ nhà người bà con, để đi học. Nhà tôi trọ ở gần Chùa Tỉnh Hội Hội An. Mỗi buổi sáng , có lẽ sớm lắm, chuông chùa đỗ vang. Giọng tụng kinh của vị sư trụ trì , tiếng mõ, tiếng chuông đánh thức chúng tôi dậy học bài. Tôi nghe các bài kinh lần đầu trong đời.
Xong tiểu học, trung học. Rời bỏ thành phố buồn hiu, rêu phong Hội An ra cố đô Huế năm cuối trung học, vào đại học Huế, nơi có nhiều lăng tẩm các vị vua triều Nguyễn, nhiều dấu tích lịch sử, nhiều chùa chiền nguy nga. Có nhiều đêm, trong đêm khuya thanh vắng, tiếng chuông chùa Thiên Mụ vọng về như mang theo tiếng tụng kinh. Như gần, như xa.
Rời thành phố Huế, vào Sài Gòn học, mang theo nhiều hoài bão trả nợ quê hương. Bước chân ra đời, "đi vào nơi gió cát" nhìn con quái vật " chiến tranh" gieo rắc chết chóc, tàn phá khắp nơi. Đối diện thực sự với tử sinh. Tiếng khóc than của các bà mẹ già, các quả phụ đầu chít vội chiếc khăn tang, làm át đi tiếng kinh tụng niệm, tiếng chuông, tiếng mõ.
Được về lại Sài Gòn, trở về trường cũ làm một sinh viên " tuy chưa già nhưng vẫn không còn trẻ... ". Ra trường về một thành phố miền biển, một nơi có chút thanh bình tạm bợ trong một nước đang bị chiến tranh bước vào giai đoạn cuồng nộ nhất, chuẩn bị cho một cuộc kết thúc "bức tử".
Tháng Tư năm định mệnh 75, chạy xuống ghe, dắt vợ, ôm con trong tiếng đạn thù đuổi theo, chạy ra biển khơi, lênh đênh theo số mạng rủi may. Tiếng niệm Phật, tiếng cầu Chúa, tiếng rì rầm khấn vái Tổ tiên, Ông Bà, Người đã khuất hòa lẫn với tiếng nổ khắp nơi. Biển cả như một bà Mẹ hiền, đưa vòng tay ôm trọn đàn con khổ đau, dẫn dắt đi tìm một chân trời tình thương. Nhưng bà Mẹ hiền biển cả cũng đành bất lực, đôi khi lại thịnh nộ, không đưa được cả một đàn con Dân Tộc Việt thoát cơn khổ nạn .
Trong may mắn trộn lẫn tủi nhục của kẻ mất quê hương, tôi chạy theo dòng sinh động mới như một kẻ mộng du. Nhìn lại quê hương như một địa ngục, cửa đóng then cài. Thân bằng, quyến thuộc, bạn bè trôi giạt về khắp nơi, đại đa số còn lại, chìm đắm trong địa ngục trần gian quê nhà. Trong giấc ngủ mỏi mệt nửa đêm về sáng, bao nhiêu trăn trở như hiện về, dày vò. Lẽ Vô Thường như hiển hiện, như ảo, như thực.
...
Như mộng huyển, như ảo ảnh
Như sương và như chớp
....
Tôi như tìm lại được những câu kinh nghe được thời niên thiếu. Sắc chẳng khác Không, Không chẳng khác Sắc. Sắc tức là Không, Không tức là Sắc. Như Mộng Huyển, như Ảo, như Thực. Sắc Không hòa quyện, lãng đãng trong cõi nhân sinh. Chấp nhận và nắm bắt một chút Hạnh Phúc lẻ loi. Câu chú "Yết đế, Yết đế, Ba La Yết đế, Ba La Tăng Yết đế, Bồ Đề Tát Bà Ha" hình như không còn là mật ngữ, mà là một hiện thực. "Vượt qua, vượt qua, vượt qua bến bờ, vượt qua bến bờ bên kia". Vượt qua một thời khổ nạn, vượt qua một kiếp nhân sinh trên chiếc bè do chính bàn tay mình làm lấy, bằng tình thương nhân quả, bằng chuyển đổi Sắc Không của cuộc đời. Trở về đạo đức uyên nguyên của Con Người.
Con chim gõ mỏ trên cành cây khô hình như nhảy nhót qua một nhánh cây khác. Có tiếng kêu chim chíp. Một con chim xanh, nho nhỏ. Chắc nó đang tìm một cành cây khô nào khác , để kiếm mồi.
Có tiếng mở cửa thật nhẹ sau lưng tôi. Tôi quay lại. Bích Hải đem ra cho tôi ly cà phê mong đợi. Tôi đưa ngón tay lên miệng, suỵt, suỵt. Tôi sợ con chim nghe tiếng động bay mất. Bích Hải đưa mắt nhìn tôi như hỏi chuyện gì. Tôi chỉ lên cành cây thì thầm:
Chim gõ mõ
Gió tụng kinh
Đất Trời lặng thinh
Sắc Không lãng đãng.
Con chim nhỏ cất cánh bay vào khoảng trời xanh. Cơn gió thổi nhè nhẹ. Vài chiếc lá vàng lả tả rơi xuống gốc cây. Ly cà phê mocha cappuccino thơm lừng trong khoảng không gian ngôi vườn.
XUÂN ĐỖ
(Trích từ Tập Truyện Ngắn Từ Vết Thương Đến Giấc Mơ
Nhà Xuất Bản Hoài Bão ấn hành năm 2001)
Tôi ngừng tay, đi lại ngồi nghỉ dưới gốc cây già. Lá cây trên các cành cây đã vàng úa, đỏ tía và rơi đầy sân . Tôi cào lá vàng để sân vườn trước, vườn sau sạch sẽ và trông không quá đổi hoang tàn trong tiết cuối thu.
Tôi ngước lên nhìn cành cây khô. Không thấy con chim mổ kiến đâu cả. Nắng thu vàng. Gió nhè nhẹ. Thật mát, thật dễ chịu. Việc cào lá vàng đã gần xong. Các đống lá đã được cào dồn lại trong góc vườn, để khi nào lá khô, sẽ nhẹ hơn trong việc hốt vào bao, đem ra cho xe đổ rác chở đi. Tôi thèm một ly cà phê hay một bình trà nóng. Tôi định đứng lên đi vào nhà bếp tìm Bích Hải, bà xã tôi, không có gì đãi cho người làm vườn giỏi, cần cù sao?
Tiếng gõ của con chim trên cành cây lại vang lên. " cốc cố cốc... cốc cốc cốc..." và càng lúc càng thúc dục hơn. Tôi lắng nghe chăm chú. Một lúc nào đó, tiếng mõ, tiếng chuông, tiếng tụng kinh như phát ra từ một ngôi chùa hay một Thiền viện, như lảng vảng đâu đây. Như đêm qua, tôi và Bích Hải nghe say sưa tiếng tụng bài Kinh A Di Đà trên một đĩa CD. Tiếng tụng kinh ấm áp, đều đặn, chậm, nhanh theo tiếng mõ, tiếng chuông. Cuối bài Kinh A Di Đà, qua bài kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh. Tiếng tụng dồn dập, dồn dập như sóng biển vỗ vào bờ đá trong một đêm rằm đầy trăng sao.
" Sắc bất dị không, không bất dị sắc. Sắc tức thị không, không tức thị sắc..." . Bài tâm kinh này chỉ có 260 chữ, cô đọng từ 600 pho kinh, ghi lại lời Đức Phật thuyết giảng ròng rã trong 22 năm. Về lẽ Vô Thường .
Tất cả pháp hữu vi,
Như mộng huyển, như ảo ảnh
Như sương và như chớp
Hãy quan sát như vậy.
Bốn câu kệ thi mở đầu pho kinh Kim Cương, rút ra từ 600 pho kinh " Kim Cương Bát Nhã Bát Nhã Ba La Mật" đó.
Cuối bài kinh, giọng đọc gấp rút. Tiếng mõ liên hồi. Tiếng chuông dứt từng câu, từng đoạn. Cuối bài kinh, câu chú "Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, Bồ Đề Tát Bà Ha" .
Lần đầu tiên tôi nghe kinh thuở còn nhỏ, ở thành phố cố kính Hội An. Tôi học Tiểu học, trường Nam Chùa Bà Mụ. Cậu mẹ tôi gởi tôi xuống ở trọ nhà người bà con, để đi học. Nhà tôi trọ ở gần Chùa Tỉnh Hội Hội An. Mỗi buổi sáng , có lẽ sớm lắm, chuông chùa đỗ vang. Giọng tụng kinh của vị sư trụ trì , tiếng mõ, tiếng chuông đánh thức chúng tôi dậy học bài. Tôi nghe các bài kinh lần đầu trong đời.
Xong tiểu học, trung học. Rời bỏ thành phố buồn hiu, rêu phong Hội An ra cố đô Huế năm cuối trung học, vào đại học Huế, nơi có nhiều lăng tẩm các vị vua triều Nguyễn, nhiều dấu tích lịch sử, nhiều chùa chiền nguy nga. Có nhiều đêm, trong đêm khuya thanh vắng, tiếng chuông chùa Thiên Mụ vọng về như mang theo tiếng tụng kinh. Như gần, như xa.
Rời thành phố Huế, vào Sài Gòn học, mang theo nhiều hoài bão trả nợ quê hương. Bước chân ra đời, "đi vào nơi gió cát" nhìn con quái vật " chiến tranh" gieo rắc chết chóc, tàn phá khắp nơi. Đối diện thực sự với tử sinh. Tiếng khóc than của các bà mẹ già, các quả phụ đầu chít vội chiếc khăn tang, làm át đi tiếng kinh tụng niệm, tiếng chuông, tiếng mõ.
Được về lại Sài Gòn, trở về trường cũ làm một sinh viên " tuy chưa già nhưng vẫn không còn trẻ... ". Ra trường về một thành phố miền biển, một nơi có chút thanh bình tạm bợ trong một nước đang bị chiến tranh bước vào giai đoạn cuồng nộ nhất, chuẩn bị cho một cuộc kết thúc "bức tử".
Tháng Tư năm định mệnh 75, chạy xuống ghe, dắt vợ, ôm con trong tiếng đạn thù đuổi theo, chạy ra biển khơi, lênh đênh theo số mạng rủi may. Tiếng niệm Phật, tiếng cầu Chúa, tiếng rì rầm khấn vái Tổ tiên, Ông Bà, Người đã khuất hòa lẫn với tiếng nổ khắp nơi. Biển cả như một bà Mẹ hiền, đưa vòng tay ôm trọn đàn con khổ đau, dẫn dắt đi tìm một chân trời tình thương. Nhưng bà Mẹ hiền biển cả cũng đành bất lực, đôi khi lại thịnh nộ, không đưa được cả một đàn con Dân Tộc Việt thoát cơn khổ nạn .
Trong may mắn trộn lẫn tủi nhục của kẻ mất quê hương, tôi chạy theo dòng sinh động mới như một kẻ mộng du. Nhìn lại quê hương như một địa ngục, cửa đóng then cài. Thân bằng, quyến thuộc, bạn bè trôi giạt về khắp nơi, đại đa số còn lại, chìm đắm trong địa ngục trần gian quê nhà. Trong giấc ngủ mỏi mệt nửa đêm về sáng, bao nhiêu trăn trở như hiện về, dày vò. Lẽ Vô Thường như hiển hiện, như ảo, như thực.
...
Như mộng huyển, như ảo ảnh
Như sương và như chớp
....
Tôi như tìm lại được những câu kinh nghe được thời niên thiếu. Sắc chẳng khác Không, Không chẳng khác Sắc. Sắc tức là Không, Không tức là Sắc. Như Mộng Huyển, như Ảo, như Thực. Sắc Không hòa quyện, lãng đãng trong cõi nhân sinh. Chấp nhận và nắm bắt một chút Hạnh Phúc lẻ loi. Câu chú "Yết đế, Yết đế, Ba La Yết đế, Ba La Tăng Yết đế, Bồ Đề Tát Bà Ha" hình như không còn là mật ngữ, mà là một hiện thực. "Vượt qua, vượt qua, vượt qua bến bờ, vượt qua bến bờ bên kia". Vượt qua một thời khổ nạn, vượt qua một kiếp nhân sinh trên chiếc bè do chính bàn tay mình làm lấy, bằng tình thương nhân quả, bằng chuyển đổi Sắc Không của cuộc đời. Trở về đạo đức uyên nguyên của Con Người.
Con chim gõ mỏ trên cành cây khô hình như nhảy nhót qua một nhánh cây khác. Có tiếng kêu chim chíp. Một con chim xanh, nho nhỏ. Chắc nó đang tìm một cành cây khô nào khác , để kiếm mồi.
Có tiếng mở cửa thật nhẹ sau lưng tôi. Tôi quay lại. Bích Hải đem ra cho tôi ly cà phê mong đợi. Tôi đưa ngón tay lên miệng, suỵt, suỵt. Tôi sợ con chim nghe tiếng động bay mất. Bích Hải đưa mắt nhìn tôi như hỏi chuyện gì. Tôi chỉ lên cành cây thì thầm:
Chim gõ mõ
Gió tụng kinh
Đất Trời lặng thinh
Sắc Không lãng đãng.
Con chim nhỏ cất cánh bay vào khoảng trời xanh. Cơn gió thổi nhè nhẹ. Vài chiếc lá vàng lả tả rơi xuống gốc cây. Ly cà phê mocha cappuccino thơm lừng trong khoảng không gian ngôi vườn.
XUÂN ĐỖ
(Trích từ Tập Truyện Ngắn Từ Vết Thương Đến Giấc Mơ
Nhà Xuất Bản Hoài Bão ấn hành năm 2001)
3. MÀI KIẾM DƯỚI TRĂNG (Truyện ngắn... ngắn)
Thù nước chưa xong, đầu đã bạc,
Gươm mài vầng nguyệt đã bao lần
Ðặng Dung
Nhà vắng vẻ. Ông ngồi trầm ngâm bên bàn nhỏ, bên ly rượu độc ẩm, đầy vơi. Ông đem các hình ảnh cũ, các huy chương, các cấp bậc một thời binh nghiệp trên hai mươi năm, để hết trên bàn. Ông say sưa nhìn ngắm các kỷ vật. Có khi ông cười sảng khoái. Có khi ông la hét, thịnh nộ. Có khi ông ôm mặt khóc rưng rức, khóc tức tưởi. Rồi ông ngồi buồn hiu.
Ông mới mua được một cây kiếm cũ. Ðem về nhà ông săm se, ngồi ngắm hàng giờ không chán. Bà lắc đầu, nhưng cứ để ông vui với niềm vui của ông.
Một buổi tối cuối tuần, một gia đình bạn thân mời hai ông bà đến dự tiệc sinh nhật thôi nôi của đứa cháu ngoại. Ông than mệt, ở nhà và muốn vợ đến chia vui cùng bạn bè. Bà sợ mất lòng bạn, đành đi với mấy bà bạn.
Tiệc vui. Gần mười giờ đêm bà về nhà. Nhà vắng lặng. Ðèn sáng choang, nhưng chẳng thấy ông đâu. Bà kêu ơi ới “anh ơi, anh ơi” nhưng chẳng có tiếng ông trả lời. Hoảng sợ quá, bà mở toang các cửa trước, sau nhà, tìm kiếm. Mờ mờ dưới bóng trăng vườn sau nhà, hình như có bóng ông nằm chum hum. Bà la hoảng lên” Trời ơi! Cứu tôi! Cứu tôi!”.
Ông láng giếng nhà bên cạnh nghe tiếng kêu, mở cửa sau nhìn sang. Bà la to hơn “Cứu chồng tôi! Cứu chồng tôi!”. Bà chỉ vào bóng ông nằm dưới gốc cây phong già. Ông láng giềng gọi điện thoại cấp cứu 911. Khoảng mười phút sau, xe cấp cứu, xe cứu hỏa, hú còi, chớp đèn, chạy đến, đưa ông đi nhà thương. Nhưng trể quá. Ông lên cơn đau tim cấp tính, đột ngột. Ông không còn hồi tỉnh.
