7. NGÀY XƯA HOÀNG THỊ
Ngày xưa đó hỏi giờ đâu tìm thấy
Hoàng Thị xưa trong ký ức bao la
Dễ nào ai không một phút trong đời
Từng theo gót ngày xưa Hoàng Thị …
Giờ nghe lại mỗi lần trong tiếng nhạc
Vẫn lâng lâng sâu lắng tận tâm hồn
Ai bạn bè không từng đã yêu đương
Tuy cắp sách đến trường bao buổi học …
Ta vẫn nhớ Trần Cao Vân thuở trước
Hay nhớ hoài ngôi trường nhỏ Tiểu La
Trước khi vào Trần Quý Cáp Hội An
Ba mái trường đã cho ta tri thức !
Những viên gạch đầu tiên là thế đó
Còn kể thêm Trường tiểu học Thăng Bình
Đã qua rồi ngày tháng của xuân xanh
Nay tóc bạc mới ngồi ôn cả lại !
Bao bè bạn dễ nào phai trong trí
Bao thầy cô mấy thuở lại quên sao
Bao tình yêu bồng bột tháng ngày xưa
Vẫn da diết từ tuổi thơ mộng ảo …
Nay nhìn lại bao bức hình bạn cũ
Rất nhiều người đâu có thể nhận ra
Hoặc nhớ người mà không thể nhớ tên
Hoặc tên nhớ mà người đang đâu mất !
Lịch sử đó như dòng đời thế đó
Bao trùm luôn trên hết cả địa cầu
Có riêng gì đất nước Việt Nam đâu
Bao bè bạn đã thành người tứ xứ …
Văn Khoa cũ ta vẫn hoài nhớ mãi
Và Luật Khoa thật thân thiết ngày nào
Sài Gòn xưa đâu có dễ nào quên
Ngay đến cả giảng đường Khoa học !
Ta còn nhớ cả mái Trường Sinh Ngữ
Thật khiêm nhường nằm dưới tán cây cao
Với những giờ ta vào lớp ban đêm
Trăng vàng tỏa trên vòm cây thơ mộng …
Kỷ niệm đó và thân thương là thế đó
Tình cảm đây và tri thức cũng là đây
Ta biết nào khoa học với văn chương
Cả ngôn ngữ và tình người thắm đượm …
Giờ ôn lại thật vô cùng cảm động
Ta ghi ra trong phút chốc nhẹ nhàng
Mười ngón tay trên bàn phiếm vội vàng
Sợ qua mất bao nhiêu điều cảm xúc …
Để nhằm gửi tới bạn bè đây đó
Học trò xưa, cùng bạn học thân thương
Mà giờ đây đang tỏa rộng ngàn phương
Gợi nhớ lại những Ngày Xưa Hoàng Thị …
VÕ HƯNG THANH (20/7/2013)
Ngày xưa đó hỏi giờ đâu tìm thấy
Hoàng Thị xưa trong ký ức bao la
Dễ nào ai không một phút trong đời
Từng theo gót ngày xưa Hoàng Thị …
Giờ nghe lại mỗi lần trong tiếng nhạc
Vẫn lâng lâng sâu lắng tận tâm hồn
Ai bạn bè không từng đã yêu đương
Tuy cắp sách đến trường bao buổi học …
Ta vẫn nhớ Trần Cao Vân thuở trước
Hay nhớ hoài ngôi trường nhỏ Tiểu La
Trước khi vào Trần Quý Cáp Hội An
Ba mái trường đã cho ta tri thức !
Những viên gạch đầu tiên là thế đó
Còn kể thêm Trường tiểu học Thăng Bình
Đã qua rồi ngày tháng của xuân xanh
Nay tóc bạc mới ngồi ôn cả lại !
Bao bè bạn dễ nào phai trong trí
Bao thầy cô mấy thuở lại quên sao
Bao tình yêu bồng bột tháng ngày xưa
Vẫn da diết từ tuổi thơ mộng ảo …
Nay nhìn lại bao bức hình bạn cũ
Rất nhiều người đâu có thể nhận ra
Hoặc nhớ người mà không thể nhớ tên
Hoặc tên nhớ mà người đang đâu mất !
