1/ Tiểu Sử
Trần Quý Cáp tên là Nghị, sau đổi thành Quý Cáp, tự Dã Hàng, Thích Phu, sinh năm Canh Ngọ (1870) tại làng Bất Nhị, nay thuộc xã Điện Phước, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, trong một gia đình nông dân. Khi học ở trường Đốc (trường tỉnh) ông nổi tiếng thông minh trong 6 người học giỏi lúc đó: Phạm Liệu, Nguyễn Đình Hiến, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Quang, Trần Quý Cáp.
Năm Giáp Thìn (1904), qua kỳ thi Hội đến thi Đình, ông trúng cách trên hai vị hoàng giáp là đình nguyên Đặng Văn Thụy (Nghệ An) và hội nguyên Huỳnh Thúc Kháng (Quảng Nam) đỗ nhất giáp đồng tiến sĩ.
Đạt được thành tích rực rỡ ấy, nhưng Trần Quý Cáp không dùng tấm bằng để tiến thân theo đường quan chức, mà muốn đem kiến thức và sở học của mình cùng một số bạn hữu có cùng chí hướng thực thi việc nâng cao dân trí, vận động cải cách xã hội. Từ một tiến sĩ Hán học, giác ngộ chủ thuyết Duy tân, ông đã trở thành con người khác, đến mức bị một số người cho là ông đã phát cuồng. Ông đi nhiều nơi trong tỉnh, đánh trống nhóm họp dân, say sưa diễn thuyết về Duy tân, đến nỗi chính quyền Nam triều phải ra lệnh cấm ông diễn thuyết.
Năm 1905, bộ ba Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp thực hiện chuyến “Nam du” qua các tỉnh duyên hải miền Trung để tìm hiểu, khảo sát tình hình thực tế ở các địa phương. Khi đến Bình Định gặp kỳ khảo hạch, các sĩ tử tập trung khá đông, ba ông đã mượn tên Đào Mộng Giác làm một bài thơ và một bài phú cùng ứng hạch. Bài thơ Chí thành thông thánh do Phan Châu Trinh chấp bút; bài phú Lương Sơn danh ngọc do họ Huỳnh và Trần chấp bút. Nội dung hai bài thơ và phú này phê phán lối học từ chương, khoa cử, lên án chính sách ngu dân, bần cùng hóa dân ta của chính quyền đương thời và đã gây một tiếng vang lớn trong giới nho sinh.
Năm 1906, ông được lệnh bổ giáo thọ phủ Thăng Bình. Đến nhiệm sở, ông mời ngay những người biết chữ Quốc ngữ, chữ Tây về dạy cho học trò, từ đó chủ trương này lan nhanh ở trong tỉnh như các trường Diên Phong, Phú Lâm, Phước Bình…
Thực dân Pháp và chính quyền Nam triều đã nhận ra nguy cơ về những hoạt động của ông, nên chúng đã đổi ông vào làm giáo thọ ở Ninh Hòa (Khánh Hòa). Năm 1908, sau khi ông vào Ninh Hòa hơn một tháng thì ở huyện Đại Lộc (Quảng Nam) bùng lên cuộc biểu tình chống thuế cự sưu.
Hốt hoảng trước phong trào đấu tranh sôi sục của quần chúng, bọn quan Nam đầu tỉnh Khánh Hòa là Án sát Nguyễn Văn Mại và bố chánh Phạm Ngọc Quát, theo mật lệnh của Khâm sứ Trung Kỳ là Lévecque, đã câu kết với tên công sứ Pháp ở đây bắt giam ông, buộc tội “đại phản nghịch”, kết án “mạc tu hữu” (chẳng cần chứng cứ) rồi đưa ra chém ở bãi Sông Cạn (Ninh Hòa).
Phan Bội Châu trong Bài điếu văn về họ Trần, đã viết: “Nhớ khi ông tới trường chém, dao đã kề cổ, còn ung dung xin với quan giám trảm cho đặt án, đốt hương, áo mão nghiêm trang, bái tạ quốc dân năm bái, rồi khẳng khái tựu hình, sắc mặt in như khi nhóm trò giảng sách”.
Còn Phan Châu Trinh trong Trung Kỳ dân biến thỉ mạt ký thì cho “cái án ấy có 8 điều oan và 6 điều gian”. Trần Quý Cáp đã ngã xuống dưới lưỡi gươm bạo tàn của tay sai phong kiến thực dân với bản án “mạc tu hữu” ngày 17-5-1908.
Ghi nhận những đóng góp của ông, chính quyền thành phố Đà Nẵng đã quyết định đặt tên một con đường mang tên Trần Quý Cáp dài 460m, rộng 7m, nối đường Bạch Đằng đến đường Đống Đa thuộc quận Hải Châu.
Năm Giáp Thìn (1904), qua kỳ thi Hội đến thi Đình, ông trúng cách trên hai vị hoàng giáp là đình nguyên Đặng Văn Thụy (Nghệ An) và hội nguyên Huỳnh Thúc Kháng (Quảng Nam) đỗ nhất giáp đồng tiến sĩ.
Đạt được thành tích rực rỡ ấy, nhưng Trần Quý Cáp không dùng tấm bằng để tiến thân theo đường quan chức, mà muốn đem kiến thức và sở học của mình cùng một số bạn hữu có cùng chí hướng thực thi việc nâng cao dân trí, vận động cải cách xã hội. Từ một tiến sĩ Hán học, giác ngộ chủ thuyết Duy tân, ông đã trở thành con người khác, đến mức bị một số người cho là ông đã phát cuồng. Ông đi nhiều nơi trong tỉnh, đánh trống nhóm họp dân, say sưa diễn thuyết về Duy tân, đến nỗi chính quyền Nam triều phải ra lệnh cấm ông diễn thuyết.
Năm 1905, bộ ba Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp thực hiện chuyến “Nam du” qua các tỉnh duyên hải miền Trung để tìm hiểu, khảo sát tình hình thực tế ở các địa phương. Khi đến Bình Định gặp kỳ khảo hạch, các sĩ tử tập trung khá đông, ba ông đã mượn tên Đào Mộng Giác làm một bài thơ và một bài phú cùng ứng hạch. Bài thơ Chí thành thông thánh do Phan Châu Trinh chấp bút; bài phú Lương Sơn danh ngọc do họ Huỳnh và Trần chấp bút. Nội dung hai bài thơ và phú này phê phán lối học từ chương, khoa cử, lên án chính sách ngu dân, bần cùng hóa dân ta của chính quyền đương thời và đã gây một tiếng vang lớn trong giới nho sinh.
Năm 1906, ông được lệnh bổ giáo thọ phủ Thăng Bình. Đến nhiệm sở, ông mời ngay những người biết chữ Quốc ngữ, chữ Tây về dạy cho học trò, từ đó chủ trương này lan nhanh ở trong tỉnh như các trường Diên Phong, Phú Lâm, Phước Bình…
Thực dân Pháp và chính quyền Nam triều đã nhận ra nguy cơ về những hoạt động của ông, nên chúng đã đổi ông vào làm giáo thọ ở Ninh Hòa (Khánh Hòa). Năm 1908, sau khi ông vào Ninh Hòa hơn một tháng thì ở huyện Đại Lộc (Quảng Nam) bùng lên cuộc biểu tình chống thuế cự sưu.
Hốt hoảng trước phong trào đấu tranh sôi sục của quần chúng, bọn quan Nam đầu tỉnh Khánh Hòa là Án sát Nguyễn Văn Mại và bố chánh Phạm Ngọc Quát, theo mật lệnh của Khâm sứ Trung Kỳ là Lévecque, đã câu kết với tên công sứ Pháp ở đây bắt giam ông, buộc tội “đại phản nghịch”, kết án “mạc tu hữu” (chẳng cần chứng cứ) rồi đưa ra chém ở bãi Sông Cạn (Ninh Hòa).
Phan Bội Châu trong Bài điếu văn về họ Trần, đã viết: “Nhớ khi ông tới trường chém, dao đã kề cổ, còn ung dung xin với quan giám trảm cho đặt án, đốt hương, áo mão nghiêm trang, bái tạ quốc dân năm bái, rồi khẳng khái tựu hình, sắc mặt in như khi nhóm trò giảng sách”.
Còn Phan Châu Trinh trong Trung Kỳ dân biến thỉ mạt ký thì cho “cái án ấy có 8 điều oan và 6 điều gian”. Trần Quý Cáp đã ngã xuống dưới lưỡi gươm bạo tàn của tay sai phong kiến thực dân với bản án “mạc tu hữu” ngày 17-5-1908.
Ghi nhận những đóng góp của ông, chính quyền thành phố Đà Nẵng đã quyết định đặt tên một con đường mang tên Trần Quý Cáp dài 460m, rộng 7m, nối đường Bạch Đằng đến đường Đống Đa thuộc quận Hải Châu.
2/ Tư liệu:
Chí sĩ Trần Quý Cáp với bản án
“Mạc Tu Hữu”
Châu Yến Loan
(Nhà biên khảo Văn Sử học,
phu nhân CHS/TQC54-58 Nguyễn Thiếu Dũng)
Trần Quý Cáp là một trong ba nhân vật khởi xướng phong trào Duy Tân, một phong trào cách mạng vô cùng sôi nổi những năm đầu thế kỷ XX.