Con cái, bà con quyến thuộc và bạn bè thân về dự đám tang. Một người bạn cũ, hỏi bà, ông làm gì khi cơn đau tim chợt đến. Bà lắc đầu không biết. Bà nghẹn ngào chỉ cho người bạn chỗ ông nằm bên gốc cây phong già sau vườn. Người bạn mở cửa bước ra, thấy bên gốc cây phong già, cây kiếm còn nằm đó, bên tảng đá./.
Xuân Đỗ
Gươm mài vầng nguyệt đã bao lần
Ðặng Dung
Nhà vắng vẻ. Ông ngồi trầm ngâm bên bàn nhỏ, bên ly rượu độc ẩm, đầy vơi. Ông đem các hình ảnh cũ, các huy chương, các cấp bậc một thời binh nghiệp trên hai mươi năm, để hết trên bàn. Ông say sưa nhìn ngắm các kỷ vật. Có khi ông cười sảng khoái. Có khi ông la hét, thịnh nộ. Có khi ông ôm mặt khóc rưng rức, khóc tức tưởi. Rồi ông ngồi buồn hiu.
Ông mới mua được một cây kiếm cũ. Ðem về nhà ông săm se, ngồi ngắm hàng giờ không chán. Bà lắc đầu, nhưng cứ để ông vui với niềm vui của ông.
Một buổi tối cuối tuần, một gia đình bạn thân mời hai ông bà đến dự tiệc sinh nhật thôi nôi của đứa cháu ngoại. Ông than mệt, ở nhà và muốn vợ đến chia vui cùng bạn bè. Bà sợ mất lòng bạn, đành đi với mấy bà bạn.
Tiệc vui. Gần mười giờ đêm bà về nhà. Nhà vắng lặng. Ðèn sáng choang, nhưng chẳng thấy ông đâu. Bà kêu ơi ới “anh ơi, anh ơi” nhưng chẳng có tiếng ông trả lời. Hoảng sợ quá, bà mở toang các cửa trước, sau nhà, tìm kiếm. Mờ mờ dưới bóng trăng vườn sau nhà, hình như có bóng ông nằm chum hum. Bà la hoảng lên” Trời ơi! Cứu tôi! Cứu tôi!”.
Ông láng giếng nhà bên cạnh nghe tiếng kêu, mở cửa sau nhìn sang. Bà la to hơn “Cứu chồng tôi! Cứu chồng tôi!”. Bà chỉ vào bóng ông nằm dưới gốc cây phong già. Ông láng giềng gọi điện thoại cấp cứu 911. Khoảng mười phút sau, xe cấp cứu, xe cứu hỏa, hú còi, chớp đèn, chạy đến, đưa ông đi nhà thương. Nhưng trể quá. Ông lên cơn đau tim cấp tính, đột ngột. Ông không còn hồi tỉnh.
Con cái, bà con quyến thuộc và bạn bè thân về dự đám tang. Một người bạn cũ, hỏi bà, ông làm gì khi cơn đau tim chợt đến. Bà lắc đầu không biết. Bà nghẹn ngào chỉ cho người bạn chỗ ông nằm bên gốc cây phong già sau vườn. Người bạn mở cửa bước ra, thấy bên gốc cây phong già, cây kiếm còn nằm đó, bên tảng đá./.
Xuân Đỗ
2. CHÉN RƯỢU BÊN MỒ
Truyện ngắn
Phượng sắp đồ cúng lên trên nấm mồ, cố bật que diêm thắp mấy cây nến, nhưng những cơn gió mạnh thổi tắt những que diêm vừa bùng cháy. Anh làm mướn còn đứng xa xa, tránh nắng bên lùm cây, chạy đến giúp Phượng thắp được hai cây nến và những cây hương, cắm lên nền đất khô cằn. Phượng quỳ bên mồ, khấn vái:
- Anh ơi, …
Phượng khóc nức nở, ruột đau quặn thắt. Hơn hai mươi năm trở về quê hương, tất cả đều đổi thay. Phượng có cảm tưởng như mình là người ngoại quốc trên chính quê hương mình mà Phượng nhớ từng gốc cây, ngọn cỏ, con đường. Bây giờ, quì bên nấm mộ của chồng, vừa do người tìm mướn, tìm được trong đám cây cỏ rậm rạp, trong đổ nát tan thương, trong lén lút thăm viếng.
Gió càng thổi mạnh và có tiếng sấm chớp nổ ở đâu xa xa. Anh làm mướn chạy lại, nói:
- Thưa chị, trời sắp mưa to, chị cúng nhanh và chạy về nhà, không trời mưa ướt cả.
Mấy cây nến đã tắt từ lâu, mấy cây nhang còn cháy, những sợi khói yếu ớt bay tan vào gió lộng. Những giọt mưa đã bắt đầu rơi lộp độp trên tóc, trên áo chị. Chị vội vã mở bình rượu, chúc bình, rót rượu xuống chung quanh nấm mộ. Mưa đổ xuống rào rào, Phượng chạy lại núp bên tàn cây khá lớn, mưa ít tạt đến.
Anh làm mướn tìm đâu ra tấm ni lông, vội vã mang ra đưa cho Phượng, nói:
- Chị che tạm tấm áo mưa này cho đỡ ướt, mời chị về nhà tôi nói chuyện.
Phượng đi theo anh ta, bước vào chiếc nhà tranh nho nhỏ, ngồi vào chiếc ghế gỗ. Anh người làm đứng dựa vào cây cột nhà, nói:
- Trước 75 tôi cũng từng là lính Cộng Hòa, sau 75 tôi cũng đã từng chịu đói khổ, tù đày. Nhà tôi ở gần nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa này, nên tôi đã chứng kiến sự tàn phá của họ trên các mồ mã những người đã nằm xuống, một cách không xót thương. Các mồ mã bị đập nát, không cho thân nhân vào thăm viếng. Chỉ trong vòng vài ba năm, cỏ cây mọc lên như một khu rừng vô chủ. Bây giờ tình hình có vẻ dễ thở hơn nhiều, nên tôi đã giúp nhiều thân nhân của những nấm mộ hoang tàn trong nghĩa trang, hoặc làm sạch cỏ, sửa sang lại bia mộ và gần đây, có thể chạy chọt, chỗ này, chỗ kia, để di chuyển hài cốt về quê quán, hoặc gần gia đình, dễ dàng sự săn sóc, cúng giỗ. Cho nên nếu chị muốn cải táng cho anh, tôi có thể tìm cách chạy chọt vài nơi giúp chị.
Phượng cảm thấy sự mỏi mệt như lan tràn trong người. Chị không thể hiểu được những con người có đầu óc trả thù ngay với người đã chết một cách khủng khiếp như vậy. Chị thở dài:
- Cảm ơn anh. Thực sự về đây tôi như người trên cung trăng rớt xuống đất. May nhờ anh tìm được mộ chồng tôi, cảm ơn anh hết sức. Chắc tôi phải nhờ anh thêm trong việc bốc mộ, cải táng cho chồng tôi về gần với gia đình, cha mẹ, ông bà ở ngoài Trung, quê tôi. Xin anh giúp cho chúng tôi.
- Dạ, tôi sẽ lo hoàn tất mọi việc cho chị như tôi làm cho các gia đình ở nước ngoài về. Về phí tổn, chị cho xin hai ngàn đô la, để tôi chạy chọt các nơi cho dễ dàng trong việc làm, chỉ xin chị lo cho việc liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ cải táng ở dưới Sài Gòn, hiện có đầy đủ. Ngay cả việc bốc mộ, tôi cũng mang về tấm mộ bia, ghi ngày sinh, ngày tử của anh như một bằng chứng, cũng như để chị đem về nơi an nghỉ mới của anh. Thưa chị nghĩ sao?
- Cảm ơn anh. Anh cho tôi bàn với vợ chồng cô em họ của tôi và trở lại gặp anh ngày mai, để xúc tiến mọi việc vì thời gian tôi về đây cũng không rộng rãi lắm.
- Dạ xin chị quyết định gấp cho, vì nếu ngày mai chị không trở lại, tôi sẽ nhận làm mối khác cho những người đến nhờ tôi.
- Dạ, tôi sẽ lên đây gặp lại anh sáng ngày mai.
Cô em khi thấy Phượng về, mặt buồn rười rượi, hỏi dồn dập:
- Sao chị, tìm thấy mộ anh không?
Phượng gật đầu, thở dài:
- Tìm được, nhưng đau lòng quá, chị không ngờ, chị không ngờ… Trời ơi! Tất cả đều bị tàn phá, thật hết tình người. Trời ơi! Con người có thể đến mức tận cùng như vậy được sao? Người chết vẫn còn bị trả thù đến như vậy!
Phượng khóc nức nở trên vai cô em. Khá lâu, cô em nói:
- Thôi quên đi chị ạ. Bây giờ, chị tính sao?
- May chị gặp cái anh làm mướn trông hiền lành lắm, tìm được ngôi mộ của anh trong đám cây cối, gạch đá ngổn ngang, và sẵn sàng lo việc bốc hài cốt. Anh ta bảo giá mình phải trả là hai ngàn đô la. Mình lo việc xe cộ tống táng đưa về quê và phải trả lời sáng ngày mai, nếu không, anh ta làm cho đám khác. Tiền nong không thành vấn đề với chị, miễn sao công việc xong xuôi hoàn hão, để anh có nơi an nghĩ.
Phượng lại khóc nức nở. Cô em an ủi chị:
- Thật sự em cũng không biết khuyên chị quyết định ra sao. Cái xã hội này, cái xứ sở này dạy em không còn tin tưởng vào ai, vào cái gì nữa. Thật đau lòng chị ạ. Thôi thì mình trông vào sự hiển linh của anh, gặp kẻ hiền lành, lương thiện. Ngày mai vợ chồng em ở nhà, đi với chị lo mọi việc, cũng như đi Biên Hòa gặp người làm mướn đó, để công việc cải táng anh được chu đáo.
2
Đi học về, Quế Phượng mở cặp vở, lấy lá thư Bảo gởi qua đứa bạn, đọc vội vã.
“ Quế Phượng,
Nhận được thư anh, em đừng ngạc nhiên nhé em. Mới gặp nhau chủ nhật tuần rồi, nói với em đủ chuyện trên trời, dưới biển nhưng anh chưa dám nói một chuyện quan trọng mà anh nghĩ, em sẽ không vừa ý, anh vừa nhận được giấy gọi nhập học của trường Võ Bị Đà Lạt. Chỉ còn ba tuần lễ nữa anh sẽ bước vào một ngã rẻ mới của cuộc đời, chọn binh nghiệp, thay vì nhẩn nha trên ghế nhà trường đại học khoa học… “
Phượng nghe tim mình như đập chậm, lạc đi vài nhịp. Bảo bỏ ghế nhà trường đi lính sao? Hình ảnh cái chết của người anh họ cuả Phượng và vợ anh thất thểu trong áo tang, bên hai đứa con nhỏ dại còn ám ảnh Phượng chưa nguôi.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình mà cha mẹ là những nhà giáo, suốt đời vui thú với đám trẻ con, nên Phượng vẫn không hiểu sao, đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam, lịch sử Việt Nam lại luôn luôn chìm đắm trong chiến tranh. Yêu Bảo, Phượng không nghĩ có ngày xa Bảo. Bây giờ chỉ còn mấy tuần lễ nữa Bảo ra đi, xa cách nhau biền biệt. Bao nhiêu câu hỏi lẩn quẩn mãi trong đầu Phượng. Tại sao Bảo lại chọn binh nghiệp? Bảo muốn làm anh hùng? Bảo thích chiến tranh, thích đánh nhau?
Có một lần trong giờ Việt Sử, Phượng e ấp, giữ cho không run rẩy trước bạn học, nhất là đám nam sinh, đứng lên hỏi cô giáo dạy sử:
- Thưa cô, em không hiểu được, tại sao dân tộc Việt Nam vốn rất hiền lành mà đất nước ta từ thuở xa xưa cho đến bây giờ, lúc nào cũng đã luôn luôn đánh nhau, chiến tranh triền miên?
Đám nam sinh, đứa thì vỗ tay liên hồi, đứa thì đánh thùng thình trên bàn học, nhao nhao lên nói “Trời ơi! Con gái gì mà nhát như cáy. Con người, nhất là con trai, đàn ông mà không biết đánh nhau thì cuộc đời còn gì là hứng thú nữa, làm gì cho hết thời trai trẻ?”. Cô giáo có vẻ bực mình vì sự ồn ào, làm mất trật tự trong lớp học của đám nam học sinh, gõ thước lên bàn, xẵng giọng:
- Xin các em giữ yên lặng. Cô sẽ cho điểm số không em nào ồn ào trong lớp. Em nào có ý kiến phát biểu, giơ tay lên, cô chỉ định từng em phát biểu.
Có ba bốn tên đưa tay lên. Cô giáo chỉ một tên ngồi bàn trên, một tên học giỏi trong lớp, đứng lên, nói:
- Thưa cô, nhìn lại lịch sử dân tộc Việt Nam từ thời thượng cổ, tổ tiên ta là sắc dân Lạc Việt, sinh sống bên bờ sông Dương tử,Trung Hoa, luôn luôn bị giống dân Hán tộc, nhiều hơn, mạnh hơn chèn ép. Người Lạc Việt chống cự lại và để sinh tồn, đã phải lui mãi về phương Nam, cuối cùng định cư bện cạnh sông Hồng, lập lên nước Việt Nam ngày nay. Người Hán tộc vẫn không để cho nước ta yên ổn, họ vẫn luôn luôn nuôi mộng xâm chiếm và sát nhập làm một tỉnh, quận của nước Tàu, đã đô hộ Việt Nam trong ba thời kỳ, gần một ngàn năm. Tuy chịu sự đô hộ trong một thời gian lâu dài như vậy, dân tộc Việt Nam vẫn giữ gìn bản sắc bất khuất của dân tộc, vẫn đứng lên đánh đuổi quân xâm lăng ra khỏi bờ cõi, dành lại nền độc lập, tự chủ cho đất nước. Cho nên chúng ta, hậu duệ của một giòng giống oai hùng, phải lấy chiến tranh như một phương cách giữ nước. Chiến tranh để tự vệ, tự tồn.
Vẫn còn nhiều cánh tay đưa lên. Một tên ở bàn dưới, không chờ được cô giáo chỉ, nói oang oang:
- Xin lỗi, vì tự vệ mà có chiến tranh, chỉ đúng một phần thôi. Nhiều khi đất nước đã độc lập, đã lớn mạnh, chiến tranh vẫn có như thường, để xâm chiếm nước láng giềng yếu hơn, như trường hợp ta chiếm đất Chiêm Thành và suýt chiếm luôn Cao Miên, nếu lịch sử không xoay vần. Hoặc nhiều khi các triều đại tranh nhau quyền hành, tranh nhau ngôi vua như dưới triều Lê, triều Mạc, triều Tây Sơn, triều Nguyễn. Tóm lại nước ta, dân Việt Nam là giống dân oai hùng, thiện chiến, hiếu chiến, lâu lâu không đánh nhau, cảm thấy tay chân ngứa ngáy.
Đám nam sinh các dãy cuối lớp lại vỗ tay ầm ĩ, vỗ bàn thùng thình, cười vang dội qua đến các lớp bên cạnh. Cô giáo la hét một hồi mới yên. Một tên khác, đứng lên nói:
- Thực sự ra, trong lịch sử nước ta và lịch sử thế giới, chiến tranh không phải chỉ do phái nam chủ trương, mà có những vị nữ anh hùng, cũng đánh đấm dữ dội, làm kẻ địch, kẻ xâm lăng hồn bay, khiếp vía như Hai Bà Trưng, Bà Triệu hoặc những nữ hoàng của các xứ Pháp, Đức, Nga, Anh, Ai Cập, Ba Tư. Lịch sử nhân loại là lịch sử của các cuộc chiến tranh. Nói chung, con người luôn luôn thích làm khổ người khác, thích bạo lực, thích chiến tranh. Con người chính là nạn nhân của con người. Thế thôi.
