HỘI ĐỒNG GIÁO SƯ 1974.
Kính Chào Quý Thầy Cô, Quý TQC HộiAn
Ước mong được cổ vũ & hợp tác từ Quý Vị.
http://www.cuuhocsinhtranquycaphoian.com
Cộng Tác : Trần Ngọc Hạnh-Đỗ Xuân Trúc-Phan Huy-Trần Văn Viễn
NHỚ VỀ HỘI ÁI HỮU CỰU HỌC SINH
TRẦN QUÝ CÁP ĐẦU TIÊN
TẠI ĐÀ NẴNG
PHAN NGỌC THANH
Cựu học sinh Trần Quý Cáp tại Hội An.
Cách đây 23 năm, tại Đà Nẵng đã có một Hội Ái hữu Cựu học sinh Trần Quý Cáp được thành lập và đi vào hoạt động. Đây là Hội Ái hữu đầu tiên do các cựu học sinh của trường ta lập ra kể từ khi các thế hệ học sinh những niên khóa đầu tiên rời mái trường đi mưu sinh lập nghiệp.
Hội do các anh Thái Lộc, Trần Ngọc Thành và Phan Ngọc Thanh đứng tên sáng lập và xin phép chính quyền tổ chức kỳ họp mặt đầu tiên
Ngày 20 tháng 12 năm 1973, nhân kỷ niệm 21 năm thành lập trường Trần Quý Cáp, ban vận động đã tổ chức cuộc họp mặt lần thứ nhất tại số 32 A Pasteur Đà Nẵng. Đây là nhà của bác Tâm, nhạc mẫu của bác sĩ Nguyễn Ngọc Lang, cho mượn làm trụ sở của hội.
Tại cuộc họp mặt này đã có hơn 100 anh chị em cựu học sinh Trần Quý Cáp hiện đang sống, làm việc tại Quảng Nam – Đà Nẵng và các tỉnh lân cận về tham dự. Lần đầu tiên từ ngày rời xa mái trường thân yêu, các cựu học sinh mới có dịp được gặp lại nhau trong sự vui mừng, cảm động, đầy thân ái và ấm cúng giữa một buổi chiều đông rét buốt của quê hương mình. Tại buổi họp này toàn thể anh chị em tham dự đã đồng ý thành lập một tổ chức hội ái hữu lấy tên là: Hội Ái hữu cựu học sinh Trần Quý Cáp Hội An tại Quảng Nam – Đà Nẵng, thông qua điều lệ và nội quy của Hội, đề ra một số công việc cụ thể, thiết thực trong lĩnh vực ái hữu, khuyến học, xã hội, văn nghệ, rất phong phú đa dạng.
Các anh chị cũng đã bầu ra một ban chấp hành gồm 11 thành viên do BS Nguyễn Ngọc Lang làm Hội trưởng. Các anh chị LS Hồ Minh, BS Vưu Nam Trân, Hoàng Quy làm Hội phó, Phan Ngọc Thanh làm tổng thư ký; LS Huỳnh Ngọc Lộc làm phó tổng thư ký; Còn thủ quỹ của hội giao cho anh Trương Xếp ( lúc đó anh Trương Xếp cũng là thủ quỹ của Ngân hàng Việt Nam thương tín tại Đà Nẵng) ngoài ra, hội cũng bầu ra các ban chuyên trách như: Ban xã hội từ thiện, khuyến học do anh LS Lê Văn Kiềm làm trưởng ban. Ban văn nghệ do các anh Thái Tú Hạp và Luân Hoán chịu trách nhiệm. Ban giáo dục do anh Nguyễn Văn Tường phụ trách…
Công tác trọng tâm của Hội lúc bấy giờ là tập trung mọi nỗ lực vào việc vận động gây quỹ học bổng và TTXH. Công việc này do toàn thể các thành viên trong ban chấp hành cùng lo. Nhưng hội cũng phân công các anh Đỗ Hoàng Thiệu và Huỳnh Văn Chính chịu trách nhiệm chính vì anh Thiệu lúc đó là Giám đốc chi nhánh ngân hàng Trung Việt tại Quảng Nam. Còn anh Chính thì mới tròn 30 tuổi những đã là một nhà doanh nghiệp thành đạt tại Đà Nẵng rồi.
