Nguyễn Thị Huờng (CHS.TQC. 1954-1959)
1. Những Ngày Tháng Cũ
Nguyen Thi Huong & Phu Quan.
Hội An là nơi chôn nhau cắt rốn của tôi. Quê nội tôi là làng Hà Mật. Quê ngọai tôi là làng Phú Bông, chuyên nghề nuôi tằm dệt lụa. Má tôi kể rằng khi có thai tôi gần đến ngày sinh thì bà cùng với một chị người làm đi đò từ làng quê xuống phố để sinh tôi tại ‘nhà thương bà Kiệm”. Sau này khi học lớp nhì trường nữ tiểu học Hội An tôi cùng với mấy nhỏ bạn có đến mua trái me tại nhà bà Kiệm. Hôm ấy tôi bị cô Tự bắt gặp ăn vụng trái me trong lớp và bị quì ở cuối lớp. Mặc dầu bị bắt quả tang tôi vẫn khóc bù lu bù loa, mặt mũi tèm lem! Nhà bà Kiệm là một ngôi nhà nhỏ giữa vườn cây um tùm. Bà Kiệm lúc ấy đã già lắm và hay mặc áo dài đen, nghiêm khắc, ít cười.
Học đến nửa năm đệ thất thì tôi rời Hội An theo gia đình vào Sài gòn, tiếp tục học đệ thất tại trường nữ Trung Học Đức Trí. Học ở trường lạ giữa đám người không quen làm tôi bỡ ngỡ và rất buồn. Giọng Quảng Nam của tôi làm nhiều bạn cùng lớp không hiểu, nhìn nhau cười càng làm tôi ngượng ngùng thêm. Tôi nhớ lại ngôi trường nhỏ ở quê nhà với bạn bè thân quen cùng nhau học hành, đùa giỡn… Nhớ những ngày Tết ba tôi dẫn tôi đến thăm và chúc Tết thầy cô; luôn dạy tôi phải nhớ ơn những người đã dạy dỗ mình. Tôi cũng còn nhớ năm học lớp năm tôi đi cùng ba tôi đến nhà Nữ ở xóm Ngọc Thành để dự đám tang của Nữ vừa qua đời vì bị bịnh. Nữ lớn hơn tôi một tuổi, vô học trước tôi, được cô giáo lớp năm giao cho việc cầm tay cho tôi tập viết những chữ abc đầu tiên. Má Nữ ôm lấy tôi khóc ngất. Những hình ảnh đầu đời đó không bao giờ tôi quên được.
Học đến nửa năm đệ thất thì tôi rời Hội An theo gia đình vào Sài gòn, tiếp tục học đệ thất tại trường nữ Trung Học Đức Trí. Học ở trường lạ giữa đám người không quen làm tôi bỡ ngỡ và rất buồn. Giọng Quảng Nam của tôi làm nhiều bạn cùng lớp không hiểu, nhìn nhau cười càng làm tôi ngượng ngùng thêm. Tôi nhớ lại ngôi trường nhỏ ở quê nhà với bạn bè thân quen cùng nhau học hành, đùa giỡn… Nhớ những ngày Tết ba tôi dẫn tôi đến thăm và chúc Tết thầy cô; luôn dạy tôi phải nhớ ơn những người đã dạy dỗ mình. Tôi cũng còn nhớ năm học lớp năm tôi đi cùng ba tôi đến nhà Nữ ở xóm Ngọc Thành để dự đám tang của Nữ vừa qua đời vì bị bịnh. Nữ lớn hơn tôi một tuổi, vô học trước tôi, được cô giáo lớp năm giao cho việc cầm tay cho tôi tập viết những chữ abc đầu tiên. Má Nữ ôm lấy tôi khóc ngất. Những hình ảnh đầu đời đó không bao giờ tôi quên được.
Rồi Sàigòn rộn lên với lọan Bình Xuyên. Nhà tôi ở khu Chợ Quán khói lửa ngút trời. Công việc làm ăn của gia đình tôi bị đình trệ. Ba má tôi quyết định gởi tôi trở về Hội An ở với ông bà nội để chờ tình hình sáng sủa hơn. Buổi sáng hôm ấy trời Sài gòn hơi se lạnh tôi đi cùng với chú tôi - khi ấy đang học năm cuối tại trường Chasseloup Laubat, Sàigòn - về lại Hội An bằng máy bay của hãng Cosara. Tôi khóc rất nhiều vì nhớ ba má và các em. Mắt tôi sưng đỏ lên, buổi sáng thức dậy không thấy đường đi, phải có người dắt đến lu nước để rửa mặt, y như một bà mù! Bà nội tôi nói: “Con ni lạ chưa, về với ông bà nội chứ có phải ở với người dưng đâu mà cứ khóc miết”. Còn chú tôi thì “Tội quá, nếu biết hắn nhớ má hắn nhiều như vậy thì con đã không dẫn hắn về”. Đến bây giờ có nhiều bạn còn hỏi tôi “Đang học năm đệ thất, Hường đi đâu mất rồi mới trở về học lại?”.