Tiếng chuông hết giờ học reo vang. Cả lớp nhốn nháo chạy ra khỏi lớp. Quế Phượng và đám bạn gái còn ngẩn ngơ, vẫn không hiểu được con người, tại sao trong khi đi tìm kiếm hạnh phúc, lại phải đánh nhau triền miên?
Suốt tuần lễ không gặp Bảo, Phượng thấy thì giờ dài ra lê thê, chán nản cùng cực. Cuối tuần gặp Bảo, Phượng cắn môi cho nước mắt khỏi tuôn trào. Bảo cầm tay Phượng nói như năn nỉ:
- Phượng, em hiểu cho anh. Làm trai trong thời loạn ly, anh không thể ngồi trên ghế nhà trường mãi được. Em biết anh không chấp nhận chế độ độc tài. Anh muốn làm một con người tự do.
Phượng bặm môi, nói lên điều bực tức:
- Chứ khơng phải anh muốn làm người hùng à?
Bảo bật cười, nói khỏa lấp:
- Em quên rằng, Nước thanh bình ba trăm năm cũ. Áo nhung trao quan vũ từ đây. .Bà Đoàn Thị Điểm trong Chinh Phụ Ngâm Khúc đã viết như vậy. Thôi em vui lên, để anh mang theo một hình ảnh đẹp của người yêu khuyến khích anh làm tròn bổn phận người trai trước đất nước đang bị lâm nguy.
Phượng sắp đồ cúng lên trên nấm mồ, cố bật que diêm thắp mấy cây nến, nhưng những cơn gió mạnh thổi tắt những que diêm vừa bùng cháy. Anh làm mướn còn đứng xa xa, tránh nắng bên lùm cây, chạy đến giúp Phượng thắp được hai cây nến và những cây hương, cắm lên nền đất khô cằn. Phượng quỳ bên mồ, khấn vái:
- Anh ơi, …
Phượng khóc nức nở, ruột đau quặn thắt. Hơn hai mươi năm trở về quê hương, tất cả đều đổi thay. Phượng có cảm tưởng như mình là người ngoại quốc trên chính quê hương mình mà Phượng nhớ từng gốc cây, ngọn cỏ, con đường. Bây giờ, quì bên nấm mộ của chồng, vừa do người tìm mướn, tìm được trong đám cây cỏ rậm rạp, trong đổ nát tan thương, trong lén lút thăm viếng.
Gió càng thổi mạnh và có tiếng sấm chớp nổ ở đâu xa xa. Anh làm mướn chạy lại, nói:
- Thưa chị, trời sắp mưa to, chị cúng nhanh và chạy về nhà, không trời mưa ướt cả.
Mấy cây nến đã tắt từ lâu, mấy cây nhang còn cháy, những sợi khói yếu ớt bay tan vào gió lộng. Những giọt mưa đã bắt đầu rơi lộp độp trên tóc, trên áo chị. Chị vội vã mở bình rượu, chúc bình, rót rượu xuống chung quanh nấm mộ. Mưa đổ xuống rào rào, Phượng chạy lại núp bên tàn cây khá lớn, mưa ít tạt đến.
Anh làm mướn tìm đâu ra tấm ni lông, vội vã mang ra đưa cho Phượng, nói:
- Chị che tạm tấm áo mưa này cho đỡ ướt, mời chị về nhà tôi nói chuyện.
Phượng đi theo anh ta, bước vào chiếc nhà tranh nho nhỏ, ngồi vào chiếc ghế gỗ. Anh người làm đứng dựa vào cây cột nhà, nói:
- Trước 75 tôi cũng từng là lính Cộng Hòa, sau 75 tôi cũng đã từng chịu đói khổ, tù đày. Nhà tôi ở gần nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa này, nên tôi đã chứng kiến sự tàn phá của họ trên các mồ mã những người đã nằm xuống, một cách không xót thương. Các mồ mã bị đập nát, không cho thân nhân vào thăm viếng. Chỉ trong vòng vài ba năm, cỏ cây mọc lên như một khu rừng vô chủ. Bây giờ tình hình có vẻ dễ thở hơn nhiều, nên tôi đã giúp nhiều thân nhân của những nấm mộ hoang tàn trong nghĩa trang, hoặc làm sạch cỏ, sửa sang lại bia mộ và gần đây, có thể chạy chọt, chỗ này, chỗ kia, để di chuyển hài cốt về quê quán, hoặc gần gia đình, dễ dàng sự săn sóc, cúng giỗ. Cho nên nếu chị muốn cải táng cho anh, tôi có thể tìm cách chạy chọt vài nơi giúp chị.
Phượng cảm thấy sự mỏi mệt như lan tràn trong người. Chị không thể hiểu được những con người có đầu óc trả thù ngay với người đã chết một cách khủng khiếp như vậy. Chị thở dài:
- Cảm ơn anh. Thực sự về đây tôi như người trên cung trăng rớt xuống đất. May nhờ anh tìm được mộ chồng tôi, cảm ơn anh hết sức. Chắc tôi phải nhờ anh thêm trong việc bốc mộ, cải táng cho chồng tôi về gần với gia đình, cha mẹ, ông bà ở ngoài Trung, quê tôi. Xin anh giúp cho chúng tôi.
- Dạ, tôi sẽ lo hoàn tất mọi việc cho chị như tôi làm cho các gia đình ở nước ngoài về. Về phí tổn, chị cho xin hai ngàn đô la, để tôi chạy chọt các nơi cho dễ dàng trong việc làm, chỉ xin chị lo cho việc liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ cải táng ở dưới Sài Gòn, hiện có đầy đủ. Ngay cả việc bốc mộ, tôi cũng mang về tấm mộ bia, ghi ngày sinh, ngày tử của anh như một bằng chứng, cũng như để chị đem về nơi an nghỉ mới của anh. Thưa chị nghĩ sao?
- Cảm ơn anh. Anh cho tôi bàn với vợ chồng cô em họ của tôi và trở lại gặp anh ngày mai, để xúc tiến mọi việc vì thời gian tôi về đây cũng không rộng rãi lắm.
- Dạ xin chị quyết định gấp cho, vì nếu ngày mai chị không trở lại, tôi sẽ nhận làm mối khác cho những người đến nhờ tôi.
- Dạ, tôi sẽ lên đây gặp lại anh sáng ngày mai.
Cô em khi thấy Phượng về, mặt buồn rười rượi, hỏi dồn dập:
- Sao chị, tìm thấy mộ anh không?
Phượng gật đầu, thở dài:
- Tìm được, nhưng đau lòng quá, chị không ngờ, chị không ngờ… Trời ơi! Tất cả đều bị tàn phá, thật hết tình người. Trời ơi! Con người có thể đến mức tận cùng như vậy được sao? Người chết vẫn còn bị trả thù đến như vậy!
Phượng khóc nức nở trên vai cô em. Khá lâu, cô em nói:
- Thôi quên đi chị ạ. Bây giờ, chị tính sao?
- May chị gặp cái anh làm mướn trông hiền lành lắm, tìm được ngôi mộ của anh trong đám cây cối, gạch đá ngổn ngang, và sẵn sàng lo việc bốc hài cốt. Anh ta bảo giá mình phải trả là hai ngàn đô la. Mình lo việc xe cộ tống táng đưa về quê và phải trả lời sáng ngày mai, nếu không, anh ta làm cho đám khác. Tiền nong không thành vấn đề với chị, miễn sao công việc xong xuôi hoàn hão, để anh có nơi an nghĩ.
Phượng lại khóc nức nở. Cô em an ủi chị:
- Thật sự em cũng không biết khuyên chị quyết định ra sao. Cái xã hội này, cái xứ sở này dạy em không còn tin tưởng vào ai, vào cái gì nữa. Thật đau lòng chị ạ. Thôi thì mình trông vào sự hiển linh của anh, gặp kẻ hiền lành, lương thiện. Ngày mai vợ chồng em ở nhà, đi với chị lo mọi việc, cũng như đi Biên Hòa gặp người làm mướn đó, để công việc cải táng anh được chu đáo.
2
Đi học về, Quế Phượng mở cặp vở, lấy lá thư Bảo gởi qua đứa bạn, đọc vội vã.
“ Quế Phượng,
Nhận được thư anh, em đừng ngạc nhiên nhé em. Mới gặp nhau chủ nhật tuần rồi, nói với em đủ chuyện trên trời, dưới biển nhưng anh chưa dám nói một chuyện quan trọng mà anh nghĩ, em sẽ không vừa ý, anh vừa nhận được giấy gọi nhập học của trường Võ Bị Đà Lạt. Chỉ còn ba tuần lễ nữa anh sẽ bước vào một ngã rẻ mới của cuộc đời, chọn binh nghiệp, thay vì nhẩn nha trên ghế nhà trường đại học khoa học… “
Phượng nghe tim mình như đập chậm, lạc đi vài nhịp. Bảo bỏ ghế nhà trường đi lính sao? Hình ảnh cái chết của người anh họ cuả Phượng và vợ anh thất thểu trong áo tang, bên hai đứa con nhỏ dại còn ám ảnh Phượng chưa nguôi.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình mà cha mẹ là những nhà giáo, suốt đời vui thú với đám trẻ con, nên Phượng vẫn không hiểu sao, đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam, lịch sử Việt Nam lại luôn luôn chìm đắm trong chiến tranh. Yêu Bảo, Phượng không nghĩ có ngày xa Bảo. Bây giờ chỉ còn mấy tuần lễ nữa Bảo ra đi, xa cách nhau biền biệt. Bao nhiêu câu hỏi lẩn quẩn mãi trong đầu Phượng. Tại sao Bảo lại chọn binh nghiệp? Bảo muốn làm anh hùng? Bảo thích chiến tranh, thích đánh nhau?
Có một lần trong giờ Việt Sử, Phượng e ấp, giữ cho không run rẩy trước bạn học, nhất là đám nam sinh, đứng lên hỏi cô giáo dạy sử:
- Thưa cô, em không hiểu được, tại sao dân tộc Việt Nam vốn rất hiền lành mà đất nước ta từ thuở xa xưa cho đến bây giờ, lúc nào cũng đã luôn luôn đánh nhau, chiến tranh triền miên?
Đám nam sinh, đứa thì vỗ tay liên hồi, đứa thì đánh thùng thình trên bàn học, nhao nhao lên nói “Trời ơi! Con gái gì mà nhát như cáy. Con người, nhất là con trai, đàn ông mà không biết đánh nhau thì cuộc đời còn gì là hứng thú nữa, làm gì cho hết thời trai trẻ?”. Cô giáo có vẻ bực mình vì sự ồn ào, làm mất trật tự trong lớp học của đám nam học sinh, gõ thước lên bàn, xẵng giọng:
- Xin các em giữ yên lặng. Cô sẽ cho điểm số không em nào ồn ào trong lớp. Em nào có ý kiến phát biểu, giơ tay lên, cô chỉ định từng em phát biểu.
Có ba bốn tên đưa tay lên. Cô giáo chỉ một tên ngồi bàn trên, một tên học giỏi trong lớp, đứng lên, nói:
- Thưa cô, nhìn lại lịch sử dân tộc Việt Nam từ thời thượng cổ, tổ tiên ta là sắc dân Lạc Việt, sinh sống bên bờ sông Dương tử,Trung Hoa, luôn luôn bị giống dân Hán tộc, nhiều hơn, mạnh hơn chèn ép. Người Lạc Việt chống cự lại và để sinh tồn, đã phải lui mãi về phương Nam, cuối cùng định cư bện cạnh sông Hồng, lập lên nước Việt Nam ngày nay. Người Hán tộc vẫn không để cho nước ta yên ổn, họ vẫn luôn luôn nuôi mộng xâm chiếm và sát nhập làm một tỉnh, quận của nước Tàu, đã đô hộ Việt Nam trong ba thời kỳ, gần một ngàn năm. Tuy chịu sự đô hộ trong một thời gian lâu dài như vậy, dân tộc Việt Nam vẫn giữ gìn bản sắc bất khuất của dân tộc, vẫn đứng lên đánh đuổi quân xâm lăng ra khỏi bờ cõi, dành lại nền độc lập, tự chủ cho đất nước. Cho nên chúng ta, hậu duệ của một giòng giống oai hùng, phải lấy chiến tranh như một phương cách giữ nước. Chiến tranh để tự vệ, tự tồn.
Vẫn còn nhiều cánh tay đưa lên. Một tên ở bàn dưới, không chờ được cô giáo chỉ, nói oang oang:
- Xin lỗi, vì tự vệ mà có chiến tranh, chỉ đúng một phần thôi. Nhiều khi đất nước đã độc lập, đã lớn mạnh, chiến tranh vẫn có như thường, để xâm chiếm nước láng giềng yếu hơn, như trường hợp ta chiếm đất Chiêm Thành và suýt chiếm luôn Cao Miên, nếu lịch sử không xoay vần. Hoặc nhiều khi các triều đại tranh nhau quyền hành, tranh nhau ngôi vua như dưới triều Lê, triều Mạc, triều Tây Sơn, triều Nguyễn. Tóm lại nước ta, dân Việt Nam là giống dân oai hùng, thiện chiến, hiếu chiến, lâu lâu không đánh nhau, cảm thấy tay chân ngứa ngáy.
Đám nam sinh các dãy cuối lớp lại vỗ tay ầm ĩ, vỗ bàn thùng thình, cười vang dội qua đến các lớp bên cạnh. Cô giáo la hét một hồi mới yên. Một tên khác, đứng lên nói:
- Thực sự ra, trong lịch sử nước ta và lịch sử thế giới, chiến tranh không phải chỉ do phái nam chủ trương, mà có những vị nữ anh hùng, cũng đánh đấm dữ dội, làm kẻ địch, kẻ xâm lăng hồn bay, khiếp vía như Hai Bà Trưng, Bà Triệu hoặc những nữ hoàng của các xứ Pháp, Đức, Nga, Anh, Ai Cập, Ba Tư. Lịch sử nhân loại là lịch sử của các cuộc chiến tranh. Nói chung, con người luôn luôn thích làm khổ người khác, thích bạo lực, thích chiến tranh. Con người chính là nạn nhân của con người. Thế thôi.
Tiếng chuông hết giờ học reo vang. Cả lớp nhốn nháo chạy ra khỏi lớp. Quế Phượng và đám bạn gái còn ngẩn ngơ, vẫn không hiểu được con người, tại sao trong khi đi tìm kiếm hạnh phúc, lại phải đánh nhau triền miên?
Suốt tuần lễ không gặp Bảo, Phượng thấy thì giờ dài ra lê thê, chán nản cùng cực. Cuối tuần gặp Bảo, Phượng cắn môi cho nước mắt khỏi tuôn trào. Bảo cầm tay Phượng nói như năn nỉ:
- Phượng, em hiểu cho anh. Làm trai trong thời loạn ly, anh không thể ngồi trên ghế nhà trường mãi được. Em biết anh không chấp nhận chế độ độc tài. Anh muốn làm một con người tự do.
Phượng bặm môi, nói lên điều bực tức:
- Chứ khơng phải anh muốn làm người hùng à?
Bảo bật cười, nói khỏa lấp:
- Em quên rằng, Nước thanh bình ba trăm năm cũ. Áo nhung trao quan vũ từ đây. .Bà Đoàn Thị Điểm trong Chinh Phụ Ngâm Khúc đã viết như vậy. Thôi em vui lên, để anh mang theo một hình ảnh đẹp của người yêu khuyến khích anh làm tròn bổn phận người trai trước đất nước đang bị lâm nguy.
3
Làm vợ của một người lính chiến, xông pha ngoài mặt trận, trước hòn tên, mũi đạn, Phượng luôn luôn sống trong phập phồng lo sợ. Lo sợ trong những đêm dài cô quạnh, ra vào một mình. Lo sợ khi nghe tin chiến sự bùng nổ nơi anh đang đưa quân đến truy lùng địch. Lo sợ khi có chiếc xe jeep nhà binh sịch đổ trước cổng nhà. Người lái xe bước xuống, không phải anh, không phải người đưa tin dữ, Phượng thở ra nhẹ nhỏm. Những lần anh bị thương, Phượng ra vào bệnh viện Cộng Hòa, bệnh viện Duy Tân Đà Nẵng, Phượng đã chứng kiến biết bao cảnh thương tâm, những bà vợ thất thểu, tay bồng con nhỏ dại, tay dắt đứa bé khác, khóc sướt mướt, chạy qua, chạy lại, da`o dát tìm chồng. Trong mười năm xông pha trận mạc, anh cũng đã bị thương đến bốn lần. Ba lần tương đối nhẹ, bạn bè anh cười đùa, như gai cào sướt da. Anh thuộc loại mình đồng, da sắt, súng đạn không làm thủng da thịt anh. Phượng nghe những lời đùa cợt đó mà rùng mình. Lần bị thương thứ tư, không còn nhẹ như gai cào sướt da nữa mà sau ba lần giải phẩu cấp tốc, anh sống sót như một phép lạ.