Đây là hội ái hữu đầu tiên đã được các anh chị em cựu học sinh tự nguyện và chân tình tìm đến với nhau, do một nhu cầu bức thiết về tình cảm bạn bè cũng như do cùng chung một hoài bão khiêm tốn muốn làm một chút gì đó để giúp đở các thế hệ đàn em của Trường Trần Quý Cáp thân yêu. Tất cả các thành viên của ban chấp hành làm việc hết mình và theo phương châm: “ Cơm nhà, áo vợ, tiền túi bỏ ra”…
Sau một thời gian ngắn đi vào hoạt động, hội đã làm được một số việc rất thiết thực như: Về mặt ái hữu thì quan hệ tình cảm bạn bè giữa các cựu học sinh trở nên gần gũi, thân thiết, gắn bó và đạm đà hơn. Các anh chị đã quan tâm giúp đỡ hỗ trợ nhau trong cuộc sống. Đặc biệt là hai anh BS Nguyễn Ngọc Lang và Vưu Nam Trân đã trở thành “Bác sĩ nhà” của tất cả các hội viên. Từ việc khám, chữa bệnh cho đến thuốc men đều miễn phí cả. Tất cả hội viên có thể ghé đến phòng mạnh của các anh ấy bất cứulúc nào. Còn các anh LS Lê Văn Kiềm và Huỳnh Ngọc Lộc thì cũng rất nhiệt tình giúp đõ anh chị em cựu học sinh về dịch vụ pháp lý. Ngoài ra hội còn tương trợ giúp đõ nhau về vật chất và tinh thần , đặc biệt là đối với một số anh chị cựu học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn ngặt nghèo trong cuộc sống và tạo công ăn việt làm cho một số anh chị cựu học sinh mới ra trường.
Về mặt tài chính thì sau một thời gian ngắn vận động ráo riết hội đã thu được quỹ tiền mặt gần một triệu rưỡi (1.500.000) đồng( lúc đó giá vàng khoảng 80.000đ/lạng) như thế số tiền quỹ này tương đương với khoảng 19 lượng vàng h ay khoảng gần một trăm triệu đồng (100.000.000đ) tiền nhà nước ta bây giờ.
Với số tiền này trong năm 1974 hội đã trích ra đóng góp vào việc xây dựng tượng đài cụ Trần Quý Cáp tại sân trường và liên tiếp tổ chức hai lần về thăm trường cũ để xét cấp khoảng 30 học bổng cho các học sinh nghèo học giỏi và có đạo đức tốt.
Ngoài ra, hội cũng đã phối hợp với Hội khuyến học Đà Nẵng tổ chức một quán cơm xã hội. Quán cơm này đã thực sự giúp đõ cho các em học sinh nghèo của trường Trần Quý Cáp về học tại Đại học Cộng đồng Đà Nẵng lúc bây giờ.
Về công tác giáo dục. Hội đã cộng tác với Hội khuyến học Đà Nẵng tổ chức các lợp dạy miễn phí hoàn toàn cho học sinh các lớp 10,11,12 do anh Tường phụ trách. Một số anh em trong ban chấp hành hội cũng tham gia giảng dạy các môn Toán, Lý và Hóa. Riêng tôi có tham gia dạy môn Anh văn mỗi tuần 6 tiết. Tất cả đều không nhận thù lao
Về hoạt động văn nghệ thì hội đã tổ chức rất thành công một đêm thơ nhạc mang chủ đề “Tình yêu và quê hương” vào đêm giáng sinh năm 1974 tại trung tâm cộng đồng Đà Nẵng. Trong đêm văn nghệ đó đã có rất đông các anh chị cựu học sinh, bạn bè thân hữu cũng như các thầy cô giáo và học sinh của trường về cùng tham dự thật vui.