Nói đến Trần Quý Cáp, là nói đến một nhà lãnh đạo tài ba lỗi lạc đã giữ một vai trò trọng yếu trong việc đề xướng tân học, cổ vũ dân quyền, bước đầu để tiến tới khôi phục chủ quyền cho đất nước. Vì đánh giá cao bản lĩnh của ông và để ngăn chặn phong trào chống sưu khất thuế lan rộng vào các tỉnh Nam Trung kỳ mà thực dân Pháp và quan lại Nam triều đã rắp tâm hãm hại ông. Mặc dầu không tìm ra chứng cứ, kẻ thù vẫn kết tội ông bị tử hình, người đời gọi bản án đó là "Mạc tu hữu". (1)
Trần Quý Cáp thuở nhỏ tên là Trần Nghị (2), sinh năm 1870 trong một gia đình nông nghiệp thuần phác, thân phụ vừa làm ruộng vừa đọc sách, quê ở thôn Thai La, làng Bất Nhị, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam (Nay là xã Điện Phước huyện điện Bàn, tỉnh Quảng Nam). Tuổi trẻ, Trần Nghị rất thông minh, hiếu học, đọc quyển sách nào thì hiểu và nhớ ngay nhưng nhà nghèo không có sách, may được ở gần nhà cụ Phụ đạo Nguyễn Thành Ý nhiều sách nên thường qua lại để mượn đọc. Năm 20 tuổi, ông đã nổi tiếng văn chương, được các bạn đồng song kính mến. Đến học với cụ Cử Lê Cung ở làng Nông Sơn, ông rất xuất sắc được cụ Đốc học Mã Sơn Trần Đình Phong nghe tiếng chọn về học ở trường Đốc Thanh Chiêm, được cấp học bổng và cho đổi tên thành Trần Quý Cáp, tự Dã Hàng, biệt tự Thích Phu, hiệu Thai Xuyên, ông là một trong sáu học sinh lỗi lạc của cụ Đốc học Mã Sơn gồm Phạm Liệu, Nguyễn Đình Hiến, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Quang, Trần Quý Cáp.
Tuy học giỏi, nhưng đường công danh rất lận đận, cùng dự khoa thi năm Giáp Ngọ (1894), Phạm Liệu đỗ Giải Nguyên còn ông thì hỏng trường ba. Năm Đinh Dậu (1897) ông mới đỗ Tú tài. Năm Mậu Tuất (1898) Phạm Liệu đỗ Tiến sĩ, ông không đủ điểm phải quay về học lại trường Đốc. Năm 1899, thân phụ lâm bệnh nặng, ông ở nhà lo phụng dưỡng thuốc thang, rồi thân phụ mất, ông cư tang 3 năm không đi thi. Năm 1903, ông cùng với học trò ra Huế thi Hương nhưng không đỗ, trong khi học trò của ông là Phan Bá Cảnh đỗ Cử nhân, còn ông vẫn Tú tài. Mãi đến năm 1904, ông mới được đặc cách cho thi Hội rồi thi Đình đỗ Nhất Giáp Tiến sĩ cùng khoa với Huỳnh Thúc Kháng và vượt lên trên Huỳnh Thúc Kháng. Nhân sự kiện hi hữu này, cụ Đào Nguyên Phổ có câu đối mừng, diễn tả được tất cả cái lắc léo, uẩn khúc của khoa cử ngày xưa đồng thời nói lên tài năng xuất chúng của Trần Quý Cáp:
"Tố Tiến sĩ khước dị, tố Cử nhân khước nan, ức ức dương dương vô phi tạo ý,
Áp Hội nguyên ư Đình, áp Đình nguyên ư Hội, vinh vinh quí quí, hà tất khôi khoa."
Nghĩa:
Đỗ Tiến sĩ dễ ợt, đỗ cử nhân khó khăn, đè đè đỡ đỡ, muôn việc do quyền tạo hóa ,
Đè Hội nguyên ở Đình, đè Đình nguyên ở Hội, vinh vinh quý qýí, cần gì phải chiếm khôi khoa.
Ở khoa thi nầy, lúc thi Hội, Huỳnh Thúc Kháng đỗ Hội nguyên, tiếp là Trần Quý Cáp rồi đến Đặng Văn Thụy (Thoại), nhưng khi vào thi Đình, Đặng Văn Thụy vượt lên đứng đầu bảng Đệ nhị giáp, tiếp theo là Trần Quý Cáp đứng đầu bảng Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân, sau ông còn một người nữa rồi mới đến Huỳnh Thúc Kháng.
Tuy đạt được thành tích xuất sắc nhưng Trần Quý Cáp không ra làm quan để vinh thân phì gia mà dấn thân vào con đường cách mạng, "tự gánh trách nhiệm bài xích cử nghiệp, đề xướng tân học" (Huỳnh Thúc Kháng, Tiểu truyện Thai Xuyên Trần Quý Cáp).
Năm 1904 ông cùng Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng lên tận các vùng rừng sâu nước độc, núi non hiểm trở của Quảng Nam như Phước Sơn, Thạnh Mỹ để tuyên truyền, vận động. Năm 1905, ba ông lại lên đường đi vào các tỉnh phía Nam để quan sát tình hình. Đi đến đâu các ông cũng truyền bá tư tưởng Duy Tân, cổ xuý dân quyền được nhiều người hưởng ứng. Khi đi ngang qua Bình Định gặp kỳ khảo hạch, Phan Châu Trinh đã làm bài thơ “Chí thành thông thánh” còn Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng làm bài phú “Danh sơn lương ngọc” để bài xích cái học cử nghiệp, gây một tiếng vang lớn trong giới sĩ tử và quần chúng nhân dân đương thời. Cả hai bài đều ký tên Đào Mộng Giác. Sau đó các ông lại tiếp tục lên đường vào Nam. Lúc đi ngang qua Khánh Hòa gặp chiến thuyền của Nga vào tránh bão ở vịnh Cam Ranh, các ông giả làm người bán hàng để xuống tàu chiến quan sát.
Sau khi Nam du về tỉnh nhà, Trần Quý Cáp cùng các bậc thân hào trong tỉnh bắt tay thực hiện công cuộc Duy Tân cải cách, xướng lập Hội thương, trường Tân học. Phong trào Duy Tân đã được phát động ồ ạt không chỉ riêng trong tỉnh Quảng Nam mà cả những tỉnh Nam Trung bộ.
Muốn làm việc lớn phải có lương tiền, Trần Quý Cáp lập hội buôn, mở đồn điền chính là triển khai những kế hoạch kinh tài.
Thương hội là một hoạt động khá sôi nổi của phong trào, đó là việc làm cần thiết để phát triển kinh tế và giành lại phần nào quyền lợi trong tay ngoại quốc. Các hợp thương Phong Thử, Diên Phong, thương cuộc Hội An, Phú Lâm được thành lập có tổ chức quy củ để thoát khỏi một tình trạng thương nghiệp lạc hậu, tư bản thiếu hụt để tiến vào nền thương nghiệp có đoàn thể, có tư bản lớn, có chi nhánh để hiện đại hoá thương nghiệp, vừa bảo đảm việc sản xuất quốc nội vừa tranh thương với người nước ngoài. Thương hội không chỉ tổ chức trong tỉnh nhà mà còn mở rộng ra các tỉnh khác như hợp thương ở Huế, Triều Dương ở Nghệ An, Công ty Liên Thành ở Phan Thiết v.v…
Năm (1906), thực hiện chủ trương "Dĩ nông hợp quần", Trần Quý Cáp lập nông hội Cờ Vĩ. Trong "Cuộc đời và hoạt động của chí sĩ Trần Quý Cáp", ông Trần Huỳnh Sách có ghi: “Tháng tư năm Bính Ngọ (1906), tiên sinh (Trần Quý Cáp) cùng Bang Kỳ Lam Nguyễn Tán, các ông Cử Phan Thúc Duyện, Lê Bá Trinh, Hồ Thanh Vân và tôi lên nguồn núi Dùi Chiêng tìm sở rẫy Cờ Vĩ để khẩn hoang. Thấy đất linh láng màu mỡ tốt, bèn về mộ phu lên làm. Lúc ấy dân chưa nhận thức, người sợ nước độc, kẻ sợ xa nhà nên không ai chịu đi. Tiên sinh phải ra thuê một sở ruộng làng Cẩm Nê chỗ giáp giới huyện Hòa Vang với phủ Điện Bàn, diện tích ước chừng hai mươi mẫu để lập nông hội. Tiên sinh đứng ra tổ chức và trông coi sự làm ruộng ấy, mục đích để lấy hoa lợi tiếp tế cho anh em du học.
Cờ Vĩ là một vùng rừng núi nằm về phía tây của huyện Quế Sơn. Từ Trung Phước đi đò ngược sông Thu Bồn qua Phường Rạnh rồi mới tới Dùi Chiêng. Nơi đây tuy đất đai màu mỡ nhưng đi lại khó khăn. Năm 1904 đi lên vùng này tuyên truyền cách mạng, Trần Quý Cáp đã có câu đối tức cảnh:
Lúc lắc đò đưa: Tí, Sé, Kẽm
Gập ghềnh chân bước: gành, truông, đèo.(3)
để mô tả con đường hiểm trở này đồng thời ngụ ý chỉ con đường vận động Duy Tân ban đầu cũng gian nan như vậy. Ở đây, muốn vận chuyển hàng hoá chỉ có cách phải gánh nông phẩm đến khe Sé rồi mới chuyển xuống thuyền. Không chỉ ngao ngán vì giao thông trở ngại mà còn run sợ vì cái độc địa, hiểm ác của vùng sơn địa hoang vu. Những cơn run rẩy, vật vã của bệnh sốt rét rừng, những tiếng hổ rống, cú kêu, những trận gió rít trong đêm khuya đã làm nản lòng người, khiến các sĩ phu không chịu nổi phải rời bỏ nông trường Cờ Vĩ rút về Cẩm Nê (Yến Nê).
Lúc đang ở Cẩm Nê, Trần Quý Cáp được chiếu chỉ của triều đình Huế bổ chức Giáo thọ Thăng Bình. Về sự kiện này, ông Trần Huỳnh Sách có ghi: “Năm Bính Ngọ 1906 đương ở sở nông hội Cẩm Nê, tiên sinh đắc chỉ bổ chức Giáo thọ phủ Thăng Bình thuộc tỉnh nhà, tiên sinh không muốn đi, nhưng thân bằng lấy sự nhà nghèo và mẹ già khuyến khích mãi, tiên sinh mới đi”. (Cuộc đời và hoạt động của chí sĩ Trần Quý Cáp).
Trong bài thơ khóc Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng cũng viết: "Làm quan vì mẹ há vì tiền".