Ngày anh xuất viện trên cây nạn gỗ, làn da rám nắng, sương gió chiến trường, đổi qua màu xanh xao. Bạn bè đến thăm, mừng anh còn sống, vẫn cười đùa trong chén rượu ngất ngưỡng. Ông đại tá Lữ Đoàn Trưởng ôm anh trong vòng tay rắn chắc, tiếng nói oang oang:
- Bảo, mừng chú em sống sót. Chú em đúng là một thiên thần Mủ Ðỏ. Uống cạn với ta chén rượu tái ngộ hi hữu này.
Bảo đứng lên cụng ly với Đa.i Bàng, người anh cả trong Lữ Đoàn:
- Chính chai rượu Đại bàng cho thả xuống trên nóc hầm của tôi, báo cho tôi biết, giờ phút sống hay chết trên chiến địa sắp đến. Tôi phải đưa “con cái” vào dứt điểm, rồi bỏ chạy vì biển lửa sắp đổ xuống trên đầu. Ba chục mạng của tiểu đoàn còn lại sau mấy ngày quần thảo với địch, chia nhau mỗi tên một ngụm rượu tử biệt, rồi xông vào lửa đạn. Tôi cũng không hiểu sao, tôi và hai tên nữa chạy về đến cuối chân đồi, mỗi tên lãnh trên sáu, bảy viên đạn trong người, rồi ngã quị. Trước khi hôn mê, nhìn trở lên đồi, bom lữa đã biến ngọn núi thành lò lửa đốt cháy địa ngục trần gian.
Ông Đại tá đứng lên, cầm ly rượu, cụng ly với bạn bè, nói:
- Xin bạn bè cạn ly rượu tiễn đưa các bạn bè chúng ta đã nằm xuống và mừng Bảo còn ở lại với chúng ta.
Bảo cụng ly với ông đại tá và bạn bè, nói:
- Xin cám ơn đại bàng. Đây là những chén rượu sống chết của tình đồng đội huynh đệ. Sau này nếu tôi không còn may mắn sống sót trong cuộc chiến tranh ác liệt này, xin bạn bè đến bên mộ tôi nâng chén rượu tiễn biệt, Xin cho tôi một chén, đổ bên mộ tôi, để tôi cùng vui trong lúc chia tay.
Đại bàng lại nói oang oang:
- Sau cú chết hụt này, chú em có còn sức lực để ra trận chiến nữa không? Xin chờ thời gian sẽ trả lời sau. Thôi chúng ta cùng cạn chén mừng Bảo, vui ngày nào hay ngày ấy. “Cổ lai chinh chiến kỹ nhân hồi”. Khi nào tàn cuộc chiến rồi mới biết, ai còn, ai mất.
Phượng ngầm vui trong yên lặng, hy vọng anh sau cơn chết hụt, anh sẽ nằm lại hậu cứ hay hơn nữa được giải ngũ về lại cuộc sống dân sự. Chỉ bốn, năm tháng sau, khi sức khỏe của Bảo bình phục nhanh chóng hơn mọi người dự tưởng, anh như con hổ bị giam trong chiếc lồng thương yêu của vợ. Bảo đi ra, đi vào trong buồn bực, thấp thỏm theo từng tin chiến sự trên các mặt trận, nhất là khi binh chủng của anh đụng trận.
Ngày ra Hội Đồng Y Khoa tái khám, Phượng thầm van vái cho anh được rời khỏi quân ngũ, trở về trong vòng tay yên bình của vợ. Trái lại, khi một bác sĩ hỏi anh như có vẻ khiêu khích lòng tự áí người chiến binh xem cái chết nhẹ như trò đùa:
- Trên phương diện chyên môn của một y sĩ, tôi thấy sức khỏe của thiếu tá tốt lắm. Tuy nhiên nếu thiếu tá cảm thấy tinh thần mỏi mệt sau bốn lần thương tích ngoài chiến trường, Hội Đồng Y Khoa có thể chứng nhận cho thiếu tá được về hậu cứ, để chờ giải ngũ. Thiếu tá nghĩ thế nào?
Anh cương quyết:
- Cám ơn các bác sĩ và Hội Đồng Y Khoa. Tôi không thể bỏ đồng đội trong lúc chiến tranh đến hồi quyết liệt, khi tôi còn khỏe mạnh và còn có thể cầm cây súng bảo vệ nền tự do này. Nếu tôi chưa tàn phế, cho tôi trở lại chiến trường.
Anh đến trường đón vợ sau giờ tan trường,học sinh ra về. Anh ôm vai vợ. Phượng ngập ngừng hỏi:
- Sao anh? Hội đồng Y khoa quyết định thế nào?
- Anh xin lỗi em. Sức khỏe anh tốt, anh vui lòng trở lại chiến trường với đồng đội.
Phượng thấy như có luồng gió lạnh thổi vào sống lưng chị. Chị không dám thở dài, nhưng anh hiểu qua sự yên lặng của vợ. Anh nói như phân trần:
- Anh xin lỗi em, nhưng anh mong rằng em yêu anh và hiểu anh. Em biết anh không thể nào bỏ anh em đồng đội trong lúc này.
4
Anh làm mướn nói:
- Thưa chị, mọi việc đã hoàn tất.
Anh làm mướn ngập ngừng một chốc, rồi nói tiếp:
- Khi bốc mộ, mọi việc bình thường, nhưng… nhưng… có một việc nho nhỏ tôi thấy lạ, tôi xin nói để chị rõ.
Phượng yên lặng chờ anh ta nói. Anh làm mướn kể:
- Tôi có thấy, thấy… một chai rượu còn y nguyên nằm bên các đốt xương bàn tay mặt. Mức rượu trong chai vơi đi khoảng một phần ba chai, mặc dù nắp chai còn đóng kín. Có lẽ khi khâm liệm anh, gia đình lúc đó, để chai rượu bên anh.
Phượng ngạc nhiên đến há hốc miệng. Như có tiếng sấm nổ dữ dội bên tai. Tai chị như nghe tiếng u u của các con ve sầu trong mùa hè…
Tháng tám năm 1972, Phượng đang nghỉ hè. Chỉ còn vài tuần nữa đến ngày khai giảng niên khóa mới. Phượng muốn trở lại bảng đen, lớp học, bận rộn trong dạy học, để quên đi bớt nỗi lo lắng về anh. Chiến trường lại nổ lên sôi động khắp các nơi. Tiểu đoàn anh vừa về hậu cứ nghỉ ngơi và bổ sung quân số chưa được mấy tuần lễ, lại được bốc bằng trực thăng đi ngay vào chiến trận mới.
Sau ngày khai giảng niên khóa mới, Phượng vui trong việc giảng dạy học sinh. Chị giao bài đã soạn sẵn cho trưởng lớp, chép lên bảng. Chị thẫn thờ đi lại cửa sổ lớp học nhìn ra sân trường. Các cây phượng vẫn còn hoa đỏ thắm, lưa thưa trên nền lá xanh. Chị thở dài, nỗi cô đơn như lúc nào cũng vây quanh chị.
Có tiếng mở cửa, ông giám thị bước vào lớp, đi lại pjía Phượng đứng bên cửa sổ. Ông ngập ngừng:
- Thưa cô giáo, có mấy sĩ quan hậu cứ đến xin gặp cô, có tin quan trọng.
Phượng như muốn té quị xuống đất, tấm màng đen như buông xuống trước mặt chị. Đi lên văn phòng nhà trường như một tử tội đi vào pháp trường. Viên trung úy sĩ quan hậu cứ đứng lên chào chị theo lối nhà binh, nói:
- Chúng tôi vừa nhận được công điện từ bộ tư lệnh, báo thiếu tá Bảo tử thương, sau hai ngày đụng độ với địch. Ngày mai thi hài của thiếu tá sẽ được đưa về hậu cứ. Chúng tôi xin chia buồn với bà về sự mất mát lớn lao này.
Phượng ngồi xuống chiếc ghế bên cạnh như cái xác không hồn. Nỗi lo sợ tích đọng bao lâu nay như lan tràn khắp châu thân Phượng làm chị như tê điếng, không còn cảm giác nữa.
Những ngày kế tiếp, các sĩ quan trong lữ đoàn và chính ông lữ đoàn trưởng đích thân lo lắng việc tẩm liệm và cử hành đám tang cho anh.
Bây giờ hơn hai mươi năm sau, nghe anh người làm mướn nói đến chai rượu nằm bên anh trong huyệt mộ, Phượng mới biết. Phượng nghĩ, chắc ông đại tá và những bạn bè đồng đội, chiến hữu của anh, đã gởi theo anh chai rượu để bầu bạn với anh, nhớ một thời sống chết bên nhau.
Anh làm mướn hỏi:
- Thưa chị, xin chị cho biết, bây giờ tôi vẫn để chai rượu bên cạnh anh như cũ?
Phượng gật đầu:
- Vâng, xin anh vẫn để chai rượu nguyên vị trí cũ. Cám ơn anh.
Những người bạn anh bây giờ ở đâu, Phượng không biết rõ, nhưng ông đại tá đàn anh đã tự kết liễu đời mình trong những ngày cuối cuộc chiến. Không biết thân xác ông có được một nấm mộ để vợ con thăm viếng hay không? Chắc chắn trong những ngày định mệnh tháng tư năm 75 đó, không còn bạn bè nào tẩm liệm theo xác thân ông một chai rượu như ông đã dành cho Bảo.
Tất cả như gió bụi đã trở về hư không.
* * *
Lễ cải táng diễn ra trong thầm lặng với sự tham dự của anh chị em trong gia đình. Mộ anh nằm bên cạnh mộ ông bà, cha mẹ, như đứa cháu, đứa con lưu lạc lâu ngày trở về sum họp trong đại gia đình.
Khu nghĩa địa nằm trên mãnh đất thoai thoải trên sườn đồi, cỏ cây xanh mơn mởn trong mùa xuân ấm áp. Bên dưới con sông nhỏ không tên, dòng nước trong veo lững lờ chảy. Tiếng chim hót líu lo hòa với tiếng gió rì rào trên những cành cây chung quanh. Vài ba con chim sẻ nhaỷ nhót trên các tấm mộ bia.
Phượng sắp các dĩa hoa quả, bánh trái bên mộ, thắp hương đèn, khấn vái:
- Anh ơi! Hơn hai mươi năm xa cách, lúc nào em cũng mong có ngày về nhìn lại nấm mộ anh. Nay mong ước đó em đã mãn nguyện. Anh về nằm cạnh ông bà, cha mẹ, nơi anh sinh ra đời, lớn lên và vui chơi trong một thời thơ ấu. Một ngày nào đó khi em nằm xuống, em cũng mong được về nằm cạnh anh, trong một khung cảnh an bình, thanh thản nơi quê hương.
Những cây hương đã cháy gần tàn. Hai cây đèn cầy cháy nghiên một bên, do những làn gió thổi đến. Phượng cầm chai rượu rót vào các chén nho nhỏ, đi một vòng mời các anh chị em tham dự buổi lễ, cùng chia chén rượu với anh, với Phượng. Phượng rót thêm hai chén, nói thầm thì, chén này cho anh, chén này, em lần đầu tiên trong đời uống rượu với anh. Phượng đổ rượu mời anh chung quanh mộ. Chất cay của rượu, chất nồng của men làm Phượng ngất ngây.
Hình như một vài con chim bay từ trên cành cây, sà xuống mộ bia, cất tiếng hót líu lo trong khoảng không gian yên tỉnh./.
XUÂN ĐỖ
Làm vợ của một người lính chiến, xông pha ngoài mặt trận, trước hòn tên, mũi đạn, Phượng luôn luôn sống trong phập phồng lo sợ. Lo sợ trong những đêm dài cô quạnh, ra vào một mình. Lo sợ khi nghe tin chiến sự bùng nổ nơi anh đang đưa quân đến truy lùng địch. Lo sợ khi có chiếc xe jeep nhà binh sịch đổ trước cổng nhà. Người lái xe bước xuống, không phải anh, không phải người đưa tin dữ, Phượng thở ra nhẹ nhỏm. Những lần anh bị thương, Phượng ra vào bệnh viện Cộng Hòa, bệnh viện Duy Tân Đà Nẵng, Phượng đã chứng kiến biết bao cảnh thương tâm, những bà vợ thất thểu, tay bồng con nhỏ dại, tay dắt đứa bé khác, khóc sướt mướt, chạy qua, chạy lại, da`o dát tìm chồng. Trong mười năm xông pha trận mạc, anh cũng đã bị thương đến bốn lần. Ba lần tương đối nhẹ, bạn bè anh cười đùa, như gai cào sướt da. Anh thuộc loại mình đồng, da sắt, súng đạn không làm thủng da thịt anh. Phượng nghe những lời đùa cợt đó mà rùng mình. Lần bị thương thứ tư, không còn nhẹ như gai cào sướt da nữa mà sau ba lần giải phẩu cấp tốc, anh sống sót như một phép lạ.
Ngày anh xuất viện trên cây nạn gỗ, làn da rám nắng, sương gió chiến trường, đổi qua màu xanh xao. Bạn bè đến thăm, mừng anh còn sống, vẫn cười đùa trong chén rượu ngất ngưỡng. Ông đại tá Lữ Đoàn Trưởng ôm anh trong vòng tay rắn chắc, tiếng nói oang oang:
- Bảo, mừng chú em sống sót. Chú em đúng là một thiên thần Mủ Ðỏ. Uống cạn với ta chén rượu tái ngộ hi hữu này.
Bảo đứng lên cụng ly với Đa.i Bàng, người anh cả trong Lữ Đoàn:
- Chính chai rượu Đại bàng cho thả xuống trên nóc hầm của tôi, báo cho tôi biết, giờ phút sống hay chết trên chiến địa sắp đến. Tôi phải đưa “con cái” vào dứt điểm, rồi bỏ chạy vì biển lửa sắp đổ xuống trên đầu. Ba chục mạng của tiểu đoàn còn lại sau mấy ngày quần thảo với địch, chia nhau mỗi tên một ngụm rượu tử biệt, rồi xông vào lửa đạn. Tôi cũng không hiểu sao, tôi và hai tên nữa chạy về đến cuối chân đồi, mỗi tên lãnh trên sáu, bảy viên đạn trong người, rồi ngã quị. Trước khi hôn mê, nhìn trở lên đồi, bom lữa đã biến ngọn núi thành lò lửa đốt cháy địa ngục trần gian.
Ông Đại tá đứng lên, cầm ly rượu, cụng ly với bạn bè, nói:
- Xin bạn bè cạn ly rượu tiễn đưa các bạn bè chúng ta đã nằm xuống và mừng Bảo còn ở lại với chúng ta.
Bảo cụng ly với ông đại tá và bạn bè, nói:
- Xin cám ơn đại bàng. Đây là những chén rượu sống chết của tình đồng đội huynh đệ. Sau này nếu tôi không còn may mắn sống sót trong cuộc chiến tranh ác liệt này, xin bạn bè đến bên mộ tôi nâng chén rượu tiễn biệt, Xin cho tôi một chén, đổ bên mộ tôi, để tôi cùng vui trong lúc chia tay.
Đại bàng lại nói oang oang:
- Sau cú chết hụt này, chú em có còn sức lực để ra trận chiến nữa không? Xin chờ thời gian sẽ trả lời sau. Thôi chúng ta cùng cạn chén mừng Bảo, vui ngày nào hay ngày ấy. “Cổ lai chinh chiến kỹ nhân hồi”. Khi nào tàn cuộc chiến rồi mới biết, ai còn, ai mất.