Tôi còn nhớ nội dung chương trình của đêm văn nghệ đó đã được các anh Thái Tú Hạp và Lân Hoán tổ chức, dàn dựng rất hay, phong phú hấp dẫn và sinh động. Các anh chị nghệ sĩ thân hữu của hội đã đến góp vui nhiệt tình bằng những ca khúc và diễn ngân những bài thơ đầy tình tự quê hương, man mác một tình yêu tha nhân, đồng loại…
Trong cái buốt lạnh của mùa giáng sinh năm ấy, chương trình đêm văn nghệ này quả đã tạo được một bầu không khí ấm cúng thân mật để lại những ấn tượng đậm nét trong ký ức của tất cả những người tham dự.
Cho đến bây giờ, trong ký ức tôi vẫn còn nhớ rất rõ giọng hát thậm ấm, buồn mà vi vút của anh Ngô Đồng viên trưởng viện Đại học Quảng Đà – trong bài “Buồn tàn thu” của Văn Cao, hay tiếng hát trong bài “Đêm đông” tha thiết buồn đến não nuột của một giáo viên, hình như là anh Phạm Phú Lợi thì phải (?)
Viết đến đây tôi bỗng cảm thấy một thoáng chạnh lòng tiếc nhớ về một khoảng đời đã qua - Ở đó tình bạn sao mà đẹp mà hồn nhiên trong sáng, chân thật dễ thương biết dường nào!
Tôi cũng chợt thấy lòng mình như se lại, một thoáng ngậm ngùi tiếc thương, nhớ về những người bạn đồng môn thân thiết năm xưa, bây giờ đã nghìn trùng ngăn cách hay đã vĩnh viễn chia xa…
Và trong suốt 23 năm qua tôi vẫn mỏi mắt ngóng đợi một thoáng tin vui, vẫn cố mãi lắng nghe những tiếng đồng vọng thân quen từ một phương trời nào xa tít tắp…Vẫn mãi đợi chờ, ao ước một lần được gặp lại tất cả những bằng hữu thân quý ngày xưa để mà ôm nhau, mà khóc mà cười, cùng trải nỗi lòng ra cho nhau thật trọn vẹn… Nhưng rồi 23 năm qua vẫn chỉ là một sự im lặng xa vời
Trong số các canh chị em cựu học sinh Trần Quý Cáp tham gia Hội ái hữu đầu tiên ấy, bây giờ tại TP. Hồ Chí Minh này chỉ còn lại có mấy người: Phạm Phú Lợi, Nguyễn Văn Tường, Trương Xếp, Phan Ngọc Thanh. Còn gần như tất cả các anh chị em khác đều phải chịu theo quy luật hợp tan của tạo hóa để rồi phải tha hương tản mác lưu lạc trên khắp mọi nẻo đường đời…
Mỗi người giờ đây đang sống với một cuộc đời riêng, một số phận riêng, anh Thái Lộc , sáng lập viên của hội hiện còn sống và đang xa cách chúng ta nửa vòng trái đất. Các anh Hồ Minh, Trần Ngọc Thành thì đã vĩnh viễn nằm lại với núi rừng đất Quảng thân yêu. Nguyễn Ngọc Lang, hội trưởng, sau lần chia tay cuối cùng cảm động với bạn bè tại sân bay Đà Nẵng vào sáng ngày 24 tháng 3 năm 1975, hình như hiện nay đang sống và hành nghề bác sĩ tại Canada (?) Hoàng Quy đã vào tuổi lục tuần mà vẫn còn lận đận với nợ áo cơm tận miền sông nước Hậu Giang, Thái Tú Hạp, Luân Hoán, Vưu Nam Trân, Đoàn Công Lý, Hoàng Lộc hiện đang sống và thành đạt ở xứ người.