Đó là chuyện của gần sáu mươi năm về trước mà tôi tưởng như mới xảy ra cách đây mấy ngày thôi.
Cô Bốn tôi dẫn tôi đến trường Trần Quý Cáp gặp ông hiệu trưởng Tăng Dục để xin cho tôi lên học lớp đệ lục. Ông rất tử tế, nói chuyện với cô tôi rất lâu nhưng bảo tôi phải thi lên lớp. Có mấy học sinh khác chuyển trường cùng thi với tôi. Tôi thi đậu và vô học lớp đệ lục. Gặp lại bạn bè cũ tôi mừng vô cùng. Những năm đệ thất, đệ lục tôi rất mến thầy Triệp vì thầy đẹp trai và dạy vạn vật rất hay. Thầy còn in hình những con vật trong bài học vào vở cho học trò; chúng tôi không phải vẽ lại. Nhưng có một lần tôi không thấy hình trong vở vạn vật trong khi các bạn đều có. Tưởng thầy quên, tôi đem vở lên bàn thầy rụt rè nói: “Thưa thầy quên in hình cho em”. Thầy nhìn tôi mỉm cười: “Hôm qua đi ngang nhà thầy, thấy thầy đứng trước nhà mà quên chào nên thầy cũng quên in hình!”. Báo hại hôm đó tôi phải mượn vở của bạn về vẽ lại. Từ đó thấy thầy Triệp ở đâu tôi cũng cúi đầu cung kính chào mặc dầu có khi thầy cùng đi với những thầy cô khác và đang nói cười rất tươi với cô Kim Lan, không thèm để ý đến đứa học trò đang cúi đầu chào. Hồi đó chúng tôi hay ghép thầy Triệp với cô Kim Lan và tôi thấy rất xứng đôi!
Chúng tôi lớn lên, những ngô nghê của tuổi nhỏ qua đi nhường cho những tình cảm nhẹ nhàng của tuổi mới lớn. Tôi chép thơ, chép nhạc và mơ mộng vu vơ. Đời là một màu hồng trải dài trước mắt và những ước mơ như được chắp cánh bay cao. Làm sao quên được những đêm trăng lấp lánh sao trời ngồi một mình trước hiên nhà trong ánh trăng vàng mênh mông bao phủ vạn vật. Cái tĩnh mịch của đêm, cái bàng bạc lung linh của trăng như đưa tâm hồn trẻ thơ vào những chuyện thần tiên thơ mộng. Tôi thích học văn hơn học toán với những công thức khô khan khó nhớ. Tôi không nhớ là thầy toán đã dạy như thế nào và tôi học hành ra sao mà hiếm khi tôi giải được một bài toán đúng hoàn toàn. Một số bạn gái cũng kém toán như tôi. Rất may là khi lên đại học tôi đã chọn một ngành học có những bài toán không khó lắm.
Đã buồn vì dốt toán tôi còn bị thầy Khôi dạy Anh văn đuổi ra khỏi lớp hai lần. Một lần là vì khi học đến chữ “neuter”, Minh Loan đưa tay níu lỗ tai của tôi rồi cười. Tôi cũng cười theo. Thầy nhìn xuống thấy hai đứa đang cười. Thầy giận dữ mắng cho một trận nên thân và đuổi chúng tôi ra khỏi lớp trong khi bên ngòai trời lạnh căm căm. Tôi rất xấu hổ với các bạn cùng lớp và còn sợ học sinh các lớp khác nhìn thấy. Còn lần khác tôi bị đuổi ra khỏi lớp vì lơ đễnh nhìn ra cửa trong lúc thầy đang giảng bài. Sau đó thầy xin lỗi cả lớp vì sự nóng giận của mình. Tôi tự hứa sẽ học hành chăm chỉ hơn.
Rồi bốn năm trung học cũng trôi qua. Tôi thi đậu trung học đệ nhất cấp. Tôi còn nhớ ngày đi coi bảng, Bích Ngọc và tôi hồi hộp đứng bên nhau dưới bóng một cây phượng vỹ trong sân trường Phan Chu Trinh Đà Nẵng và mừng rỡ khi hai chúng tôi cùng thi đậu. Bây giờ Bích Ngọc không còn nữa, tôi rất nhớ chị. Từ Tam Kỳ, Bích Ngọc chuyển trường ra học tại trường Trần Quý Cáp. Chị xinh đẹp, hiền lành, dễ thương. Tuy học cùng lớp nhưng chị coi tôi như cô em nhỏ và hay gọi tôi là “bé Hường”, và tôi gọi Bích Ngọc bằng chị. Tôi mất liên lạc với chị rất lâu nhưng một hôm sau ngày mất nước chị đạp xe đến thăm tôi. Tôi rất mừng được gặp lại chị. Hai chị em nói chuyện về Hội An, về thầy cô bạn bè cũ và về gia đình riêng vì lúc ấy chúng tôi đã có gia đình, con cái.