"Đến nơi (Thăng Bình) tiên sinh mở lớp Tây học ngay trong trường giáo, rước thầy về dạy chữ Pháp và chữ quốc ngữ, học trò xa gần đến nơi học có hơn đôi trăm người. Tiên sinh lại thường vào trong dân gian để diễn thuyết cực lực bài xích lối học khoa cử và đề xướng tân học".
(Trần Huỳnh Sách, Cuộc đời và hoạt động của chí sĩ Trần Quý Cáp).
Ở cương vị Giáo thọ, Trần Quý Cáp đã có cơ hội làm một cuộc cách mạng giáo dục, hợp pháp hoá chủ trương dạy chữ quốc ngữ, truyền bá tân học. Ông đã biến ngôi trường của chính quyền theo lối học khoa cử cũ thành ngôi trường lớn của Duy Tân theo lối học mới, tiến bộ. Trường dạy chữ quốc ngữ, chữ Tây, dạy các môn khoa học tự nhiên và xã hội, dạy thủ công, thể dục, võ thuật, chú trọng thực dụng và có tính cách hướng nghiệp. Đó là lối giáo dục Tòan diện nhằm đào tạo những con người có thực tài với một bộ óc sáng suốt trong một thân thể tráng kiện. Ông còn tổ chức những buổi diễn thuyết cổ động cho tân học gây được xúc động mạnh mẽ trong hàng ngũ thân hào nhân sĩ khiến họ tự nguyện góp công, góp của dựng lên những ngôi trường Duy Tân trong các xóm làng, mời thầy về dạy chữ quốc ngữ, chữ Tây. Không đầy sáu tháng, 40 trường tân học đã mọc lên khắp nơi, nhiều trường đã gây được ảnh hưởng lớn, uy tín vang khắp tỉnh như trường Phú Lâm, Diên Phong, Phước Bình, Cẩm Toại v.v...
Lúc bấy giờ có một số sĩ phu tân học có tinh thần vọng ngoại muốn nhờ nước ngoài giúp đỡ để đánh đuổi thực dân, ông thấy cái bệnh vọng ngoại có thể đến “dịch chủ vi nô” làm cho ông rất lo buồn. “Ông cho rằng muốn chữa bệnh cuồng nhiệt vọng ngoại ngoài phương thuốc tự trị không gì hơn” (Huỳnh Thúc Kháng, Tiểu truyện Thai Xuyên Trần Quý Cáp), nên ông viết bài Sĩ phu tự trị luận thẳng thắn công kích họ.
Những việc làm của ông Giáo thọ Thăng Bình để phổ biến tân học, vận động Duy Tân được quần chúng hưởng ứng mạnh mẽ, gây tiếng vang lớn làm cho giới cựu học phải gai mắt, nhà cầm quyền xem như kẻ thù, do đó mới đổi ông vào làm Giáo thọ Ninh Hòa (Khánh Hòa) với mục đích tách ông ra khỏi phong trào cách mạng đang sôi sục ở Quảng Nam.
Năm 1908 ông vào Ninh Hòa chưa được bao lâu, thì cuộc biểu tình chống sưu khất thuế nổ ra ở Quảng Nam rồi lan nhanh đến các tỉnh khác của Trung kỳ từ Phú Yên đến Hà Tĩnh. Mặc dù phong trào chưa nổi lên ở Khánh Hòa và dù không có bằng chứng cụ thể Trần Quý Cáp vẫn bị bắt và bị xử chém một cách vội vàng.
Trong tiểu truyện Thai Xuyên Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng đã viết: “Năm Mậu Thân (1908) sau khi vào đến Ninh Hòa hơn một tháng, vừa dân huyện Đại Lộc nổi lên xin xâu, lan tràn đến tận các phủ huyện khác, rồi trong vòng một tuần rộng đến khắp xứ, trong đến Phú Yên, ngoài đến Hà Tĩnh.
Tiên sinh tuy đã vào miền Nam, nhưng vì cớ lãnh tụ phái tân học lại đề xướng nhân quyền, tự do cũng như cụ Tây Hồ vậy, làm cho nhà đương đạo Khánh Hòa chú mục, kiểm soát thư từ ra vào thấy có đôi câu cho là chủ động, kết án “Mạc tu hữu” (không cần có tội danh gì), Tiên sinh lên đoạn đầu đài, thật là thê thảm! Trong lịch sử huyết lệ, tiên sinh là người thứ nhất! Than ôi! Đau đớn thay! Mà cũng oanh liệt thay!”.
Về bản án “Mạc tu hữu”, những người đương thời đã cho rằng Trần Quý Cáp bị quan lại Nam triều hãm hại vì tư thù, vì muốn mau được thăng quan tiến chức, vì sợ liên lụy mà giết người diệt khẩu v.v...
Trong “Cuộc đời và hoạt động của chí sĩ Trần Quý Cáp” ông Trần Huỳnh Sách, người đã theo học với Trần Quý Cáp hơn 15 năm đã viết: “Bọn quan tỉnh Khánh Hòa lúc bấy giờ có Án sát Nguyễn Văn Mại vốn đã có tư thù với tiên sinh trong khi y làm Bố chánh tỉnh Quảng Nam, cùng với Bố chánh Phạm Ngọc Quát nắm lấy cơ hội, tha hồ cho chúng trổ tài nịnh hót để rồi cầu cho mau mau tấn chức thăng quan. Chúng cho bắt tiên sinh giam vào ngục, rồi một mặt cho vào nhà lục soát các thư từ qua lại để tìm cho ra một manh mối để làm tang chứng. Chúng soát được một cái thơ của tôi vừa mới gởi vào cho tiên sinh trong vỏn vẹn chỉ có mấy câu:
“Ngô hạt Đại Lộc sĩ phu tổ chức khất sưu, tuần nhựt diên cập Tòan kỳ, thử ngô bối bình nhựt, tư tưởng chi sở bất cập” (Sĩ phu huyện Đại Lộc tỉnh ta tổ chức xin xâu tuần nhựt mà gần khắp Trung kỳ, sự ấy bình nhựt chúng ta không nghĩ đến).
Còn Tri phủ Điện Bàn là Trần Văn Thống vốn có tư thù với Trần Quý Cáp về bài thơ “Cái trống” nên đã xui sử việc đổi ông vào Khánh Hòa. Sau đó Thống bị dân phủ Điện Bàn làm nhục trong việc xin xâu nên khi dẫn lính đến lục soát nhà Cử nhân Phan Thúc Duyện ở làng Phong Thử bắt được lá thư của Trần Quý Cáp mới gởi về liền đưa ngay vào cho quan tỉnh Khánh Hòa kết tội. Trong thư chỉ có câu:“Cận văn ngô châu thử cử, khoái thậm! khoái thậm!” (Gần đây được nghe tỉnh ta cử hành việc ấy, sướng lắm! sướng lắm!).
Cả hai thư bắt được đều chứng tỏ Trần Quý Cáp không có tham dự, không chủ mưu về việc xin xâu, thế mà bọn quan lại mưu mô với nhau kết án ông một cách vô nhân đạo.
Thật là chúng cậy cường quyền mà làm tay sai, hãm hại người có lương tâm vô tội để dâng công cho đắc lực”.
Châu bản triều Duy Tân đã ghi bản án như sau: “Trần Quý Cáp là người trong hàng khoa mục, dám mưu toan làm việc bất quỹ, trước khi cùng Huỳnh Thúc Kháng, Phan Châu Trinh và Hòang Thượng Trung lén theo nước khác (Nhật Bản), mưu làm phản nghịch, tuy mưu mà chưa thực hành, nhưng nghiệm thi văn do y soạn, từ khi bột mạn, nay lại lén tàng trữ ngụy chỉ (các tập của Sào Nam Tử); vả lại thân làm sư phạm, mà ép người cắt tóc, thì gần đây gây nên đảng Nam Nghĩa làm càn, chưa chắc là không phải do bọn ấy bình nhật mê hoặc dân chúng sinh sự mà ra, chứng cứ minh bạch, sự tích rõ ràng, tội thật không oan uổng...Vậy Trần Quý Cáp, xin chiếu luật mưu phản đại nghịch, xử lăng trì, xử tử...”.
(Nguyễn Thế Anh, Phong trào kháng thuế miền Trung năm 1908 qua các châu bản triều Duy Tân, tr 105,106).
Theo Phan Châu Trinh, trong bản điều trần bằng Pháp văn, ngày 8/4/1912 tại Paris về “Vụ giết hại nhà nho nổi tiếng Trần Quý Cáp” có nói:
"... Thủ phạm của vụ mưu sát này đã được tôi nêu đích danh nhiều lần, chính là Phạm Ngọc Quát, lúc bấy giờ là Bố chánh của tỉnh Khánh Hòa. Hắn là bậc thầy về gian xảo. Khi quan Tòan quyền Beau ra lệnh khuyên bảo dân chúng mở trường học và lập các công ty thương mại, Phạm Ngọc Quát liền không bỏ lỡ cơ hội để tỏ ra sốt sắng, nhằm được thăng quan tiến chức và được đồng bào khen ngợi. Hắn đã hướng dẫn cho dân chúng trong tỉnh thực hiện các ý định của vị quan đứng đầu thuộc địa và đã cử nạn nhân sau này của hắn là ông Trần Quý Cáp đến với dân, khuyến khích dân lập các hội buôn. Về phần mình, hắn thu gom vốn tại tỉnh Bình Thuận. Giữa lúc đó, bỗng xảy ra các cuộc biểu tình ở Quảng Nam và sau đó, chính quyền đã thiết lập trong tất cả các tỉnh có trường học và hội buôn một chế độ trấn áp nho sĩ. Phạm Ngọc Quát sợ phải trả lời về những chỉ thị mà hắn đã gửi đến ông Trần Quý Cáp có liên quan đến những trường học và hội buôn được thành lập. Hắn đón trước trách nhiệm của mình về việc trên bằng cách thủ tiêu ông Trần Quý Cáp trong một cuộc hành quyết vội vàng và trắng trợn, vì ông có thể là một nhân chứng gây nhiều rắc rối cho hắn. Hơn nữa, tên khốn nạn này được Khâm Sứ Trung kỳ Lévecque khích lệ bằng lệnh cho các nhà chức trách cấp tỉnh thẳng tay tàn sát nói rằng để giữ uy tín cho Nhà nước”.