Trương Xếp, thủ quỹ mẫu mực của hội năm nào, thì mãi đến bây giờ cái nghiệp “Giữ tiền” vẫn còn đeo bám theo anh, hiện anh đang là thủ quỹ của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín tại TP. Hồ Chí Minh. Còn Lê Văn Kiềm một con người say mê và nhiệt tình với công tác xã hội, tình nghĩa thủy chung với bạn bè thì đã lặng lẽ ra đi, trở về với hư vô, cát bụi… Các anh Huỳnh Văn Chính, Đỗ Hoàng Thiệu, Huỳnh Ngọc Lộc thì vẫn trụ lại ở Đà Nẵng thân yêu và đã trở thành những giám đốc, luật sư thành đạt, góp phần làm thơm danh trường cũ… Và còn bao nhiêu bạn bè khác nữa.
Hôm nay, qua những dòng hồi ức đơn sơ này, tôi xin gởi trọn tình cảm thân ái của tôi đến tất cả những người bạn thân quý đã cùng tôi tham gia sinh hoạt trong Hội ái hữu Cựu học sinh Trần Quý Cáp 23 năm về trước, nhất là những người bạn giờ đây, vẫn còn trong cảnh đói nghèo, gian truân, lận đận, cho tôi được chia sẽ phần nào những nỗi buồn lo, bất hạnh trong cuộc sống hôm nay… như tôi đã từng chia sẻ với nhiều bạn bè trong những năm tháng đã qua…
Và cuối cùng, cho tôi nói thêm rằng, những dòng hồi ức này được viết ra từ một trí nhớ rất chi là kém cỏi, nên chắc chắn sẽ có nhiều điểm thiếu sót, không được chuẩn xác lắm. Rất mong được tất cả các bạn đồng môn đã cùng tôi tham gia sinh hoạt ngày ấy hãy thông cảm và vui lòng góp ý bổ sung, sửa chữa, đính chính để cho trang tư liệu này được hoàn chỉnh và phong phú hơn.
TRẦN QUÝ CÁP ĐẦU TIÊN
TẠI ĐÀ NẴNG
PHAN NGỌC THANH
Cựu học sinh Trần Quý Cáp tại Hội An.
Cách đây 23 năm, tại Đà Nẵng đã có một Hội Ái hữu Cựu học sinh Trần Quý Cáp được thành lập và đi vào hoạt động. Đây là Hội Ái hữu đầu tiên do các cựu học sinh của trường ta lập ra kể từ khi các thế hệ học sinh những niên khóa đầu tiên rời mái trường đi mưu sinh lập nghiệp.
Hội do các anh Thái Lộc, Trần Ngọc Thành và Phan Ngọc Thanh đứng tên sáng lập và xin phép chính quyền tổ chức kỳ họp mặt đầu tiên
Ngày 20 tháng 12 năm 1973, nhân kỷ niệm 21 năm thành lập trường Trần Quý Cáp, ban vận động đã tổ chức cuộc họp mặt lần thứ nhất tại số 32 A Pasteur Đà Nẵng. Đây là nhà của bác Tâm, nhạc mẫu của bác sĩ Nguyễn Ngọc Lang, cho mượn làm trụ sở của hội.
Tại cuộc họp mặt này đã có hơn 100 anh chị em cựu học sinh Trần Quý Cáp hiện đang sống, làm việc tại Quảng Nam – Đà Nẵng và các tỉnh lân cận về tham dự. Lần đầu tiên từ ngày rời xa mái trường thân yêu, các cựu học sinh mới có dịp được gặp lại nhau trong sự vui mừng, cảm động, đầy thân ái và ấm cúng giữa một buổi chiều đông rét buốt của quê hương mình. Tại buổi họp này toàn thể anh chị em tham dự đã đồng ý thành lập một tổ chức hội ái hữu lấy tên là: Hội Ái hữu cựu học sinh Trần Quý Cáp Hội An tại Quảng Nam – Đà Nẵng, thông qua điều lệ và nội quy của Hội, đề ra một số công việc cụ thể, thiết thực trong lĩnh vực ái hữu, khuyến học, xã hội, văn nghệ, rất phong phú đa dạng.