Năm cuối cùng tôi học tại trường Trần Quý Cáp là năm đệ tam A. Thu Phương, Bích Ngọc, Kỳ Duyên, P. T. Ba, N. T. Bích, Mộng Loan, Bạch Tuyết, Lệ Minh, Đ. T. Minh và tôi là một đám con gái nghịch ngầm hay chọc ghẹo lẫn nhau và chọc cả mấy anh con trai học cùng lớp. Tôi còn nhớ thầy Rao giảng đi giảng lại bài ca dao “Đêm qua tát nước đầu đình…”. Mỗi lần thầy cất giọng đọc “Đêm qua” là tôi và Thu Phương đưa mắt nhìn nhau cười. Còn giờ “Luân công” của thầy Khuyến thì cả lớp im phăng phắc, không dám hó hé vì thầy rất nghiêm khắc. Thầy Khanh dạy chúng tôi hát bài “One day”. Tôi rất thích bài hát này (Phạm Duy dịch lời Việt là Khúc hát thanh xuân).Bây giờ mỗi lần nghe bài này tôi lại hình dung ra thầy Khanh và các bạn học cũ, nhớ thời hoa niên tươi đẹp đã qua.
“One day when we were young…”
Đó là chuyện của gần sáu mươi năm về trước mà tôi tưởng như mới xảy ra cách đây mấy ngày thôi.
Cô Bốn tôi dẫn tôi đến trường Trần Quý Cáp gặp ông hiệu trưởng Tăng Dục để xin cho tôi lên học lớp đệ lục. Ông rất tử tế, nói chuyện với cô tôi rất lâu nhưng bảo tôi phải thi lên lớp. Có mấy học sinh khác chuyển trường cùng thi với tôi. Tôi thi đậu và vô học lớp đệ lục. Gặp lại bạn bè cũ tôi mừng vô cùng. Những năm đệ thất, đệ lục tôi rất mến thầy Triệp vì thầy đẹp trai và dạy vạn vật rất hay. Thầy còn in hình những con vật trong bài học vào vở cho học trò; chúng tôi không phải vẽ lại. Nhưng có một lần tôi không thấy hình trong vở vạn vật trong khi các bạn đều có. Tưởng thầy quên, tôi đem vở lên bàn thầy rụt rè nói: “Thưa thầy quên in hình cho em”. Thầy nhìn tôi mỉm cười: “Hôm qua đi ngang nhà thầy, thấy thầy đứng trước nhà mà quên chào nên thầy cũng quên in hình!”. Báo hại hôm đó tôi phải mượn vở của bạn về vẽ lại. Từ đó thấy thầy Triệp ở đâu tôi cũng cúi đầu cung kính chào mặc dầu có khi thầy cùng đi với những thầy cô khác và đang nói cười rất tươi với cô Kim Lan, không thèm để ý đến đứa học trò đang cúi đầu chào. Hồi đó chúng tôi hay ghép thầy Triệp với cô Kim Lan và tôi thấy rất xứng đôi!
Chúng tôi lớn lên, những ngô nghê của tuổi nhỏ qua đi nhường cho những tình cảm nhẹ nhàng của tuổi mới lớn. Tôi chép thơ, chép nhạc và mơ mộng vu vơ. Đời là một màu hồng trải dài trước mắt và những ước mơ như được chắp cánh bay cao. Làm sao quên được những đêm trăng lấp lánh sao trời ngồi một mình trước hiên nhà trong ánh trăng vàng mênh mông bao phủ vạn vật. Cái tĩnh mịch của đêm, cái bàng bạc lung linh của trăng như đưa tâm hồn trẻ thơ vào những chuyện thần tiên thơ mộng. Tôi thích học văn hơn học toán với những công thức khô khan khó nhớ. Tôi không nhớ là thầy toán đã dạy như thế nào và tôi học hành ra sao mà hiếm khi tôi giải được một bài toán đúng hoàn toàn. Một số bạn gái cũng kém toán như tôi. Rất may là khi lên đại học tôi đã chọn một ngành học có những bài toán không khó lắm.
Đã buồn vì dốt toán tôi còn bị thầy Khôi dạy Anh văn đuổi ra khỏi lớp hai lần. Một lần là vì khi học đến chữ “neuter”, Minh Loan đưa tay níu lỗ tai của tôi rồi cười. Tôi cũng cười theo. Thầy nhìn xuống thấy hai đứa đang cười. Thầy giận dữ mắng cho một trận nên thân và đuổi chúng tôi ra khỏi lớp trong khi bên ngòai trời lạnh căm căm. Tôi rất xấu hổ với các bạn cùng lớp và còn sợ học sinh các lớp khác nhìn thấy. Còn lần khác tôi bị đuổi ra khỏi lớp vì lơ đễnh nhìn ra cửa trong lúc thầy đang giảng bài. Sau đó thầy xin lỗi cả lớp vì sự nóng giận của mình. Tôi tự hứa sẽ học hành chăm chỉ hơn.