(Lê thị Kinh, Phan Châu Trinh qua những tài liệu mới, Q4, T1, tr. 274, 275).
Cũng theo Trần Huỳnh Sách, Án sát Nguyễn Mại có tư thù với Trần Quý Cáp từ khi Nguyễn Mại làm Bố Chánh tỉnh Quảng Nam. Năm Nhâm Dần (1902), Nguyễn Mại mời ông về dinh dạy cho con được hai tháng. Thường ngày sau khi trống đánh ba hồi, quan ngồi chễm chệ giữa công đường, xã dân đến hầu mỗi người bưng một mâm lễ, đặt dưới đất, ngoài sân cho quan ngó thấy rồi sắp hàng lạy. Đối với dân thì quan hầm hét: nào giang nọc đánh, nào ngăm chặt đầu, gông cổ v.v... Đã thế nhưng điều đáng buồn là khi nghe có Tây nào đến thì ôi thôi! Áo không kịp gài, giày không kịp mang, chỉ biết đứng nghe, tên thông ngôn nói chi thì dạ nấy.
Thấy thế ông phát tức mà nổi nóng mắng chửi tàn tệ, làm cho ông Bố phải ra lệnh nghỉ dạy rồi đem lòng căm tức ông ngay từ đấy.
(Cuộc đời và hoạt động của chí sĩ Trần Quý Cáp).
Không biết có phải vì tư thù mà Án sát Nguyễn Mại đã nhúng tay vào việc kết án Trần Quý Cáp như Trần Huỳnh Sách đã nói hay không?
Còn trong Lô Giang tiểu sử (4), dưới tiêu đề “Năm mươi mốt tuổi (1908) - Mậu Thân - Duy Tân 2”, Nguyễn Mại có giải bày về vụ án Trần Quý Cáp. Ông nói rằng lúc ông làm quan ở Quảng Nam, Trần Quý Cáp là thượng hạng học sinh tú tài ở tỉnh ngang hàng với Phạm Liệu và Huỳnh Thúc Kháng, những khi ông rảnh thường lui tới trường học cùng với ông Đốc học Trần Đình Phong duyệt quyển bình văn. Đối với Trần Quý Cáp ông có tình thầy trò. Lúc Trần Quý Cáp bị bắt giam ở Khánh Hòa, ông đang bị đau mắt, theo lời yêu cầu của công sứ, ông đã giao những giấy tờ của Trần Quý Cáp đã gởi cho ông cho Tòa tỉnh. Sau khi ông khỏi bệnh về tỉnh xét lại những giấy đó thấy không có gì là phiến động. Thư của Trần Quý Cáp trả lời cho bạn cũng khuyên không nên bạo động, bạo động là hành vi không có giá trị.
Nguyễn Mại nói, do Ấm Trực - một thanh niên ở Khánh Hòa - khi bị tra tấn đã khai rằng, năm trước đồng bối với Trần Quý Cáp có nhiều người vào Khánh Hòa muốn đáp tàu Nga để sang Nhật Bản, cùng vài hành vi ngôn ngữ phản đối của Trần Quý Cáp nên Công sứ đã lấy đó làm bằng chứng. Còn theo lời khai của Trần Quý Cáp, thì ngoài việc đọc sách, nuôi mẹ già, không biết chi nữa.
Nguyễn Mại còn viết: “Ta cầm viết tả khoản Trần Quân lâm nạn đến đây không thể trương giấy mài mực, dang tay cầm bút. Vì đâu nên nỗi? - Từ khi Công sứ thôi thúc kết liễu việc Trần quân, ta đáp: tội Trần quân chỉ một tên thanh niên khai ra, mà Trần quân không nhìn nhận. Còn một bọn can khoản ấy lại giam ở kinh, vậy xin giải Trần quân về kinh để tiện đối chứng. Công sứ y lời ta, trình về Viện thẩm phúc. Lâu cũng chẳng có tin lại. Sau tiếp Tòa Công sứ sao điện văn của Tòa Khâm phúc rằng án Trần quân chiếu điều khoản 309 cùng 321 hình luật mà xử. Tại tỉnh ngạc nhiên, điện về Viện thẩm xét. Liên tiếp Viện phúc đáp y như Tòa Khâm xét nghĩ. Án Trần quân thành vậy.
Việc xảy ra ngày tháng tư năm ấy. Ôi! Ta có lòng nào giết Trần quân, mà Trần quân chết lại do tay ta. Bài trần tình trong ngục mà làm gì? Tuy nhiên khiến ta lúc ở Khánh Hòa ăn không ngồi rồi, không mưu việc chấn chỉnh học vụ, không chăm việc cải lương học giới, thì Trần quân đâu có đến đây, đất sông Cạn, cầu Phước Thạnh, đâu phải là nơi Trần quân chết?”
(Lô Giang tiểu sử, tr. 128, 129,130, 131).
Lời thanh minh của Nguyễn Mại thật là chí tình nhưng còn sự thực trắng đen thế nào thì chưa nói được vì chưa có bằng chứng chính xác.
“Tri nhân tri diện bất tri tâm” hoặc “Nào ai lấy thước mà đo lòng người”.
Hẳn là tiền nhân cũng từng lưu ý nhắc nhở cho chúng ta cần thận trọng đó chăng!
Cũng trong sách “Phan Châu Trinh qua những tài liệu mới” bà Lê thị Kinh có chú thích:“Trực tiếp quyết định giết cụ Trần là Khâm sứ và Công sứ Khánh Hòa. Chúng đã đánh giá bản lĩnh của cụ và chủ định giết cụ để ngăn chặn phong trào lan rộng vào các tỉnh Nam Trung kỳ. Trong các báo cáo gởi Bộ Thuộc địa năm 1908, Tòan quyền lâm thời Bonhoure đã khen ngợi hành động kiên quyết và nhạy bén nầy của Khâm sứ”. (Q4, T1, tr 272).
Vì rút kinh nghiệm sau vụ “làm đúng thủ tục, giao triều đình Huế xử các vị đại khoa” mà không giết được Phan Châu Trinh, Khâm sứ Lévecque đã đích thân chỉ đạo giết Trần Quý Cáp ngay tại Khánh Hòa chứ không đưa về Huế. (sđd, Q1, T1).
Chế độ thuộc địa làm gì có công lý, muốn bắt ai thì bắt, giết ai thì cứ giết, cần gì phải có bằng chứng.
Những tài liệu trên cho thấy chính thực dân Pháp đã quyết định bản án “Mạc tu hữu” còn quan lại Nam triều vì tư thù, tư lợi, đã tiếp tay cho kẻ thù sát hại ông.
Ông bị chém ngày 17 tháng 5 năm Mậu Thân (1908) bên cầu Phước Thạnh, sông Cạn, tỉnh Khánh Hòa trong tư thế hiên ngang của người anh hùng thung dung tựu nghĩa.
Về cái chết anh dũng của ông, Phan Bội Châu trong Văn tế Thai Xuyên Trần Quý Cáp có viết: “Nhớ khi ông ra tới trường chém, dao đã kề cổ, còn thung dung xin với quan giám trảm, cho đặt án đốt hương, áo mão nghiêm trang, bái tạ quốc dân ngũ bái, rồi khẳng khái tựu hình, sắc mặt in như khi nhóm trò giảng sách!”.
Thi hài của ông tạm táng ở đây vài năm, sau đó học trò của ông là Trần Huỳnh Sách cùng thân nhân vào đem di hài về an táng ở quê nhà. Khi đưa di hài ngang qua Bình Định, Nguyễn Đình Hiến, lúc bấy giờ đang làm tri huyện ở đó, đã lập hương án trước dinh của mình, khăn áo chỉnh tề nghinh đón, bái khóc khiến người qua lại đều sụt sùi cảm động. Nguyễn Đình Hiến đã bất chấp sự giám sát của cường quyền, tỏ lòng tôn kính nhà chí sĩ cách mạng đã hy sinh vì nước vì dân và bày tỏ nghĩa tình với người bạn đồng song của mình. Mặc dù khi làm việc này, Nguyễn Đình Hiến thừa biết rằng quan lại và thực dân Pháp sẽ không để yên cho ông.
Sự hy sinh cao cả của Trần Quý Cáp khiến cho toàn thể nhân dân Việt Nam vô cùng kính phục, tiếc thương. Nhiều nhà cách mạng, thân hào nhân sĩ, môn đệ, đã làm thơ, câu đối để khóc ông, tiêu biểu như Huỳnh Thúc Kháng lúc bấy giờ đang bị giam trong nhà lao Quảng Nam, được hung tín có làm bài thơ:
Khóc Thai Xuyên Trần Quý Cáp
Thư kiếm tiêu nhiên độc xuất môn
Nhứt quan thác lạc vị thân tồn
Trực tương tân học khai nô lũy
Thùy tín dân quyền chủng họa côn
Bồng đảo xuân phong huyền viễn mộng
Nha trang thu thảo khấp anh hồn
Khả lân nhứt biệt thành thiên cổ
Đà nẵng phân khâm tửu thượng ôn
Dịch:
Gươm sách xăm xăm tách dặm miền
Làm quan vì mẹ há vì tiền!
Quyết đem học mới thay nô kiếp
Ai biết quyền dân nảy họa nguyên
Bồng đảo gió chưa đưa giấc mộng
Nha Trang cỏ đã khóc hồn thiêng
Chia tay chén rượu còn đương nóng
Đà Nẵng đưa nhau lúc xuống thuyền.