Phượng ngầm vui trong yên lặng, hy vọng anh sau cơn chết hụt, anh sẽ nằm lại hậu cứ hay hơn nữa được giải ngũ về lại cuộc sống dân sự. Chỉ bốn, năm tháng sau, khi sức khỏe của Bảo bình phục nhanh chóng hơn mọi người dự tưởng, anh như con hổ bị giam trong chiếc lồng thương yêu của vợ. Bảo đi ra, đi vào trong buồn bực, thấp thỏm theo từng tin chiến sự trên các mặt trận, nhất là khi binh chủng của anh đụng trận.
Ngày ra Hội Đồng Y Khoa tái khám, Phượng thầm van vái cho anh được rời khỏi quân ngũ, trở về trong vòng tay yên bình của vợ. Trái lại, khi một bác sĩ hỏi anh như có vẻ khiêu khích lòng tự áí người chiến binh xem cái chết nhẹ như trò đùa:
- Trên phương diện chyên môn của một y sĩ, tôi thấy sức khỏe của thiếu tá tốt lắm. Tuy nhiên nếu thiếu tá cảm thấy tinh thần mỏi mệt sau bốn lần thương tích ngoài chiến trường, Hội Đồng Y Khoa có thể chứng nhận cho thiếu tá được về hậu cứ, để chờ giải ngũ. Thiếu tá nghĩ thế nào?
Anh cương quyết:
- Cám ơn các bác sĩ và Hội Đồng Y Khoa. Tôi không thể bỏ đồng đội trong lúc chiến tranh đến hồi quyết liệt, khi tôi còn khỏe mạnh và còn có thể cầm cây súng bảo vệ nền tự do này. Nếu tôi chưa tàn phế, cho tôi trở lại chiến trường.
Anh đến trường đón vợ sau giờ tan trường,học sinh ra về. Anh ôm vai vợ. Phượng ngập ngừng hỏi:
- Sao anh? Hội đồng Y khoa quyết định thế nào?
- Anh xin lỗi em. Sức khỏe anh tốt, anh vui lòng trở lại chiến trường với đồng đội.
Phượng thấy như có luồng gió lạnh thổi vào sống lưng chị. Chị không dám thở dài, nhưng anh hiểu qua sự yên lặng của vợ. Anh nói như phân trần:
- Anh xin lỗi em, nhưng anh mong rằng em yêu anh và hiểu anh. Em biết anh không thể nào bỏ anh em đồng đội trong lúc này.
4
Anh làm mướn nói:
- Thưa chị, mọi việc đã hoàn tất.
Anh làm mướn ngập ngừng một chốc, rồi nói tiếp:
- Khi bốc mộ, mọi việc bình thường, nhưng… nhưng… có một việc nho nhỏ tôi thấy lạ, tôi xin nói để chị rõ.
Phượng yên lặng chờ anh ta nói. Anh làm mướn kể:
- Tôi có thấy, thấy… một chai rượu còn y nguyên nằm bên các đốt xương bàn tay mặt. Mức rượu trong chai vơi đi khoảng một phần ba chai, mặc dù nắp chai còn đóng kín. Có lẽ khi khâm liệm anh, gia đình lúc đó, để chai rượu bên anh.
Phượng ngạc nhiên đến há hốc miệng. Như có tiếng sấm nổ dữ dội bên tai. Tai chị như nghe tiếng u u của các con ve sầu trong mùa hè…
Tháng tám năm 1972, Phượng đang nghỉ hè. Chỉ còn vài tuần nữa đến ngày khai giảng niên khóa mới. Phượng muốn trở lại bảng đen, lớp học, bận rộn trong dạy học, để quên đi bớt nỗi lo lắng về anh. Chiến trường lại nổ lên sôi động khắp các nơi. Tiểu đoàn anh vừa về hậu cứ nghỉ ngơi và bổ sung quân số chưa được mấy tuần lễ, lại được bốc bằng trực thăng đi ngay vào chiến trận mới.
Sau ngày khai giảng niên khóa mới, Phượng vui trong việc giảng dạy học sinh. Chị giao bài đã soạn sẵn cho trưởng lớp, chép lên bảng. Chị thẫn thờ đi lại cửa sổ lớp học nhìn ra sân trường. Các cây phượng vẫn còn hoa đỏ thắm, lưa thưa trên nền lá xanh. Chị thở dài, nỗi cô đơn như lúc nào cũng vây quanh chị.
Có tiếng mở cửa, ông giám thị bước vào lớp, đi lại pjía Phượng đứng bên cửa sổ. Ông ngập ngừng:
- Thưa cô giáo, có mấy sĩ quan hậu cứ đến xin gặp cô, có tin quan trọng.
Phượng như muốn té quị xuống đất, tấm màng đen như buông xuống trước mặt chị. Đi lên văn phòng nhà trường như một tử tội đi vào pháp trường. Viên trung úy sĩ quan hậu cứ đứng lên chào chị theo lối nhà binh, nói:
- Chúng tôi vừa nhận được công điện từ bộ tư lệnh, báo thiếu tá Bảo tử thương, sau hai ngày đụng độ với địch. Ngày mai thi hài của thiếu tá sẽ được đưa về hậu cứ. Chúng tôi xin chia buồn với bà về sự mất mát lớn lao này.
Phượng ngồi xuống chiếc ghế bên cạnh như cái xác không hồn. Nỗi lo sợ tích đọng bao lâu nay như lan tràn khắp châu thân Phượng làm chị như tê điếng, không còn cảm giác nữa.
Những ngày kế tiếp, các sĩ quan trong lữ đoàn và chính ông lữ đoàn trưởng đích thân lo lắng việc tẩm liệm và cử hành đám tang cho anh.
Bây giờ hơn hai mươi năm sau, nghe anh người làm mướn nói đến chai rượu nằm bên anh trong huyệt mộ, Phượng mới biết. Phượng nghĩ, chắc ông đại tá và những bạn bè đồng đội, chiến hữu của anh, đã gởi theo anh chai rượu để bầu bạn với anh, nhớ một thời sống chết bên nhau.
Anh làm mướn hỏi:
- Thưa chị, xin chị cho biết, bây giờ tôi vẫn để chai rượu bên cạnh anh như cũ?
Phượng gật đầu:
- Vâng, xin anh vẫn để chai rượu nguyên vị trí cũ. Cám ơn anh.
Những người bạn anh bây giờ ở đâu, Phượng không biết rõ, nhưng ông đại tá đàn anh đã tự kết liễu đời mình trong những ngày cuối cuộc chiến. Không biết thân xác ông có được một nấm mộ để vợ con thăm viếng hay không? Chắc chắn trong những ngày định mệnh tháng tư năm 75 đó, không còn bạn bè nào tẩm liệm theo xác thân ông một chai rượu như ông đã dành cho Bảo.
Tất cả như gió bụi đã trở về hư không.
* * *
Lễ cải táng diễn ra trong thầm lặng với sự tham dự của anh chị em trong gia đình. Mộ anh nằm bên cạnh mộ ông bà, cha mẹ, như đứa cháu, đứa con lưu lạc lâu ngày trở về sum họp trong đại gia đình.
Khu nghĩa địa nằm trên mãnh đất thoai thoải trên sườn đồi, cỏ cây xanh mơn mởn trong mùa xuân ấm áp. Bên dưới con sông nhỏ không tên, dòng nước trong veo lững lờ chảy. Tiếng chim hót líu lo hòa với tiếng gió rì rào trên những cành cây chung quanh. Vài ba con chim sẻ nhaỷ nhót trên các tấm mộ bia.
Phượng sắp các dĩa hoa quả, bánh trái bên mộ, thắp hương đèn, khấn vái:
- Anh ơi! Hơn hai mươi năm xa cách, lúc nào em cũng mong có ngày về nhìn lại nấm mộ anh. Nay mong ước đó em đã mãn nguyện. Anh về nằm cạnh ông bà, cha mẹ, nơi anh sinh ra đời, lớn lên và vui chơi trong một thời thơ ấu. Một ngày nào đó khi em nằm xuống, em cũng mong được về nằm cạnh anh, trong một khung cảnh an bình, thanh thản nơi quê hương.
Những cây hương đã cháy gần tàn. Hai cây đèn cầy cháy nghiên một bên, do những làn gió thổi đến. Phượng cầm chai rượu rót vào các chén nho nhỏ, đi một vòng mời các anh chị em tham dự buổi lễ, cùng chia chén rượu với anh, với Phượng. Phượng rót thêm hai chén, nói thầm thì, chén này cho anh, chén này, em lần đầu tiên trong đời uống rượu với anh. Phượng đổ rượu mời anh chung quanh mộ. Chất cay của rượu, chất nồng của men làm Phượng ngất ngây.
Hình như một vài con chim bay từ trên cành cây, sà xuống mộ bia, cất tiếng hót líu lo trong khoảng không gian yên tỉnh./.
XUÂN ĐỖ
1. Chăn trâu
Ai bảo chăn trâu là khổ,
Chăn trâu sướng lắm chứ!
Ngồi mình trâu, phất ngọn cờ lau
Và miệng hát nghêu ngao...
(Phạm Duy – Em Bé Quê)
Một thuở ấu thơ:
Năm Tân lên mười hai tuổi, đậu vào lớp đệ thất, đậu khá cao, thứ năm trên một trăm học sinh cho hai lớp đệ thất, vào trường công Trần Quí Cáp Hội An, là một vinh dự lớn lao. Ðể thưởng, ba mẹ Tân cho con trai về Kim Bồng, quê ngoại chơi trong ba bốn tuần lễ, trong dịp nghỉ hè, ở nhà người cậu, anh thứ hai của mẹ.
Nhà của cậu Hai khá lớn, có vườn cây trái sum sê. Nào cam, quít, ổi, xoài, mãng cầu, trần bì, nhãn...Tân tha hồ chơi đùa, leo trèo hái trái cây, với mấy đứa bạn mới, cháu nội ngoại của cậu Hai, cùng lứa tuổi với Tân. Chán các thú leo trèo các cây ăn trái, Tân chạy theo bạn ra các cánh đồng, bắt dế về đá. Trò chơi đá dế đã làm Tân say mê. Thằng cháu nội cậu Hai, nhỏ thua Tân một vài tuổi là một trong những đứa có những con dế hay nhất, không thằng nào hạ dế nó được. Tân nhất quyết phải tìm kiếm một con dế lớn, hay hơn, để hạ nó. Tân hỏi mấy thằng bạn, làm sao chạy ra đồng, ra các đám ruộng, bươi các đống cây, đống rác, tìm bắt dế. Một thằng khác nói to nhỏ bên tai Tân:
- Mi muốn có một con dế thật hay phải không? Mi có tiền không? Mi có thể hỏi mua của mấy thằng chăn bò, chăn trâu ngoài đồng đó. Mấy đứa đó đào hang dế, bắt được những con dế thật to, thật mạnh, đá hay lắm. Dế bắt trong các đống rác, không hay đâu. Mi ưng không?
Nghe thằng nhỏ nói, Tân mê quá. Tân có trong túi mấy đồng bạc mẹ cho, để dành ăn quà vặt và một ít kẹo cây. Tân nghĩ có thể mua dế của mấy thằng giữ bò, giữ trâu, hoặc đổi nó bằng kẹo.
Quả nhiên, khi Tân chạy theo thằng bạn mới, ra đám gò mã, gặp một thằng đang ngồi vắt vẻo trên lưng trâu, có bộ mặt choắc, như trái cau phơi khô, da đen thui, chỉ mặc một chiếc quần xà lỏn cũ xì, rách lủng đít. Tân hỏi:
- Mi có dế không?
Thằng kia gật đầu. Tân tiếp:
- Mi bán cho tau nghe? Mi có mấy con?
Thằng kia lại gật đầu, ra dấu năm ngón tay. Tân hỏi:
- Năm con hả? Mi muốn mấy đồng?
Thằng kia ra dấu, năm ngón tay xòe ra. Tân lắc đầu, tỏ vẻ thất vọng:
- Năm đồng nhiều quá, tau không có. Tau chỉ có hai đồng và mười cây kẹo. Kẹo ngon lắm. Mi muốn đổi dế lấy kẹo không?
Thằng kia gật đầu, mắt sáng rỡ, nuốt nước miếng. Tân cũng mừng quá, móc túi lấy hai đồng bạc và mười cây kẹo đưa cho thằng kia. Thằng kia nhảy xuống lưng trâu, chạy lại bụi cây, lấy chiếc hộp mho nhỏ, mở nắp, chỉ cho Tân năm con dế, để trong năm ngăn riêng biệt nhau.
Mang hộp dế chạy về nhà, kêu thằng bạn có con dế vô địch, ra đá với dế Tân mới mua được. Quả nhiên hai con dế ngang sức nhau, nhìn nhau, cất cánh gáy vang, nhe hai cái càng thật bự, xáp vào nhau, lăn lộn trong trận cắn xé nhau. Một chốc lâu, dế mới của Tân có vẻ yếu thế, chạy ra khỏi trận đấu. Con dế kia thắng, cất cánh gáy vang trong chiến thắng. Tân tức quá, định đổi con dế khác. Một thằng ngồi bên cạnh, nói:
- Mi bức sợi tóc, quay nó, nó sẽ đá lại, may ra sẽ thắng. Làm đi, thằng ngu.
Tân nghe theo, bức sợi tóc dài trên đầu, quay con dế vù vù, rồi thả xuống khay. Hai con lại gáy vang, xáp vào dữ dội hơn. Trận chiến lần này gay go hơn, lâu hơn, hai con dế lăn lộn, cắn nhau và cuối cùng con dế của Tân thắng, đuổi theo con dế bại trận, chạy trốn, gáy vang thật oai hùng. Tân nhảy cẩng lên, la lớn:
- Tau thắng rồi. Tau thắng, tau thắng. Dế tau hay nhất.
Thằng kia quay con dế của nó nhiều lần, nhưng con dế cứ lì ra, không thèm vào đá nữa. Thằng kia tức muốn khóc, bắt con dế, cầm chạy đi mất. Tân ôm cái hộp có năm con dế mới mua, đem vào cất dưới bàn thờ ở nhà trên của cậu Hai, chạy đi chơi trò khác.
Có tiếng kêu ơi ới của mấy đứa ở ngoài sân, Tân chạy ra, đi ra ngoài đồng, chỗ mấy đứa giữ trâu đang tụ nhau đánh tổng, chạy nhảy say sưa.
Thằng bán năm con dế cho Tân hỏi:
- Dế có hay không mi?
Tân gật đầu, cười:
- Thiệt hay. Tau là vô địch chừ.
- Mi có muốn mua dế nữa không?
Tân lắc đầu. Thằng nhỏ gạ:
- Mi có ưng cởi trâu không?
Tân rất ưng nhưng còn sợ con trâu húc, ngần ngừ:
- Tau sợ con trâu báng tau quá. Thấy hai cái sừng nó thiệt dài, cong vèo là tau sợ rồi.
- Thằng ni ngu dễ sợ. Con trâu ni hiền lắm, nó không báng ai đâu. Mi ưng tau đỡ cho ngồi lên mình nó, sướng lắm, như đi kiệu, dễ hơn cởi ngựa, rứa đó. Cho tau xin kẹo nghe.
Tân ưng lắm nhưng vẫn còn sợ, còn lưỡng lự. Thằng nhỏ nói :
- Mi ngu, nhát hơn con gái. Mi biết con Ni, cũng bên Phố, cháu bà Ðốc, về chơi, tau tập cho cởi trâu, mê tơi luôn. Nó cởi trâu ngon lành lắm. Ðể tau chạy vô kêu con Ni ra cởi trên lưng trâu cho mi coi nghe.
Tân biết con Ni, ba nó ở Huế đổi vào làm việc ở Tỉnh đường, bà con với bà Ðốc. Nhà bà Ðốc ở Hội An cũng gần nhà Tân, góc đường Lê Lợi và Quảng Ðông, nhà của bên nội của nó, chỉ cách nhà cậu Hai không xa lắm. Con Ni đẹp nhưng kiêu kỳ và khinh người lắm. Tân nhiều lần thấy nó, định kêu nó, đi hái ổi, trần bì cho nó, nó đều lắc đầu, không thèm trả lời, chạy đi chơi với mấy đứa bạn của nó.