Rồi bốn năm trung học cũng trôi qua. Tôi thi đậu trung học đệ nhất cấp. Tôi còn nhớ ngày đi coi bảng, Bích Ngọc và tôi hồi hộp đứng bên nhau dưới bóng một cây phượng vỹ trong sân trường Phan Chu Trinh Đà Nẵng và mừng rỡ khi hai chúng tôi cùng thi đậu. Bây giờ Bích Ngọc không còn nữa, tôi rất nhớ chị. Từ Tam Kỳ, Bích Ngọc chuyển trường ra học tại trường Trần Quý Cáp. Chị xinh đẹp, hiền lành, dễ thương. Tuy học cùng lớp nhưng chị coi tôi như cô em nhỏ và hay gọi tôi là “bé Hường”, và tôi gọi Bích Ngọc bằng chị. Tôi mất liên lạc với chị rất lâu nhưng một hôm sau ngày mất nước chị đạp xe đến thăm tôi. Tôi rất mừng được gặp lại chị. Hai chị em nói chuyện về Hội An, về thầy cô bạn bè cũ và về gia đình riêng vì lúc ấy chúng tôi đã có gia đình, con cái.
Năm cuối cùng tôi học tại trường Trần Quý Cáp là năm đệ tam A. Thu Phương, Bích Ngọc, Kỳ Duyên, P. T. Ba, N. T. Bích, Mộng Loan, Bạch Tuyết, Lệ Minh, Đ. T. Minh và tôi là một đám con gái nghịch ngầm hay chọc ghẹo lẫn nhau và chọc cả mấy anh con trai học cùng lớp. Tôi còn nhớ thầy Rao giảng đi giảng lại bài ca dao “Đêm qua tát nước đầu đình…”. Mỗi lần thầy cất giọng đọc “Đêm qua” là tôi và Thu Phương đưa mắt nhìn nhau cười. Còn giờ “Luân công” của thầy Khuyến thì cả lớp im phăng phắc, không dám hó hé vì thầy rất nghiêm khắc. Thầy Khanh dạy chúng tôi hát bài “One day”. Tôi rất thích bài hát này (Phạm Duy dịch lời Việt là Khúc hát thanh xuân).Bây giờ mỗi lần nghe bài này tôi lại hình dung ra thầy Khanh và các bạn học cũ, nhớ thời hoa niên tươi đẹp đã qua.
“One day when we were young…”
Ba má tôi nhiều lần bảo tôi vô lại Sàigòn nhưng tôi cứ nấn ná nhờ ông bà nội xin cho tôi ở lại Hội An. Đến cuối năm đệ tam ba má tôi gởi thư bảo tôi thu xếp để trở vô Sài gòn vì “con đã lớn rồi, ông bà thì già quá không lo cho con được, con nên vô đây để ba má săn sóc con thì tốt hơn”. Có một người bà con đi vô miền Nam, ông bà tôi nhờ bà ta dẫn tôi vô lại Sàigòn. Tôi đến từ giã Thu Phương mà lòng buồn vô hạn. Tôi nhớ Hội An êm đềm dễ thương với những ngày hè chói chang rực nắng, những ngày đông lạnh giá mưa gió bão lụt sụt sùi; nhớ bạn bè thân quen. Nhớ những buổi sáng ơi ới gọi nhau đi tập thể dục khi thành phố còn ngủ say và rồi vội vã về nhà để sửa soạn đến trường cho kịp giờ học. Nhớ những chiều đông tan học trời tối mịt mù phải đi sát vào nhau cho đỡ sợ ma! Tôi cũng nhớ một lần nghịch ngợm đẩy Lài xuống một cái hố cạn trên đường đến bến Ngọc Thành và bị Lài giận đến mấy ngày không thèm nhìn mặt! Nhượng thì đã ra đi không còn trên cõi đời này nữa. Nhượng hiền lành, hay nhường nhịn bạn bè và rất chăm học. Những đêm trăng sáng, cô Tám và tôi lên nhà Nhượng, chúng tôi ngồi trước hiên nhà trong ánh trăng bàng bạc nói với nhau đủ thứ chuyện, từ chuyện học hành đến chuyện tình cảm vu vơ của thời mới lớn. Tôi cũng nhớ anh chàng học lớp tứ hai ở trước nhà thường cho tôi mượn vở để chép bài. Mỗi khi anh ta đến nhà, tôi thường kéo ghế ở bàn học mời anh ta ngồi nhưng anh ta e lệ không bao giờ ngồi, chỉ đứng khoanh tay nói chuyện một lúc rồi ra về. Nhớ nhất là đám bạn cùng xóm ở phía trên Chùa Cầu có Lệ Chi, N. Hương, Nhượng, Lài và cô Tám. Cô Tám là cô út của tôi, lớn hơn tôi một tuổi và hai cô cháu cùng học một lớp. Cô rất thương tôi. Đi đâu chúng tôi cũng đi chung với nhau, nhiều người cứ tưởng là hai chị em sinh đôi. Cô cháu tôi không bao giờ cãi nhau. Tôi hay… mít ướt; trong nhà hễ ai nói nặng đến tôi là tôi lại khóc, kể lể “ba má tui không có ở đây nên ai cũng ăn hiếp tui!”. Vì vậy cô Tám thường nhường nhịn tôi cho… ấm êm cửa nhà! Xa Hội An người tôi thương nhớ nhất là cô Tám của tôi.