Bài thơ chỉ có tám câu nhưng đã nói đầy đủ ý tình: từ lý do đi nhận chức Giáo thọ đến việc thực thi lý tưởng cứu nước, cứu dân và sự hy sinh cao cả của Trần Quý Cáp. Hai câu kết nói về tình bạn, tình đồng chí sâu nặng giữa hai nhà lãnh đạo của phong trào Duy Tân một cách khéo léo qua việc gợi lại buổi chia tay tại Đà Nẵng khi Huỳnh Thúc Kháng tiễn đưa Trần Quý Cáp vào Khánh Hòa:
Khả liên nhất biệt thành thiên cổ,
Đà Nẵng phân khâm tửu thượng ôn.
Chén rượu chia tay còn nóng, những lời Trần Quý Cáp ân cần ủy thác việc thương, việc học trong tỉnh cho Huỳnh Thúc Kháng lúc xuống thuyền vẫn còn như văng vẳng bên tai mà người bạn thâm giao, người đồng chí đã thành người thiên cổ. Thật đau xót biết dường nào!
Bài thơ nói về sự hy sinh, mất mát mà không bi luỵ, tình cảm sâu nặng mà không thảm thiết, rất phù hợp với phong cách của một nhà cách mạng khóc một nhà cách mạng.
Phan Châu Trinh, trong nhà tù Côn đảo cũng có bài thơ khóc Trần Quý Cáp:
Anh biết cho chăng hỡi Dã Hàng!
Thình lình sóng dậy cửa Nha Trang
Lời nguyền trời đất còn ghi tạc
Giọt máu non sông đã chảy tràn
Tinh vệ nghìn năm hờn khó dứt
Đỗ quyên muôn kiếp oán chưa tan
Phan Bội Châu khóc ông bằng một bài văn tế và đôi liễn điếu rất nổi tiếng:
"Ngọc toái bất ngõa toàn, tam tự ngục, hàn sơn hải khấp;
Hồng khinh nhi thái trọng, thiên thu luận định, nhật tinh huyền" .
Nghĩa:
Ngọc nát hơn ngói lành, ba chữ ngục thành, khóc rền núi biển;
Lông hồng nhẹ mà non Thái nặng, nghìn năm luận định chói rạng trời sao.
Bình luận về ý nghĩa sâu sắc của câu đối này, Phạm Phú Hưu đã viết:
“ ...Nó là một tiếng rống khóc làm chuyển động sơn hà mà giọt lệ lâm ly đương thấm dầm qua thế hệ. Nó nhắc lại cái phong độ khẳng khái của kẻ trượng phu, đồng thời cũng nêu lên một nhân sinh quan cao rộng cho ai muốn đưa đời sống của mình vượt lên trên cái sàn sàn mặt đất. Nó là tảng đá liệng vào khu vườn âm u sầm uất của phong kiến độc tài đã vùi lấp bao nhiêu cái cao đẹp. Nó là một phát ngôn viên trung thành cho Nho giáo chánh tông, cho kẻ sĩ xứng danh, hé cái màn cho đời thấy thế nào là “sát thân thành nhân” hay “xả thân thủ nghĩa”.
Bao nhiêu tình cảm thống thiết, bao nhiêu ý nghĩa của sự hy sinh cao cả đã chứa trọn trong hai câu văn giàu hình ảnh tượng trưng đó. Nhà cách mạng Phan Bội Châu nơi đất khách quê người đã nhỏ lệ khóc người đồng chí ở quê nhà trong cái bước gian lao của quốc gia điên đảo thì thử hỏi còn người Việt Nam nào mà không khóc? Con sông Cạn ở Khánh Hòa đến mùa nắng thì nước khô nhưng nơi cầu Phước Thạnh nước không bao giờ ráo, phải chăng cả sông núi đất trời đều khóc trước cái chết của người anh hùng đã hiến dâng cuộc đời mình cho tổ quốc, cho nhân dân lúc mới tròn 38 tuổi.
Kẻ thù tưởng rằng giết Trần Quý Cáp là dập tắt phong trào nhưng chúng đã lầm! Lịch sử đã chứng minh một cách hùng hồn rằng: tấm lòng tận trung báo quốc cùng tinh thần cách mạng của ông vẫn luôn được gìn giữ và phát huy ở mỗi người dân Việt.
Châu Yến Loan
Chú thích:
(1) Chẳng cần có tội. Muốn giết thì giết cũng như Tần Cối giết Nhạc Phi.
(2) Đặt tên Nghị với mong ước ông là người có văn tài và tấm lòng lo nước như Giã Nghị đời Hán.
(3) Bến Tý, khe Sé, hòn Kẽm, gành Ngô, truông Tranh, đèo Le đều thuộc huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.
(4) Lô Giang là hiệu của Nguyễn Mại.
“Mạc Tu Hữu”
Châu Yến Loan
(Nhà biên khảo Văn Sử học,
phu nhân CHS/TQC54-58 Nguyễn Thiếu Dũng)
Trần Quý Cáp là một trong ba nhân vật khởi xướng phong trào Duy Tân, một phong trào cách mạng vô cùng sôi nổi những năm đầu thế kỷ XX.
Nói đến Trần Quý Cáp, là nói đến một nhà lãnh đạo tài ba lỗi lạc đã giữ một vai trò trọng yếu trong việc đề xướng tân học, cổ vũ dân quyền, bước đầu để tiến tới khôi phục chủ quyền cho đất nước. Vì đánh giá cao bản lĩnh của ông và để ngăn chặn phong trào chống sưu khất thuế lan rộng vào các tỉnh Nam Trung kỳ mà thực dân Pháp và quan lại Nam triều đã rắp tâm hãm hại ông. Mặc dầu không tìm ra chứng cứ, kẻ thù vẫn kết tội ông bị tử hình, người đời gọi bản án đó là "Mạc tu hữu". (1)
Trần Quý Cáp thuở nhỏ tên là Trần Nghị (2), sinh năm 1870 trong một gia đình nông nghiệp thuần phác, thân phụ vừa làm ruộng vừa đọc sách, quê ở thôn Thai La, làng Bất Nhị, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam (Nay là xã Điện Phước huyện điện Bàn, tỉnh Quảng Nam). Tuổi trẻ, Trần Nghị rất thông minh, hiếu học, đọc quyển sách nào thì hiểu và nhớ ngay nhưng nhà nghèo không có sách, may được ở gần nhà cụ Phụ đạo Nguyễn Thành Ý nhiều sách nên thường qua lại để mượn đọc. Năm 20 tuổi, ông đã nổi tiếng văn chương, được các bạn đồng song kính mến. Đến học với cụ Cử Lê Cung ở làng Nông Sơn, ông rất xuất sắc được cụ Đốc học Mã Sơn Trần Đình Phong nghe tiếng chọn về học ở trường Đốc Thanh Chiêm, được cấp học bổng và cho đổi tên thành Trần Quý Cáp, tự Dã Hàng, biệt tự Thích Phu, hiệu Thai Xuyên, ông là một trong sáu học sinh lỗi lạc của cụ Đốc học Mã Sơn gồm Phạm Liệu, Nguyễn Đình Hiến, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Quang, Trần Quý Cáp.
Tuy học giỏi, nhưng đường công danh rất lận đận, cùng dự khoa thi năm Giáp Ngọ (1894), Phạm Liệu đỗ Giải Nguyên còn ông thì hỏng trường ba. Năm Đinh Dậu (1897) ông mới đỗ Tú tài. Năm Mậu Tuất (1898) Phạm Liệu đỗ Tiến sĩ, ông không đủ điểm phải quay về học lại trường Đốc. Năm 1899, thân phụ lâm bệnh nặng, ông ở nhà lo phụng dưỡng thuốc thang, rồi thân phụ mất, ông cư tang 3 năm không đi thi. Năm 1903, ông cùng với học trò ra Huế thi Hương nhưng không đỗ, trong khi học trò của ông là Phan Bá Cảnh đỗ Cử nhân, còn ông vẫn Tú tài. Mãi đến năm 1904, ông mới được đặc cách cho thi Hội rồi thi Đình đỗ Nhất Giáp Tiến sĩ cùng khoa với Huỳnh Thúc Kháng và vượt lên trên Huỳnh Thúc Kháng. Nhân sự kiện hi hữu này, cụ Đào Nguyên Phổ có câu đối mừng, diễn tả được tất cả cái lắc léo, uẩn khúc của khoa cử ngày xưa đồng thời nói lên tài năng xuất chúng của Trần Quý Cáp:
"Tố Tiến sĩ khước dị, tố Cử nhân khước nan, ức ức dương dương vô phi tạo ý,
Áp Hội nguyên ư Đình, áp Đình nguyên ư Hội, vinh vinh quí quí, hà tất khôi khoa."
Nghĩa:
Đỗ Tiến sĩ dễ ợt, đỗ cử nhân khó khăn, đè đè đỡ đỡ, muôn việc do quyền tạo hóa ,
Đè Hội nguyên ở Đình, đè Đình nguyên ở Hội, vinh vinh quý qýí, cần gì phải chiếm khôi khoa.
Ở khoa thi nầy, lúc thi Hội, Huỳnh Thúc Kháng đỗ Hội nguyên, tiếp là Trần Quý Cáp rồi đến Đặng Văn Thụy (Thoại), nhưng khi vào thi Đình, Đặng Văn Thụy vượt lên đứng đầu bảng Đệ nhị giáp, tiếp theo là Trần Quý Cáp đứng đầu bảng Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân, sau ông còn một người nữa rồi mới đến Huỳnh Thúc Kháng.
Tuy đạt được thành tích xuất sắc nhưng Trần Quý Cáp không ra làm quan để vinh thân phì gia mà dấn thân vào con đường cách mạng, "tự gánh trách nhiệm bài xích cử nghiệp, đề xướng tân học" (Huỳnh Thúc Kháng, Tiểu truyện Thai Xuyên Trần Quý Cáp).