Thằng giữ trâu đã chạy vô nhà, kêu con Ni và dẫn nó ra để cởi trâu. Tân thấy dị dị, thua con gái, thật ê mặt. Thằng nhỏ kêu :
- Mi lại đây, tau chỉ cho trèo lên lưng trâu. Mi ưng ngồi trước hay ngồi sau con Ni.
Tân ngượng, chưa trả lời. Con Ni nói với thằng nhỏ:
- Ừ mi cho nó ngồi trước đi. Tau ngồi sau dễ chịu và thích hơn.
Tân trèo lên lưng trâu, theo lời chỉ dẫn của thằng nhỏ, trợt lên, té xuống vài ba lần, ngượng đỏ mặt trước đứa con gái đứng cười cười, coi như khinh thường nó quá. Khi nó đã leo lên được trên lưng con trâu, dạng hai chân ra, thấy sướng như ông tướng cởi voi ra trận. Ngó lại phía sau, con Ni đã nhẹ nhàng nhảy phóc lên lưng trâu, khi thằng nhỏ kê vai cho con Ni bước và lấy trớn nhảy lên. Tân phục con bé quá, nhưng không dám khen, sợ nó lại lên mặt, khinh mình.
Thằng nhỏ bảo Tân:
- Chừ, mi thúc hai chân vào bụng trâu, để con trâu bước đi. Muốn đi nhanh, thúc mạnh, nhiều lần, muốn đi chậm thúc nhẹ nhẹ thôi. Muốn đứng lại thì ghì sợi dây là con trâu biết, đứng lại, nghe chưa? Mi thúc tầm bậy, nó sợ, nó nhảy lên, hất mi té xuống đất, gãy chân đó nghe chưa.
Tân cầm dây cương, thúc hai chân thật mạnh, con trâu chồm lên như muốn chạy tới, làm con bé Ni suýt té, phải ôm cứng hông Tân. Thằng giữ trâu tức cười, còn con bé Ni la oi ỏi, nói với thằng nhỏ:
- Thôi để tau xuống, leo lên ngồi phía trước. Tau không muốn ngồi sau thằng Tân, sợ nó làm té xuống đất quá.
Tân thật ngượng nhưng vẫn còn thấy cảm giác nóng ran trên lưng và cả người khi con Ni ôm nó từ phía sau. Tân ngượng không dám nhìn con bé Ni. Con bé nhảy xuống, rồi lại nhảy lên, ngồi phía trước, cầm dây cương, chừ trông oai như bà Trưng Trắc hay Trưng Nhị, cởi voi ra ra trận đánh quân Mã Viện ngày xưa.
Tân ngồi phía sau con bé Ni, cố ngồi xa nó một chút và không dám đụng đến người nó. Con bé Ni thúc chân cho con trâu đi chầm chậm, ra đường cái, đi vào khu gò mã khác. Ði long dong một lúc lâu, gió đã đổi chiều, trên trời mây xám kéo thật nhanh từ các góc trời về bao phủ một màn xám. Có lẽ trời sắp mưa. Tân nói với con Ni:
- Ni, trời sắp mưa rồi. Về cho nhanh, không bị ướt hết chừ.
Ni gật đầu, kêu ơi ới thằng nhỏ giữ trâu, nhưng nó chạy đi đâu mất. Một lúc mưa bắt đầu nhỏ hột, Tân tuột đại xuống lưng trâu, đứng phía dưới, đỡ cho Ni cùng tuột xuống. Lần này, con Ni vụng về quá, té, đè lên Tân. Tân ôm choàng Ni ngang hông, vòng tay đụng ngực con Ni, thấy... cồm cộm, nghe hơi ấm và mùi thơm... con gái ngào ngạt. Hai đứa vội vàng đứng lên, ngượng nghịu, không dám nhìn nhau, chưa kịp phủi áo quần, thì trời mưa đổ xuống. vội chạy vào gốc cây đa khá lớn phía trước. Mưa thật nặng hột, Tân đã ướt tóc, ướt mặt. Tân vội cởi áo, đưa cho Ni trùm đầu, cùng chạy vào trú dưới cây đa. Con Ni bẻn lẻn, nói lí nhí:
- Cám ơn nghe Tân. Tân ướt hết cả người, chừ lấy áo lau cho khô đi, và mặc áo vào, kẻo bị đau đó nghe.
Tân cười sung sướng, nghe người nóng rang, khoái trá, nói:
- Cởi trâu vui quá hỉ! Mai mình cởi trâu nữa nghe Ni.
Ðêm đó trong giấc ngủ li bì, Tân thấy mình cởi voi ra trận đánh giặc. Bên cạnh con Ni cũng cởi một con voi khác, xông vào đánh giặc Tàu, cứu Tân ra khỏi vòng vây. Buổi sáng, Tân ngồi dậy, thấy chóng mặt, muốn ói mữa và đầu nóng rang. Mợ Hai sờ đầu Tân, kêu cậu Hai lên, cho Tân uống thuốc cảm và ngày đó không cho Tân ra chơi ngoài nắng. Tân thấp thỏm ngồi dậy, trên giường, rồi chạy lại đứng bên cửa sổ nhìn ra vườn ngoài, nhưng không thấy bóng dáng mấy đứa bạn, nhất là Ni, không biết đang làm gì.
Hai hôm sau, hết sốt, người nhà cậu Hai dẫn Tân về lại bên Phố. Tân không kịp chào từ biệt các bạn mới, chào Ni, bà nữ tướng trong giấc chiêm bao hồi tối, đã cứu Tân ra khỏi vòng tay quân thù.
Một thời lao lý:.
Tình hình chiến trận biên giới Việt – Trung đã làm cho cuộc sống tù đày cải tạo của Tân thay đổi. Năm 1979, Tân và đa số bạn tù trại Lào Kai, âm thầm di chuyển về Vĩnh Phú và phân tán mỏng vào các K ở trại cải tạo này. Tân về trại K3.
Vừa để đồ đoàn, lon gô, mấy cái áo quần đã sờn rách xuống chỗ nằm. Tân thấy, chỗ nằm ở K này tương đối khá đấy chứ. Không quá chật hẹp, không dơ bẩn, rách rưới. Như vậy là quá tốt trong cuộc sống tù đày. Tân ngồi xuống sắp xếp đồ đạt ra ngăn nắp trên chỗ nằm. Một anh bạn tù mới bước vào, cười chào :
- Ở trại nào về đấy, anh bạn?
Tân ngẩng đầu lên, nhìn người bạn mới, tươi cười đáp :
- Tôi ở Lào Kai. Còn anh ở đây lâu chưa? Tôi tên Tân.
- Tôi cũng mới được điều về đây, trại K3 này, trước anh bốn năm ngày thôi. Trước đây tôi ở Yên Bái. À, tôi tên Phát, ngụy Cảnh Sát.
Tân và Phát cùng cười. Tân nói :
- Còn tôi, ngụy Quốc Gia Hành Chánh.
- Ừ thì, cả anh và tôi đều cùng là ngụy ác ôn, nợ máu đầy người, cải tạo muốt mùa thôi! Ờ anh bây giờ nằm bên tôi, là bạn của tôi đấy nhé.
Phát vo một viên thuốc lào, lấy « nõ thần » ra, kê miệng kéo ro ro, trông thật phê! Nhìn Phát hai mắt lim rim, Tân thấy vui vui, quên cuộc đời tù đày. Một chốc, Phát đưa diếu cầy qua Tân, bảo:
- Làm một phát không?
Tân lắc đầu, cám ơn. Tân thấy bụng đói quá, sợ hút thuốc lào vào, sẽ bị vật ngã như lần đầu tiên mới bị đưa ra Bắc, nghe lời anh bạn xúi dại, hút một bi, té ngay xuống sàn, dãy đành đạch, đến nửa ngày mới khỏe lại.
Tân hỏi:
- Ở đây chính sách lao động có ác liệt lắm không?
Phát thổi khói vào không gian, chiêu ngụm nước, trả lời:
- Ở tù mà anh bạn. Lao động muốt mùa là vinh quang thôi! À, anh Tân nè, anh mới về, chắc sẽ được giữ chức chăn trâu đó. Ở đây có một đàn trâu trên mười mấy con, vừa trâu, vừa nghé. Cái chỗ này còn đang trống. Cái tay giữ chức này cũng vừa bị điều đi trại khác. Anh mới về, đã có kinh nghiệm chăn trâu trong quá khứ, sẽ được ưu tiên nhận trách nhiệm lịch sử. Trước đây khi từ trong Nam ra, tôi đã giữ chức vụ này trong mấy năm liền, ở các trại khác.
Có lẽ sắp tới giờ cơm trưa, nhiều người đi qua, đi lại, nói chuyện râm ran. Phát bảo Tân :
- Anh mang lon gô, đi lãnh cơm trưa. Bụng lúc nào cũng lẹp xếp, đói triền miên ông ơi! Không biết đến bao giờ mới được về lại trong Nam, được ăn tí cơm với mắm là niềm ước mơ của tụi mình.
Quả nhiên, ngày hôm sau, khi đội đã tập họp đầy đủ, chuẩn bị ra hiện trường lao động, tên cán bộ trực trại kêu Tân ra khỏi hàng, bảo đi theo một người trại viên cũ, chỉ cho chuồng trâu và cách chăn trâu. Phát cười lên:
- Tôi đoán có sai đâu. Ông lên chức thật sự mà. Bây giờ ông là Tổng Giám Ðốc Tổng Nha Mục Súc đấy nhé.
Ông tù già cũng là tù cải tạo, trước đây giữ đàn trâu, nay bị bệnh nặng, được nằm nhà, dọn dẹp vệ sinh, chỉ dẫn và truyền nghề cho Tân:
- Ðàn trâu có cả thảy mười con. Bốn trâu lớn, một đực, ba cái và sáu nghé con, từ năm tháng đến một tuổi. Buổi sáng anh ra mở cổng cho trâu đi ăn cỏ. Còn anh đi cắt cỏ ở các đồi chung quanh đây, gánh về để dành cho trâu ăn trong những ngày mưa lớn, cho mùa đông sắp tời, không cho trâu ra đồng được. Tới mùa cày cấy, các lán cử người đến nhận trâu, đi cày, đi bừa ruộng. Tối về, anh đưa trâu vào chuồng, kiểm điểm cho đủ số. Coi chừng bên trại cách đây mấy cây số cũng có một đàn trâu ít hơn, đâu khoảng năm bảy con chi đó. Nếu nó nhập lộn nhau, hoặc mấy con đực đụng nhau, dành trâu cái của nhau, húc nhau là nguy cho anh đấy. Chết trâu, chết người và người chăn trâu vào nằm nhà kỷ luật, từ vài ba tuần đến vài ba tháng, không lường được.
Nghe ông già hù quá, Tân đâm nản, thà đi cuốc đất, đốn gỗ, cắt nứa, dù cực khổ nhưng có đông người, khỏe hơn, vui hơn. Nhưng đã bị thiên tào chỉ định, đành chịu thôi.
Ngày hôm sau, khi Tân ra mở cửa chuồng, bầy trâu ùa chạy. Con trâu đực đầu đàn, được tên giữ trước đây đặt một cái tên thật Kim Dung là Quách Tỉnh, vị anh hùng võ hiệp « trâu nước » trong Anh Hùng Xạ Ðiêu của Kim Dung, nghênh ngang đi trước. Tự nhiên nó đứng sựng lại, mắt đỏ ngầu, hai chân cào cào xuống đất, rống lên nghé ạo, nghé ạo, thật hung dữ, thách thức. Tân ngơ ngác, không biết chuyện gì xãy ra. Chẳng bao lâu, phía trước một con trâu đực thật to, thật lực lưỡng, hai sừng cong vuốt, đầu sừng nhọn, oai vệ đi đến. Hai con nghinh nhau, rồi như hai toa xe lửa, xông vào nhau. Bốn cái sừng chạm nhau như tiếng gươm, tiếng kiếm va chạm. loảng xoảng, ghê rợn. Hai con đều dữ dằn, quyết thắng, nên trận xáp chiến kéo dài khá lâu, Tân đứng xa, hồi họp theo dõi. Cuối cùng con Quách Tỉnh yếu thế, thụt lui và té quị xuống một cái hố phía sau, chịu thua, mặt đầy máu me, chạy ra khỏi trận đấu. Con trâu kia cũng đầy máu trên tai, bên mắt và bên vai trước, bước đi khập khiển.
Con Quách Tỉnh chạy mất. Tân chạy theo tìm nó gần suốt cả ngày vẫn không thấy đâu. Thật khổ cho Tân, mới ngày đầu tiên chăn trâu đã gặp số xui. Chiều đã xuống. Nắng tắt, chín con trâu kia đã lục tục kéo nhau về chuồng. Con Quách Tỉnh vẫn biệt tăm. Tân nghĩ, chẳng lẽ con Quách Tỉnh chạy về đỉnh núi, tìm cái chết âm thầm như con báo đen của Ernest Hemingway trong truyện ngắn The Snows Of Kilimanjero?
May quá có tên bộ đội vệ binh mang súng đi qua, Tân kêu lại, kể đầu đuôi, tên vệ binh bảo theo nó, đi loanh quanh ra ven bờ suối, sườn đồi, lội lên bên bìa rừng, mới tìm thấy con Quách Tỉnh đang nằm mắt lim dim, miệng nhai cỏ như không có việc gì xãy ra. Tân kiếm một số lá cây, nhai đắp vào các vết thương, vỗ về nó:
- Quách Tỉnh ơi, mày thương tao, đứng lên đi về chuồng. Tụi mình cùng là những kẻ bại trận, thôi buồn làm chi nữa. Về chuồng nằm ngẫm nghĩ cuộc đời. Thời thế tạo anh hùng, nhưng cũng chính thời thế tạo kẻ chiến bại! Thôi đứng lên về nhé. Với tao mày vẫn là anh hùng Quách Tỉnh. Người anh hùng thắng không kiêu, bại không nản.
Con Quách Tinh mệt nhọc đứng lên, hai mắt vẫn mở lớn như có ngấn lệ long lanh, đi theo Tân về chuồng trong yên lặng của màng đêm núi rừng vừa sụp xuống.
Tối đó ngồi hút thuốc lào, kể chuyện con Quách Tỉnh cho Phát nghe. Phát cười ha hả:
- Như vậy mạng ông lớn lắm. Ông nói chuyện với trâu mà nó nghe được là hiếm có lắm đó. Tôi có linh tính ông sắp được tha về rồi đó, ông không bỏ xác ở núi rừng miền Trung Du này đâu.
Ngồi bên Phát nói đủ các chuyện ngày xưa, ngày nay. Chợt Phát hỏi:
- Ông người Xứ Quảng, Hội An, nhà ông ở đâu?
- Góc đường Lê Lợi và đường Chùa Cầu, gần tiệm Vạn Hòa.
- Dám ông biết vợ tôi lắm.
- Vợ ông tên gì?
- Bích Ni, nhà ông già vợ tui ở gần tiệm chụp ảnh Huỳnh Sỏ.
Tân nghe tim mình như nhảy chậm một nhịp, nói:
- Bích Ni, tôi có.. có... nghe tên. Nhưng hình như sau này Bích Ni theo gia đình vào Nha Trang thì phải?
- Ðúng rồi. Ba Bích Ni là công chức đổi từ Hội An vào Nha Trang làm việc. Tôi học Võ Tánh, theo Bích Ni mấy năm, khi tôi làm Chỉ Huy Trưởng Cảnh Sát ở Bình Ðịnh, cưới Bích Ni năm 1970 và chúng tôi có hai cháu, một trai, một gái.
Quả đất nhỏ thật. Những ngày cởi trâu với Bích Ni ở Kim Bồng, rồi quen thân nhau, trong những năm trung học Trần Quí Cáp, đến khi Bích Ni đi Nha Trang, Tuân mất liên lạc. Nay ở chốn rừng núi Vĩnh Phú lại gặp chồng của Bích Ni, bạn tù cùng lán, cùng chỗ nằm. Tân hỏi :
- Chị Bích Ni bây giờ ở Nha Trang, Hội An hay Sài Gòn?