Lịch sử đó như dòng đời thế đó
Bao trùm luôn trên hết cả địa cầu
Có riêng gì đất nước Việt Nam đâu
Bao bè bạn đã thành người tứ xứ …
Văn Khoa cũ ta vẫn hoài nhớ mãi
Và Luật Khoa thật thân thiết ngày nào
Sài Gòn xưa đâu có dễ nào quên
Ngay đến cả giảng đường Khoa học !
Ta còn nhớ cả mái Trường Sinh Ngữ
Thật khiêm nhường nằm dưới tán cây cao
Với những giờ ta vào lớp ban đêm
Trăng vàng tỏa trên vòm cây thơ mộng …
Kỷ niệm đó và thân thương là thế đó
Tình cảm đây và tri thức cũng là đây
Ta biết nào khoa học với văn chương
Cả ngôn ngữ và tình người thắm đượm …
Giờ ôn lại thật vô cùng cảm động
Ta ghi ra trong phút chốc nhẹ nhàng
Mười ngón tay trên bàn phiếm vội vàng
Sợ qua mất bao nhiêu điều cảm xúc …
Để nhằm gửi tới bạn bè đây đó
Học trò xưa, cùng bạn học thân thương
Mà giờ đây đang tỏa rộng ngàn phương
Gợi nhớ lại những Ngày Xưa Hoàng Thị …
VÕ HƯNG THANH (20/7/2013)
6. LUẬN VỀ BÀI THƠ ‘KẺ SĨ’ CỦA NGUYỄN CÔNG TRỨ
ĐẠI NGÀN says: 24/04/2013 at 20:48
Nguyễn Công Trứ là nhà thơ lớn trong văn học cổ điển Việt Nam. Trong sự nghiệp thơ văn mà ông để lại có thể nói bài thơ “Kẻ Sĩ” là bài thơ tiêu biểu nhất cho nhân sinh quan cuộc đời ông đồng thời cũng là tác phẩm được nhiều người hâm mộ và luôn luôn nhắc đến qua từng thời đại.
Ông quan niệm từ cổ chỉ kim, cho dầu thời đại nào, trong dân cũng như trong thang giá trị chung của xã hội, người hiểu biết, có học vấn, người trí thức thuộc dạng kẻ sĩ, tức có bản lĩnh, có văn hóa, có đạo đức, có đức hạnh, có tâm huyết, có lý tưởng cao đẹp, vẫn được sắp đứng vào hàng đầu hay luôn luôn được nễ chuộng. Ông cho rằng từ khi có tổ chức nhà nước trong xã hội loài người, tức từ khi các quốc gia, đất nước ra đời thì danh giá và sự nghiệp của phạm trù kẻ sĩ đã luôn luôn có trước hết, vẫn luôn là vốn quí nhất.
Ý nghĩa của kẻ sĩ là ngay khi còn sống lu lấp trong thôn quê đã tỏ ra có phẩm chất nghiêm chỉnh, có tâm hồn cao quý, hòa hợp cùng mọi người, yêu quý mọi người, luôn luôn sống đúng qui cách đạo đức mà xã hội đề cao hay ràng buộc.
Nhưng chính trong ý thức đó mà kẻ sĩ luôn biết vươn lên, không chịu bằng lòng với mọi cái tầm thường. Tự rèn luyện tâm hồn, chí khí cao quý vẫn luôn là nghĩa vụ phải buộc đặt ra đối với kẻ sĩ (khí hạo nhiên), bởi vì kẻ sĩ cho điều đó là hợp với quy luật, với nghĩa lý của đất trời (chính khí).
Do đó khi còn hàn vi, chưa tạo nên sự nghiệp gì, người kẻ sĩ đúng nghĩa vẫn luôn sống an nhiên tự tọa (hiêu hiêu nhiên), không bon chen, không tự bất mãn với chính mình hay kể cả với chính cuộc đời. Nên dầu chưa gặp hoàn cảnh thuận lợi, chưa gặp điều kiện tốt để thi thố tài năng giúp đời, giúp người, giúp xã hội một cách to lớn, vẫn không bỏ lở cơ hội nào để có những ý kiến nghị luận xây dựng, giúp ích cho đời sống, cho tất cả mọi người (vài câu thanh nghị).