Năm 1904 ông cùng Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng lên tận các vùng rừng sâu nước độc, núi non hiểm trở của Quảng Nam như Phước Sơn, Thạnh Mỹ để tuyên truyền, vận động. Năm 1905, ba ông lại lên đường đi vào các tỉnh phía Nam để quan sát tình hình. Đi đến đâu các ông cũng truyền bá tư tưởng Duy Tân, cổ xuý dân quyền được nhiều người hưởng ứng. Khi đi ngang qua Bình Định gặp kỳ khảo hạch, Phan Châu Trinh đã làm bài thơ “Chí thành thông thánh” còn Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng làm bài phú “Danh sơn lương ngọc” để bài xích cái học cử nghiệp, gây một tiếng vang lớn trong giới sĩ tử và quần chúng nhân dân đương thời. Cả hai bài đều ký tên Đào Mộng Giác. Sau đó các ông lại tiếp tục lên đường vào Nam. Lúc đi ngang qua Khánh Hòa gặp chiến thuyền của Nga vào tránh bão ở vịnh Cam Ranh, các ông giả làm người bán hàng để xuống tàu chiến quan sát.
Sau khi Nam du về tỉnh nhà, Trần Quý Cáp cùng các bậc thân hào trong tỉnh bắt tay thực hiện công cuộc Duy Tân cải cách, xướng lập Hội thương, trường Tân học. Phong trào Duy Tân đã được phát động ồ ạt không chỉ riêng trong tỉnh Quảng Nam mà cả những tỉnh Nam Trung bộ.
Muốn làm việc lớn phải có lương tiền, Trần Quý Cáp lập hội buôn, mở đồn điền chính là triển khai những kế hoạch kinh tài.
Thương hội là một hoạt động khá sôi nổi của phong trào, đó là việc làm cần thiết để phát triển kinh tế và giành lại phần nào quyền lợi trong tay ngoại quốc. Các hợp thương Phong Thử, Diên Phong, thương cuộc Hội An, Phú Lâm được thành lập có tổ chức quy củ để thoát khỏi một tình trạng thương nghiệp lạc hậu, tư bản thiếu hụt để tiến vào nền thương nghiệp có đoàn thể, có tư bản lớn, có chi nhánh để hiện đại hoá thương nghiệp, vừa bảo đảm việc sản xuất quốc nội vừa tranh thương với người nước ngoài. Thương hội không chỉ tổ chức trong tỉnh nhà mà còn mở rộng ra các tỉnh khác như hợp thương ở Huế, Triều Dương ở Nghệ An, Công ty Liên Thành ở Phan Thiết v.v…
Năm (1906), thực hiện chủ trương "Dĩ nông hợp quần", Trần Quý Cáp lập nông hội Cờ Vĩ. Trong "Cuộc đời và hoạt động của chí sĩ Trần Quý Cáp", ông Trần Huỳnh Sách có ghi: “Tháng tư năm Bính Ngọ (1906), tiên sinh (Trần Quý Cáp) cùng Bang Kỳ Lam Nguyễn Tán, các ông Cử Phan Thúc Duyện, Lê Bá Trinh, Hồ Thanh Vân và tôi lên nguồn núi Dùi Chiêng tìm sở rẫy Cờ Vĩ để khẩn hoang. Thấy đất linh láng màu mỡ tốt, bèn về mộ phu lên làm. Lúc ấy dân chưa nhận thức, người sợ nước độc, kẻ sợ xa nhà nên không ai chịu đi. Tiên sinh phải ra thuê một sở ruộng làng Cẩm Nê chỗ giáp giới huyện Hòa Vang với phủ Điện Bàn, diện tích ước chừng hai mươi mẫu để lập nông hội. Tiên sinh đứng ra tổ chức và trông coi sự làm ruộng ấy, mục đích để lấy hoa lợi tiếp tế cho anh em du học.
Cờ Vĩ là một vùng rừng núi nằm về phía tây của huyện Quế Sơn. Từ Trung Phước đi đò ngược sông Thu Bồn qua Phường Rạnh rồi mới tới Dùi Chiêng. Nơi đây tuy đất đai màu mỡ nhưng đi lại khó khăn. Năm 1904 đi lên vùng này tuyên truyền cách mạng, Trần Quý Cáp đã có câu đối tức cảnh:
Lúc lắc đò đưa: Tí, Sé, Kẽm
Gập ghềnh chân bước: gành, truông, đèo.(3)
để mô tả con đường hiểm trở này đồng thời ngụ ý chỉ con đường vận động Duy Tân ban đầu cũng gian nan như vậy. Ở đây, muốn vận chuyển hàng hoá chỉ có cách phải gánh nông phẩm đến khe Sé rồi mới chuyển xuống thuyền. Không chỉ ngao ngán vì giao thông trở ngại mà còn run sợ vì cái độc địa, hiểm ác của vùng sơn địa hoang vu. Những cơn run rẩy, vật vã của bệnh sốt rét rừng, những tiếng hổ rống, cú kêu, những trận gió rít trong đêm khuya đã làm nản lòng người, khiến các sĩ phu không chịu nổi phải rời bỏ nông trường Cờ Vĩ rút về Cẩm Nê (Yến Nê).
Lúc đang ở Cẩm Nê, Trần Quý Cáp được chiếu chỉ của triều đình Huế bổ chức Giáo thọ Thăng Bình. Về sự kiện này, ông Trần Huỳnh Sách có ghi: “Năm Bính Ngọ 1906 đương ở sở nông hội Cẩm Nê, tiên sinh đắc chỉ bổ chức Giáo thọ phủ Thăng Bình thuộc tỉnh nhà, tiên sinh không muốn đi, nhưng thân bằng lấy sự nhà nghèo và mẹ già khuyến khích mãi, tiên sinh mới đi”. (Cuộc đời và hoạt động của chí sĩ Trần Quý Cáp).
Trong bài thơ khóc Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng cũng viết: "Làm quan vì mẹ há vì tiền".
"Đến nơi (Thăng Bình) tiên sinh mở lớp Tây học ngay trong trường giáo, rước thầy về dạy chữ Pháp và chữ quốc ngữ, học trò xa gần đến nơi học có hơn đôi trăm người. Tiên sinh lại thường vào trong dân gian để diễn thuyết cực lực bài xích lối học khoa cử và đề xướng tân học".
(Trần Huỳnh Sách, Cuộc đời và hoạt động của chí sĩ Trần Quý Cáp).
Ở cương vị Giáo thọ, Trần Quý Cáp đã có cơ hội làm một cuộc cách mạng giáo dục, hợp pháp hoá chủ trương dạy chữ quốc ngữ, truyền bá tân học. Ông đã biến ngôi trường của chính quyền theo lối học khoa cử cũ thành ngôi trường lớn của Duy Tân theo lối học mới, tiến bộ. Trường dạy chữ quốc ngữ, chữ Tây, dạy các môn khoa học tự nhiên và xã hội, dạy thủ công, thể dục, võ thuật, chú trọng thực dụng và có tính cách hướng nghiệp. Đó là lối giáo dục Tòan diện nhằm đào tạo những con người có thực tài với một bộ óc sáng suốt trong một thân thể tráng kiện. Ông còn tổ chức những buổi diễn thuyết cổ động cho tân học gây được xúc động mạnh mẽ trong hàng ngũ thân hào nhân sĩ khiến họ tự nguyện góp công, góp của dựng lên những ngôi trường Duy Tân trong các xóm làng, mời thầy về dạy chữ quốc ngữ, chữ Tây. Không đầy sáu tháng, 40 trường tân học đã mọc lên khắp nơi, nhiều trường đã gây được ảnh hưởng lớn, uy tín vang khắp tỉnh như trường Phú Lâm, Diên Phong, Phước Bình, Cẩm Toại v.v...
Lúc bấy giờ có một số sĩ phu tân học có tinh thần vọng ngoại muốn nhờ nước ngoài giúp đỡ để đánh đuổi thực dân, ông thấy cái bệnh vọng ngoại có thể đến “dịch chủ vi nô” làm cho ông rất lo buồn. “Ông cho rằng muốn chữa bệnh cuồng nhiệt vọng ngoại ngoài phương thuốc tự trị không gì hơn” (Huỳnh Thúc Kháng, Tiểu truyện Thai Xuyên Trần Quý Cáp), nên ông viết bài Sĩ phu tự trị luận thẳng thắn công kích họ.
Những việc làm của ông Giáo thọ Thăng Bình để phổ biến tân học, vận động Duy Tân được quần chúng hưởng ứng mạnh mẽ, gây tiếng vang lớn làm cho giới cựu học phải gai mắt, nhà cầm quyền xem như kẻ thù, do đó mới đổi ông vào làm Giáo thọ Ninh Hòa (Khánh Hòa) với mục đích tách ông ra khỏi phong trào cách mạng đang sôi sục ở Quảng Nam.
Năm 1908 ông vào Ninh Hòa chưa được bao lâu, thì cuộc biểu tình chống sưu khất thuế nổ ra ở Quảng Nam rồi lan nhanh đến các tỉnh khác của Trung kỳ từ Phú Yên đến Hà Tĩnh. Mặc dù phong trào chưa nổi lên ở Khánh Hòa và dù không có bằng chứng cụ thể Trần Quý Cáp vẫn bị bắt và bị xử chém một cách vội vàng.
Trong tiểu truyện Thai Xuyên Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng đã viết: “Năm Mậu Thân (1908) sau khi vào đến Ninh Hòa hơn một tháng, vừa dân huyện Đại Lộc nổi lên xin xâu, lan tràn đến tận các phủ huyện khác, rồi trong vòng một tuần rộng đến khắp xứ, trong đến Phú Yên, ngoài đến Hà Tĩnh.
Tiên sinh tuy đã vào miền Nam, nhưng vì cớ lãnh tụ phái tân học lại đề xướng nhân quyền, tự do cũng như cụ Tây Hồ vậy, làm cho nhà đương đạo Khánh Hòa chú mục, kiểm soát thư từ ra vào thấy có đôi câu cho là chủ động, kết án “Mạc tu hữu” (không cần có tội danh gì), Tiên sinh lên đoạn đầu đài, thật là thê thảm! Trong lịch sử huyết lệ, tiên sinh là người thứ nhất! Than ôi! Đau đớn thay! Mà cũng oanh liệt thay!”.