Tôi vô lại Sàigòn sau năm năm học tại trường Trần Quý Cáp Hội An. Ba tôi dẫn tôi đến trường Gia Long để xin cho tôi vô học. Chúng tôi phải tới lui nhiều lần vì trường không còn chỗ trống. Nhưng rồi có một nữ sinh chuyển trường nên tôi được vào học lớp đệ nhị rồi đệ nhất tại trường Nữ trung học Gia Long sau khi bà hiệu trưởng xem xét học bạ của tôi rất kỹ. Nữ sinh Gia Long chăm học và học rất giỏi. Tôi phải cố gắng lắm mới theo kịp họ. Tôi có mấy người bạn thân như Thanh Nga, Xuân Thi, Nhàn… nhưng không biết bây giờ các bạn ấy đang ở đâu. Chúng tôi học khá nhưng cũng nghịch ngợm không kém. Cũng vẫn trò ăn vụng trong lớp, “nói chuyện như ranh” và chọc ghẹo những nam giáo sư hiền lành. Tôi đi học bằng xe đưa rước của trường nhưng vẫn nhớ những buổi sáng ở Hội An cùng một đám bạn kéo lê guốc trên đường đến trường hoặc những lần đến nhà rủ Thu Phương đi học. Chờ cô nàng ăn sáng, chọn lựa áo quần, đủng đỉnh như một tiểu thư rất lâu làm tôi sợ trễ giờ học nhưng không dám hối thúc sợ bạn giận. Nhưng có một lần thấy sắp trễ, tôi không ghé nhà Thu Phương, đi thẳng một mạch đến trường. Thu Phương ngồi nhà chờ tôi. Hôm ấy Thu Phương bị trễ giờ, giận tôi, không thèm nhìn mặt, không nói với tôi nửa lời. Tôi rất sợ sự im lặng này! Nhưng rồi chúng tôi làm hòa với nhau và mỗi buổi sáng tôi lại rủ Thu Phương đi học. Tôi chơi thân với Thu Phương mặc dầu tính tình hai đứa khác nhau. Thu Phương mạnh dạn, xông xáo, nhiều tình cảm…Còn tôi thì e dè, nhút nhát, hay che giấu tình cảm của mình. Vậy mà hai đứa lại thân nhau, hay kể cho nhau nghe những chuyện tình cảm riêng tư, những buồn vui trong cuộc sống. Thu Phương nói chuyện rất có duyên, cười rất tươi, đôi khi pha trò cười giòn giã làm nhiều người đang buồn cũng thấy vui lây. Sau này nhờ Thu Phương và Lệ Minh mà tôi biết được tin tức bạn bè cũ sau nhiều năm xa cách. Sau khi đậu tú tài tôi thi vào đại học. Nhìn lên danh sách sinh viên năm thứ nhất tôi thấy tên Hoàng Quê và Đỗ Văn Thuận. Tôi rất vui vì đã có hai người bạn cũ tại trường Trần Quý Cáp học chung một ngành, một lớp với mình. Thỉnh thỏang chúng tôi gặp nhau trong giảng đường và trong những giờ thực tập. Lớp chúng tôi là lớp cuối cùng của chương trình học bằng tiếng Pháp trong năm năm (Ancient Régime). Tất cả bài vở bằng tiếng Pháp. Có hai giáo sư người Pháp rất nghiêm khắc. Chúng tôi phải cố gắng nhiều vì vốn liếng Pháp văn học ở trung học không đủ giúp chúng tôi hiểu bài. Năm cuối cùng trước khi tốt nghiệp Hoàng Quê và tôi thỉnh thỏang học bài, ôn bài chung vì chúng tôi phải thi lại tất cả các môn học trong năm năm học vừa qua, thi viết và vấn đáp.
Sau khi tốt nghiệp đại học tôi về làm việc tại Đà Nẵng trong hai năm. Những ngày cuối tuần tôi về Hội An thăm ông bà nội và gặp lại các bạn cũ; rủ nhau đi dạo chơi… và nhắc lại những kỷ niệm xưa. Chúng tôi đều đã trưởng thành, ra đời làm việc. Thời gian này Bạch Nga hay đến nhà tôi chơi. Những năm trung học Bạch Nga, Minh Loan và tôi thường ngồi gần nhau ở bàn đầu. Rồi Bạch Nga vào Sàigòn. Chúng tôi hay gặp nhau để chuyện trò. Khi qua đến Mỹ, định sẽ thu xếp gặp lại nhau nhưng chưa thực hiện được thì Bạch Nga đã qua đời. Tôi còn nhớ hôm ấy vừa về đến nhà sau giờ tan sở tôi nhận được điện thọai của một người bạn báo tin Bạch Nga đã qua đời trong một tai nạn xe hơi. Tai tôi lùng bùng và không tin vào tai mình nữa. Tôi khóc bạn và khóc cho kiếp người mong manh phù du.