Do đó ông quan niệm đấu tranh cho lẽ phải, nêu cao chính nghĩa trong cuộc đời, đả phá mọi điều gì xấu xa, tiêu cực trong xã hội vẫn luôn luôn là trách nhiệm, là nghĩa vụ hàng đầu, là nhiệm vụ thường xuyên không thể bỏ qua của mọi nhân cách, mọi ý thức và tâm hồn kẻ sĩ, cho dầu trong bất kỳ hoàn cảnh hay tình huống nào cũng vậy (chính đạo, tịch tà cự bí).
Nhưng khi đã gặp thời cơ tốt, đã vào đời, đã gặp hoàn cảnh, điều kiện thuận lợi, gặp được minh quân, thì mang hết năng lực sở trường của mình ra để làm hết sức mọi điều gì có lợi cho dân, cho nước (sở tồn làm sở dụng).
Nên nếu ở nơi triều đình thì làm một kẻ công tâm, công lý, một người luôn luôn vì dân vì nước mà không bao giờ làm một kẻ xu nịnh, một kẻ công thần (ra tài lương đống).
Song nếu là một người chỉ huy ngoài mặt trận, thì luôn luôn là kẻ thao lược, có tài thắng giặc, dẹp yên được biên thùy (rạch mũi can tương).
Ấy là để nhằm lưu lại tiếng tốt cho vạn đời sau (bách thế lưu phương). Nhưng tiếng tốt đây không phải chỉ nhằm vào danh hão bản thân, mà chính là nêu cao tấm gương cho đời, cho xã hội, cho mọi người noi theo.
Đó là ý nghĩa tại sao phải trước hết là kẻ sĩ rồi sau mới là người có danh chức, địa vị xã hội, có tiếng tăm, sự nghiệp lớn. Bởi vì phẩm chất kẻ sĩ chính là thực chất, là nội dung, là cái cốt lõi, còn mọi cái gì do điều đó mang lại chỉ là sự kết quả tự nhiên của mọi cái dụng về sau. Có nghĩa sự nghiệp đúng đắn, giá trị phải là thực chất, phải có nội dung đích thật, không thể chỉ là điều thời có hay là sự lòe bịp, lừa bịp bên ngoài.
Nói khác đi, kẻ sĩ luôn phải là kẻ có tài năng, có tư chất, có thực tài đóng góp, điều hành được xã hội. Đó là cái chí hàng đầu cũng như tâm hồn luôn luôn nêu cao trước nhất của họ (kinh luân khởi tâm thượng). Nhưng kẻ sĩ toàn hảo không phải chỉ có tài về văn mà còn cũng có tài về võ. Đó chính là tài thao lược, quân sự, nếu là ý nghĩa trong thời loạn, nhằm để giúp an dân, định quốc (binh giáp tàng hung trung). Nói chung cái đầu là đầu chiến lược, còn cái bụng là cái bụng chất chứa thao lược quân sự khi gặp hoàn cảnh giặc giã, đặc thù.
Theo Nguyễn Công Trứ, tài năng đó, nghĩa vụ, trách nhiệm hay lý tưởng đó, nơi bản thân ông cũng như bản thân mọi người, đó chính là ý nghĩa của kẻ làm trai, ý nghĩa hay nghĩa vụ sống của tất cả mọi người trong cả thế giới, cả cuộc đời này (vũ trụ chi gian giai phận sự). Cái gọi là danh giá, giá trị, cái gọi là sự hào hùng thật sự của người nam nhi chính là như vậy (nam nhi đáo thử thị hào hùng).