Về bản án “Mạc tu hữu”, những người đương thời đã cho rằng Trần Quý Cáp bị quan lại Nam triều hãm hại vì tư thù, vì muốn mau được thăng quan tiến chức, vì sợ liên lụy mà giết người diệt khẩu v.v...
Trong “Cuộc đời và hoạt động của chí sĩ Trần Quý Cáp” ông Trần Huỳnh Sách, người đã theo học với Trần Quý Cáp hơn 15 năm đã viết: “Bọn quan tỉnh Khánh Hòa lúc bấy giờ có Án sát Nguyễn Văn Mại vốn đã có tư thù với tiên sinh trong khi y làm Bố chánh tỉnh Quảng Nam, cùng với Bố chánh Phạm Ngọc Quát nắm lấy cơ hội, tha hồ cho chúng trổ tài nịnh hót để rồi cầu cho mau mau tấn chức thăng quan. Chúng cho bắt tiên sinh giam vào ngục, rồi một mặt cho vào nhà lục soát các thư từ qua lại để tìm cho ra một manh mối để làm tang chứng. Chúng soát được một cái thơ của tôi vừa mới gởi vào cho tiên sinh trong vỏn vẹn chỉ có mấy câu:
“Ngô hạt Đại Lộc sĩ phu tổ chức khất sưu, tuần nhựt diên cập Tòan kỳ, thử ngô bối bình nhựt, tư tưởng chi sở bất cập” (Sĩ phu huyện Đại Lộc tỉnh ta tổ chức xin xâu tuần nhựt mà gần khắp Trung kỳ, sự ấy bình nhựt chúng ta không nghĩ đến).
Còn Tri phủ Điện Bàn là Trần Văn Thống vốn có tư thù với Trần Quý Cáp về bài thơ “Cái trống” nên đã xui sử việc đổi ông vào Khánh Hòa. Sau đó Thống bị dân phủ Điện Bàn làm nhục trong việc xin xâu nên khi dẫn lính đến lục soát nhà Cử nhân Phan Thúc Duyện ở làng Phong Thử bắt được lá thư của Trần Quý Cáp mới gởi về liền đưa ngay vào cho quan tỉnh Khánh Hòa kết tội. Trong thư chỉ có câu:“Cận văn ngô châu thử cử, khoái thậm! khoái thậm!” (Gần đây được nghe tỉnh ta cử hành việc ấy, sướng lắm! sướng lắm!).
Cả hai thư bắt được đều chứng tỏ Trần Quý Cáp không có tham dự, không chủ mưu về việc xin xâu, thế mà bọn quan lại mưu mô với nhau kết án ông một cách vô nhân đạo.
Thật là chúng cậy cường quyền mà làm tay sai, hãm hại người có lương tâm vô tội để dâng công cho đắc lực”.
Châu bản triều Duy Tân đã ghi bản án như sau: “Trần Quý Cáp là người trong hàng khoa mục, dám mưu toan làm việc bất quỹ, trước khi cùng Huỳnh Thúc Kháng, Phan Châu Trinh và Hòang Thượng Trung lén theo nước khác (Nhật Bản), mưu làm phản nghịch, tuy mưu mà chưa thực hành, nhưng nghiệm thi văn do y soạn, từ khi bột mạn, nay lại lén tàng trữ ngụy chỉ (các tập của Sào Nam Tử); vả lại thân làm sư phạm, mà ép người cắt tóc, thì gần đây gây nên đảng Nam Nghĩa làm càn, chưa chắc là không phải do bọn ấy bình nhật mê hoặc dân chúng sinh sự mà ra, chứng cứ minh bạch, sự tích rõ ràng, tội thật không oan uổng...Vậy Trần Quý Cáp, xin chiếu luật mưu phản đại nghịch, xử lăng trì, xử tử...”.
(Nguyễn Thế Anh, Phong trào kháng thuế miền Trung năm 1908 qua các châu bản triều Duy Tân, tr 105,106).
Theo Phan Châu Trinh, trong bản điều trần bằng Pháp văn, ngày 8/4/1912 tại Paris về “Vụ giết hại nhà nho nổi tiếng Trần Quý Cáp” có nói:
"... Thủ phạm của vụ mưu sát này đã được tôi nêu đích danh nhiều lần, chính là Phạm Ngọc Quát, lúc bấy giờ là Bố chánh của tỉnh Khánh Hòa. Hắn là bậc thầy về gian xảo. Khi quan Tòan quyền Beau ra lệnh khuyên bảo dân chúng mở trường học và lập các công ty thương mại, Phạm Ngọc Quát liền không bỏ lỡ cơ hội để tỏ ra sốt sắng, nhằm được thăng quan tiến chức và được đồng bào khen ngợi. Hắn đã hướng dẫn cho dân chúng trong tỉnh thực hiện các ý định của vị quan đứng đầu thuộc địa và đã cử nạn nhân sau này của hắn là ông Trần Quý Cáp đến với dân, khuyến khích dân lập các hội buôn. Về phần mình, hắn thu gom vốn tại tỉnh Bình Thuận. Giữa lúc đó, bỗng xảy ra các cuộc biểu tình ở Quảng Nam và sau đó, chính quyền đã thiết lập trong tất cả các tỉnh có trường học và hội buôn một chế độ trấn áp nho sĩ. Phạm Ngọc Quát sợ phải trả lời về những chỉ thị mà hắn đã gửi đến ông Trần Quý Cáp có liên quan đến những trường học và hội buôn được thành lập. Hắn đón trước trách nhiệm của mình về việc trên bằng cách thủ tiêu ông Trần Quý Cáp trong một cuộc hành quyết vội vàng và trắng trợn, vì ông có thể là một nhân chứng gây nhiều rắc rối cho hắn. Hơn nữa, tên khốn nạn này được Khâm Sứ Trung kỳ Lévecque khích lệ bằng lệnh cho các nhà chức trách cấp tỉnh thẳng tay tàn sát nói rằng để giữ uy tín cho Nhà nước”.
(Lê thị Kinh, Phan Châu Trinh qua những tài liệu mới, Q4, T1, tr. 274, 275).
Cũng theo Trần Huỳnh Sách, Án sát Nguyễn Mại có tư thù với Trần Quý Cáp từ khi Nguyễn Mại làm Bố Chánh tỉnh Quảng Nam. Năm Nhâm Dần (1902), Nguyễn Mại mời ông về dinh dạy cho con được hai tháng. Thường ngày sau khi trống đánh ba hồi, quan ngồi chễm chệ giữa công đường, xã dân đến hầu mỗi người bưng một mâm lễ, đặt dưới đất, ngoài sân cho quan ngó thấy rồi sắp hàng lạy. Đối với dân thì quan hầm hét: nào giang nọc đánh, nào ngăm chặt đầu, gông cổ v.v... Đã thế nhưng điều đáng buồn là khi nghe có Tây nào đến thì ôi thôi! Áo không kịp gài, giày không kịp mang, chỉ biết đứng nghe, tên thông ngôn nói chi thì dạ nấy.
Thấy thế ông phát tức mà nổi nóng mắng chửi tàn tệ, làm cho ông Bố phải ra lệnh nghỉ dạy rồi đem lòng căm tức ông ngay từ đấy.
(Cuộc đời và hoạt động của chí sĩ Trần Quý Cáp).
Không biết có phải vì tư thù mà Án sát Nguyễn Mại đã nhúng tay vào việc kết án Trần Quý Cáp như Trần Huỳnh Sách đã nói hay không?
Còn trong Lô Giang tiểu sử (4), dưới tiêu đề “Năm mươi mốt tuổi (1908) - Mậu Thân - Duy Tân 2”, Nguyễn Mại có giải bày về vụ án Trần Quý Cáp. Ông nói rằng lúc ông làm quan ở Quảng Nam, Trần Quý Cáp là thượng hạng học sinh tú tài ở tỉnh ngang hàng với Phạm Liệu và Huỳnh Thúc Kháng, những khi ông rảnh thường lui tới trường học cùng với ông Đốc học Trần Đình Phong duyệt quyển bình văn. Đối với Trần Quý Cáp ông có tình thầy trò. Lúc Trần Quý Cáp bị bắt giam ở Khánh Hòa, ông đang bị đau mắt, theo lời yêu cầu của công sứ, ông đã giao những giấy tờ của Trần Quý Cáp đã gởi cho ông cho Tòa tỉnh. Sau khi ông khỏi bệnh về tỉnh xét lại những giấy đó thấy không có gì là phiến động. Thư của Trần Quý Cáp trả lời cho bạn cũng khuyên không nên bạo động, bạo động là hành vi không có giá trị.
Nguyễn Mại nói, do Ấm Trực - một thanh niên ở Khánh Hòa - khi bị tra tấn đã khai rằng, năm trước đồng bối với Trần Quý Cáp có nhiều người vào Khánh Hòa muốn đáp tàu Nga để sang Nhật Bản, cùng vài hành vi ngôn ngữ phản đối của Trần Quý Cáp nên Công sứ đã lấy đó làm bằng chứng. Còn theo lời khai của Trần Quý Cáp, thì ngoài việc đọc sách, nuôi mẹ già, không biết chi nữa.
Nguyễn Mại còn viết: “Ta cầm viết tả khoản Trần Quân lâm nạn đến đây không thể trương giấy mài mực, dang tay cầm bút. Vì đâu nên nỗi? - Từ khi Công sứ thôi thúc kết liễu việc Trần quân, ta đáp: tội Trần quân chỉ một tên thanh niên khai ra, mà Trần quân không nhìn nhận. Còn một bọn can khoản ấy lại giam ở kinh, vậy xin giải Trần quân về kinh để tiện đối chứng. Công sứ y lời ta, trình về Viện thẩm phúc. Lâu cũng chẳng có tin lại. Sau tiếp Tòa Công sứ sao điện văn của Tòa Khâm phúc rằng án Trần quân chiếu điều khoản 309 cùng 321 hình luật mà xử. Tại tỉnh ngạc nhiên, điện về Viện thẩm xét. Liên tiếp Viện phúc đáp y như Tòa Khâm xét nghĩ. Án Trần quân thành vậy.