Các anh chị cũng đã bầu ra một ban chấp hành gồm 11 thành viên do BS Nguyễn Ngọc Lang làm Hội trưởng. Các anh chị LS Hồ Minh, BS Vưu Nam Trân, Hoàng Quy làm Hội phó, Phan Ngọc Thanh làm tổng thư ký; LS Huỳnh Ngọc Lộc làm phó tổng thư ký; Còn thủ quỹ của hội giao cho anh Trương Xếp ( lúc đó anh Trương Xếp cũng là thủ quỹ của Ngân hàng Việt Nam thương tín tại Đà Nẵng) ngoài ra, hội cũng bầu ra các ban chuyên trách như: Ban xã hội từ thiện, khuyến học do anh LS Lê Văn Kiềm làm trưởng ban. Ban văn nghệ do các anh Thái Tú Hạp và Luân Hoán chịu trách nhiệm. Ban giáo dục do anh Nguyễn Văn Tường phụ trách…
Công tác trọng tâm của Hội lúc bấy giờ là tập trung mọi nỗ lực vào việc vận động gây quỹ học bổng và TTXH. Công việc này do toàn thể các thành viên trong ban chấp hành cùng lo. Nhưng hội cũng phân công các anh Đỗ Hoàng Thiệu và Huỳnh Văn Chính chịu trách nhiệm chính vì anh Thiệu lúc đó là Giám đốc chi nhánh ngân hàng Trung Việt tại Quảng Nam. Còn anh Chính thì mới tròn 30 tuổi những đã là một nhà doanh nghiệp thành đạt tại Đà Nẵng rồi.
Đây là hội ái hữu đầu tiên đã được các anh chị em cựu học sinh tự nguyện và chân tình tìm đến với nhau, do một nhu cầu bức thiết về tình cảm bạn bè cũng như do cùng chung một hoài bão khiêm tốn muốn làm một chút gì đó để giúp đở các thế hệ đàn em của Trường Trần Quý Cáp thân yêu. Tất cả các thành viên của ban chấp hành làm việc hết mình và theo phương châm: “ Cơm nhà, áo vợ, tiền túi bỏ ra”…
Sau một thời gian ngắn đi vào hoạt động, hội đã làm được một số việc rất thiết thực như: Về mặt ái hữu thì quan hệ tình cảm bạn bè giữa các cựu học sinh trở nên gần gũi, thân thiết, gắn bó và đạm đà hơn. Các anh chị đã quan tâm giúp đỡ hỗ trợ nhau trong cuộc sống. Đặc biệt là hai anh BS Nguyễn Ngọc Lang và Vưu Nam Trân đã trở thành “Bác sĩ nhà” của tất cả các hội viên. Từ việc khám, chữa bệnh cho đến thuốc men đều miễn phí cả. Tất cả hội viên có thể ghé đến phòng mạnh của các anh ấy bất cứulúc nào. Còn các anh LS Lê Văn Kiềm và Huỳnh Ngọc Lộc thì cũng rất nhiệt tình giúp đõ anh chị em cựu học sinh về dịch vụ pháp lý. Ngoài ra hội còn tương trợ giúp đõ nhau về vật chất và tinh thần , đặc biệt là đối với một số anh chị cựu học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn ngặt nghèo trong cuộc sống và tạo công ăn việt làm cho một số anh chị cựu học sinh mới ra trường.