Phát nhổm người, kê miệng nói thì thầm vào tai Tân:
- Tôi gởi thư về cho bả, nói mánh, bảo nên đưa hai con vượt biên, tôi không biết có còn sống sót để về bên vợ con hay không. Nhờ vậy bả mới quyết định ra đi, ghe tấp vào đảo hoang, may nhờ Tàu Ánh Sáng L’Íle De Lumière cứu, đưa qua Pháp tỵ nạn.
Tân hỏi vội:
- Năm nào?
- Tháng sáu năm 1980.
- Bà xã tôi và hai con cũng đến Pháp, sau khi đi vượt biên bằng ghe, đến được Tân Gia Ba, có người chị ở bên Pháp bảo trợ qua Paris tháng mười năm 1981. Như vậy ở bên đó dám hai bà quen biết nhau lắm. Nếu tụi mình không bỏ xác ở núi rừng miền Bắc này, mà có cơ duyên cùng đoàn tụ với vợ con, tụi mình lại sẽ lại gặp nhau ở kinh thánh ánh sáng Paris lắm. Mình hẹn đi uống cà phê ở Saint Germain Des Prés nhé.
Tân và Phát ôm nhau cười ha hả như chưa bao giờ vui thế trong chốn tù đày. Hơn một năm ở chung với nhau cùng một đội, một lán, Tân và Phát thân nhau, chia sẻ buồn vui, no đói với nhau. Sau đó lại bị phân tán, Phát đi qua K4, cách nhau hai quả đồi. Chỉ lâu lâu trong các cuộc họp lớn toàn trại, gồm tất cả các K, hai người bạn mới gặp nhau.
Mùa hè năm 1982, nghe nói bên K4 nhiều người bị bệnh kiết lỵ và nhà thương lại thiếu thuốc men, nhiều người chết. Tân tìm mấy người quen hỏi thăm Phát, mới được tin dữ, Phát bị bệnh kiết lỵ rất nặng, phải đưa đi nhà thương tỉnh, rồi chết ngoài đó. Không biết thân xác được chôn cất nơi nào.
Ngày hôm sau, ngồi trên mình trâu, Tân cầu nguyện cho hương linh bạn tiêu diêu nơi miền Cực Lạc, nơi không có hận thù, giết hại, đày đọa nhau. Tân khấn thầm « Tôi đã nói với anh và bạn bè, thôi ở đâu cũng là quê hương. Giun dế ở đâu cũng là giun dế của một giòng sống Việt Nam, sẽ bầu bạn với thân xác anh. Những ngọn gió hiu quạnh nếu có mang theo lá cây rừng, rải rắc trên nấm mộ thì cũng để nói với anh và chia sẻ với anh nỗi quạnh hiu.Và nếu những chùm hoa dại có nở quanh nơi anh yên nghỉ, thì cũng để nói với anh thế giới nào cũng có những sắc màu. Thôi anh ở lại bình yên, Giun dế sẽ ru anh ngủ. Gió hú qua đám rừng hoang xào xạc sẽ cuộn đi từ hồn anh từng cơn phẩn nộ. Nhưng hãy mỉm cười với sắc xanh của lá cỏ non, vẻ tươi mát của hoa rừng dại. Những gì thiên nhiên vẫn có sẵn để dành cho cõi hồng trần này. Hãy đón nhận anh nhé.. ».(1).
Tân nghĩ, nếu may mắn sum họp với vợ con, gặp Bích Ni, Tân có nên nói cho Bích Ni mối giao hảo giữa anh và Phát và cái chết của Phát không. Trời ơi! Mang một tin khủng khiếp cho người bạn một thời thơ ấu, một thời Tân thầm yêu, trộm nhớ. Nhưng chắc Tân phải nói hết những ngày tù đày bên Phát cho Bích Ni nghe, để nếu có một cơ duyên nào đó, Bích Ni và các con của Phát, sẽ đi tìm nấm mộ người xấu số.
Tình hình chiến trận biên giới Việt – Trung đã làm cho cuộc sống tù đày cải tạo của Tân thay đổi. Năm 1979, Tân và đa số bạn tù trại Lào Kai, âm thầm di chuyển về Vĩnh Phú và phân tán mỏng vào các K ở trại cải tạo này. Tân về trại K3.
Vừa để đồ đoàn, lon gô, mấy cái áo quần đã sờn rách xuống chỗ nằm. Tân thấy, chỗ nằm ở K này tương đối khá đấy chứ. Không quá chật hẹp, không dơ bẩn, rách rưới. Như vậy là quá tốt trong cuộc sống tù đày. Tân ngồi xuống sắp xếp đồ đạt ra ngăn nắp trên chỗ nằm. Một anh bạn tù mới bước vào, cười chào :
- Ở trại nào về đấy, anh bạn?
Tân ngẩng đầu lên, nhìn người bạn mới, tươi cười đáp :
- Tôi ở Lào Kai. Còn anh ở đây lâu chưa? Tôi tên Tân.
- Tôi cũng mới được điều về đây, trại K3 này, trước anh bốn năm ngày thôi. Trước đây tôi ở Yên Bái. À, tôi tên Phát, ngụy Cảnh Sát.
Tân và Phát cùng cười. Tân nói :
- Còn tôi, ngụy Quốc Gia Hành Chánh.
- Ừ thì, cả anh và tôi đều cùng là ngụy ác ôn, nợ máu đầy người, cải tạo muốt mùa thôi! Ờ anh bây giờ nằm bên tôi, là bạn của tôi đấy nhé.
Phát vo một viên thuốc lào, lấy « nõ thần » ra, kê miệng kéo ro ro, trông thật phê! Nhìn Phát hai mắt lim rim, Tân thấy vui vui, quên cuộc đời tù đày. Một chốc, Phát đưa diếu cầy qua Tân, bảo:
- Làm một phát không?
Tân lắc đầu, cám ơn. Tân thấy bụng đói quá, sợ hút thuốc lào vào, sẽ bị vật ngã như lần đầu tiên mới bị đưa ra Bắc, nghe lời anh bạn xúi dại, hút một bi, té ngay xuống sàn, dãy đành đạch, đến nửa ngày mới khỏe lại.
Tân hỏi:
- Ở đây chính sách lao động có ác liệt lắm không?
Phát thổi khói vào không gian, chiêu ngụm nước, trả lời:
- Ở tù mà anh bạn. Lao động muốt mùa là vinh quang thôi! À, anh Tân nè, anh mới về, chắc sẽ được giữ chức chăn trâu đó. Ở đây có một đàn trâu trên mười mấy con, vừa trâu, vừa nghé. Cái chỗ này còn đang trống. Cái tay giữ chức này cũng vừa bị điều đi trại khác. Anh mới về, đã có kinh nghiệm chăn trâu trong quá khứ, sẽ được ưu tiên nhận trách nhiệm lịch sử. Trước đây khi từ trong Nam ra, tôi đã giữ chức vụ này trong mấy năm liền, ở các trại khác.
Có lẽ sắp tới giờ cơm trưa, nhiều người đi qua, đi lại, nói chuyện râm ran. Phát bảo Tân :
- Anh mang lon gô, đi lãnh cơm trưa. Bụng lúc nào cũng lẹp xếp, đói triền miên ông ơi! Không biết đến bao giờ mới được về lại trong Nam, được ăn tí cơm với mắm là niềm ước mơ của tụi mình.
Quả nhiên, ngày hôm sau, khi đội đã tập họp đầy đủ, chuẩn bị ra hiện trường lao động, tên cán bộ trực trại kêu Tân ra khỏi hàng, bảo đi theo một người trại viên cũ, chỉ cho chuồng trâu và cách chăn trâu. Phát cười lên:
- Tôi đoán có sai đâu. Ông lên chức thật sự mà. Bây giờ ông là Tổng Giám Ðốc Tổng Nha Mục Súc đấy nhé.
Ông tù già cũng là tù cải tạo, trước đây giữ đàn trâu, nay bị bệnh nặng, được nằm nhà, dọn dẹp vệ sinh, chỉ dẫn và truyền nghề cho Tân:
- Ðàn trâu có cả thảy mười con. Bốn trâu lớn, một đực, ba cái và sáu nghé con, từ năm tháng đến một tuổi. Buổi sáng anh ra mở cổng cho trâu đi ăn cỏ. Còn anh đi cắt cỏ ở các đồi chung quanh đây, gánh về để dành cho trâu ăn trong những ngày mưa lớn, cho mùa đông sắp tời, không cho trâu ra đồng được. Tới mùa cày cấy, các lán cử người đến nhận trâu, đi cày, đi bừa ruộng. Tối về, anh đưa trâu vào chuồng, kiểm điểm cho đủ số. Coi chừng bên trại cách đây mấy cây số cũng có một đàn trâu ít hơn, đâu khoảng năm bảy con chi đó. Nếu nó nhập lộn nhau, hoặc mấy con đực đụng nhau, dành trâu cái của nhau, húc nhau là nguy cho anh đấy. Chết trâu, chết người và người chăn trâu vào nằm nhà kỷ luật, từ vài ba tuần đến vài ba tháng, không lường được.
Nghe ông già hù quá, Tân đâm nản, thà đi cuốc đất, đốn gỗ, cắt nứa, dù cực khổ nhưng có đông người, khỏe hơn, vui hơn. Nhưng đã bị thiên tào chỉ định, đành chịu thôi.
Ngày hôm sau, khi Tân ra mở cửa chuồng, bầy trâu ùa chạy. Con trâu đực đầu đàn, được tên giữ trước đây đặt một cái tên thật Kim Dung là Quách Tỉnh, vị anh hùng võ hiệp « trâu nước » trong Anh Hùng Xạ Ðiêu của Kim Dung, nghênh ngang đi trước. Tự nhiên nó đứng sựng lại, mắt đỏ ngầu, hai chân cào cào xuống đất, rống lên nghé ạo, nghé ạo, thật hung dữ, thách thức. Tân ngơ ngác, không biết chuyện gì xãy ra. Chẳng bao lâu, phía trước một con trâu đực thật to, thật lực lưỡng, hai sừng cong vuốt, đầu sừng nhọn, oai vệ đi đến. Hai con nghinh nhau, rồi như hai toa xe lửa, xông vào nhau. Bốn cái sừng chạm nhau như tiếng gươm, tiếng kiếm va chạm. loảng xoảng, ghê rợn. Hai con đều dữ dằn, quyết thắng, nên trận xáp chiến kéo dài khá lâu, Tân đứng xa, hồi họp theo dõi. Cuối cùng con Quách Tỉnh yếu thế, thụt lui và té quị xuống một cái hố phía sau, chịu thua, mặt đầy máu me, chạy ra khỏi trận đấu. Con trâu kia cũng đầy máu trên tai, bên mắt và bên vai trước, bước đi khập khiển.
Con Quách Tỉnh chạy mất. Tân chạy theo tìm nó gần suốt cả ngày vẫn không thấy đâu. Thật khổ cho Tân, mới ngày đầu tiên chăn trâu đã gặp số xui. Chiều đã xuống. Nắng tắt, chín con trâu kia đã lục tục kéo nhau về chuồng. Con Quách Tỉnh vẫn biệt tăm. Tân nghĩ, chẳng lẽ con Quách Tỉnh chạy về đỉnh núi, tìm cái chết âm thầm như con báo đen của Ernest Hemingway trong truyện ngắn The Snows Of Kilimanjero?
May quá có tên bộ đội vệ binh mang súng đi qua, Tân kêu lại, kể đầu đuôi, tên vệ binh bảo theo nó, đi loanh quanh ra ven bờ suối, sườn đồi, lội lên bên bìa rừng, mới tìm thấy con Quách Tỉnh đang nằm mắt lim dim, miệng nhai cỏ như không có việc gì xãy ra. Tân kiếm một số lá cây, nhai đắp vào các vết thương, vỗ về nó:
- Quách Tỉnh ơi, mày thương tao, đứng lên đi về chuồng. Tụi mình cùng là những kẻ bại trận, thôi buồn làm chi nữa. Về chuồng nằm ngẫm nghĩ cuộc đời. Thời thế tạo anh hùng, nhưng cũng chính thời thế tạo kẻ chiến bại! Thôi đứng lên về nhé. Với tao mày vẫn là anh hùng Quách Tỉnh. Người anh hùng thắng không kiêu, bại không nản.
Con Quách Tinh mệt nhọc đứng lên, hai mắt vẫn mở lớn như có ngấn lệ long lanh, đi theo Tân về chuồng trong yên lặng của màng đêm núi rừng vừa sụp xuống.
Tối đó ngồi hút thuốc lào, kể chuyện con Quách Tỉnh cho Phát nghe. Phát cười ha hả:
- Như vậy mạng ông lớn lắm. Ông nói chuyện với trâu mà nó nghe được là hiếm có lắm đó. Tôi có linh tính ông sắp được tha về rồi đó, ông không bỏ xác ở núi rừng miền Trung Du này đâu.
Ngồi bên Phát nói đủ các chuyện ngày xưa, ngày nay. Chợt Phát hỏi:
- Ông người Xứ Quảng, Hội An, nhà ông ở đâu?
- Góc đường Lê Lợi và đường Chùa Cầu, gần tiệm Vạn Hòa.
- Dám ông biết vợ tôi lắm.
- Vợ ông tên gì?
- Bích Ni, nhà ông già vợ tui ở gần tiệm chụp ảnh Huỳnh Sỏ.
Tân nghe tim mình như nhảy chậm một nhịp, nói:
- Bích Ni, tôi có.. có... nghe tên. Nhưng hình như sau này Bích Ni theo gia đình vào Nha Trang thì phải?
- Ðúng rồi. Ba Bích Ni là công chức đổi từ Hội An vào Nha Trang làm việc. Tôi học Võ Tánh, theo Bích Ni mấy năm, khi tôi làm Chỉ Huy Trưởng Cảnh Sát ở Bình Ðịnh, cưới Bích Ni năm 1970 và chúng tôi có hai cháu, một trai, một gái.
Quả đất nhỏ thật. Những ngày cởi trâu với Bích Ni ở Kim Bồng, rồi quen thân nhau, trong những năm trung học Trần Quí Cáp, đến khi Bích Ni đi Nha Trang, Tuân mất liên lạc. Nay ở chốn rừng núi Vĩnh Phú lại gặp chồng của Bích Ni, bạn tù cùng lán, cùng chỗ nằm. Tân hỏi :
- Chị Bích Ni bây giờ ở Nha Trang, Hội An hay Sài Gòn?
Phát nhổm người, kê miệng nói thì thầm vào tai Tân:
- Tôi gởi thư về cho bả, nói mánh, bảo nên đưa hai con vượt biên, tôi không biết có còn sống sót để về bên vợ con hay không. Nhờ vậy bả mới quyết định ra đi, ghe tấp vào đảo hoang, may nhờ Tàu Ánh Sáng L’Íle De Lumière cứu, đưa qua Pháp tỵ nạn.
Tân hỏi vội:
- Năm nào?
- Tháng sáu năm 1980.
- Bà xã tôi và hai con cũng đến Pháp, sau khi đi vượt biên bằng ghe, đến được Tân Gia Ba, có người chị ở bên Pháp bảo trợ qua Paris tháng mười năm 1981. Như vậy ở bên đó dám hai bà quen biết nhau lắm. Nếu tụi mình không bỏ xác ở núi rừng miền Bắc này, mà có cơ duyên cùng đoàn tụ với vợ con, tụi mình lại sẽ lại gặp nhau ở kinh thánh ánh sáng Paris lắm. Mình hẹn đi uống cà phê ở Saint Germain Des Prés nhé.
Tân và Phát ôm nhau cười ha hả như chưa bao giờ vui thế trong chốn tù đày. Hơn một năm ở chung với nhau cùng một đội, một lán, Tân và Phát thân nhau, chia sẻ buồn vui, no đói với nhau. Sau đó lại bị phân tán, Phát đi qua K4, cách nhau hai quả đồi. Chỉ lâu lâu trong các cuộc họp lớn toàn trại, gồm tất cả các K, hai người bạn mới gặp nhau.