Khi đã tạo nên được kết quả an dân định quốc, làm cho quốc gia, đất nước đã hưng vượng, tốt đẹp rồi, khi đã ra mang hết tâm huyết, tài năng để phục vụ xã hội tốt rồi, thì kẻ sĩ lại trở về với bản chất con người bình thường của mình, tức sống một cách dung dị, hoàn toàn không màng danh lợi, không màng các lợi lộc hư danh phù phiếm riêng tư nào hết (thung dung). Chỉ khi đó kẻ sĩ mới lại sống cho thật hết với chính bản thân cao quý của mình. Tức nếu là con người có tâm hồn, con người có tâm tình nghệ sĩ, thì họ sẽ sống tất cả đều chỉ bằng tâm hồn và tâm tình đó. Cuộc sống tiêu dao, xa lánh mọi ô trọc ở đời vẫn chính là như thế (hàn cốc, thanh sơn). Và tâm hồn nghệ sĩ đó (thơ, rượu, địch, đàn) chính là cái đích cuối cùng, cái thực danh cuối cùng cho sự kết thúc cuộc đời kẻ sĩ. Chính cái vòng tròn cuộc đời trong nhân sinh quan và vũ trụ quan mà Nguyễn Công Trứ quan niệm quả là như thế. Đó là cái sống hòa đồng vào trong lòng nhân sinh và trong lòng vũ trụ. Coi nghĩa vụ trong nhân sinh cũng là chức phận trong vũ trụ. Con người từ vũ trụ đi ra, nhập vào nhân sinh, rồi cuối cùng lại quay về với vũ trụ. Con người kinh bang tế thế, nhưng một khi sự nghiệp hoàn thành, lại trở về với con người nghệ sĩ, con người triết lý, con người với nhân sinh quan bao quát, cao cả và đúng nghĩa của quan điểm nhân văn, đó chính là cách sống, lối sống, mục đích sông, và cả lý tưởng sống của nhân vật tài trí lớn, đồng thời là một nhà thơ lớn, nổi danh Nguyễn Công Trứ đã luôn để lại chính dấu ấn đậm nét cho muôn đời, trong ý nghĩa của một kẻ sĩ, một trí thức chân chính, và đúng nghĩa nhân văn nhất trong lòng lịch sử phát triển của toàn dân tộc và đất nước VN chúng ta.
Tuy thế cũng còn một điều cần phải nói, đó là bài thơ phản ảnh một ý thức phong kiến, quân chủ, hay tinh thần tự do, dân chủ ? Rõ ràng ai cũng thấy họ Nguyễn chỉ nhấn mạnh đến ý nghĩa lương đống mà không hề nói gì đến tính cách ngu trung. Vả chăng triết lý Khổng Mạnh chính gốc luôn đầy tính nhân văn, dân chủ mà không hề mù quáng ngu dân như kiểu Tống Nho. Mạnh bảo giết một hôn quân bạo chúa cũng chỉ là giết một tên giặc. Tinh thần và ý thức cách mạng chân chính cũng chính là ở đó. Tinh thần cách mạng của Nguyễn Công Trứ chính là ý thức nhân văn, xã hội mà không là gì khác. Đó không phải cách mạng kiểu lôm côm, về hùa với nhau, mù quáng, xu mị, mà là tinh thần dân chủ, tự do, độc lập thật sự như chính ý nghĩa và nội dung bài thơ đã phản ảnh. Nên nói tóm lại, Nguyễn Công Trứ là người nhân bản, tiến bộ, mặc dù ông đã sống trong thời đại quân chủ phong kiến cách chúng ta đã trên một trăm năm.
VHT
(25/4/13)
1. Ở ĐỜI
Ở đời có mất đi đâu Cho dầu đứa trẻ lạc loài vậy thôi Hay dầu ông lão có râu Có không không có giống nhau ở đời Quý hồ là ở tâm người Tâm người trong sáng tâm người nhân văn Trách là bọn ngọng ca chuông Í a í ới như tuồng bùa mê Mà thôi cũng chẳng trách đời Cuộc đời ao cá sục sôi vẩn bùn Dễ chi mà có phượng hoàng Nếu càng nhìn xuống giữa lòng dân ngu … V H T (07/4/13) |