Việc xảy ra ngày tháng tư năm ấy. Ôi! Ta có lòng nào giết Trần quân, mà Trần quân chết lại do tay ta. Bài trần tình trong ngục mà làm gì? Tuy nhiên khiến ta lúc ở Khánh Hòa ăn không ngồi rồi, không mưu việc chấn chỉnh học vụ, không chăm việc cải lương học giới, thì Trần quân đâu có đến đây, đất sông Cạn, cầu Phước Thạnh, đâu phải là nơi Trần quân chết?”
(Lô Giang tiểu sử, tr. 128, 129,130, 131).
Lời thanh minh của Nguyễn Mại thật là chí tình nhưng còn sự thực trắng đen thế nào thì chưa nói được vì chưa có bằng chứng chính xác.
“Tri nhân tri diện bất tri tâm” hoặc “Nào ai lấy thước mà đo lòng người”.
Hẳn là tiền nhân cũng từng lưu ý nhắc nhở cho chúng ta cần thận trọng đó chăng!
Cũng trong sách “Phan Châu Trinh qua những tài liệu mới” bà Lê thị Kinh có chú thích:“Trực tiếp quyết định giết cụ Trần là Khâm sứ và Công sứ Khánh Hòa. Chúng đã đánh giá bản lĩnh của cụ và chủ định giết cụ để ngăn chặn phong trào lan rộng vào các tỉnh Nam Trung kỳ. Trong các báo cáo gởi Bộ Thuộc địa năm 1908, Tòan quyền lâm thời Bonhoure đã khen ngợi hành động kiên quyết và nhạy bén nầy của Khâm sứ”. (Q4, T1, tr 272).
Vì rút kinh nghiệm sau vụ “làm đúng thủ tục, giao triều đình Huế xử các vị đại khoa” mà không giết được Phan Châu Trinh, Khâm sứ Lévecque đã đích thân chỉ đạo giết Trần Quý Cáp ngay tại Khánh Hòa chứ không đưa về Huế. (sđd, Q1, T1).
Chế độ thuộc địa làm gì có công lý, muốn bắt ai thì bắt, giết ai thì cứ giết, cần gì phải có bằng chứng.
Những tài liệu trên cho thấy chính thực dân Pháp đã quyết định bản án “Mạc tu hữu” còn quan lại Nam triều vì tư thù, tư lợi, đã tiếp tay cho kẻ thù sát hại ông.
Ông bị chém ngày 17 tháng 5 năm Mậu Thân (1908) bên cầu Phước Thạnh, sông Cạn, tỉnh Khánh Hòa trong tư thế hiên ngang của người anh hùng thung dung tựu nghĩa.
Về cái chết anh dũng của ông, Phan Bội Châu trong Văn tế Thai Xuyên Trần Quý Cáp có viết: “Nhớ khi ông ra tới trường chém, dao đã kề cổ, còn thung dung xin với quan giám trảm, cho đặt án đốt hương, áo mão nghiêm trang, bái tạ quốc dân ngũ bái, rồi khẳng khái tựu hình, sắc mặt in như khi nhóm trò giảng sách!”.
Thi hài của ông tạm táng ở đây vài năm, sau đó học trò của ông là Trần Huỳnh Sách cùng thân nhân vào đem di hài về an táng ở quê nhà. Khi đưa di hài ngang qua Bình Định, Nguyễn Đình Hiến, lúc bấy giờ đang làm tri huyện ở đó, đã lập hương án trước dinh của mình, khăn áo chỉnh tề nghinh đón, bái khóc khiến người qua lại đều sụt sùi cảm động. Nguyễn Đình Hiến đã bất chấp sự giám sát của cường quyền, tỏ lòng tôn kính nhà chí sĩ cách mạng đã hy sinh vì nước vì dân và bày tỏ nghĩa tình với người bạn đồng song của mình. Mặc dù khi làm việc này, Nguyễn Đình Hiến thừa biết rằng quan lại và thực dân Pháp sẽ không để yên cho ông.
Sự hy sinh cao cả của Trần Quý Cáp khiến cho toàn thể nhân dân Việt Nam vô cùng kính phục, tiếc thương. Nhiều nhà cách mạng, thân hào nhân sĩ, môn đệ, đã làm thơ, câu đối để khóc ông, tiêu biểu như Huỳnh Thúc Kháng lúc bấy giờ đang bị giam trong nhà lao Quảng Nam, được hung tín có làm bài thơ:
Khóc Thai Xuyên Trần Quý Cáp
Thư kiếm tiêu nhiên độc xuất môn
Nhứt quan thác lạc vị thân tồn
Trực tương tân học khai nô lũy
Thùy tín dân quyền chủng họa côn
Bồng đảo xuân phong huyền viễn mộng
Nha trang thu thảo khấp anh hồn
Khả lân nhứt biệt thành thiên cổ
Đà nẵng phân khâm tửu thượng ôn
Dịch:
Gươm sách xăm xăm tách dặm miền
Làm quan vì mẹ há vì tiền!
Quyết đem học mới thay nô kiếp
Ai biết quyền dân nảy họa nguyên
Bồng đảo gió chưa đưa giấc mộng
Nha Trang cỏ đã khóc hồn thiêng
Chia tay chén rượu còn đương nóng
Đà Nẵng đưa nhau lúc xuống thuyền.
Bài thơ chỉ có tám câu nhưng đã nói đầy đủ ý tình: từ lý do đi nhận chức Giáo thọ đến việc thực thi lý tưởng cứu nước, cứu dân và sự hy sinh cao cả của Trần Quý Cáp. Hai câu kết nói về tình bạn, tình đồng chí sâu nặng giữa hai nhà lãnh đạo của phong trào Duy Tân một cách khéo léo qua việc gợi lại buổi chia tay tại Đà Nẵng khi Huỳnh Thúc Kháng tiễn đưa Trần Quý Cáp vào Khánh Hòa:
Khả liên nhất biệt thành thiên cổ,
Đà Nẵng phân khâm tửu thượng ôn.
Chén rượu chia tay còn nóng, những lời Trần Quý Cáp ân cần ủy thác việc thương, việc học trong tỉnh cho Huỳnh Thúc Kháng lúc xuống thuyền vẫn còn như văng vẳng bên tai mà người bạn thâm giao, người đồng chí đã thành người thiên cổ. Thật đau xót biết dường nào!
Bài thơ nói về sự hy sinh, mất mát mà không bi luỵ, tình cảm sâu nặng mà không thảm thiết, rất phù hợp với phong cách của một nhà cách mạng khóc một nhà cách mạng.
Phan Châu Trinh, trong nhà tù Côn đảo cũng có bài thơ khóc Trần Quý Cáp:
Anh biết cho chăng hỡi Dã Hàng!
Thình lình sóng dậy cửa Nha Trang
Lời nguyền trời đất còn ghi tạc
Giọt máu non sông đã chảy tràn
Tinh vệ nghìn năm hờn khó dứt
Đỗ quyên muôn kiếp oán chưa tan
Phan Bội Châu khóc ông bằng một bài văn tế và đôi liễn điếu rất nổi tiếng:
"Ngọc toái bất ngõa toàn, tam tự ngục, hàn sơn hải khấp;
Hồng khinh nhi thái trọng, thiên thu luận định, nhật tinh huyền" .
Nghĩa:
Ngọc nát hơn ngói lành, ba chữ ngục thành, khóc rền núi biển;
Lông hồng nhẹ mà non Thái nặng, nghìn năm luận định chói rạng trời sao.
Bình luận về ý nghĩa sâu sắc của câu đối này, Phạm Phú Hưu đã viết:
“ ...Nó là một tiếng rống khóc làm chuyển động sơn hà mà giọt lệ lâm ly đương thấm dầm qua thế hệ. Nó nhắc lại cái phong độ khẳng khái của kẻ trượng phu, đồng thời cũng nêu lên một nhân sinh quan cao rộng cho ai muốn đưa đời sống của mình vượt lên trên cái sàn sàn mặt đất. Nó là tảng đá liệng vào khu vườn âm u sầm uất của phong kiến độc tài đã vùi lấp bao nhiêu cái cao đẹp. Nó là một phát ngôn viên trung thành cho Nho giáo chánh tông, cho kẻ sĩ xứng danh, hé cái màn cho đời thấy thế nào là “sát thân thành nhân” hay “xả thân thủ nghĩa”.
Bao nhiêu tình cảm thống thiết, bao nhiêu ý nghĩa của sự hy sinh cao cả đã chứa trọn trong hai câu văn giàu hình ảnh tượng trưng đó. Nhà cách mạng Phan Bội Châu nơi đất khách quê người đã nhỏ lệ khóc người đồng chí ở quê nhà trong cái bước gian lao của quốc gia điên đảo thì thử hỏi còn người Việt Nam nào mà không khóc? Con sông Cạn ở Khánh Hòa đến mùa nắng thì nước khô nhưng nơi cầu Phước Thạnh nước không bao giờ ráo, phải chăng cả sông núi đất trời đều khóc trước cái chết của người anh hùng đã hiến dâng cuộc đời mình cho tổ quốc, cho nhân dân lúc mới tròn 38 tuổi.
Kẻ thù tưởng rằng giết Trần Quý Cáp là dập tắt phong trào nhưng chúng đã lầm! Lịch sử đã chứng minh một cách hùng hồn rằng: tấm lòng tận trung báo quốc cùng tinh thần cách mạng của ông vẫn luôn được gìn giữ và phát huy ở mỗi người dân Việt.
Châu Yến Loan
Chú thích:
(1) Chẳng cần có tội. Muốn giết thì giết cũng như Tần Cối giết Nhạc Phi.
(2) Đặt tên Nghị với mong ước ông là người có văn tài và tấm lòng lo nước như Giã Nghị đời Hán.
(3) Bến Tý, khe Sé, hòn Kẽm, gành Ngô, truông Tranh, đèo Le đều thuộc huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.
(4) Lô Giang là hiệu của Nguyễn Mại.