Rồi lần lượt nhiều bạn qua Mỹ. Chúng tôi liên lạc với nhau. Trong dịp qua Cali năm ngóai ngòai các bạn nữ tôi còn gặp được các bạn nam: Trúc, Đa, Viễn… sau hơn năm mươi năm không gặp. Nếu không có được hình ảnh của các bạn này do Thu Phương gởi tặng tôi không thể nào nhận ra được. Mọi người đều đã thay đổi. Chúng tôi đang bước vào tuổi “thất thập cổ lai hy”đã có cháu nội ngọai, có người còn sắp có cháu cố!
Cách đây ba năm tôi trở về thăm lại Hội An. Chùa Cầu vẫn còn đó, dòng sông tuổi thơ vẫn còn kia nhưng Hội An không còn là Hội An êm đềm dễ thương của tôi ngày xưa nữa. Tôi trở về để nhìn lại từng góc phố, từng con đường. Để nhìn thấy sự tàn tạ của thời gian trên từng con phố nhỏ, trên những người bạn xưa. Tôi vui mừng gặp lại chị Tố Liên, cô Tám, Dương Hoa, Lê Tuyết, Lệ Chi, N. Hương… Chúng tôi hỏi thăm tin tức bạn bè và nhắc lại những kỷ niệm thời học trò.
Tôi xuống thăm lại trường xưa. Cổng trường đóng im ỉm vì học sinh đang nghỉ Tết. Những hình ảnh của tuổi học trò hiện về trong ký ức. Trường cũ còn đây nhưng người không thấy nữa. Mắt tôi nhạt nhòa. Tôi có làm một bài thơ để ghi lại cảm xúc này. Lời thơ thô thiển nhưng cũng xin chép lại đây để các bạn đọc cho vui.
Ngày Xưa
Đứng lặng trước cổng trường xưa khép kín
Hồn mở ra những năm tháng ngọt ngào Có trời xanh và hoa bướm xôn xao
Đời rất đẹp như vừa vào Nguyên đán.
Tà áo trắng, tóc thề bay lãng đãng… Mấy mươi năm như một giấc chiêm bao
Bạn bè xưa giờ lưu lạc phương nào
Thầy cô cũ biết ai còn ai mất?
Ngày xưa ấy với con tim chân thật
Mến thương nhau qua ánh mắt nụ cười Ôi một thời mắt sáng với môi tươi
Ai quên được tình thanh mai trúc mã.
Nhiều sóng gió hay dòng đời êm ả
Năm mươi năm chỉ một thóang phù du Đường ta đi đã nhuộm bóng chiều thu
Còn tiếc nuối chuỗi ngày qua đã mất.
Ta về đây qua nửa vòng trái đất
Gặp lại em thương nhớ Hội An ơi
Em biết không hồn ta bỗng chơi vơi
Mắt mờ lệ. Ôi quê hương yêu dấu.
(2/2009)
Tôi cảm ơn tất cả các bạn học cũ vẫn còn nhớ đến tôi và giữ liên lạc với tôi. Những tờ lưu bút các bạn viết cách đây hơn năm mươi năm tôi vẫn còn giữ. Màu giấy đã úa vàng, những giòng chữ đã phai màu mực nhưng rất quý giá đối với tôi vì nó ghi lại một quãng thời gian hồn nhiên tươi đẹp của tuổi học trò. Những kỷ niệm tưởng dễ quên đi; nhưng không, kỷ niệm vẫn còn mãi trong tâm tưởng. Tôi cũng không quên cảm ơn “ông Hội Trưởng” Đỗ Xuân Trúc - anh bạn cùng lớp ngày xưa học rất giỏi - vì anh đã email khuyến khích nhắc nhở chúng tôi viết bài cho Đặc San Kỷ Niệm 60 Năm TQC/HA và “gởi đi kẻo không sẽ bị trễ” nên tôi mới viết những dòng này ghi lại những kỷ niệm buồn vui trong năm năm học dưới mái trườngTrần Quý Cáp thân yêu. Ngoài kia trăng sáng đầy trời, tỏa ánh sáng dịu dàng trên vạn vật. Nghe văng vẳng đâu đây tiếng đàn thánh thót của bản “Moonlight Sonata” của nhà soạn nhạc thiên tài viết tặng một cô gái mù để cô có thể cảm nhận được cái đẹp huyền ảo của đêm trăng; như trăng đang rót những sợi tơ vàng óng ả mượt mà xuống trần gian đang ngủ say.
“Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương…”
Nhìn vầng trăng mà nhớ về quê hương yêu dấu với những kỷ niệm êm đềm của một thời đã qua, thời hoa niên tươi đẹp nhất của một đời người.
Tháng 1/2012
Tôi vô lại Sàigòn sau năm năm học tại trường Trần Quý Cáp Hội An. Ba tôi dẫn tôi đến trường Gia Long để xin cho tôi vô học. Chúng tôi phải tới lui nhiều lần vì trường không còn chỗ trống. Nhưng rồi có một nữ sinh chuyển trường nên tôi được vào học lớp đệ nhị rồi đệ nhất tại trường Nữ trung học Gia Long sau khi bà hiệu trưởng xem xét học bạ của tôi rất kỹ. Nữ sinh Gia Long chăm học và học rất giỏi. Tôi phải cố gắng lắm mới theo kịp họ. Tôi có mấy người bạn thân như Thanh Nga, Xuân Thi, Nhàn… nhưng không biết bây giờ các bạn ấy đang ở đâu. Chúng tôi học khá nhưng cũng nghịch ngợm không kém. Cũng vẫn trò ăn vụng trong lớp, “nói chuyện như ranh” và chọc ghẹo những nam giáo sư hiền lành. Tôi đi học bằng xe đưa rước của trường nhưng vẫn nhớ những buổi sáng ở Hội An cùng một đám bạn kéo lê guốc trên đường đến trường hoặc những lần đến nhà rủ Thu Phương đi học. Chờ cô nàng ăn sáng, chọn lựa áo quần, đủng đỉnh như một tiểu thư rất lâu làm tôi sợ trễ giờ học nhưng không dám hối thúc sợ bạn giận. Nhưng có một lần thấy sắp trễ, tôi không ghé nhà Thu Phương, đi thẳng một mạch đến trường. Thu Phương ngồi nhà chờ tôi. Hôm ấy Thu Phương bị trễ giờ, giận tôi, không thèm nhìn mặt, không nói với tôi nửa lời. Tôi rất sợ sự im lặng này! Nhưng rồi chúng tôi làm hòa với nhau và mỗi buổi sáng tôi lại rủ Thu Phương đi học. Tôi chơi thân với Thu Phương mặc dầu tính tình hai đứa khác nhau. Thu Phương mạnh dạn, xông xáo, nhiều tình cảm…Còn tôi thì e dè, nhút nhát, hay che giấu tình cảm của mình. Vậy mà hai đứa lại thân nhau, hay kể cho nhau nghe những chuyện tình cảm riêng tư, những buồn vui trong cuộc sống. Thu Phương nói chuyện rất có duyên, cười rất tươi, đôi khi pha trò cười giòn giã làm nhiều người đang buồn cũng thấy vui lây. Sau này nhờ Thu Phương và Lệ Minh mà tôi biết được tin tức bạn bè cũ sau nhiều năm xa cách. Sau khi đậu tú tài tôi thi vào đại học. Nhìn lên danh sách sinh viên năm thứ nhất tôi thấy tên Hoàng Quê và Đỗ Văn Thuận. Tôi rất vui vì đã có hai người bạn cũ tại trường Trần Quý Cáp học chung một ngành, một lớp với mình. Thỉnh thỏang chúng tôi gặp nhau trong giảng đường và trong những giờ thực tập. Lớp chúng tôi là lớp cuối cùng của chương trình học bằng tiếng Pháp trong năm năm (Ancient Régime). Tất cả bài vở bằng tiếng Pháp. Có hai giáo sư người Pháp rất nghiêm khắc. Chúng tôi phải cố gắng nhiều vì vốn liếng Pháp văn học ở trung học không đủ giúp chúng tôi hiểu bài. Năm cuối cùng trước khi tốt nghiệp Hoàng Quê và tôi thỉnh thỏang học bài, ôn bài chung vì chúng tôi phải thi lại tất cả các môn học trong năm năm học vừa qua, thi viết và vấn đáp.
Sau khi tốt nghiệp đại học tôi về làm việc tại Đà Nẵng trong hai năm. Những ngày cuối tuần tôi về Hội An thăm ông bà nội và gặp lại các bạn cũ; rủ nhau đi dạo chơi… và nhắc lại những kỷ niệm xưa. Chúng tôi đều đã trưởng thành, ra đời làm việc. Thời gian này Bạch Nga hay đến nhà tôi chơi. Những năm trung học Bạch Nga, Minh Loan và tôi thường ngồi gần nhau ở bàn đầu. Rồi Bạch Nga vào Sàigòn. Chúng tôi hay gặp nhau để chuyện trò. Khi qua đến Mỹ, định sẽ thu xếp gặp lại nhau nhưng chưa thực hiện được thì Bạch Nga đã qua đời. Tôi còn nhớ hôm ấy vừa về đến nhà sau giờ tan sở tôi nhận được điện thọai của một người bạn báo tin Bạch Nga đã qua đời trong một tai nạn xe hơi. Tai tôi lùng bùng và không tin vào tai mình nữa. Tôi khóc bạn và khóc cho kiếp người mong manh phù du.