Mùa hè năm 1982, nghe nói bên K4 nhiều người bị bệnh kiết lỵ và nhà thương lại thiếu thuốc men, nhiều người chết. Tân tìm mấy người quen hỏi thăm Phát, mới được tin dữ, Phát bị bệnh kiết lỵ rất nặng, phải đưa đi nhà thương tỉnh, rồi chết ngoài đó. Không biết thân xác được chôn cất nơi nào.
Ngày hôm sau, ngồi trên mình trâu, Tân cầu nguyện cho hương linh bạn tiêu diêu nơi miền Cực Lạc, nơi không có hận thù, giết hại, đày đọa nhau. Tân khấn thầm « Tôi đã nói với anh và bạn bè, thôi ở đâu cũng là quê hương. Giun dế ở đâu cũng là giun dế của một giòng sống Việt Nam, sẽ bầu bạn với thân xác anh. Những ngọn gió hiu quạnh nếu có mang theo lá cây rừng, rải rắc trên nấm mộ thì cũng để nói với anh và chia sẻ với anh nỗi quạnh hiu.Và nếu những chùm hoa dại có nở quanh nơi anh yên nghỉ, thì cũng để nói với anh thế giới nào cũng có những sắc màu. Thôi anh ở lại bình yên, Giun dế sẽ ru anh ngủ. Gió hú qua đám rừng hoang xào xạc sẽ cuộn đi từ hồn anh từng cơn phẩn nộ. Nhưng hãy mỉm cười với sắc xanh của lá cỏ non, vẻ tươi mát của hoa rừng dại. Những gì thiên nhiên vẫn có sẵn để dành cho cõi hồng trần này. Hãy đón nhận anh nhé.. ».(1).
Tân nghĩ, nếu may mắn sum họp với vợ con, gặp Bích Ni, Tân có nên nói cho Bích Ni mối giao hảo giữa anh và Phát và cái chết của Phát không. Trời ơi! Mang một tin khủng khiếp cho người bạn một thời thơ ấu, một thời Tân thầm yêu, trộm nhớ. Nhưng chắc Tân phải nói hết những ngày tù đày bên Phát cho Bích Ni nghe, để nếu có một cơ duyên nào đó, Bích Ni và các con của Phát, sẽ đi tìm nấm mộ người xấu số.
Một thời tha hương:
Tân cầm tay đứa cháu ngoại năm tuổi, Yvonne, đi qua một công viên đầy cây cối, bóng mát. Khu công viên này khá gần nhà Tân.
Bé Yvonne, đứa cháu ngoại năm tuổi, hằng ngày quấn quít bên ông ngoại, khi ba mẹ của cháu đi làm. Bé Yvonne thường hỏi ông ngoại đủ thứ chuyện, nhiều khi làm Tân bối rối không tìm được câu trả lời cho cháu.
Ði qua một khoảng trống, nhìn về xa xa một tấm quảng cáo khá lớn, có hình vẽ con bò với hàng chữ « La Vache Qui Rit »,(Con Bò Cười). Yvonne liền hỏi:
- Ông ngoai, ông ngoại nhìn kìa, con bò đẹp quá, phải không, ông ngoại? Nó cho mình sữa uống buổi sáng, cho mình fromage ăn ngon quá. Bên Việt Nam mình có con bò như vậy không? Con muốn được ôm hôn con bò, để biết ơn nó. Ông ngoại đi tìm cho con một con bò, để con làm bạn, ông ngoại nhé. Con muốn được làm bạn với nó, được trèo lên lưng nó, để nó mang cho con đi chơi trên cánh đồng cỏ, đi chơi ở những vùng quê xanh mát, bên các con chim, bên ông ngoại ngồi bên con.
Tân gật đầu, bảo :
- Ðể ông ngoại xem có nơi nào gần, chúng ta sẽ đi chơi.
Ðêm về trong giấc ngủ ngắn, thức giấc nhiều lần, với nhiều hình ảnh một thời Việt Nam khi còn trẻ, khi tù đày, khi đoàn tụ với vợ con ở Pháp bây giờ,Tân nhớ lời đứa cháu ngoại buổi sáng, muốn làm bạn với một con bò, đi tìm một vùng quê yên tỉnh, trong thế giới, phố phường ồn ào, náo nhiệt ngày nay. Tân dự trù, cuối tuần sẽ đưa vợ và cháu ngoại đi chơi vùng ngoại ô Paris, về một nông trại nào đó, có thể không quen biết, nhưng mình sẽ nói với chủ nông trại, chỉ xin cho cháu ngoại nhìn và có thể lại gần sờ lên mình, lên lưng con bò mà cháu muốn được làm quen.
Buổi sáng, trong bữa điểm tâm với vợ, trước khi bà đi làm, Tân ngõ ý cuối tuần cả nhà đi chới về miền quê, cho Yvonne chạy nhảy, vui đùa với cỏ cây, hoa lá, gió mát thiên nhiên. Vợ Tân rất tán đồng ý kiến của chồng, nói :
- Ý kiến rất hay anh ạ, cho con bé đi chơi miền quê cho thoáng mát. Tuy nhiên em và con gái có hẹn nhau đi phố, sắm ít đồ đạt lặt vặt và ghé xuống Quận 13 mua ít thực phẩm Việt Nam và Á Ðông. Hai ông cháu cứ đi chơi thoải mái, chiều về. Em nghĩ đi về vùng quê dưới Mélun, không xa lắm, tiện đường metro và em nhớ vùng này có vài nông trại nho nhỏ, nuôi bò sữa và trồng nho.
Yvonne nghe được đi chơi vùng quê, xem con bò La Vache Qui Rit, Con Bò Cười, nhảy lên mừng rối rít, ôm hôn ông bà ngoại.
Sáng chủ nhật, hai ông cháu sau một chuyến xe ngắn, đi vào vùng quê Mélun, nhìn những dàn nho trỉu trái, xa xa từng đàn bò cả chục con đang thảnh thơi gặm cỏ, đuôi lắc lư, đánh qua lại hai bên mông và lưng như để xua đàn ruồi quấy rấy, lâu lâu kêu « ó, ọ, ó ọ » thật bình thản.
Tân giữ bé Yvonne dứng xa xa nhìn đàn bò. Một người đàn ông có vẻ chủ nông trại, đi lại, chào:
- Chào ông và chào cô bé nhỏ xinh xắn. Tôi là Francois, hân hạnh được biết quí khách đến thăm nông trại. Mời ông vào nhà nói chuyện cho vui.
Tân cúi chào đáp lễ:
- Chúng tôi làm phiền ông ngày nghỉ ngơi cuối tuần. Tôi chỉ muốn xin phép được đứng đây nhìn vườn nho và đàn bò đang gặm cỏ. Chàu ngoại của tôi, Yvonne muốn được thấy con bò sống, sau khi nhìn hình con bò La Vache Qui Rit, trên tấm bảng quảng cáo về fromage.
Francois chủ nông trại vỗ tay cười :
- Chúng tôi rất hân hạnh tiếp đón ông và cô bé. Mà ông cho tôi xin lỗi, tôi thấy hình như ông là người... Việt Nam, phải không ạ?
Lại một bất ngờ thích thú, Tân đưa hai tay lên trời, cười lớn:
- Thưa đúng quá. Tôi là người Việt Nam. Xin lỗi thế sao ông biết hay quá vậy?
- Ồ là là. Dễ hiểu lắm, vì vợ tôi cũng là người... Việt Nam. Tên bà là Nini. Hy vọng tôi đưa ông vào nhà, gâp vợ tôi ông có thể quen biết lắm đấy, cùng người Việt Nam cả mà.
Francois bước lại xin phép bồng bé Yvonne, đi đến con bò đang gặm cỏ, đặt bé lên lưng con bò. Yvonne thích thú cười vang, vỗ tay.
Một chốc Francois bế Yvonne xuống, đưa hai ông cháu Tân đi vào nhà, gọi vợ inh ỏi:
- Em ơi, em ơi có quí khách từ Việt Nam qua thăm em và chúng ta đây.
Một người đàn bà Việt Nam chạy ra, thấy Tân và bé Yvonne, tươi cười chào:
- Chào anh và cháu bé. Lâu quá chúng tôi mới hân hạnh được gặp người cùng xứ sở. Tên tôi là Nini. Thật sự tên Việt của tôi là Bích Ni, nhưng chồng tôi, Francois thích gọi Nini dễ hơn đối với người Pháp.
Tân nghe tim mình đập chậm vài nhịp. Trời ơi, Bích Ni ngày xưa và cũng là vợ của Phát, người bạn tù ở xứ Bắc, đã bỏ mình trên núi rừng trong tù đày. Trên bốn, năm mươi năm, nay gặp lại, nếu không nhắc tên, không thể nào nhận ra.
Bích Ni cũng vừa nhận ra người bạn thời thơ ấu, dù không nhớ được tên nhưng biết rằng đây là người bạn thân lắm.
Tân cười nói:
- Chúng tôi rất hân hạnh được biết chị Nini và Francois. Ðúng là tha hương ngộ ...cố... nhân. Thật là quả đất tròn và nhỏ lắm bây giờ.
Francois đi tìm quà và đồ chơi cho bé Yvonne, một con búp bê tóc hung. Chợt có tiếng điện thoại reo vang, Francois xin lỗi, bước lại cầm ống nghe, luôn miệng nói oui, oui , vâng vâng, lẫn trong tiếng cười khoái trá.
Xoay qua Nini, Francois nói nho nhỏ vài điều và xin lỗi Tân:
- Tiếc quá, tôi có việc khá gấp đến đón người bạn. Xin hẹn gặp lại anh và cháu bé Yvonne bất kỳ khi nào anh đến chơi với chúng tôi.
* * *
Bích Ni nghẹn ngào:
- Năm 1987, tôi nhận được thư mẹ tôi, trong đó có kèm lá thư nhỏ, vỏn vẹn năm dòng trên một tấm giấy vàng ố của anh Phát từ trại tù gởi qua một người bạn mang về khi được thả năm 1983 từ trại tù cải tạo miền Bắc. Anh Phát bị bệnh kiết lị khá nặng mà trại không có thuốc chữa. Anh biết rõ anh đang ở trong thời kỳ sắp chết, nên viết mấy dòng, nhờ người bạn thân nằm cạnh, khi nào được tha về, mang đến gia đình mẹ tôi ở Huế.
Tối hôm trước ngày tôi nhận được lá thư đau lòng, tôi có một giấc chiêm bao ngắn nhưng cứ làm cho tôi thao thức mãi. Trong giấc ngủ, tôi thấy một vòng ánh sáng, bay từ đỉnh tháp Effel, xuống sân nhà tôi, nơi có một con bò đang đứng gặm cỏ. Con bò kêu lên, « ó, ọ, ó ọ » mấy tiếng và vệt sáng bay lại về đỉnh tháp Effel. Tôi giật mình thức giấc, nhớ về anh Phát và cầu nguyện cho anh sớm được về, đoàn tụ với vợ con đang mong chờ. Trưa hôm đó tôi nhận được lá thư... Ðiều lạ là, nhà tôi ở lúc đó là một căn hộ nhỏ, khu nhà chung cư, làm gì có bò, mà tôi lại thấy con bò, đang gặm cỏ trước nhà. Ngay cả khi tôi thức giấc, ngồi dậy, tai tôi vẫn còn nghe tiếng con bò kêu « ó ọ, ó ọ » ngoài sân.
Bích Ni khóc ngất, khi Tân kể cho Bích Ni nghe những ngày anh và Phát cùng ở chung một lán, anh giữ trâu và anh Phát hay chỉ dẫn cho Tân cách săn sóc, cắt cỏ, lùa trâu về chuồng mỗi buổi chiều vì trước đó Phát một thời cũng giữ và chăn trâu.
Bích Ni kể, sau đó bên nhà mẹ và các anh em của Phát, ra tận ngoài Bắc, tìm lên trại tù nơi Phát mất, được chôn và may thay tấm bia mộ bằng đá sơ sài, ghi tên tuổi Phát, ngày sinh, ngày mất còn rõ. Gia đình đã mang hài cốt Phát về cải táng tại An Cựu, nghĩa trang chung cho dòng họ. Tôi đem hai con về ngồi bên mộ anh trong một buổi chiều gió lạnh.
Sau này khi trở về lại Pháp, hai con học thành tài, có gia đình. Tôi ở với gia đình con gái và rễ, một thanh niên Pháp, tôi lại có những giấc chiêm bao vòng ánh sáng bay từ đỉnh tháp Effel xuống lưng con bò gặm cỏ trước nhà.
Một hôm, cuối tuần, tôi và vợ chồng con gái về vùng ngoại ô của Paris chơi. Ðó là nông trại nho nhỏ của Francois, bà con bên mẹ của cậu rễ của tôi. Francois tiếp đón chúng tôi thật tử tế, lịch thiệp và hiếu khách. Ðang vui chơi ngoài sân cỏ, trời chợt kéo đầy mây mù và sắp có một cơn mưa đầu mùa hè. Tự nhiên tôi lại thấy vòng sáng từ một làn chớp bay sà xuống bên đầu Francois, đang đứng bên con bò đang thảnh thơi gặm cỏ. Con bò kêu lên « ó, ọ., ó ọ » mấy tiếng và sau đó mưa đổ xuống nặng hột như mưa hè bên mình.
Mối tình chắp nối cuối đời của tôi và Francois bắt đầu từ đó. Các con, cháu của tôi có cuộc sống riêng, tôi về với Francois ở nông trại nhỏ bé này, vui với cuộc sống miền thôn dã và Francois săn sóc yêu thương bên tôi.
Có tiếng còi xe tin tin ngoài sân. Bích Ni chạy ra, ôm choàng Francois vừa về. Francois xin lỗi tôi và bé Yvonne, đưa chúng tôi vào lại nhà, nói với tôi:
- Này bạn Tân của tôi, anh vào đây, tôi chỉ cho anh xem mấy bức tranh tôi mua ở Việt Nam nhân dịp chúng tôi đi thăm Việt Nam năm trước với Nini và các con của chúng tôi. Mấy bức tranh này tôi mua ở chùa Diệu Ðế ở Huế. Anh xem cho vui.
Nhìn các bức tranh bằng mực Tàu treo trên tường, tôi ngạc nhiên sững sốt. Francois đứng bên tôi nói:
- Thực sự tôi không hiểu hết ý nghĩa trong mười bức tranh này, nhưng tôi thích. Rất thích.Thế thôi. Nhín mãi các bức tranh, tôi càng thấy tâm hồn mình thanh thản, như không còn một trói buộc nào. Nhẹ nhàng. Thư thản. Trong sách bảo là An Nhiên Tự Tại. Tôi nghĩ chắc là vậy.
Tân thật đăm chiêu:
- Ðây là Mười Bức Tranh Chăn Trâu của Thiền Tông (2), tôi có nghe nói và xem trong sách, nhưng cũng chẳng hiểu bao nhiêu như Francois.
Francois cười nói:
- Nông trại của tôi không có trâu như bên Việt Nam, nên tôi thấy các con bò thay thế vào đó cũng được, phải không người bạn mới của tôi?
Bích Ni đứng phía sau nói cho Tân và Francois nghe:
- Hồi nhỏ tôi và anh Tân đây cũng từng chăn trâu với nhau đấy, Francois ạ!.
Chúng tôi cùng cười vang. Yvonne chạy ra sân, đứng bên con bò ở góc vướn đang gặm cỏ. Francois chạy ra, bế Yvonne lên. đặt ngồi lên lưng bò.
Buổi chiều xuống chầm chậm. Vài ngọn gió mát hiu hiu thổi./.
XUÂN ÐỖ
(Viết tặng bạn tôi LMV)
Ghi chú:
(1)Trích trong « Sau Cuộc Chiến” LMV& XÐ trang 55.
(2) Tranh Thập Mục Ngưu Ðồ. Mười Bức Tranh Chăn Trâu
(Thiền Sư Khuếch Am Sư Viễn vẽ, khoảng năm 1150)
(Thiền Luận Daisetz Teitaro Suzuki.
Bản dịch của Trúc Thiên & Thích Tuệ Sĩ)