Về mặt tài chính thì sau một thời gian ngắn vận động ráo riết hội đã thu được quỹ tiền mặt gần một triệu rưỡi (1.500.000) đồng( lúc đó giá vàng khoảng 80.000đ/lạng) như thế số tiền quỹ này tương đương với khoảng 19 lượng vàng h ay khoảng gần một trăm triệu đồng (100.000.000đ) tiền nhà nước ta bây giờ.
Với số tiền này trong năm 1974 hội đã trích ra đóng góp vào việc xây dựng tượng đài cụ Trần Quý Cáp tại sân trường và liên tiếp tổ chức hai lần về thăm trường cũ để xét cấp khoảng 30 học bổng cho các học sinh nghèo học giỏi và có đạo đức tốt.
Ngoài ra, hội cũng đã phối hợp với Hội khuyến học Đà Nẵng tổ chức một quán cơm xã hội. Quán cơm này đã thực sự giúp đõ cho các em học sinh nghèo của trường Trần Quý Cáp về học tại Đại học Cộng đồng Đà Nẵng lúc bây giờ.
Về công tác giáo dục. Hội đã cộng tác với Hội khuyến học Đà Nẵng tổ chức các lợp dạy miễn phí hoàn toàn cho học sinh các lớp 10,11,12 do anh Tường phụ trách. Một số anh em trong ban chấp hành hội cũng tham gia giảng dạy các môn Toán, Lý và Hóa. Riêng tôi có tham gia dạy môn Anh văn mỗi tuần 6 tiết. Tất cả đều không nhận thù lao
Về hoạt động văn nghệ thì hội đã tổ chức rất thành công một đêm thơ nhạc mang chủ đề “Tình yêu và quê hương” vào đêm giáng sinh năm 1974 tại trung tâm cộng đồng Đà Nẵng. Trong đêm văn nghệ đó đã có rất đông các anh chị cựu học sinh, bạn bè thân hữu cũng như các thầy cô giáo và học sinh của trường về cùng tham dự thật vui.
Tôi còn nhớ nội dung chương trình của đêm văn nghệ đó đã được các anh Thái Tú Hạp và Lân Hoán tổ chức, dàn dựng rất hay, phong phú hấp dẫn và sinh động. Các anh chị nghệ sĩ thân hữu của hội đã đến góp vui nhiệt tình bằng những ca khúc và diễn ngân những bài thơ đầy tình tự quê hương, man mác một tình yêu tha nhân, đồng loại…
Trong cái buốt lạnh của mùa giáng sinh năm ấy, chương trình đêm văn nghệ này quả đã tạo được một bầu không khí ấm cúng thân mật để lại những ấn tượng đậm nét trong ký ức của tất cả những người tham dự.
Cho đến bây giờ, trong ký ức tôi vẫn còn nhớ rất rõ giọng hát thậm ấm, buồn mà vi vút của anh Ngô Đồng viên trưởng viện Đại học Quảng Đà – trong bài “Buồn tàn thu” của Văn Cao, hay tiếng hát trong bài “Đêm đông” tha thiết buồn đến não nuột của một giáo viên, hình như là anh Phạm Phú Lợi thì phải (?)
Viết đến đây tôi bỗng cảm thấy một thoáng chạnh lòng tiếc nhớ về một khoảng đời đã qua - Ở đó tình bạn sao mà đẹp mà hồn nhiên trong sáng, chân thật dễ thương biết dường nào!