Rồi lần lượt nhiều bạn qua Mỹ. Chúng tôi liên lạc với nhau. Trong dịp qua Cali năm ngóai ngòai các bạn nữ tôi còn gặp được các bạn nam: Trúc, Đa, Viễn… sau hơn năm mươi năm không gặp. Nếu không có được hình ảnh của các bạn này do Thu Phương gởi tặng tôi không thể nào nhận ra được. Mọi người đều đã thay đổi. Chúng tôi đang bước vào tuổi “thất thập cổ lai hy”đã có cháu nội ngọai, có người còn sắp có cháu cố!
Cách đây ba năm tôi trở về thăm lại Hội An. Chùa Cầu vẫn còn đó, dòng sông tuổi thơ vẫn còn kia nhưng Hội An không còn là Hội An êm đềm dễ thương của tôi ngày xưa nữa. Tôi trở về để nhìn lại từng góc phố, từng con đường. Để nhìn thấy sự tàn tạ của thời gian trên từng con phố nhỏ, trên những người bạn xưa. Tôi vui mừng gặp lại chị Tố Liên, cô Tám, Dương Hoa, Lê Tuyết, Lệ Chi, N. Hương… Chúng tôi hỏi thăm tin tức bạn bè và nhắc lại những kỷ niệm thời học trò.
Tôi xuống thăm lại trường xưa. Cổng trường đóng im ỉm vì học sinh đang nghỉ Tết. Những hình ảnh của tuổi học trò hiện về trong ký ức. Trường cũ còn đây nhưng người không thấy nữa. Mắt tôi nhạt nhòa. Tôi có làm một bài thơ để ghi lại cảm xúc này. Lời thơ thô thiển nhưng cũng xin chép lại đây để các bạn đọc cho vui.
Ngày Xưa
Đứng lặng trước cổng trường xưa khép kín
Hồn mở ra những năm tháng ngọt ngào Có trời xanh và hoa bướm xôn xao
Đời rất đẹp như vừa vào Nguyên đán.
Tà áo trắng, tóc thề bay lãng đãng… Mấy mươi năm như một giấc chiêm bao
Bạn bè xưa giờ lưu lạc phương nào
Thầy cô cũ biết ai còn ai mất?
Ngày xưa ấy với con tim chân thật
Mến thương nhau qua ánh mắt nụ cười Ôi một thời mắt sáng với môi tươi
Ai quên được tình thanh mai trúc mã.
Nhiều sóng gió hay dòng đời êm ả
Năm mươi năm chỉ một thóang phù du Đường ta đi đã nhuộm bóng chiều thu
Còn tiếc nuối chuỗi ngày qua đã mất.
Ta về đây qua nửa vòng trái đất
Gặp lại em thương nhớ Hội An ơi
Em biết không hồn ta bỗng chơi vơi
Mắt mờ lệ. Ôi quê hương yêu dấu.
(2/2009)
Tôi cảm ơn tất cả các bạn học cũ vẫn còn nhớ đến tôi và giữ liên lạc với tôi. Những tờ lưu bút các bạn viết cách đây hơn năm mươi năm tôi vẫn còn giữ. Màu giấy đã úa vàng, những giòng chữ đã phai màu mực nhưng rất quý giá đối với tôi vì nó ghi lại một quãng thời gian hồn nhiên tươi đẹp của tuổi học trò. Những kỷ niệm tưởng dễ quên đi; nhưng không, kỷ niệm vẫn còn mãi trong tâm tưởng. Tôi cũng không quên cảm ơn “ông Hội Trưởng” Đỗ Xuân Trúc - anh bạn cùng lớp ngày xưa học rất giỏi - vì anh đã email khuyến khích nhắc nhở chúng tôi viết bài cho Đặc San Kỷ Niệm 60 Năm TQC/HA và “gởi đi kẻo không sẽ bị trễ” nên tôi mới viết những dòng này ghi lại những kỷ niệm buồn vui trong năm năm học dưới mái trườngTrần Quý Cáp thân yêu. Ngoài kia trăng sáng đầy trời, tỏa ánh sáng dịu dàng trên vạn vật. Nghe văng vẳng đâu đây tiếng đàn thánh thót của bản “Moonlight Sonata” của nhà soạn nhạc thiên tài viết tặng một cô gái mù để cô có thể cảm nhận được cái đẹp huyền ảo của đêm trăng; như trăng đang rót những sợi tơ vàng óng ả mượt mà xuống trần gian đang ngủ say.
“Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương…”
Nhìn vầng trăng mà nhớ về quê hương yêu dấu với những kỷ niệm êm đềm của một thời đã qua, thời hoa niên tươi đẹp nhất của một đời người.
Tháng 1/2012