Tôi cũng chợt thấy lòng mình như se lại, một thoáng ngậm ngùi tiếc thương, nhớ về những người bạn đồng môn thân thiết năm xưa, bây giờ đã nghìn trùng ngăn cách hay đã vĩnh viễn chia xa…
Và trong suốt 23 năm qua tôi vẫn mỏi mắt ngóng đợi một thoáng tin vui, vẫn cố mãi lắng nghe những tiếng đồng vọng thân quen từ một phương trời nào xa tít tắp…Vẫn mãi đợi chờ, ao ước một lần được gặp lại tất cả những bằng hữu thân quý ngày xưa để mà ôm nhau, mà khóc mà cười, cùng trải nỗi lòng ra cho nhau thật trọn vẹn… Nhưng rồi 23 năm qua vẫn chỉ là một sự im lặng xa vời
Trong số các canh chị em cựu học sinh Trần Quý Cáp tham gia Hội ái hữu đầu tiên ấy, bây giờ tại TP. Hồ Chí Minh này chỉ còn lại có mấy người: Phạm Phú Lợi, Nguyễn Văn Tường, Trương Xếp, Phan Ngọc Thanh. Còn gần như tất cả các anh chị em khác đều phải chịu theo quy luật hợp tan của tạo hóa để rồi phải tha hương tản mác lưu lạc trên khắp mọi nẻo đường đời…
Mỗi người giờ đây đang sống với một cuộc đời riêng, một số phận riêng, anh Thái Lộc , sáng lập viên của hội hiện còn sống và đang xa cách chúng ta nửa vòng trái đất. Các anh Hồ Minh, Trần Ngọc Thành thì đã vĩnh viễn nằm lại với núi rừng đất Quảng thân yêu. Nguyễn Ngọc Lang, hội trưởng, sau lần chia tay cuối cùng cảm động với bạn bè tại sân bay Đà Nẵng vào sáng ngày 24 tháng 3 năm 1975, hình như hiện nay đang sống và hành nghề bác sĩ tại Canada (?) Hoàng Quy đã vào tuổi lục tuần mà vẫn còn lận đận với nợ áo cơm tận miền sông nước Hậu Giang, Thái Tú Hạp, Luân Hoán, Vưu Nam Trân, Đoàn Công Lý, Hoàng Lộc hiện đang sống và thành đạt ở xứ người.
Trương Xếp, thủ quỹ mẫu mực của hội năm nào, thì mãi đến bây giờ cái nghiệp “Giữ tiền” vẫn còn đeo bám theo anh, hiện anh đang là thủ quỹ của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín tại TP. Hồ Chí Minh. Còn Lê Văn Kiềm một con người say mê và nhiệt tình với công tác xã hội, tình nghĩa thủy chung với bạn bè thì đã lặng lẽ ra đi, trở về với hư vô, cát bụi… Các anh Huỳnh Văn Chính, Đỗ Hoàng Thiệu, Huỳnh Ngọc Lộc thì vẫn trụ lại ở Đà Nẵng thân yêu và đã trở thành những giám đốc, luật sư thành đạt, góp phần làm thơm danh trường cũ… Và còn bao nhiêu bạn bè khác nữa.
Hôm nay, qua những dòng hồi ức đơn sơ này, tôi xin gởi trọn tình cảm thân ái của tôi đến tất cả những người bạn thân quý đã cùng tôi tham gia sinh hoạt trong Hội ái hữu Cựu học sinh Trần Quý Cáp 23 năm về trước, nhất là những người bạn giờ đây, vẫn còn trong cảnh đói nghèo, gian truân, lận đận, cho tôi được chia sẽ phần nào những nỗi buồn lo, bất hạnh trong cuộc sống hôm nay… như tôi đã từng chia sẻ với nhiều bạn bè trong những năm tháng đã qua…
Và cuối cùng, cho tôi nói thêm rằng, những dòng hồi ức này được viết ra từ một trí nhớ rất chi là kém cỏi, nên chắc chắn sẽ có nhiều điểm thiếu sót, không được chuẩn xác lắm. Rất mong được tất cả các bạn đồng môn đã cùng tôi tham gia sinh hoạt ngày ấy hãy thông cảm và vui lòng góp ý bổ sung, sửa chữa, đính chính để cho trang tư liệu này được hoàn chỉnh và phong phú hơn.
************************************************************************************************************************************